Vì sao ngày giới trẻ thế giới diễn ra ở Ba Lan ?

Đăng lúc: Thứ năm - 16/06/2016 02:13 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

Vì sao ngày giới trẻ thế giới diễn ra ở Ba Lan ?

Ba năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Krakow, Ba Lan. Đối với nhiều bạn trẻ, đó là một khoảnh khắc của niềm hân hoan, nhưng cũng nhiều người đã thắc mắc tại sao lại là Ba Lan? Ở đó có lạnh lắm không?

Mỗi khi Đức Giáo Hoàng chọn một địa điểm cho Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), sẽ là một trong những cao điểm của Năm Thánh, cũng như mang lại sự chú ý nhiều hơn đến các vị thánh của quốc gia đó. Việc quyết định nơi tổ chức WYD 2016 ở Krakow, thành phố lớn thứ nhì của Ba Lan, sẽ không gây ngạc nhiên cho nhiều người. Chắc hẳn rằng ĐGH muốn thu hút sự quan tâm của mọi người đến với lòng thương xót trong Năm Thánh này. Và còn nơi nào tốt hơn để làm điều đó nếu không phải là Ba Lan?

Chủ đề của WYD năm nay được dựa trên đoạn Kinh thánh: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (Mt 5, 7). Đức Phanxicô đã tuyên bố thánh Gioan Phaolô II và thánh Faustina Kowalska là đấng đồng bảo trợ cho Đại hội Giới trẻ Thế giới tháng 7 này và ngài gọi cả hai vị là “tông đồ của lòng thương xót Chúa”. WYD 2016 tại Krakow trở nên một phần của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và như vậy thành Năm Thánh Giới Trẻ ở tầm mức toàn cầu. Di sản của thánh Gioan Phaolô II và thánh Faustina sẽ là mở đầu và tâm điểm của toàn bộ chuyến đi này.

Trong sứ điệp công bố vào năm ngoái gởi cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 31 sẽ được cử hành cấp hoàn vũ vào cuối tháng 7.2016 tại Krakow, Ba Lan, ĐTC Phanxicô đã nói ngắn gọn về hai vị thánh và quyết định lựa chọn địa điểm WYD 2016 của ngài: “Krakow là thành phố mà thánh Gioan Phaolô II và thánh Faustina Kowalska đang chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở và yêu thương. Cha tin rằng Thiên Chúa đã dẫn đưa chúng ta đến quyết định cử hành Năm Thánh Giới trẻ tại nơi vốn là quê hương của hai vị đại tông đồ của lòng thương xót trong thời đại chúng ta. Đức Gioan Phaolô II nhận ra rằng đây là thời đại của lòng thương xót. Vào đầu triều đại Giáo hoàng của mình, ngài đã viết thông điệp “Thiên Chúa giàu lòng thương xót” (Dives in Misericordia). Năm Thánh 2000, ngài đã tuyên thánh cho chị Faustina và thiết lập lễ kính Lòng thương xót Chúa, mà hiện nay vẫn diễn ra vào ngày Chúa nhật II Phục Sinh. Năm 2002, đích thân ngài đã cung hiến Đền thờ kính Lòng Chúa thương xót Mercy Divine ở Krakow và ủy thác cả thế giới cho Lòng thương xót Chúa, với mong ước rằng thông điệp này sẽ được lan tỏa đến tất cả các dân tộc trên trái đất và lấp đầy trái tim của họ với niềm hy vọng: “Tia lửa này cần phải được thắp lên bằng ân sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa của lòng thương xót cần được phủ đầy trên khắp thế giới. Trong lòng thương xót của Thiên Chúa, thế giới sẽ tìm thấy bình an và nhân loại sẽ tìm được hạnh phúc!” (Bài giảng trong ngày lễ cung hiến đền thờ kính Lòng Chúa thương xót tại Krakow, ngày 17.8.2002). Các bạn trẻ thân mến, tại đền thờ ở Krakow dâng kính lòng thương xót của Chúa Giêsu, nơi Ngài được phác họa trong hình ảnh được dân Chúa tôn kính, Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng con”.

Đã có biết bao lời ngợi ca viết về thánh Gioan Phaolô II và thánh Faustina như những nguồn cảm hứng bất tận về sự thánh thiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đến Ba Lan vào mùa hè này để có dịp hiểu biết về lịch sử và văn hóa của đất nước đã hình thành hai vị thánh này. Trong chuyến đi đầu tiên của ngài tới Ba Lan sau khi được bầu làm giáo hoàng, ĐGH Gioan Phaolô II đã kêu gọi những người trẻ tiếp tục sống di sản của quê hương họ: “Từ khởi đầu của văn hóa Ba Lan đã mang dấu hiệu Kitô giáo rất rõ ràng. Nguồn cảm hứng Kitô giáo ấy tiếp tục là nguồn cung cấp chính cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ Ba Lan. Văn hóa Ba Lan vẫn chảy mãi với một dòng suối vô tận bắt nguồn từ trong Tin Mừng. Điều này cũng góp phần vào việc sâu sắc hóa nền văn hóa dân tộc và khơi gợi tính nhân văn đích thực… Bạn đang nghe những lời từ một người mắc nợ “sự đào tạo thiêng liêng” này ngay từ những buổi đầu từ văn hóa, âm nhạc, văn học ... đến lịch sử Ba Lan, truyền thống Kitô giáo Ba Lan, đến các trường học Ba Lan, các trường đại học Ba Lan…. Khi nói chuyện với những bạn trẻ theo cách này, tôi mong muốn những điều trên sẽ trả nợ di sản tinh thần đầy diệu kỳ này. Các bạn trẻ hãy trung thành với di sản này. Làm cho nó trở thành nền tảng vững chắc và phát triển trong bạn. Hãy tự hào về nó. Giữ gìn di sản, nhân rộng nó lên và trao nó cho các thế hệ tương lai”.

THẢO NGUYỄN


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận