Năm Thánh Dành Cho Người Yếu Đau, Bệnh Tật

Đăng lúc: Thứ tư - 15/06/2016 01:42 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
NĂM THÁNH DÀNH CHO NGƯỜI YẾU ĐAU, BỆNH TẬT
 
Hôm nay (12/6) là Ngày thế giới chống lao động trẻ em. Chủ đề của Ngày thế giới chống lao động trẻ em năm nay là “Chấm dứt lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng sản phẩm”. Ngày thế giới chống lao động trẻ em là cơ hội kêu gọi cộng đồng chung tay chấm dứt sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng sản phẩm[1]. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức bảo vệ phẩm giá người khuyết tật tại quốc gia Ý. Và như Publilius Syrus đã nói: “Sức khỏe và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời”. Nhưng làm sao có được một trí tuệ minh mẫn trong một thân xác ốm yếu, gầy còm ? Sao các trẻ em có thể có được sức khỏe và trí tuệ minh mẫn khi sống trong những môi trường lao động đầy khắc nghiệt; hay khi các em bị bóc lột, bị sử dụng như những công cụ sản xuất ? Cũng thế, làm sao có được một tinh thần sảng khoái, lành mạnh trong một con người đầy dẫy khổ đau, yếu đuối và tội lỗi ? Trong ý hướng đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vạch ra hướng đi cho nhân loại, cách riêng cho những Kitô hữu khi đứng trước thực tại khổ đau của cuộc sống, qua bài giảng tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 12/06 vừa qua: “Năm Thánh dành cho người yếu đau, bệnh tật”.
           
“Tôi cũng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19tt). Trong những lời này, Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả cách mạnh mẽ mầu nhiệm của đời sống Kitô hữu, điều này có thể được tóm gọn trong sự năng động của mầu nhiệm Vượt Qua, của sự chết và phục sinh khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Quả thực, nhờ việc dìm xuống nước, mỗi người trong chúng ta, như đã chết và được mai táng với Đức Kitô (cf. Rm 6,3-4); và việc lên khỏi nước, đưa ta bước vào đời sống mới trong Thánh Thần. Việc tái sinh này ôm trọn mọi phương diện của đời sống chúng ta: bệnh tật, khổ đau và thậm chí cả cái chết, được Đức Kitô mang vào thân thể; và trong Người, con người tìm được ý nghĩa tối hậu cho cuộc sống hiện sinh của họ. Hôm nay, trong Năm Thánh này, ngày hiến dâng những người yếu đau, những người mang nơi mình những tật nguyền, nói lên tiếng nói vang dội tới những người có trách nhiệm.
Mỗi người trong chúng ta, dù sớm hay muộn, đều được mời gọi đối mặt với những khoảng thời gian đớn đau, - đó là sự yếu đuối và bệnh tật, cả hai đều thuộc về chúng ta và cả những người khác. Có bao nhiêu khuôn mặt khác nhau làm nên cộng động chung này, ấy thế mà kinh nghiệm đau thương của nhân loại đã lấy đi cách đột ngột! Tuy nhiên, tất cả những điều này trực tiếp làm phát sinh câu hỏi cấp thiết về ý nghĩa của cuộc sống. Tâm hồn chúng ta, trong tĩnh lặng, sẽ không chịu dừng bước trước thái độ hoài nghi, yếm thế này, - như là chỉ có một giải pháp duy nhất, là đơn giản chịu đựng những kinh nghiệm đau thương này, chỉ cậy dựa vào sức riêng; hoặc chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào khoa học, hay thậm chí nghĩ rằng, một nơi nào đó trên thế giới có một phương thuốc có thể chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này không khả thể với tình trạng hiện nay, và thậm chí nếu đã tồn tại loại thuốc như thế, thì cũng chỉ một vài người mới có khả năng được sử dụng mà thôi.
Con người thường bị tổn thương bởi tội lỗi, được biểu thị qua các khuyết điểm. Trong thế giới ngày nay, chúng ta quen với những tiếng phản đối đã thét lên cho một cuộc sống đã biểu thị rõ rệt bằng những khiếm khuyết thể lý nghiêm trọng. Người ta nghĩ rằng, những người đau yếu, bệnh tật không thể hạnh phúc, vì họ không thể nương nhờ vào một lối sống văn hóa trụy lạc và giải trí. Trong một thời đại, khi mà sự quan tâm chăm sóc một ai đó trở nên nỗi ám ảnh và một việc kinh doanh, buôn bán lớn, thì bất cứ khuyết điểm nào phải được che giấu đi, vì nó đe dọa đến hạnh phúc, sự an nhàn và làm nguy hiểm đến địa vị của một vài cá nhân có đặc quyền đặc lợi. Như thế, người ta nghĩ rằng, tốt nhất là giữ khoảng cách an toàn trong “căn phòng đóng kín” hoặc trong “những ốc đảo” – thậm chí ngụy trang dưới vẻ hào nhoáng của “chủ nghĩa duy hình thức mộ đạo” hay dưới những hình thức phúc lợi xã hội; vì thế, họ không có được bình an khi sống trong lỗi tội được ẩn giấu và trang hoàng cách tốt đẹp này. Trong vài trường hợp, người ta còn bảo rằng, tốt hơn là loại trừ những người yếu đau, bệnh tật càng sớm càng tốt, bởi họ trở nên một gánh nặng kinh tế, không thể nào chấp nhận được trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, đã thành một cơn ảo mộng là khi con người ngày nay kép kín đôi mắt của họ trước người yếu đau, bệnh tật. Họ đánh mất đi sự hiểu biết về ý nghĩa đích thực của cuộc sống, một ý nghĩa phải được làm nên với việc đón nhận khổ đau và khuyết điểm. Tôi nói “hoàn hảo” hơn là “lỗi lầm”, nghĩa là thế giới không trở nên tốt hơn, khi chỉ nhìn qua vẻ hào nhoáng bề ngoài của con người “hoàn hảo”– nhưng là tốt hơn khi nhân loại biết đoàn kết, chấp nhận và tôn trọng nhau. Phương cách thực sự là những lời của Thánh Phaolô Tông Đồ: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1,27)!
Tin Mừng Chúa Nhật (Lc 7,36-8,3) đưa chúng ta đến với một hoàn cảnh đặc biệt của sự yếm thế. Người phụ nữ mắc tội bị xét xử và chối từ, nhưng Chúa Giêsu đã đón nhận và bênh vực cô ta: “Tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7,47). Đây là lời tóm kết của Chúa Giêsu, Người ân cần với nỗi thống khổ và sự kêu xin của người phụ nữ tội lỗi. Sự yếu đuối này là dấu chỉ của tình yêu mà Thiên Chúa thể hiện trên những người khổ đau và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khổ đau không chỉ về mặt thể lý, nhưng là về mặt thiêng liêng, một trong những bệnh lý con người ngày nay thường hay mắc phải. Nó là một nỗi đớn đau trong tâm hồn, một sự buồn sầu vì thiếu vắng tình thương. Nó là bệnh lý của sự cô đơn, buồn bã. Khi chúng ta kinh qua nỗi thất vọng và bị phản bội trong những mối tương quan hệ trọng, chúng ta sẽ nhận ra thế nào là sự tổn thương và vô phương cứu chữa. Cơn cám dỗ về việc chỉ quan tâm đến mình càng lớn dần, và điều đó làm chúng ta đang dần đánh mất cơ hội quý nhất của cuộc sống: yêu thương trong mọi sự!
Hạnh phúc mà mỗi người ước ao, về điều đó, nó có thể được biểu lộ qua những nẻo đường, và chỉ đạt được nếu chúng ta có lòng yêu thương. Đây luôn là con đường duy nhất, con đường yêu thương, và không có một lối đi nào khác. Yêu thương nhau là một thử thách thực sự, một thách thức lớn dành cho con người. Hãy mở ra đôi mắt tâm hồn cho biết bao người đau khổ, đầy thương tích, để họ quay trở về ngay khi nhận ra họ được yêu thương! Hãy khơi lên tình yêu trong tâm hồn của bao người chỉ đơn giản với một nụ cười! Liệu pháp của nụ cười. Vì chưng, chính sự mỏng manh của chúng ta có thể trở thành cội nguồn của sự an ủi và nâng đỡ trong cuộc sống đơn côi. “Trước cuộc lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Người vẫn yêu thương kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Trên thập giá, Chúa Giêsu đã mặc khải tình yêu trao hiến vô điều kiện, vô vị lợi, vô biên giới. Có thể chúng ta quở trách Thiên Chúa về những yếu đuối và khổ đau, khi chúng ta đối diện với quá nhiều đau khổ của thập giá. Nỗi đớn đau của thân xác được hòa quyện với lời chế giễu, chà đạp và khinh bỉ, ấy thế mà Người đáp trả với lòng thương xót bằng việc đón nhận và tha thứ mọi sự: “Vì Người đã phải mang thương tích, để chúng ta được chữa lành” (Is 53,5; 1Pr 2,24). Chúa Giêsu là Thầy Thuốc cứu chữa chúng ta bằng phương dược Tình Yêu, vì Người mang vào thân thể những thương tích của chúng ta và cứu chữa chúng ta. Chúng ta biết rằng, Thiên Chúa có thể cảm thương những yếu hèn của chúng ta, vì Người đã kinh qua phận người như chúng ta (cf. Dt 4,15).
Con đường duy nhất để chúng ta biểu thị giá trị tình yêu, là khi chúng ta kinh qua sự yếu đau, tật nguyền, và sẵn sàng dâng hiến chúng cho Thiên Chúa. Đó là con đường duy nhất và cũng là thước đo cho tự do của chúng ta, là khi chúng ta biết đối diện với khổ đau và yếu nhược, hầu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta; thậm chí khi khổ đau và yếu nhược ghim vào chúng ta như một sự vô nghĩa và vô vọng. Chúng ta đừng để bị nao núng vì các nỗi gian truân (cf, 1Tx 3,3). Chúng ta biết rằng, khi chúng ta yếu đuối, chính là lúc chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ (cf. 2Cr 12,10), và đón nhận ân sủng đổ tràn trên những gì đang thiếu thốn, trong những hoàn cảnh khổ đau của thân thể  Đức Kitô là Giáo Hội. “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân thể cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Vì thân thể thương tích đó, trong hình ảnh của Đấng Phục Sinh, Người giữ lại những vết thương, dấu vết của một cuộc chiến đấu gian truân, nhưng chúng lại là những vết thương làm rạng lên một tình yêu bất diệt.

Hoahướngdương. dich, nguồn zenit.org.
[Original text: Italian] [Vatican-provided translation]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

[1] X. Ngày 12/6 – Ngày thế giới chống lại lao động trẻ em, 12/ 06/ 2016, http://www.vtv.vn.
 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận