Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Đăng lúc: Thứ tư - 14/12/2016 02:23 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

 

Gioan De Yepes sinh tại Fontiveros, gần Avila, Tây Ban Nha ngày 24 tháng 6 năm 1542. Cha ngài làm thợ dệt. Mẹ ngài là một người thánh thiện, trở thành goá phụ sau khi sinh Gioan. Không nguồn lợi, với ba đứa con, bà đã làm thuê cho một thợ dệt. Bé Gioan dần dần đã học nghề thợ mộc, may vá, điêu khắc, hội họa.Trong mọi việc, ngài có thói quen tự hỏi:

- “Vào trường hợp tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì?”

Ngài không trốn tránh một hy sinh nào. Lúc 12 tuổi, Gioan được học đọc, học viết với các nữ tu ở Medina del Campo. Đức bác ái của ngài bao la: từ hồi còn niên thiếu, ngài đã dùng giờ rảnh để phục vụ các bệnh nhân ở nhà thương, dầu vẫn theo học văn phạm và triết học nơi các cha dòng Tên.

Năm 1563, Gioan gia nhập dòng Carmêlô và năm sau được gửi học tại đại học Salamanca. Năm 1567 ngài thụ phong Linh mục ở Medina và đã gặp thánh nữ Têrêxa Avila. Thánh nữ đã khuyên ngài thực hiện việc cải tổ dòng Camêlô như thánh nữ đang làm. Thánh nữ nói với Ngài:

- “Đây là công trình đòi hy sinh và đổ máu. Tôi không biết cha sẽ phải chịu khổ tới đâu nhưng chắc chắn cha phải chịu khổ”.

Gioan trở thành người con thiêng liêng của người nữ tu Carmêlô này. Cha 25 tuổi và nữ tu 52 tuổi. Chị gửi cha đến với hai người bạn ở Duruelô trong cảnh cô tịch và đây là nguồn gốc của dòng Carmêlô canh tân đi chân không, ngài lấy tên là Gioan Thánh Giá. Ngài hành động cách khác thường trên những người chung quanh, giải thoát họ khỏi những việc hư hỏng, tạo cho họ một lòng yêu thích hy sinh. Sau khi chống lại đoàn thể các sinh viên Carmêlô ở Alcala de Hélenrés, Ngài trở thành tuyên úy của tu viện Avila trong 5 năm, thánh nữ Têrêxa giới thiệu với con cái ngài :

- “Cha là vị thánh”.

Sự thánh thiện của Gioan vượt quá nhiều người và trở nên khó hiểu. Sự canh tân khiến ngài bị tố cáo là nổi loạn. Đan sĩ “mang giày” tấn công nhóm “chân không” và xử sự với họ như tội phạm. Cuối cùng, sau những nhục mạ dữ dội, ngài bị cầm tù ở Toleđô. Người ta đối xử cứng rắn với ngài, ba lần mỗi tuần họ đưa ngài tới nhà cơm và đánh đập không nương tay. Nhưng ngài cảm thấy đang đi đúng đường Chúa muốn và tạ ơn Chúa vì đã chịu hạ nhục và chịu khổ cực. Những bắt bớ tăng thêm đức tin và lý tưởng của ngài. Đáp lại, ngài yêu mến nhiều hơn và trong hầm tối thiếu khí trời, ngài trước tác những vần thơ bí nhiệm làm thành cuốn “Thánh ca thiêng liêng” (cantiques spirituelles).

Được 9 tháng, thánh nhân vượt ngục. Trước khi đến tu viện định tới, ngài dừng lại trong một dòng nữ. Ngài nghe một nữ tu ca hát về “hạnh phúc của đau khổ” và bỗng nhiên ngài phải bám chặt vào cửa sắt nhà khách, ngài đã xuất thần. Ý tưởng được chịu khổ vì Chúa đã làm cho ngài cảm thấy dư tràn hạnh phúc. Phép lạ này trong tâm hồn như muốn lôi kéo cả thân xác đổi mới theo... Thánh Têrêxa nói:

- “Không có cách gì để nói về Thiên Chúa với cha Gioan Thánh Giá. Ngài xuất thần ngay và lôi kéo người khác theo”.

Một ngày kia quỳ bên song sắt, thánh nữ Têrêxa nghe cha nói về Chúa Ba Ngôi, thì Thánh Linh như muốn nâng ngài lên. Khiêm tốn, ngài nắm tay vào thành ghế, nhưng hoạt động Thần Linh đã nâng ngài lên tới trần nhà. Têrêxa ở trước mặt ngài cũng xuất thần và bay bổng. Một nữ tu tiến vào, cảm kích trước cảnh tượng ấy, vội đi gọi các nữ tu khác đến chiêm ngưỡng cả hai vị thánh được Chúa chúc phúc.

Đức Thánh cha và vua Philipphê II ủng hộ những cuộc cải cách, kể từ đó Gioan phải nhận nhiều trọng trách. Ngài làm bề trên dòng Calvariô, ngài lập cộng đoàn Carmêlô Baeza và ba năm sau được chọn làm tu viện trưởng ở Grenade. Đi đường qua các thành ở Tây Ban Nha, ngài chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô, chính ngài đã xây dựng một thủy lộ, một tu viện. Trong 15 ngày, ngài đã viết cuốn “ngọn lửa tình yêu sống động” (la vive flamme d‘amour). Cuối cùng ngài trở thành Tổng đại diện Andalousia.

Sự trong trắng của thánh nhân đã tạo cho ngài một quyền năng trên quỉ thần. Ngài đã giải thoát nhiều người bị quỉ ám. Người ta nói rằng, bằng những dấu thánh giá ngài dẹp tan cơn bão. Bằng lời nguyện, ngài dập tắt một hỏa hoạn. Để giữ mình trong sạch, thánh nhân tự nhận lấy đau khổ nhưng lại rất thương cảm những đau khổ của người khác. Ngài còn tế nhị hơn nữa đối với những đau khổ tinh thần mà ngài gọi là “đêm tối của tâm hồn”. Nhưng ngài hiểu rằng, những đau khổ này thanh tẩy tâm hồn rất nhiều. Không kết hợp với Chúa được nếu không có khổ hạnh trong tâm hồn.

Thường nhà dòng nghèo khó đến độ có những ngày không có bánh ăn. Tập họp ở nhà ăn, thánh nhân nói với các tu sĩ về hạnh phúc được chịu khổ vì Chúa Giêsu Kitô. Họ lui ra ngoài. Bỗng chuông reo, một người vô danh đã đem bánh cho nhà dòng. Các tu sĩ trở lại phòng ăn. Lần này, thánh nhân khóc và nói:

- “Ôi, vậy là Chúa đã thấy sự yếu đuối của chúng con không chịu thử thách được lâu. Ngài đã sớm thương hại chúng con”.

Lần kia, thánh nhân đã trả lời Chúa Giêsu khi Chúa hỏi về phần thưởng ngài muốn:

-“Lạy Chúa, xin cho con được chịu khổ và bị khinh miệt vì Chúa”.

Và ngài đã xin ba ơn này: được chịu đau khổ mỗi ngày, đừng là bề trên vào lúc chết và được chết trong khiêm hạ. Thiên Chúa đã nhận lời ngài.

Những tháng bị giam cầm, với bao đau khổ đã hủy hoại thân thể ngài. Ngài chịu đau đớn kinh khủng đến nỗi lần kia ngài nói với người đối thoại:

- “Xin lỗi, tôi không trả lời nổi. Tôi bị đau nhức”.

Thánh nhân được chọn một trong hai nơi để chữa bệnh, hoặc ở Baeza, nơi người ta qúy mến, hoặc ở Ubeda, nơi tu viện trưởng có ác cảm với ngài. Ngài đã chọn tu viện Ubeda. Những cư xử nghiêm nhặt làm cho ngài đau đớn thêm. Nhưng ngài càng ôm chặt thánh giá vào lòng. Vị tu viện trưởng cảm động vì sự dịu dàng không mệt mỏi, vì lòng bác ái sâu xa của bệnh nhân, cuối cùng ông đã hiểu và xin ngài tha thứ.

Gioan báo trước mình sẽ chết đêm 14 tháng 12 (năm 1591). Các tu sĩ đọc kinh phó linh hồn, ngài xin đọc sách Diễm Tình ca. Các cơn đau không ngừng gia tăng khi chuông reo giờ kinh sáng, ngài cầm thánh giá nói:

- “Lạy Chúa, con phó linh hồn trong tay Chúa”, ngài còn nhìn các tu sĩ, hôn Chúa Kitô và tắt thở. Ngài đã viết:

- “Vào xế chiều cuộc sống này, bạn được phán xét về tình yêu”.

Gioan Thánh Giá để lại nhiều sách luôn được suy gẫm như: Đường lên Carmêlô, đêm tối tâm hồn, ngọn lửa tình yêu sống động, thánh ca thiêng liêng. Ngài được phong thánh năm 1726. Đức Giáo hoàng Piô XI đã đặt ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1926.

Mừng lễ Thánh Gioan Thánh Giá, xin Chúa nhận lời thánh nhân chuyển cầu mà ban cho chúng ta ơn biết hy sinh từ bỏ và lòng nhiệt thành yêu mến Thánh Giá hầu trở nên nhân chứng sống động cho tình yêu Chúa giữa trần gian.
 

Thứ Tư tuần 3 mùa vọng – Thánh Gioan Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

"Hãy thuật lại với Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy".

 

 

Thánh Gioan thánh giá chào đời năm 1542 ở Phontivêrốt, nước Tây ban Nha. Sau một ít năm sống trong dòng Cácmen, và được thánh nữ Têrêxa thành Avila khuyến khích, thánh Gioan đã muốn thực hiện việc cải cách trong dòng. Điều này khiến thánh nhân phải chịu đựng muôn vàn đau khổ, thử thách. Người qua đời tại Ubêđa, nổi tiếng là một bậc khôn ngoan, thánh thiện, như chúng ta có thể nhận thấy qua các tác phẩm của người.

 

LỜI CHÚA: Lc 7, 19-23 (Hl 18b-23)

Khi ấy, Gioan gọi hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Ngài là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?" Khi những người này đến cùng Chúa Giêsu, họ thưa Ngài rằng: "Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Ngài: Ngài có phải là Ðấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Ðấng nào khác?" Ngay lúc đó, Chúa chữa những người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và quỷ ám, và cho nhiều người mù được thấy. Ngài đáp lại rằng: "Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy: người mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng tin mừng; và phúc cho ai không vấp phạm vì Ta".

 

 

 

Suy Niệm 1: Đấng Cứu Thế đến

Trong tác phẩm “Ngày Đức Kitô chết” của Jim Bishop, có một đoạn mô tả những gì người Do thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến:

“Việc Đấng Cứu Thế đến là nỗi ám ảnh của cả một quốc gia, là niềm vui ngoài mức tưởng tượng, là hạnh phúc vượt khỏi niềm tin, là niềm an ủi cho những vất vả của con người, là giấc mơ của bậc cao niên, là hy vọng của dân đang bị xiềng xích tủi nhục. Đấng Cứu Thế luôn luôn là sự hứa hẹn của buổi sáng ngày mai”

“Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế mà muôn dân hằng mong đợi. Ngài chính là sự hứa hẹn của buổi sáng ngày mai”. Quả vậy, như trong bài Tin Mừng hôm nay, khi dẫn những lời tiên tri Isaia về thời Cứu Thế, Ngài đã cho thấy Ngài là Đấng phải đến. Ngài đem đến Nước Thiên là một yếu tố quyết định mạnh mẽ. Sau Ngài sẽ không còn ai sẽ đến, vì Ngài đã hoàn tất lời sấm ngôn: “người mù được thấy, người què được đi, người phung hủi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại, người nghèo khó được nghe báo Tin Mừng”.

Mùa vọng nói với chúng ta về việc Chúa Giêsu đến, Ngài không chỉ đến trong giòng lịch sử như chúng ta vẫn mừng kỷ niệm vào lễ Giáng sinh, nhưng Ngài còn đến vào cuối lịch sử để làm thẩm phán xét xử chúng ta nữa.

Ước gì chúng ta đừng chờ đợi một Đấng nào khác ngoài Đức Kitô, cũng đừng đi lướt qua Đấng phải đến đang hiện diện, cũng đừng khinh thường những giáo huấn của Ngài. Bởi vì Ngài là Đấng phải đến, Ngài là Đấng đã đến trong thế gian, và Ngài là Đấng sẽ đến đầy quyền năng cao cả để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ đã làm. Ước gì chúng ta được vào số những người được Ngài chúc phúc và mời gọi đến lãnh lấy nước Trời làm cơ nghiệp.

Suy nim 2 

Đường lối của Thiên Chúa lúc nào cũng làm con người ngỡ ngàng. 
Ngài có lối nghĩ, lối đi rất riêng, khó đoán trước được. 
Chính vì thế con người dễ bắt hụt Ngài. 
Ngài ở đây mà ta lại cứ đi tìm Ngài ở kia. 
Nhiều khi ta kêu ca vì không sao gặp được Ngài 
ở những điểm hẹn quen thuộc. 
Phải đổi cái nhìn xưa, ra khỏi lối nghĩ cũ, mới hy vọng gặp được Ngài.

Gioan có một hình ảnh khá rõ về Đấng Mêsia. 
Ngài như người cầm nia rê lúa và đốt thóc lép trong lửa 
hay như cái rìu chặt những cây không sinh trái. 
Đấng Mêsia thích dùng lửa để thanh luyện cái xấu (Lc 3, 9, 16-17). 
Gioan rất xác tín về hình ảnh này của mình. 
Vì thế ông sốt ruột khi không thấy Đức Giêsu làm điều ông chờ đợi. 
Trong bóng tối của nhà tù nằm ở phía đông Biển Chết, 
Gioan còn phải chiến đấu với bóng tối của sự nghi ngờ nơi mình. 
Đức Giêsu mà ông loan báo có đúng là Đấng Mêsia không?

Ông sai hai môn đệ đến tận nơi gặp Đức Giêsu, để hỏi cho ra lẽ. 
“Thầy có thật là Đấng-phải-đến không, 
hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (c. 19). 
Câu trả lời của Đức Giêsu cho thấy một khuôn mặt Mêsia khác hẳn. 
Ngài bảo hai môn đệ của Gioan về thuật lại cho thầy mình 
những gì họ mắt thấy tai nghe vào chính giờ họ đến gặp (c. 21). 
Có sáu dấu chỉ của thời đại Mêsia, thời của Đấng Thiên Sai: 
người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, 
kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, 
và người nghèo được nghe Tin Mừng (c. 22). 
Đây là những dấu chỉ Ngài đã và đang làm cho dân chúng. 
Những dấu chỉ này làm cho bao lời ngôn sứ Isaia ngày xưa 
được ứng nghiệm (Is 26, 19; 29, 18-19; 35, 5-6; 42, 18; 61,1). 
Như thế Đức Giêsu quả là Đấng Mêsia,
nhưng không phải là Mêsia như Gioan chờ đợi. 
Ngài không phải là một Mêsia đến phán xét hay tiêu diệt ác nhân, 
cho bằng là một Mêsia khiêm nhu và đầy lòng thương xót. 
Đức Giêsu đến để công bố một năm hồng ân cứu độ (Lc 4, 19).

“Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (c. 23). 
Muốn tránh vấp ngã, Gioan phải đổi cái nhìn của mình về Đấng Mêsia. 
Đổi cái nhìn về Thiên Chúa không phải chuyện dễ. 
Nhiều khi chúng ta thích một Thiên Chúa chiến thắng vẻ vang, 
một Thiên Chúa quyền uy, dùng sức mạnh để chinh phục lòng người. 
Chúng ta không chịu được một Thiên Chúa kiên nhẫn với cỏ lùng, 
và để cho kẻ ác nhởn nhơ tác oai tác quái. 
Ước gì chúng ta không mất đức tin khi đứng trước máng cỏ, 
trước Hài Nhi Giêsu, nhỏ bé và yếu ớt, lặng lẽ và khiêm hạ, 
vì chúng ta tin Ngài cứu độ thế giới bằng chính sự yếu đuối.

Cầu nguyn 

Lạy Chúa,
xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải,
để con làm bật rễ khỏi lòng con
những ích kỷ và khép kín.

Xin cho con đức tin can đảm
để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến,
chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.

Xin cho con đức tin sáng suốt
để con thấy được thế giới
mà mắt phàm không thấy,
thấy được Đấng Vô hình,
nhưng rất gần gũi thân thương,
thấy được Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.

Xin cho con đức tin liều lĩnh,
dám mất tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân,
dám tiến bước trong bóng đêm
chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa,
dám lội ngược dòng với thế gian
và khước từ những mời mọc quyến rũ của nó.

Xin cho con đức tin vui tươi,
hạnh phúc vì biết những gì
đang chờ mình ở cuối đường,
sung sướng vì biết mình được yêu
ngay giữa những sa mù của cuộc sống.

Cuối cùng, xin cho con đức tin cứng cáp
qua những cọ xát đau thưong của phận người,
để dù bao thăng trầm dâu bể,
con cũng không để tàn lụi niềm tin
vào Thiên Chúa và vào con người.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

 

Suy niệm 3

Chúng ta đặt bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay song song với bản văn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu kể về cùng một biến cố, vốn là một phần của bài Tin Mừng, mà chúng ta đã nghe công bố vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, năm A vừa qua. Để làm bật lên nét đặt biệt của sứ điệp Tin Mừng, được kể lại bởi thánh sử Luca.

 

  1. “Thầy có thật là Đấng phải đến không?”

Khi nói về thao thức quan trọng của ông Gioan Tẩy Giả, thánh sử Luca không ngại viết lại một lần nữa và một cách chính xác câu hỏi ông Gioan dặn dò các môn đệ:

Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?

(c. 19 và c. 20)

Điều này cho thấy, câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với ông Gioan và cũng quan trọng đối thánh Luca, tác giả Tin Mừng nữa. Và Giáo Hội, khi mời chúng ta nghe lại một lần nữa câu hỏi: “Thầy có thật là Đấng phải đến không?” trong ngày cuối cùng của thời gian trước giai đoạn bát nhật trước lễ Giáng Sinh, muốn giúp chúng ta hiểu rằng, câu hỏi này cũng rất có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng ta hôm nay và Mùa Vọng lớn đang đến.

Theo gương thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho chúng ta đừng tìm một điều gì khác, một ai khác, ngoài “Đấng Phải Đến”, trong cuộc đời, trong ơn gọi, trong những hoàn cảnh đặc biệt, theo thánh sử Mát-thêu, lúc đó Gioan đang bị giam cầm, và trong từng ngày sống.

 

  1. “Chính giờ ấy”

Đức Giê-su không áp đặt câu trả lời bằng một khẳng định hay định nghĩa căn tính của mình, nhưng mời gọi nhìn và nghe, nghĩa là chiêm ngắm, những gì Ngài làm và những gì Ngài nói.

 

Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy.

(c. 23)

Và đó là lời nói và hành động phục vụ cho sự sống: tìm lại sức khỏe, tự do đối với sự dữ và nhất là nhìn thấy “ánh sáng”, biểu tượng của sự sống, đường đi và sự thật. Đó là bởi vì, vì chúng ta không chỉ sống bằng sức khỏe thôi, nhưng còn sống bằng tương quan với nhau và với Chúa, một tương quan được giải thoát khỏi ma quỉ và những gì thuộc về ma quỉ, như ghen ghét, loại trừ, chia rẽ, bạo lực, đam mê vật chất, xác thịt, danh vọng…

“Chính giờ ấy”. Không như trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Đức Giê-su mời gọi nhìn và nghe những gì Ngài đã làm và đã nói trong quá khứ. Nhưng, ở đây trong bài Tin Mừng theo lời kể của thánh sử Luca, “Chính Giờ Ấy”, Đức Giê-su thực hiện ngay trước mắt hai môn đệ của Gioan các dấu chỉ. Như thế, dấu chỉ mà Chúa mời gọi nhìn và nghe, đó là những dấu chỉ của hôm nay, của hiện tại: “nhìn và nghe” trước mặt, ở đây và lúc này.

Và với chúng ta cũng vậy, Chúa mời gọi chúng ta nhận ra các dấu chỉ của bây giờ và ở đây, ngay trong Thánh Lễ Tạ Ơn, chúng ta đang cử hành, ngay trong ngày sống hôm nay.

 

  1. Dấu chỉ “kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”

Nhưng trong lời mời gọi hai môn đệ đi về thuật lại cho thầy Gioan của mình, những gì mắt thấy tai nghe, hình như Chúa kể ra nhiều hơn những gì mình vừa thực hiện! Và chúng ta cần đặc biệt chú ý đến dấu chỉ mà Chúa thêm vô:

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo.

(c. 22b)

Chữa bệnh và thậm chí cho người chết sống lại, dù rất quan trọng và đánh động lòng người, nhưng đó cũng chỉ là những ơn giải thoát tạm thời. Bởi vì, khỏe lại và sống lại, rồi một ngày kia, ai cũng phải bệnh lại và chết lại; và lần này là không thể đứng dậy lại được, vì đó là thân phận con người.

Nhưng sẽ có lúc, có những thử thách, có những tai họa, có những giai đoạn, người ta có thể nêu câu hỏi tặn căn: có cần thiết đứng dậy để sống tiếp không? Sự sống của loài người, của chúng ta hôm nay đang phải trả giá mỗi ngày cho lối sống chạy hiệu quả, thánh thích, theo sự tự tôn, theo nhu cầu và lòng ham muốn hưởng thụ, có đáng cho chúng ta sống dài và sống mãi như thế không? Chỉ có sứ điệp Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô mới là dấu chỉ của mọi dấu chỉ, mới đem lại cho loài người chúng ta một giải quyết tận căn: đó là không còn sự sợ hãi đối với những gì thuộc thân phận con người, vì nhưng có niềm hi vọng, vì có Tin Mừng Sự Sống, vì có Nước Trời. Chúng ta dâng hiến đời mình là vì Tin Mừng này đây và để làm chứng cho Tin Mừng này đây. Các bài đọc trích sách Ngôn Sứ Isaia, trong Mùa Vọng, đều diễn tả Niềm Hy Vọng này của từng người và của cả loài người thuộc mọi thời.

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Vậy, “người nghèo” là ai? Đương nhiên là những người nghèo. Nhưng còn là những người nghèo trong tinh thần, người nghèo ở bình diện thiêng liêng, nghĩa là tự do với  “mọi sự khác”, không tuyệt đối hóa bất cứ điều gì và thần tượng hóa hay ngẫu tượng hóa bất cứ ai, nhưng chỉ đi tìm và sống cho “Đấng phải đến” mà thôi. Hiểu như vậy, chỉ có những người nghèo mới có thể đón nhận Tin Mừng mà thôi. Còn “những người giàu”, thì lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn! Những dưới ánh sáng của Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 1-12), chúng ta còn được hiểu “người nghèo” là từng người và cả loài người chúng ta, trong bản chính đích thật là “hình ảnh Thiên Chúa”.

Vậy, trước khi loan báo Tin Mừng cho người nghèo, theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Đấng đã đễn, đã đến và đang đến, và để nên dấu chỉ của Người, chúng ta hãy là “Người Nghèo” đón nhận Tin Mừng đầu tiên, mỗi ngày và suốt đời.

 

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
 

SUY NIỆM:

1. “Thầy có thật là Đấng phải đến không?”

Khi nói về thao thức quan trọng của ông Gioan Tẩy Giả, thánh sử Luca không ngại viết lại một lần nữa và một cách chính xác câu hỏi ông Gioan dặn dò các môn đệ:

Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?

(c. 19 và c. 20)

Điều này cho thấy, câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với ông Gioan và cũng quan trọng đối thánh Luca, tác giả Tin Mừng nữa. Và Giáo Hội, khi mời chúng ta nghe lại một lần nữa câu hỏi: “Thầy có thật là Đấng phải đến không?” trong ngày cuối cùng của thời gian trước giai đoạn bát nhật trước lễ Giáng Sinh, muốn giúp chúng ta hiểu rằng, câu hỏi này cũng rất có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng ta hôm nay và Mùa Vọng lớn đang đến.

Theo gương thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho chúng ta đừng tìm một điều gì khác, một ai khác, ngoài “Đấng Phải Đến”, trong cuộc đời, trong ơn gọi, trong những hoàn cảnh đặc biệt, theo thánh sử Mát-thêu, lúc đó Gioan đang bị giam cầm, và trong từng ngày sống.

 2. “Chính giờ ấy”

Đức Giê-su không áp đặt câu trả lời bằng một khẳng định hay định nghĩa căn tính của mình, nhưng mời gọi nhìn và nghe, nghĩa là chiêm ngắm, những gì Ngài làm và những gì Ngài nói. 

Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy. (c. 23)

Và đó là lời nói và hành động phục vụ cho sự sống: tìm lại sức khỏe, tự do đối với sự dữ và nhất là nhìn thấy “ánh sáng”, biểu tượng của sự sống, đường đi và sự thật. Đó là bởi vì, vì chúng ta không chỉ sống bằng sức khỏe thôi, nhưng còn sống bằng tương quan với nhau và với Chúa, một tương quan được giải thoát khỏi ma quỉ và những gì thuộc về ma quỉ, như ghen ghét, loại trừ, chia rẽ, bạo lực, đam mê vật chất, xác thịt, danh vọng…

“Chính giờ ấy”. Không như trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Đức Giê-su mời gọi nhìnvà nghe những gì Ngài đã làm và đã nói trong quá khứ. Nhưng, ở đây trong bài Tin Mừng theo lời kể của thánh sử Luca, “Chính Giờ Ấy”, Đức Giê-su thực hiện ngay trước mắt hai môn đệ của Gioan các dấu chỉ. Như thế, dấu chỉ mà Chúa mời gọi nhìn và nghe, đó là những dấu chỉ của hôm nay, của hiện tại: “nhìn và nghe” trước mặt, ở đây và lúc này.

Và với chúng ta cũng vậy, Chúa mời gọi chúng ta nhận ra các dấu chỉ của bây giờ và ở đây, ngay trong Thánh Lễ Tạ Ơn, chúng ta đang cử hành, ngay trong ngày sống hôm nay.

 3Dấu chỉ “kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”

Nhưng trong lời mời gọi hai môn đệ đi về thuật lại cho thầy Gioan của mình, những gì mắt thấy tai nghe, hình như Chúa kể ra nhiều hơn những gì mình vừa thực hiện! Và chúng ta cần đặc biệt chú ý đến dấu chỉ mà Chúa thêm vô:

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. (c. 22b)

Chữa bệnh và thậm chí cho người chết sống lại, dù rất quan trọng và đánh động lòng người, nhưng đó cũng chỉ là những ơn giải thoát tạm thời. Bởi vì, khỏe lại và sống lại, rồi một ngày kia, ai cũng phải bệnh lại và chết lại; và lần này là không thể đứng dậy lại được, vì đó là thân phận con người.

Nhưng sẽ có lúc, có những thử thách, có những tai họa, có những giai đoạn, người ta có thể nêu câu hỏi tặn căn: có cần thiết đứng dậy để sống tiếp không? Sự sống của loài người, của chúng ta hôm nay đang phải trả giá mỗi ngày cho lối sống chạy hiệu quả, thánh thích, theo sự tự tôn, theo nhu cầu và lòng ham muốn hưởng thụ, có đáng cho chúng ta sống dài và sống mãi như thế không? Chỉ có sứ điệp Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô mới là dấu chỉ của mọi dấu chỉ, mới đem lại cho loài người chúng ta một giải quyết tận căn: đó là không còn sự sợ hãi đối với những gì thuộc thân phận con người, vì nhưng có niềm hi vọng, vì có Tin Mừng Sự Sống, vì có Nước Trời. Chúng ta dâng hiến đời mình là vì Tin Mừng này đây và để làm chứng cho Tin Mừng này đây. Các bài đọc trích sách Ngôn Sứ Isaia, trong Mùa Vọng, đều diễn tả Niềm Hy Vọng này của từng người và của cả loài người thuộc mọi thời.

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Vậy, “người nghèo” là ai? Đương nhiên là những người nghèo. Nhưng còn là những người nghèo trong tinh thần, người nghèo ở bình diện thiêng liêng, nghĩa là tự do với  “mọi sự khác”, không tuyệt đối hóa bất cứ điều gì và thần tượng hóa hay ngẫu tượng hóa bất cứ ai, nhưng chỉ đi tìm và sống cho “Đấng phải đến” mà thôi. Hiểu như vậy, chỉ có những người nghèo mới có thể đón nhận Tin Mừng mà thôi. Còn “những người giàu”, thì lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn! Những dưới ánh sáng của Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 1-12), chúng ta còn được hiểu “người nghèo” là từng người và cả loài người chúng ta, trong bản chính đích thật là “hình ảnh Thiên Chúa”.

Vậy, trước khi loan báo Tin Mừng cho người nghèo, theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Đấng đã đễn, đã đến và đang đến, và để nên dấu chỉ của Người, chúng ta hãy là “Người Nghèo” đón nhận Tin Mừng đầu tiên, mỗi ngày và suốt đời.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận