Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Khiết Tâm

Đăng lúc: Thứ năm - 03/08/2017 02:14 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

 

Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Khiết Tâm

 

Trong niềm hân hoan vui mừng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Đức Maria Hồn Xác Lên Trời - Quan thầy phù trợ, công trình Nhà Chúa được hoàn thành tốt đẹp.

Vào lúc 09g00, ngày 02.08.2017 Giáo xứ Khiết Tâm long trọng hiệp dâng “Thánh lễ tạ ơn cung hiến Thánh Đường”.

 

hình ảnh

 

Sau nghi thức đón tiếp và chào mừng Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết, cha Giuse Hồ Sĩ Hữu - Tổng đại diện, quý cha cùng quý tu sĩ và quý khách.

Đúng 09g00 đoàn đồng tế tiến lên tiền sảnh Thánh đường. Đức cha Tôma, cha Tổng đại diện và cha Phaolô Hoàng Phương Hoàng quản xứ Khiết Tâm, cùng cắt băng khánh thành. Khi nhận chìa khóa từ tay Đức cha Tôma, cha Phaolô mở cửa nhà thờ mới, đoàn đồng tế cùng cộng đoàn tiến vào nhà thờ.

 

Trước khi vào Thánh lễ, vị đại diện giáo xứ ngõ lời chào mừng Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân cùng toàn thể cộng đoàn đã yêu thương đến chia sẻ niềm vui trong ngày trọng đại này và trình bày lược sử hình thành và phát triển:

-  Từ năm 1993, một số bà con từ các miền trong đất nước đến vùng kinh tế Thôn 5 thuộc xã Trà Tân để để lập nghiệp. Lúc bấy giờ là giáo khu 8, trực thuộc Giáo xứ Chính Tâm do Lm Phêrô Nguyễn Đình Sáng dẫn dắt, ngài đã chọn thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm làm quan thầy.


- Đến năm 2001, nơi đây được nâng lên Giáo điểm truyền giáo có bổn mạng là “Mẹ Lên Trời”.


 - Ngày 25/03/2004, Đức Cha Nicola quyết định tách Giáo điểm thôn 5 ra khỏi Giáo xứ Chính Tâm thành giáo họ biệt lập và lấy tên là Khiết Tâm. Lúc này cha Giuse Nguyễn Văn Lừng chính xứ Chính Tâm.

- Trải qua thời gian dưới sự dẫn dắt và lo liệu của các cha xứ: Giuse Nguyễn Văn Lừng, cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, cha Giuse Phạm Thọ cùng quý cha phó: Giuse Nguyễn Hữu An,  Gioan Nguyễn Kim Hà,  Antôn Trần Văn Lựu và Phaolô Hoàng Phương Hoàng.


-  Ngày 15/05/2012, Đức Cha Giuse đã nâng giáo họ lên thành Giáo xứ Khiết Tâm. Tước hiệu: “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” dưới sự coi sóc của cha Giuse Phạm Thọ.

-  Ngày 04/11/2013, Đức Cha Giuse đã bổ nhiệm cha Phaolô Hoàng Phương Hoàng về quản xứ Khiết Tâm.

-      Giáo dân trong xứ gồm nhiều sắc dân từ nhiều vùng đến lập nghiệp sinh sống, đa số làm nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở phục vụ, mục vụ chẳng có gì ngoài ngôi nhà nguyện bằng gỗ lợp tôn, được cơi nới chắp vá nhgiao1va1, đã xuống cấp trầm trọng. Được Đức cố Giám mục Giuse khích lệ, cha xứ đã tiến hành xây nhà giáo lý và xúc tiến thủ tục xin phép xây dựng Nhà thờ mới.

-      Ngày 11/08/2015, UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép xây dựng ngôi Thánh Đường và nhà xứ.

-      Ngày 11/11/2015, Đức cố Giám mục Giuse chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên.

-      Ngày 06/01/2016, Khởi công xây dựng.

-      02/08/2017, Lễ Khánh thành Cung Hiến Thánh Đường.

 

Nghi thức làm phép nhà thờ mới do Đức cha Tôma chủ sự. Sau lời nguyện, ngài rẩy nước thánh thanh tẩy nhà thờ và tường nhà thờ mới. Kinh Vinh Danh được cả cộng đoàn cất vang, đã tạo nên bầu khí vừa thánh thiêng vừa hân hoan trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa.

 

Đức cha Tôma giảng lễ.

 

Bài trích sách Nêhêmia mà chúng ta vừa nghe là câu chuyện kể về việc dân Israel bị lưu đày tại xứ Babylon và Ba Tư, nay được trở về cố hương. Ngôi Đền thờ lộng lẫy hoành tráng mà Salomon xây dụng dưới thời hoàng kim của mình đã bị tàn phả bởi các vua xứ Babylon; còn dân tộc Israel bị chia rẽ vì tham vọng quyền lực và tranh giành đất đai sau thời thịnh đạt của Salomon. Họ bị bắt đi lưu đày và phân tán. Tâm trạng họ được Thánh vịnh 137 ghi lại: “Trên bờ sông Babylon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Sion” (TV 137, l). Chính trong nỗi đau mất nước và cảnh khố cực lưu đày này, dân Israel mơ ước trở về Đèn thờ cũ và khao khát lập lại lễ tế ở Đền thờ, thì đây, một dấu chứng tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho họ là Ngài giục lòng vua xứ Ba Tư ban cho họ được trở về quê cha đất tố và cung cấp cho họ vật liệu để xây dụng lại Đền thờ. Tư tế Esdra ý thức điều quan trong tại thời cơ mới nầy là ưu tiên canh tân con người và cộng đồng Israel như là dân được tuyển chọn và áp dụng công lý như chuẩn mực để hợp nhất mọi người và quy định đời sống và sinh hoạt cho cộng đồng. Dân chúng cần có một quy chế như luật căn bản hưởng dẫn đời sống và các sinh hoạt tôn giáo và xã hội của họ. Và sách Luật là công lý Thiên Chúa đã ban cho dân Israel thời Môisen dưới chân núi Sinai. Tư tế Esdra tập họp dân tại công trường vì đền thờ chưa được tái thiết và nhất là dân vẫn còn sống tản mạn đó đây. Ông nâng sách cao sách Luật. Toàn dâng giơ tay chúc tụng và sấp mình thờ Đức Chúa. Tư tế Esdra cùng các thầy Lêvi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật. Toàn dân gồm tổng đốc Nêhêmia, các kinh sư, các thầy Lêvi cùng nam phụ lão ấu lắng nghe, giải thích và khóc lóc vì vui mừng như tìm lại sự thờ phượng đã bị cướp mất tư lâu. Nhưng Tư tế thức tỉnh mọi người: “Hôm nay là ngày thành hiến cho Chúa… anh em đừng sầu thương... hãy chia sẻ cho nhau thịt béo rượu ngon và gởi cho các người không có của ăn, vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em". Sự thờ phượng Thiên Chúa đích thực phải được đặt trên nền tảng đức tin và tinh huynh đệ bác ái.

 

Hội Thánh thời Tân Ước là dân được cứu chuộc bằng gía máu của Chúa Kitô - Chiên Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ duy nhất của loài người. Những ngôi thành đường lộng lẫy kiêu sa dành cho việc tôn thờ Thiên Chưa trải qua các thời đại và các thế hệ kitô hữu. Ở đâu có cộng đoàn kitô hữu, ở đấy có các ngôi thành đường, hoặc nguy nga tráng lệ đầy nét mỹ thuật, hoặc đơn sơ thích hợp với hoàn cảnh và môi sinh, hoặc chỉ là những lều thờ tại những vùng kinh tế mới nghèo khổ túng thiếu. Dù như thế nào, vẫn luôn cần có những ngôi thảnh đường hoặc được cung hiến cách long trong hoặc được làm phép cách đơn giản. Cung hiến thánh đường là dâng cho Thiên Chúa một đền thờ dành riêng cho việc phụng tự. Khi được cung hiến để trở thành nhà của Thiên Chúa, thánh đường cũng trở nên nhà của các tin hữu. Nơi Thiên Chúa hiện diện và thi ân cũng là nơi cơn người họp nhau để tôn thờ cảm tạ. Dù nguy nga hay nhỏ bé, cố kính hay hiện đại, mọi nhà thờ đều là nơi Thiên Chúa hẹn gặp con người và thì ân giáng phúc cho con người. Cũng là nơi các tín hữu gặp gỡ, hiệp thông và hiệp nhất với nhau trong tình yêu, lời cầu nguyện, sự chung chia những vui mừng và hy vọng, những trăn trở và ưu tư trong cuộc sống làm người, làm con Chúa và làm anh em với nhau. Đối diện với cảnh mua bán đổi chác vào dịp Lễ Vượt Qua ở Đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu cuốn dây thừng làm roi và xua đuổi những người mua bán ra khỏi đến thờ: “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến nó thành hang trộm cướp”. Trong lần này, lần cuối cùng Chúa Giêsu lên Đền thờ và sau đó sẽ bước vào cuộc tử nạn và phục sinh, Chúa Giêsu mặc khải về ngôi đền thờ đích thực mà chúng ta phải có để thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật: “Hãy phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại ” (Ga 2, 19).

 

Đức Giêsu không có ý nói đến đền thờ Giêrusalem. Ngài muốn nói đến chính thân thể Ngài, thân thể bị phá hủy và được xây dụng lại, thân thể bị giết chết và được phục sinh. Đức Giêsu phục sinh trở nên Đền Thờ của Giao Ước mới. Ai ai cũng được mời gọi bước vào Đền Thờ này. Chỉ nơi đây, con người mới tôn thờ Thiên Chúa trong thần khi và sự thật. Thân Thể phục sinh của Chúa Giêsu là Đền thờ, nơi đây Chúa Giêsu vừa là Chủ tế vừa là Lễ vật vừa là Bàn thờ, chính Người và cùng với loài người dâng lên Chúa Cha lễ tế hoàn hảo trao ban ơn Cứu Độ cho mọi người. Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô (Ep 2,19-22), nhấn mạnh rằng các tín hữu không còn là khách trọ hay khách qua đường trong cuộc lữ hành trần thế. Họ là người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa. Họ được đặt trên nền tảng vững chắc là các tông đồ và các tiên tri và có Chúa Giêsu là đá góc tường giữ cho tòa nhà thiêng liêng nầy được hiện hữu và tồn tại mà không một uy lực trần thế nào có thế phá đổ. Tòa nhà thiêng liêng này là Đền Thánh nơi đây Thiên Chúa và con người nên một trong Thánh Thần. Nền móng của thành thánh không phải là những tảng đá vật chất vô tri, mà là những con người: đó là các tông đồ với tác vụ loan báo Tin Mừng và là các chứng nhân sống động về đức tin đức ái và niềm hy vọng được ơn Cứu Độ nhờ tin vào Chúa Kitô. Và các tín hữu được xây dụng làm một với nhau trong sự hiệp nhất tình yêu với Chúa và hiệp thông đức ái với nhau. Sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô làm cho mỗi người chúng ta trở thành Đền thờ của Chúa, và tạo thành Giáo Hội là Đền thờ thiêng liêng mà Thánh Phêrô đã viết “Anh em hãy tiến lại gần Chúa Kitô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý gía. Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền thờ thiêng liêng và hãy để Thiên Chúa dặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Ngài nhờ Chúa Giêsu Kitô” (l P 2, 4-5). Nơi Đền thờ thiêng liêng là Giáo Hội, mỗi tín hữu trở nên Đền thờ của Chúa Thánh Thần và thi hành chức tư tế thánh khi hiệp dâng thành lễ Bàn thờ và thành lễ cuộc đời. Hội Thánh cũng được ví như một Đền Thờ thiêng liêng, mỗi tín hữu là một viên đá sống động: “Đền thờ của Thiên Chúa chính là anh em” (1 Cr 3,17). Hơn thế nữa, ngài còn nói: “Thân xác anh em là đền Thờ của Thánh Thần” (1 cr 6,19).

 

Cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Khiết Tâm thân mến,

Chúng ta sắp sửa cử hành long trọng nghi thức cung hiến Nhà Thờ và thánh hiến Bàn Thờ nầy trong tâm tình tạ ơn Chúa, biết ơn mọi người đã góp đá để làm nên và trong niềm vui mừng vì Thiên Chúa luôn hiện diện và ban ơn lành cho dân Ngài, vừa suy nghĩ về mối tương quan mầu nhiệm giữa Chúa Kitô - Hội Thánh và từng tin hữu. Chúa Kitô Phục Sinh là Đền thờ đích thực mà mỗi tín hữu phải ở trong để thờ phượng Thiên Chúa; Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô và là Đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng quy tụ các tín hữu trong việc tôn thờ Thiên Chúa; mỗi tín hữu là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Chính các tín hữu hiệp nhất với Hội Thánh, cùng với Chúa Giêsu là Đầu, cùng tế lễ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. Đời Kitô hữu chúng ta gắn liền với nhiều đền thờ ở những nơi mà chúng ta sinh sống. Có những đền thờ bằng gỗ đá hay tre lá. Có những đến thờ thiêng liêng như Hội Thánh, như các tín hữu. Có những đến thờ là chính bản thân tôi, thân xác tôi, tâm hồn tôi. Nơi nào có Chúa hiện diện, nơi ấy là đền thờ. Cần năng thanh tẩy lại đền thờ tâm hồn mình bằng bí tích Hòa Giải. Cần nuôi dưỡng đời sống mình bằng Lời Chúa, Thánh Thể và các ơn sủng bí tích. Chúng ta thường thiếu sự nhiệt thành để thanh tẩy những đền thờ là tâm hồn của những anh chị em bị ô uế và hư đốn do ma quỷ thế gian xác thịt gây nên. Chúng ta đôi khi dững dưng khi Chúa bị trục xuất ra khỏi đền thờ lòng mình, và thay vào đó những thần tượng danh lợi thú làm băng hoại sự sống thiêng liêng. Chúng ta hãy quét dọn các rc1 rưởi ô uế độc hại nơi trí khôn để Lời Chúa làm chúng ta say mê lắng nghe và thực hành.

Lạy Chúa Giêsu, xin ngự trong tâm hồn chúng con như đền thờ của Chúa. Amen. 

 

Sau bài giảng, tất cả cộng đoàn cùng tham dự nghi thức cung nghinh xương của 3 vị thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức cha đặt vào Bàn thờ mới. Nghi thức Cung Hiến Thánh Đường được bắt đầu với kinh cầu các Thánh rất trang nghiêm và long trọng, sau đó Đức Cha xức dầu Bàn thờ và xông hương Bàn thờ.

 

Thánh lễ tiếp tục với phần dâng lễ vật. 

Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt cộng đoàn, vị Chủ tịch Hội đồng mục vụ đã có lời tri ân Đức Cha cùng Quý cha đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn khánh thành ngôi nhà thờ mới. Giáo xứ cảm tạ công ơn của Đức cố Giám mục Nicola, Đức cố Giám mục Phaolô và Đức cố Giám mục Giuse đã yêu thương và nâng đỡ, cám ơn những vị ân nhân - thân nhân đã quá cố. Đồng thời, ông cũng cảm ơn quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân và quý khách trong và ngoài giáo phận, giáo xứ mẹ Chính Tâm, chính quyền địa phương và Công ty vật liệu xây dựng, các kiến trúc sư và kỹ sư. Tất cả đã dành nhiều tình cảm và sự giúp đỡ để ngôi nhà thờ được hoàn thành. Lòng biết ơn được thể hiện qua những lẵng hoa tươi thắm được dâng lên Đức Cha, Quý cha và quý Ân nhân.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00. Mọi người cùng dự liên hoan tại khuôn viên giáo xứ.

 

Video

Ban truyền thông GPPT

 

Từ khóa:

long trọng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận