Thứ Ba tuần 4 mùa vọng.

Đăng lúc: Thứ ba - 20/12/2016 01:14 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
Thứ Ba tuần 4 mùa vọng.

"Này trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai".

 

LỜI CHÚA: Lc 1, 26-38

Khi ấy Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà. Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít, tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận". Nhưng Maria thưa với Thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà, và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra sẽ là Ðấng Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già, và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ, vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên thần cáo biệt Bà.

 

 

 

Suy Niệm 1: Ngôi Lời Ðã Hóa Thành Nhục Thể

Gabriel trong tiếng Do Thái có nghĩa là: "Thiên Chúa là sức mạnh". Bởi thế, khi lãnh sứ mạng truyền tin cho Mẹ Maria, hình ảnh sức mạnh nổi bật nơi người mang sứ điệp và chính tại nội dung của sứ điệp. Mẹ Maria phân vân thắc mắc bằng những suy nghĩ thường tình của con người: "Việc ấy thành sự sao được? Vì tôi không biết đến người Nam". Tuy nhiên, thắc mắc này không làm nao núng vị sứ giả biểu tượng cho sức mạnh Thiên Chúa. Sứ giả đã trấn an Mẹ với lời khẳng định: Chẳng có gì mà Thiên Chúa không làm được". Dù cho tuổi già như Elisabeth thì Ngài vẫn cho sinh hạ một con trai để góp phần gia truyền ơn cứu độ. Ngài đã tạo dựng vũ trụ cho con người, Ngài đã gầy dựng một dân tộc từ một đôi vợ chồng son sẻ mà tuổi đã xế chiều, thế mà tại sao Ngài lại không thể tạo cho mình một thân xác từ trong cung lòng người Nữ được?

Thiên Chúa Quyền Năng làm được mọi sự, nhưng dù cho quyền năng thế nào đi nữa thì khi đứng trước tự do của con người Ngài cũng phải đành bó tay, vì Ngài tôn trọng sự tự do của con người. Quả thật tự do là một món quà quí báu nhất mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Với lý trí và tự do con người đã vẽ lại hình ảnh của Thiên Chúa nơi thân phận thụ tạo của mình. Có tự do mới có tình yêu, vắng bóng tự do thì chỉ còn là những áp đặt, trói buộc hoặc lợi dụng. Không gì làm đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng khi con người biết dùng tự do để đáp lại tình yêu của Ngài, và cũng không gì làm đau lòng Ngài cho bằng khi con người sử dụng tự do để phản bội Ngài. Dù Ngài Quyền Năng tuyệt đối thì Ngài vẫn không dùng Quyền Năng để ngăn cản sự tự do của con người. Vì thế mà thảm cảnh đã đến với nhân loại khi nguyên tổ đã cản ngăn chương trình tốt lành của Thiên Chúa dành cho mọi thụ tạo.

Thế nhưng, Thiên Chúa lại không bỏ mặc con người nhưng Ngài đã hứa ban ơn cứu độ ấy được thể hiện qua dòng lịch sử. Khung cảnh được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay là điểm cuối của hằng bao thế kỷ chuẩn bị ấy. Và dù phải bỏ công chuẩn bị suốt một thời gian dài như vậy, Thiên Chúa cũng không dùng quyền năng của mình để ép buộc Mẹ Maria chấp nhận chương trình của Ngài. Ngài đợi chờ hai tiếng "Xin Vâng" thốt ra từ môi miệng của Mẹ, Ngài tôn trong tự do nơi Mẹ. Về phần Mẹ Maria, Mẹ cũng dùng lý trí của Mẹ để tìm hiểu, thắc mắc. Tuy nhiên, khi dùng lý trí thì Mẹ vẫn không bước ra ngoài sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

Câu hỏi của Mẹ là một thắc mắc chính đáng trong cái suy nghĩ thường tình của con người: "Làm sao một người nữ lại có thể sinh con khi không có sự tiếp tay của người nam". Sứ thần đã hướng dẫn lý trí của Mẹ suy nghĩ đến quyền năng của Thiên Chúa. Lúc này tâm trí của Mẹ không chỉ qui về sự việc bà chị họ mang thai nhưng bao gồm tất cả chiều dài của chương trình lịch sử cứu độ.

Nhờ thế mà hôm nay Giáo Hội mới có được lời kinh Magnificat để chúc tụng trong giờ kinh Phụng Vụ. Và rồi chẳng ngần ngại Mẹ đã thưa "Xin Vâng". Hai tiếng "Xin Vâng" tuy vắn gọn nhưng không mất tính chất quan trọng của một chiếc chìa khóa mở cửa cho nguồn ơn cứu độ đến với nhân loại. Chẳng gì là quá đáng khi chúng ta lập lại lời thơ của Hàn Mặc Tử:

"Lạy Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel!

Khi người xuống trần gian truyền tin cho Thánh Nữ.

Người có nghe xôn xao muôn vị tinh tú?

Người có nghe náo động cả phương trời?"

Vì do sự sử dụng tự do của nguyên tổ mà chương trình tốt lành của Thiên Chúa bị cản ngăn, thì lúc này với sự sử dụng tự do của Mẹ Maria chương trình cứu độ tình thương của Ngài được thiết lập.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta bắt chước ở nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, tìm hiểu và rồi sẽ đáp trả trong tự do và tin tưởng. Vì mỗi ngày Thiên Chúa vẫn hằng chờ đợi chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể và trong các biến cố của cuộc sống. Ngài chờ đợi một lời đáp trả trong "tin yêu", vì Ngài hoàn toàn tôn trọng tự do của ta. Nếu chúng ta biết thưa hai tiếng "Xin Vâng" như Mẹ Maria đã thưa thì chắc chắn Ngài sẽ đến và sẽ hành động trong chúng ta. Nhưng nếu một khi đã có Thiên Chúa đến ở với thì tôi tớ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Cũng vậy, là tạo vật hèn kém, bất xứng nhưng một khi được Thiên Chúa ở cùng chúng ta sẽ chỉ là chi thể, là bạn hữu và là anh em của Ngài.

(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)

 

Suy Niệm 2: Truyền tin cho Đức Maria

Người ta kể lại rằng: một hôm có người tìm đến thánh Don Bosco vấn kế về phương pháp xây dựng hoà bình thế giới. Nhằm lúc thánh nhân đang bận việc, con người thao thức về hoà  bình ấy gõ cửa mỗi lúc một mạnh hơn. Mãi một lúc sau, thánh nhân ra mở cửa và niềm nở mời khách vào phòng, Ngài kiên nhẫn lắng nghe, chờ cho người đó trình bày hết ý kiến, rồi mỉm cười nói: “Ông không nghĩ rằng một trong những phương pháp hữu hiệu để xây dựng hoà bình là gõ cửa phòng người khác nhẹ hơn sao?”.

Giai thoại trên minh hoạ phần nào thái độ đứng núi này trông núi nọ của rất nhiều người. Nhiều người chưa làm nổi những việc nhỏ đã nghĩ đến những việc lớn: nhiều người không đủ kiên nhẫn chịu đựng những việc thường ngày đã nghĩ đến việc tử đạo cho đại cuộc.

Trong lãnh vực đức tin cũng thế, nhiều người tưởng có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong bốn bức tường nhà thờ, trong những giờ phút thinh lặng, trong những giờ cầu nguyện liên tục. Thiên Chúa dường như không chấp nhận bị giam trong những giờ phút giờ phút hay khung cảnh giới hạn nào đó. Ngài đến trong từng giây phút và biến cố cuộc sống, trong những cái nhỏ nhặt thường ngày của cuộc sống.

Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta lặp lại xác tín đó. Sứ thần được sai đến với một Trinh nữ khiêm hạ, thuộc một ngôi làng nhỏ bé  Nazarét, xứ Galile. Nhưng chính từ khung cảnh âm thầm ấy, thánh Luca đã làm nổi bật những tước hiệu cuả Đấng Cứu Thế: “Ngài sẽ nên cao  trọng và được gọi là Con Đấng Tối cao. Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp”.

Một Thiên Chúa Toàn năng đã đến gặp con người, trong thân phận con người, trong khung cảnh bình thường, trong những bất ý nhất của cuộc  sống. Đó phải là niềm tin của chúng ta mỗi khi tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chuá, sinh bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria”.

Nét độc đáo của niềm tin  Kitô là tuyên xưng Thiên Chúa đã mặc xác phàm. Và tin nhận Thiên Chúa làm người cũng có nghĩa là luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong từng phút giây cuộc sống, là biến mỗi phút giây cuộc sống thành  cuộc gặp  gỡ với Đức Kitô.

 

Suy Niệm 3: Hỏi hay chiêm niệm

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.

Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xãy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

Sứ thần đáp: “Thánh thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc. 1, 30-31. 34-35)

Nhiều câu hỏi được đặt ra:

Khi thiên thần Gáp-ri-en báo tin cho Maria sẽ là Mẹ Đức Giêsu, Mẹ không thể không hỏi: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào? Vì tôi khấn giữ đồng trinh”. Mẹ hài lòng vì câu trả lời của thiên thần nên nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Chúng ta tò mò hơn Đức Maria, không chỉ hỏi một câu mà nhiều câu thắc mắc liên quan đến sự sinh con đồng trinh của Đức Mẹ.

Người duy lý hỏi: “Làm sao Thiên Chúa có thể làm một việc nghịch với bản tính tự nhiên?”. Kẻ đa nghi hỏi: “Có thể xảy ra như thế không? hay thánh sử Tin mừng tô điểm thêm cho đẹp”. Tín hữu yếu đức tin cũng hỏi: “Tại sao chúng ta buộc phải tin điều như thế?”.

Câu trả lời chân chính: Chúng ta không chấm dứt được những câu hỏi đặt ra cho chúng ta về vấn đề sinh hạ Đức Giêsu cách lạ lùng. Những câu đó là vô ích. Trong khi tìm cách trả lời, chúng ta cố gắng chiêm niệm sâu xa hơn về mầu nhiệm của Thiên Chúa và nắm bắt lấy thánh ý Ngài một chút.

Nhưng câu hỏi chân chính nên đặt ra chính là câu hỏi: Chúng ta có nên hỏi hay nên chiêm niệm mầu nhiệm cưu mang đồng trinh? Điều nào là quan trọng hơn? Đức Maria nhất thiết chọn việc chiêm niệm mầu nhiệm hơn. Ngài đã đón nhận và suy niệm mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài không thử thách Thiên Chúa, không tìm cách thọc mạch những điều bí ẩn. Ngài đã hoàn toàn tin cậy Chúa. Mẹ đã nhận thấy điều căn yếu này: Thiên Chúa sẽ làm nơi Mẹ những điều lạ lùng.

Nếu chúng ta chăm chú chiêm niệm hơn về mầu nhiệm sinh ra Đức Giêsu, có thể chúng ta sẽ dễ dàng tìm được những câu đáp tốt lành cho những thắc mắc của chúng ta. Có thể chúng ta sẽ được chìm vào sâu thẳm của mầu nhiệm khi chiêm niệm, và lúc đó những thắc mắc sẽ biến tan.

J.Y.G
 

Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày – Song ngữ

 

Tuesday (December 20): “Hail, O favored one, the Lord is with you!”

 

Scripture: Luke 1:26-38   

26 In the sixth month the angel Gabriel was sent from God to a city of Galilee named Nazareth, 27 to a virgin betrothed to a man whose name was Joseph, of the house of David; and the virgin’s name was Mary. 28 And he came to her and said, “Hail, O favored one, the Lord is with you!” 29 But she was greatly troubled at the saying, and considered in her mind what sort of greeting this might be. 30 And the angel said to her, “Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God. 31 And behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall call his name Jesus. 32 He will be great, and will be called the Son of the Most High; and the Lord God will give to him the throne of his father David, 33 and he will reign over the house of Jacob for ever; and of his kingdom there will be no end.” 34 And Mary said to the angel, “How shall this be, since I have no husband?” 35 And the angel said to her, “The Holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you; therefore the child to be born will be called holy, the Son of God. 36 And behold, your kinswoman Elizabeth in her old age has also conceived a son; and this is the sixth month with her who was called barren. 37 For with God nothing will be impossible.”38 And Mary said, “Behold, I am the handmaid of the Lord; let it be to me according to your word.” And the angel departed from her.

Thứ Ba     20-12           Kính chào Đấng đầy ơn phúc, Đức Chúa ở cùng Bà!

 

Lc 1,26-38

 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.30Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! “35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Meditation: How does God reveal his favor to us? In the psalms we pray, “Lord, show me a sign of your favor” (Psalm 86:17). In the Old Testament God performed many signs and miracles to demonstrate his love and mercy for his people, such as their deliverance from slavery in Egypt and the miraculous crossing of the Red sea on dry land (Psalm 78:43-53). When Ahaz, king of Judah and heir to the throne of David (735 B.C.) was surrounded by forces that threatened to destroy him and his people, God offered him a sign to reassure him that God would not abandon the promise he made to David and his descendants. King Ahaz, however, had lost hope in God and refused to ask for a sign of favor. God, nonetheless, gave a sign to assure his people that he would indeed give them a Savior who would rule with peace and righteousness (Isaiah 7:11ff).

 

The new era of salvation begins with the conception and birth of Jesus

We see the fulfillment of Isaiah’s prophecy and the unfolding of God’s plan of redemption in the events leading up to the Incarnation, the birth of the Messiah King. The new era of salvation begins with the miraculous conception of Jesus in the womb of Mary. This child to be born is conceived by the gracious action of the Holy Spirit upon Mary, who finds favor with God (Luke 1:28).

His kingdom will have no end

As Eve was the mother of all humanity doomed to sin, now Mary becomes the mother of the new Adam who will father a new humanity by his grace (Romans 5:12-21). This child to be conceived in her womb is the fulfillment of all God’s promises. He will be “great” and “Son of the Most High” and “King” and his name shall be called “Jesus” (Luke 1:31-32), which means “the Lord saves.” “He will save his people from their sins” (Matthew 1:21). The angel repeats to Mary, the daughter of the house of David, the promise made to King David: “The Lord God will give to him the throne of his father David, and he will reign over the house of Jacob for ever; and of his kingdom there will be no end” (2 Samuel 7:12-16, Isaiah 9:6-7, Luke 1:32-33).

Mary is a true hearer of the Word of God

How does Mary respond to the word of God delivered by the angel Gabriel? She knows she is hearing something beyond human capability. It will surely take a miracle which surpasses all that God has done previously. Her question, “how shall this be, since I have no husband” is not prompted by doubt or skepticism, but by wonderment! She is a true hearer of the Word and she immediately responds with faith and trust.

Mary’s prompt response of “yes” to the divine message is a model of faith for all believers. Mary believed God’s promises even when they seemed impossible. She was full of grace because she trusted that what God said was true and would be fulfilled. She was willing and eager to do God’s will, even if it seemed difficult or costly. Mary is the “mother of God” because God becomes incarnate when he takes on flesh in her womb.  When we pray the Nicene Creed we state our confession of faith in this great mystery: “For us men and for our salvation he came down from heaven; by the power of the Holy Spirit, he became incarnate of the Virgin Mary, and was made man”.

If we say “yes” to God we can live a grace-filled life

God gives us grace and he expects us to respond with the same willingness, obedience, and heartfelt trust as Mary did. When God commands he also gives the help, strength, and means to respond. We can either yield to his grace or resist and go our own way. Do you believe in God’s promises and do you yield to his grace?

“Heavenly Father, you offer us abundant grace, mercy, and forgiveness through your Son, Our Lord Jesus Christ. Help me to live a grace-filled life as Mary did by believing in your promises and by giving you my unqualified ‘yes’ to your will and plan for my life.”

 

Suy niệm: Thiên Chúa bày tỏ ân nghĩa với chúng ta thế nào? Trong Thánh vịnh chúng ta cầu nguyện Lạy Chúa, xin tỏ cho con dấu chỉ của ân nghĩa Chúa (Tv 86,17). Trong Cựu ước, Thiên Chúa thực hiện nhiều dấu lạ điềm thiêng để chứng tỏ tình yêu và lòng thương xót dành cho dân Người, như sự giải thoát của họ khỏi ách nô lệ ở Ai-cập và việc băng qua Biển Đỏ mà  (Tv 78,43-53). Khi Agia, vua Giuđa và là hậu duệ của ngai vàng Đavít (735 B.C.) bị những lực lượng bao vây, đe doạ tiêu diệt ông và dân của ông, Thiên Chúa đã ban cho ông một dấu chỉ để bảo đảm với dân Người rằng Thiên Chúa sẽ không huỷ bỏ lời hứa Người đạ thực hiện với Đavít và con cháu của ông. Tuy nhiên, vua Agia đã mất hy vọng vào Thiên Chúa và từ chối để xin một dấu chỉ ân nghĩa. Thế nhưng, Thiên Chúa đã ban cho một dấu hiệu để bảo đảm với dân Người rằng Người sẽ thật sự ban cho họ Đấng Cứu thế, Đấng sẽ cai trị với sự bình an và công chính (Is 7,11).

 

Triều đại mới của ơn cứu độ bắt đầu với sự thụ thai và hạ sinh của Đức Giêsu

Chúng ta thấy sự hoàn thành lời tiên tri của Isaia và bày tỏ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong những sự kiện hướng tới mầu nhiệm Nhập thể, sự sinh ra của Vua Mêsia. Thời đại mới của ơn cứu độ khởi đầu với sự thụ thai lạ lùng của Ðức Giêsu trong lòng Maria. Trẻ nhỏ sắp sinh này được thụ thai bởi tác động ơn sủng của Chúa Thánh Thần trên Maria, người được nghĩa với Thiên Chúa (Lc 1,28).

Vương quốc của Người sẽ vô tận

Như Eva là mẹ của chúng sinh trong tội lội thế nào, giờ đây Maria trở nên mẹ của Ađam mới, Đấng sẽ là Cha của chúng sinh do bởi ơn sủng của Người (Rm 5,12-21). Trẻ nhỏ này được thụ thai trong lòng Maria là sự hoàn thành tất cả lời hứa của Thiên Chúa. Ngài sẽ nên cao trọngvà là “Con của Đấng Tối cao” và là “Vua”, và tên Ngài sẽ được gọi là “Giêsu” (Lc 1,31-32), nghĩa là “Chúa cứu”. “Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi mọi tội lỗi (Mt 1,21). Sứ thần lập lại với Maria, con gái của dòng họ Đavít, lời hứa với Vua Đavít rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai báu tổ phụ Đavít của Ngài, và Ngài sẽ ngự trị nhà Giacóp đến muôn đời; và vương quốc của Ngài sẽ vô tận (2Sm 7,12-16; Is 9,6-7; Lc 1,32-33).

Maria là người lắng nghe lời Chúa đích thật

Đức Maria đáp trả lời Chúa qua sứ thần Gabriel thế nào? Maria biết mình đang nghe những điều vượt sức của con người. Đó chắc hẳn là một phép lạ cả thể vượt trổi hơn tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện trước đó. Câu hỏi của Maria, điều này xảy đến thế nào, vì tôi chưa có chồng không phải phát xuất từ sự nghi ngờ, nhưng bởi sự kinh ngạc! Cô là người lắng nghe lời Chúa thật sự, và nhanh chóng đáp lại với lòng tin tưởng và trông cậy.

Lời đáp trả “xin vâng” nhanh chóng của Maria với sứ điệp của Chúa là mẫu gương đức tin cho tất cả mọi tín hữu. Maria tin tưởng những lời hứa của Chúa ngay khi chúng xem ra không thể thực hiện. Maria đầy ơn sủng bởi vì cô trông cậy rằng những gì Thiên Chúa đã nói đều là sự thật và sẽ được thực hiện. Maria sẵn sàng và tha thiết thực thi thánh ý Chúa, thậm chí có khó khăn hay đòi hỏi giá đắt mấy đi nữa. Maria là Mẹ Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa đã nhập thể khi Người mặc lấy xác phàm trong lòng mình. Khi chúng ta đọc kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng niềm tin của mình vào mầu nhiệm cao cả này: Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người.

Nếu chúng ta “xin vâng” với Thiên Chúa chúng ta có thể sống một đời sống tràn đầy ơn sủng

Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng và Người kỳ vọng chúng ta đáp trả với sự sẵn sàng, vâng phục, và tin cậy chân thành như Maria đã làm. Khi Thiên Chúa truyền lệnh, Người cũng ban ơn sủng, sức mạnh, và những phương thế để chúng ta đáp trả. Chúng ta có thể quy phục ơn sủng của Người hay chống lại và đi theo con đường riêng của mình. Bạn có tin tưởng vào những lời hứa của Chúa và bạn có quy phục ơn sủng của Người không?

Lạy Cha trên trời, Cha ban cho chúng con ơn sủng, lòng thương xót, và sự tha thứ dư dật ngang qua Con của Cha, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Xin giúp con sống một cuộc đời tràn đầy ơn sủng như Mẹ Maria đã sống, nhờ tin vào những lời hứa của Cha, và qua sự tiếng “xin vâng” hoàn toàn trước thánh ý Cha và kế hoạch của Cha dành cho cuộc đời con.

 

 Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

SUY NIỆM:

1. Chiêm ngắm Đức Maria (c. 26-27)

Vị trí của Đức Maria thật là lớn lao và duy nhất trong tương quan với Thiên Chúa và loài người chúng ta : Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, trong đó có chúng ta, và Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, tất cả những ơn huệ lớn lao của Mẹ đã bắt đầu bằng một biến cố thật hạn hẹp, thật nhỏ bé, thật khiêm tốn, thật âm thầm và kín ẩn, đó là biến cố Truyền Tin. Nhỏ bé và âm thầm, nhưng đó chính là một kinh nghiệm thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria, và của lịch sử cứu độ. Và kinh nghiệm thiêng liêng này là một cuộc đối thoại, đối thoại giữa Đức Maria và sứ thần Gabriel.

Trước hết, chúng ta cần chú ý đến nơi chốn xảy ra biến cố Truyền Tin, đó là nhà của Đức Maria : « Sứ thần vào nhà trinh nữ » (Lc 1, 28). Khi cầu ngyện với Lời Chúa, chúng ta được mời gọi hình dung ra nơi chốn, ở đó diễn ra biến cố mà bản văn Tin Mừng thuật lại : nhà, vườn, sa mạc, đồi Calvê… Việc « đặt khung cảnh » khi bước vào giờ cầu nguyện như thế có hai mục đích :

– Khi cầu nguyện, chúng ta được mời gọi dấn thân cả con người của chúng ta, bên trong cũng như bên ngoài. Thế mà, bên trong của chúng ta, có nhiều thứ, trong đó có trí tưởng tượng. Dùng trí tưởng tượng để hình dung ra một nơi chốn khi cầu nguyện, đó là giúp chúng ta cầu nguyện với cả con người, đồng thời giúp định hướng cho trí tưởng tượng, vốn hay dẫn chúng ta đi lang lang, ra khỏi việc cầu nguyện. Hơn nữa, nơi chốn mà chúng ta hình dung ra, không phải là bất cứ nơi nào, đó là một nơi chốn của đời thường, nhưng đồng thời cũng là nơi « thánh », nghĩa là nơi được Chúa viếng thăm.

– Vì thế, một nơi chốn cụ thể còn có một ý nghĩa thiêng liêng : Thiên Chúa đến gặp gỡ con người không phải ở trên trời cao hay ở một nơi xa vời, nhưng tại một nơi chốn cụ thể và rất đời thường, chẳng hạn nhà của Đức Maria ; và đối với chúng ta cũng vậy, đó có thể là một nơi nào đó trong cuộc đời của chúng ta : trường học, nơi hành hương, nhà tĩnh tâm, trong vườn của Nhà Dòng, trong căn phòng nhỏ bé, hay nơi nhà nguyện… Vậy đâu là nơi chốn, ở đó chúng ta được Thiên Chúa viếng thăm, đã làm thay đổi cuộc đời chúng ta, như trường hợp của Đức Mẹ ?

Trình thuật Truyền Tin có thể được gói gọn trong tiếng « Xin Vâng » của Đức Mẹ ; và chúng ta thường hiểu tiếng « Xin Vâng » là câu trả lời tức khắc của Mẹ khi nghe lời đề nghị của Thiên Chúa, qua trung gian của sứ thần Gabrien. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt lời « Xin Vâng » của Mẹ vào trong diễn tiến của trình thuật Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là điểm tới của cả một cuộc trao đổi khá dài, và nhất là đầy biến động trong tâm hồn.

Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi Đức Maria là ai, theo lời kể của thánh sử Luca về mầu nhiệm Truyền Tin ? Mẹ là một thiếu nữ Israel, ngụ tại Galilê, làng Nazarét. Mẹ là một thiếu nữ đã đính hôn, như bao thiếu nữ khác khi đến tuổi trưởng thành. Một cách chính xác, Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đavít. Như thế, lúc ban đầu, Mẹ là một cô gái như bao cô gái khác (và cũng tương tự như thế, đối với phái nam). Và có lẽ chúng ta cũng đã như vậy trước khi bước vào hành trình ơn gọi, ơn gọi gia đình hay dâng hiến : một cô gái với thân phận bình thường, và với ước mơ về đời mình cũng thật bình thường. Nhưng Mẹ lại không được vậy, vì, có thể nói, Chúa đến làm xáo trộn cuộc đời của Mẹ.

Ở đây chúng ta có thể nhìn lại hành trình ơn gọi của mình và tự hỏi : đâu là những dấu chỉ, những cách thức Chúa dùng để làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta không thể sống như những cô gái (hay một người) bình thường ? Và trong trình thuật Truyền Tin, Chúa không đến trực tiếp, nhưng qua trung gian sứ thần Gabriel ; vậy đâu là những người « trung gian » của Chúa trong cuộc đời và nhất là hành trình ơn gọi của chúng ta ?

2. Lắng nghe Sứ thần Gabrien và Đức Maria

Cuộc đối thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria được « đóng khung », nghĩa là khởi đầu và kết thúc, bởi chuyển động vào và ra của sứ thần : « Sứ Thần vào nhà trinh nữ » (c. 28), và sau đó, « Rồi Sứ Thần từ biệt ra đi » (c. 38). Cuộc đối thoại có thể chia làm ba bước. Chúng ta hãy lắng nghe từng bước, nhưng không quên nhìn ngắm và quan sát cung cách đối thoại của Đức Mẹ, vốn diễn tả những tâm tình nội tâm, chẳng hạn sự bối rối lúc ban đầu.

a. Bước thứ nhất (c. 28-29)

Sứ Thần ngỏ lời với Đức Maria : « Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà ». Lời chào của sứ thần dành cho Đức Maria trở thành lời chào của chúng ta, vì Kinh Kính Mừng hằng ngày của chúng ta, của cả Giáo Hội bắt đầu bằng lời chào này : « Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà ». Nhưng ở ngọn nguồn, lời chào này làm cho Đức Maria rất bối rối.

Chúng ta hãy hình dung ra Đức Maria đang trong trạng thái bối rối và tự hỏi tại sao ? Chúng ta có kinh nghiệm tương tự như vậy bao giờ chưa ? Chúng ta có bối rối như Mẹ không ? Nếu chưa, nghĩa là chưa có kinh nghiệm về tình yêu nhưng không Thiên Chúa dành cho chúng ta từ thủa đời đời, thì Mẹ sẽ chia sẻ cho chúng ta, bởi vì tất cả những gì Mẹ nhận được là để chia sẻ. Ơn huệ lớn nhất mà Mẹ nhận được là Đức Giê-su, và Mẹ đã chia sẻ hết cho chúng ta và Mẹ vẫn chia sẻ mỗi ngày.

Và Đức Mẹ tự hỏi về ý nghĩa của lời chào. Không phải vì Mẹ không hiểu điều sứ thần muốn công bố, là ân sủng Thiên Chúa dành cho Mẹ cách nhưng không, nhưng Mẹ không hiểu ý nghĩa của ân sủng : qua ân sủng Thiên Chúa ban cho Mẹ tràn đầy, Chúa muốn nói gì với Mẹ, Chúa muốn mời gọi Mẹ thực hiện điều gì ? Vì thế, ngay sau đó, sứ thần mặc khải điều Thiên Chúa mời gọi Mẹ thực hiện : « Này đây, bà sẽ thụ thai… ». Có lẽ chúng ta cũng vậy, khi Chúa đến ngỏ lời với chúng ta, một lúc nào đó trong quá khứ và nhất là trong những biến cố quan trọng của hành trình ơn gọi ; chúng ta cũng bối rối và tự hỏi : tại sao Chúa lại chọn con, tại sao Chúa ưu ái với con cách nhưng không như vậy ? Chúa mời gọi con làm gì ?

b. Bước thứ hai (c. 30-34)

Sứ thần xác chuẩn ơn huệ nhưng không Chúa ban cho Mẹ : « Bà được đẹp lòng Thiên Chúa », và sau đó, loan báo sứ mạng mà Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ : « Này đây bà sẽ thụ thai… ». Như thế, ơn huệ luôn đi đôi với sứ mạng ; và đó chính là cung cách hành xử của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, trong lịch sử Hội Dòng và trong hành trình ơn gọi của mỗi người chúng ta.

Sứ mạng thụ thai, hạ sinh con trai, vốn là « Con Đấng Tối Cao », là sứ mạng quá lớn, lớn hơn tất cả những gì Mẹ có và Mẹ là. Vì thế, Mẹ không thể không nêu câu hỏi, và câu hỏi của Mẹ chất chứa một ngăn trở, cũng rất lớn : « Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ? » Chính ở nhịp thứ hai này của cuộc đối thoại, mà chúng ta cảm nhận được Đức Mẹ thật sống động, thật mạnh mẽ và cũng thật lý sự nữa. Vì thế, Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mời gọi của Thiên Chúa.

Còn có một điều bất ngờ lớn lao nữa, mà chắc chắn lúc này, Mẹ chưa hình dung ra hết được, bởi vì Mẹ sẽ phải khám phá ra từ từ, đó là cách Đức Giê-su trở nên cao cả, trở nên Con Đấng Tối cao, và nhất là cách Ngài thừa kế ngai vàng vua Đa-vít. Biến cố Đức Giêsu giáng sinh trong máng cỏ, việc dâng Hài Nhi cho Đức Chúa trong Đền Thờ và nhất là lời tiên tri của ông cụ Simeon : « một lưỡi gươn sẽ đâm thâu tâm hồn bà », sẽ hướng Mẹ tới con đường Thập Giá của Con Mẹ.

Sứ mạng Chúa muốn trao cho chúng ta, khi mời gọi chúng ta đi với Đức Ki-tô trong đời sống dâng hiến, luôn luôn vượt qua khả năng của chúng ta. Như khi Đức Giê-su mời gọi : « Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi ». Hay như kinh nghiệm của Thánh Phaolô : « Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối » (2Cr 12, 8-9). Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mời gọi của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được Chúa ban ơn huệ để thi hành sứ mạng, chúng ta hãy ca đảm, giống như Mẹ, dãi bày cho Chúa nghe những khó khăn và trở ngại của chúng ta : « việc ấy xẩy ra thế nào được ? »

c. Bước thứ ba (c. 35-37)

Sứ thần rất coi trọng ngăn trở mà Đức Mẹ nêu ra ; vì thế, để thuyết phục, ngài đã không dựa vào điều gì khác, ngoài quyền năng riêng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy dừng lại thật lâu để suy niệm từng lời của sứ thần. Vì lời của sứ thần rất thuyết phục, thuyết phục đến độ, Đức Maria đã thốt ra lời « Xin Vâng » liều lĩnh, hướng đến rất nhiều thách đố, nguy nan và những điều bất ngờ. Trước hết, theo lời của Sứ Thần, Người Con Mẹ sẽ cưu mang và sinh ra, là hoàn toàn do quyền năng của Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa : « Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, … ». Làm phát sinh sự sống, ở nơi mà loài người không thể làm gì được, đó chính là quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Sứ thần Gabrien đến gặp Đức Maria, vào thời điểm bà Elizabeth có thai được sáu tháng ; vì thế, trong lời đối thoại với Đức Mẹ, sứ thần long trọng nêu ra trường hợp bà Elizabet để thuyết phục Đức Mẹ. Sự kiện bà Elizabet với cung lòng vừa hiếm muộn và vừa già cỗi nhưng lại mang thai, có ý nghĩa đặc biệt trong lời xin vâng của Mẹ và trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa :

– Trường hợp bà Elizabet nhắc nhớ Lịch sử cứu độ ; và lời xin vâng của Mẹ đặt trên nền tảng hành động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ.

– Lời xin vâng của Mẹ làm cho lịch sử cứu độ được hoàn tất : hoàn tất bao gồm hai chiều kích : liên tục nhưng mới mẻ.

– Người con bà Elizabet sinh ra sẽ gắn bó đến cùng với Người Con Mẹ Maria sinh ra.

Như thế, Thiên Chúa có khả năng làm phát sinh sự sống ở nơi mà con người không còn hi vọng gì và không thể làm gì được nữa, bởi vì hai ông bà vừa hiếm muốn và vừa lớn tuổi. Và tuyệt tác này lại nhắc nhớ những tuyệt tác tương tự khác trong lịch sử cứu độ, đó là trường hợp các phu nhân hiếm muộn của các tổ phụ, mà vẫn cứ sinh con được, và tiêu biểu nhất là bà Sara, vợ của tổ phụ Abraham. Với Đức Maria, đó cũng là một tuyệt tác, nhưng là một tuyệt tác còn lớn hơn và là duy nhất: Mẹ sinh con không phải từ cung lòng già cỗi hay hiếm muộn, nhưng là từ cung lòng trinh nguyên. Các Giáo Phụ nhìn ra đây là hình ảnh diễn tả công trình sáng tạo của Thiên Chúa, bởi vì lúc khởi đầu, Thiên Chúa cũng làm phát sinh sự sống từ mặt đất trinh nguyên. Đó là vì, đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. Và đây đã là Tin Mừng cho loài người của chúng ta rồi : đó là Thiên Chúa có thể làm phát sinh sự sống, và làm phát sinh sự sống viên mãn là Đức Kitô, ở nơi mà con người không còn hi vọng gì, ở nơi là tuyệt đối không thể đối với con người. Như thế mầu nhiệm Vượt Qua đã được loan báo ở đây rồi, nơi biến cố truyền tin, bởi vì Thiên Chúa sẽ làm trào vọt sự sống từ sự chết, trong mầu nghiệm Thương Khó và Phục Sinh của Đức Ki-tô.

Chúng ta được mời gọi nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử của Hội Dòng, của Tu Hội, của giáo xứ chúng ta, trong gia đình, trong cuộc đời và trong hành trình ơn gọi của chúng ta, để chúng ta có thể đi theo Đức Ki-tô và phục vụ cho sứ mạng của Ngài, không phải bằng sức lực và khả năng của chúng ta, nhưng quyền năng và sức mạnh của Chúa.

Và biến cố Truyền Tin cũng bày tỏ cho chúng ta yếu tính của đời tu: đó là để cho Thiên Chúa làm phát sinh sự sống thần linh của Người, theo hình ảnh của Đức Ki-tô, ở nơi không thể, là thân xác trinh nguyên của chúng ta, theo cách thức mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Maria. « Trinh nguyên », tiên vàn theo nghĩa thiêng liêng. « Trinh nguyên », tiên vàn theo nghĩa thiêng liêng (bởi vì trinh nguyên thể lý tuyệt đối là không thể và chỉ là vẻ bề ngoài), nghĩa là một con tim khát khao dành trọn cho một mình Chúa và tình yêu của Người.

3. Lắng nghe lời « Xin vâng » của Đức Maria (c. 38)

Trong bản văn Hi-lạp của trình thuật Truyền Tin, thật ra không có từ « xin vâng », hay từ « vâng » trong bản dịch Tiếng Việt ở đây, nhưng chỉ có câu trả lời của Đức Mẹ : « Tôi đây là nữ từ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói » hay dịch sát hơn : « Tôi đây là nữ tì của Chúa, hãy xảy ra cho tôi theo như lời Sứ Thần ». Ngoài ra, « Xin Vâng » còn được đọc theo tiếng La-tinh là « Fiat » ; nhưng thực ra, « Fiat » có nghĩa là « ước gì xẩy ra », hoặc « hãy xẩy ra », cho tôi theo như lời của ngài. Vì thế, chúng ta vẫn cứ tiếp tục nói Đức Mẹ thưa « Xin Vâng », nhưng phải hiểu tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là cả một câu trả lời khá dài và đầy ý nghĩa.

Thật vậy, trong lời « Xin Vâng », Mẹ tự xưng mình là « nữ tì ». Chúng ta thường nghĩ ra nhiều tước hiệu cao vời dành cho Đức Maria ; nhưng Mẹ lại thích tự xưng mình, trong biến cố Truyền Tin và trong bài ca bất hủ Magnificat, là « Nữ Tì của Chúa » (Lc 1, 38), là « Phận nữ tì hèn mọn ». Chúng ta được mời gọi dõi theo một Đức Maria như thế đó. Không ở đầu ngoài lời nói này của Mẹ, chúng ta cảm thấy thật gần gũi với Mẹ. Vì chúng ta cũng như Mẹ, là nữ tì, là tôi tớ của Thiên Chúa. Sau đó, Mẹ nói « Hãy xảy ra cho tôi theo như lời của Sứ Thần nói ». Chúng ta hãy cảm nếm lòng tín thác tuyệt đối Mẹ dành cho Chúa qua lời nói này, bởi vì qua lời này, Mẹ cam kết từ bỏ quyền làm chủ đời mình ; và đó chính là ý nghĩa tận cùng của mọi ơn gọi, và nhất là của ơn gọi dâng hiến.

Chúng ta được mời gọi đặt lời « xin vâng » của chúng ta, khi đón nhận Đức Ki-tô vào cuộc đời chúng ta và sống theo ơn gọi Chúa ban, trong lời « Xin Vâng » của Đức Mẹ. Cũng giống như Đức Mẹ, tiếng xin vâng ban đầu của chúng ta cần phải làm mới lại suốt đời, nhất là ở những khúc quanh quan trọng và trong thời gian tĩnh tâm, hay ở những lúc khó khăn thử thách lớn nhỏ trong hành trình ơn gọi. Trong những giai đoạn khó khăn thử thách lớn, có khi chúng ta được mời gọi thưa « xin vâng » mỗi ngày, bằng cách nhận lời « Xin Vâng » của Mẹ làm của mình, và lời « Xin Vâng » này có nghĩa là : « Con là nữ tì của Chúa, xin xảy ra cho con theo như Lời của Ngài. »

* * *

Xin Đức Mẹ đồng hành và phù hộ chúng ta với tình yêu hiền mẫu, để chúng ta cũng sống đến cùng lời « xin vâng » của chúng ta, giống như Mẹ ; và cùng với Giáo Hội trong lời nguyện của Giờ Kinh Sáng hôm nay, chúng ta thân thưa với Chúa :

Như Đức Mẹ là bà Eva mới
đã vâng nghe Lời Chúa,
xin thực hiện những gì Chúa muốn làm cho chúng con.
Vì lời Đức Mẹ chuyền cầu,
xin Chúa thương nhận lời chúng con.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận