Thứ Sáu, sau Chúa Nhật III Thường Niên

Đăng lúc: Thứ sáu - 27/01/2017 02:04 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
Ngày 27 tháng 01 năm 2017

Thứ Sáu, sau Chúa Nhật III Thường Niên

DỤ NGÔN HẠT GIỐNG VÀ HẠT CẢI

DỤ NGÔN HẠT CẢI

I. LỜI CHÚA: Mc 4, 26-34

26 Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.”

30 Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”

33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe.34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

II. SUY NIỆM:

1. Ngôn ngữ “dụ ngôn”

Sau khi kể lại một loạt dụ ngôn mà Đức Giê-su đã dùng trong lời giảng của mình, dụ ngôn người gieo giống, dụ ngôn cái đèn, dụ ngôn đấu đong, dụ ngôn hạt giống và dụ ngôn hạt cải, thánh sử Mác-cô kết luận:
Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn.

Câu nói này của thánh Mác-cô rất là triệt để và chúng ta cần lưu tâm cách đặc biệt; bởi lẽ theo đó, dụ ngôn không chỉ là một trong những cách thức giảng dạy của Đức Giê-su, nhưng còn là chính cách thức giảng dạy của Người; hay ít nhất chúng ta có thể nói rằng, một mình cách giảng dạy bằng dụ ngôn đủ để diễn tả toàn bộ lời giảng của Đức Giê-su. Một nhà chú giải còn đi xa hơn khi nói rằng, Đức Giêsu là “Dụ Ngôn của Thiên Chúa” cho con người. Trong bài tin Mừng hôm nay, thánh sử Mác-cô, trong bài Tin Mừng hôm nay còn nói:

Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, 
thì Ngài giải thích hết.

Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự khó hiểu của các dụ ngôn, cũng giống như các môn đệ xưa; và vì thế chúng ta cảm thấy có nhu cầu học hỏi. Đúng là phải học, nhưng điều này vẫn chưa đủ, thậm chí không phải là yếu tố quyết định; bởi lẽ lời Chúa hôm nay muốn nói với chúng ta rằng chúng ta cần ở lại với Đức Giê-su (thay vì thấy khó rồi bỏ đi), im lặng lắng nghe chính Ngài giải thích. Chính tương quan thiết thân với Đức Kitô, và sự hiểu biết Đức Kitô mà thánh Phaolô nói tới trong thư Phi-líp-phê mới là quyết định để hiểu các dụ ngôn: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi” (Phil 3, 8)

Những dụ ngôn mà Đức Giêsu kể luôn là một câu chuyện đến từ kinh nghiệm đời thường và từ thiên nhiên. Nhưng các dụ ngôn lại nói cho chúng ta những điều kín ẩn: kín ẩn về Thiên Chúa, kín ẩn về con người, kín ẩn về mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với nhau, kín ẩn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, kín ẩn về Nước Trời. Chúng ta được mời gọi nhớ lại bao nhiêu có thể những dụ ngôn mà Đức Giêsu đã kể trong các Tin Mừng và xin Chúa dẫn chúng ta vào “những điều kín ẩn” ở bên dưới các dụ ngôn, như thánh sử Mát-thêu nói:

Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa. (Mt 13, 33-34)

2. Dụ ngôn hạt giống và hạt cải

Khi nói đến Nước Thiên Chúa, chúng ta thường nghĩ ngay đến năng lực của con người: con người yếu đuối, tội lỗi, bất lực; thế giới và xã hội chúng ta đang sống đầy hỗn mang, lệch lạc, ô nhiễm… Nhưng, để giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, lời của Đức Giêsu lại mời gọi chúng ta chiêm ngắm năng lực của thiên nhiên, đúng hơn là năng lực của một trong những điều nhỏ bé nhất của thiên nhiên, để nhận ra điều kì diệu vượt qua mọi nỗ lực của con người: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất… Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.” (c. 26 và 31)

Đó là năng lực của hạt lúa, đó là năng lực của hạt cải. Đúng là trong hai dụ ngôn nhỏ này, Đức Giê-su hình như xem nhẹ công sức của con người. Tuy nhiên, đó lại là sự thật của muôn đời: dù con người có cố mấy đi nữa cũng không thể thay thế được sức sống của thiên nhiên, dù hiểu biết khoa học của con người có tiến bộ mấy đi nữa cũng không thấu hiểu được thiên nhiên, nhất là sự sống trong thiên nhiên. Nhưng xét cho cùng, với những dụ ngôn này, Đức Giêsu không muốn dạy chúng ta về thế giới thực vật, nhưng Ngài mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm thiên nhiên để cảm nghiệm được năng lực ẩn dấu nhưng thật mạnh mẽ và kì diệu của Nước Thiên Chúa, của Hạt Giống Giê-su, ngang qua mầu nhiệm Vượt Qua, nẩy mầm, thành cây, trổ đòng đòng và thành “bông lúa nặng trĩu hạt”.

Thật vậy, hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải thật nhỏ bé và rất tự nhiên (nghĩa là không có những yếu tố “lạ thường” mà các dụ ngôn thường có), nhỏ bé và tự nhiên như chính hình thức (rất ngắn) và nội dung của dụ ngôn (hạt giống và hạt cải nhỏ bé khiêm tốn). Tuy nhiên, niềm hy vọng mà hai dụ ngôn này có thể khơi dậy nơi tâm hồn người nghe thì rất to lớn và rất siêu nhiên:

Niềm hy vọng to lớn. Bất chấp tất cả, bất chấp Sự Dữ, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi, bất chấp những giới hạn, yếu đuối, tội lỗi của loài người, của người khác, của anh em, của chị em và của chính chúng ta, bất chấp hạt giống rất nhỏ bé mong manh đang có trong thế giới, trong cộng đoàn và trong lòng chúng ta, Nước Trời mà chúng ta hy sinh cả đời để xây dựng trong đời sống dâng hiến, tất yếu sẽ hiện hữu, lớn mạnh và đạt tới sự viên mãn. Hình ảnh đồng lúa trĩu hạt và chín vàng và hình ảnh cây cải cành lá sum suê đến độ chim trời làm tổ trên cành được diễn tả sự viên mãn tất yếu của Nước Trời.

Niềm hy vọng siêu nhiên. Bởi vì đó chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa, công trình kì diệu diễn ra trước mắt chúng ta. Thật ra, ngay trong tiến trình lớn lên tự nhiên của hạt lúa và hạt hạt cải đã có điều gì đó là siêu nhiên rồi, trong mức độ con người không thấu suốt và làm chủ được hoàn toàn.

Điều mà hai dụ ngôn này muốn diễn tả, đang được thực hiện cho cộng đoàn chúng ta, cho từng người chúng ta mỗi ngày ngang qua việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, ngang qua Thánh Lễ được cử hành và ngang qua ngày sống được nuôi dưỡng bằng Lời và Mình của chính Đức Ki-tô. Từng ngày và từng ngày, dù bất cứ điều gì đã xẩy ra trong nội tâm của chúng ta, tất cả chúng ta, từng người và cả cộng đoàn, đã được Chúa gieo hạt giống. Hạt giống thật nhỏ bé và mong manh, nhưng tất yếu sẽ tạo nên mùa màng bội thu và trở nên to lớn và bền vững. Bởi vì đó là sức mạnh tất yếu của Lời Chúa. Hạt giống chính là Lời Chúa. Như chính Đức Chúa đã tuyên bố:

Lời TA, một khi xuất phát từ miệng ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó. (Is 55, 11)

3. Hạt Giống “Giê-su

Trong bữa tiệc li, theo Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu nói: « Anh em là bạn của Thầy » và « Không có ai có tình yêu lớn hơn người từ bỏ sự sống cho những người bạn của mình » (Ga 15, 13-14). Qua hành vi trao bánh và rượu cho các môn đệ, qua hành vi rửa chân của các ông, Đức Giêsu muốn Phê-rô và tất cả chúng ta hiểu ra rằng Ngài không chỉ muốn gieo Lời của Ngài, nhưng còn muốn gieo chính bản thân của Ngài. Vì Lời của Ngài và Ngôi Vị của Ngài là một. Hạt giống là chính Đức Giê-su, là Sự Thiện và Sự Sống nơi Người, mạnh hơn Sự Dữ và Sự Chết, chính vì vậy mà sự viên mãn của Nước Trời là tất yếu.

Trong thiên nhiên, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa được ghi khắc, và không chỉ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, nhưng đỉnh cao của mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, nghĩa là mầu nhiệm Vượt Qua, cũng được khi khắc trong thiên nhiên, khi Đức Giêsu nói:

Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (Ga 12, 24)

Đức Giê-su ví lời của mình và chính bản thân mình với hạt giống. Như thế, trong thiên nhiên, còn ghi khắc mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Và nếu trong thiên nhiên, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và mầu nhiệm Vượt Qua được ghi khắc thật rõ nét, thì trong lịch sử loài người, trong thế giới và xã hội chúng ta đang sống và trong chính cuộc đời của mỗi người chúng ta, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và mầu nhiệm Vượt Qua còn được ghi khắc rõ nét hơn biết bao. Có thể nói, cuộc đời của chúng ta như thế đó cũng là một dụ ngôn nói về Nước Thiên Chúa, về mầu nhiệm Vượt Qua.

Xin cho con tim chúng ta bừng cháy, khi nhận ra “điều kín ẩn” này và quảng đại mở lòng ra để cho Chúa Thánh Thần hoàn tất mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và mầu nhiệm Vượt Qua nơi cuộc đời của chúng ta.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
 

uy niệm Lời Chúa mỗi ngày – song ngữ

27.1 du ngon nuoc troi

 

 Friday (January 27):  What the kingdom of God is like

 

Scripture:  Mark 4:26-34

26 And he said, “The kingdom of God is as if a man should scatter seed upon the ground, 27 and should sleep and rise night and day, and the seed should sprout and grow, he knows not how. 28 The earth produces of itself, first the blade, then the ear, then the full grain in the ear. 29 But when the grain is ripe, at once he puts in the sickle, because the harvest has come.” 30 And he said, “With what can we compare the kingdom of God, or what parable shall we use for it? 31 It is like a grain of mustard seed, which, when sown upon the ground, is the smallest of all the seeds on earth; 32 yet when it is sown it grows up and becomes the greatest of all shrubs, and puts forth large branches, so that the birds of the air can make nests in its shade.” 33 With many such parables he spoke the word to them, as they were able to hear it; 34 he did not speak to them without a parable, but privately to his own disciples he explained everything.

Thứ Sáu    27-1          Thứ Sáu   29-1          Nước Thiên Chúa giống như cái gì

 

Mc 4,26-34

26 Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.”30 Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe.34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

Meditation: What can mustard seeds teach us about the kingdom of God? The tiny mustard seed literally grew to be a tree which attracted numerous birds because they loved the little black mustard seed it produced. God’s kingdom works in a similar fashion. It starts from the smallest beginnings in the hearts of men and women who are receptive to God’s word. And it works unseen and causes a transformation from within. Just as a seed has no power to change itself until it is planted in the ground, so we cannot change our lives to be like God until God gives us the power of his Holy Spirit.

 

The Lord of the Universe is ever ready to transform us by the power of his Spirit. Are you ready to let God change you by his life-giving Word and Spirit? The kingdom of God produces a transformation in those who receive the new life which Jesus Christ offers. When we yield to the Lord Jesus and allow his word to take root in us, our lives are transformed by the power of the Holy Spirit who dwells within us. Paul the Apostle says, “we have this treasure in earthen vessels, to show that the transcendent power belongs to God and not to us” (2 Corinthians 4:7). Do you believe in the transforming power of the Holy Spirit?

Peter Chrysologous (400-450 AD), an early church father, explained how the ” tree of the cross” spread its branches throughout the world and grew into a worldwide community of faith offering its fruit to the whole world:

It is up to us to sow this mustard seed in our minds and let it grow within us into a great tree of understanding reaching up to heaven and elevating all our faculties; then it will spread out branches of knowledge, the pungent savor of its fruit will make our mouths burn, its fiery kernel will kindle a blaze within us inflaming our hearts, and the taste of it will dispel our unenlightened repugnance. Yes, it is true: a mustard seed is indeed an image of the kingdom of God. Christ is the kingdom of heaven. Sown like a mustard seed in the garden of the virgin’s womb, he grew up into the tree of the cross whose branches stretch across the world. Crushed in the mortar of the passion, its fruit has produced seasoning enough for the flavoring and preservation of every living creature with which it comes in contact. As long as a mustard seed remains intact, its properties lie dormant; but when it is crushed they are exceedingly evident. So it was with Christ; he chose to have his body crushed, because he would not have his power concealed….

Christ became all things in order to restore all of us in himself. The man Christ received the mustard seed which represents the kingdom of God; as man he received it, though as God he had always possessed it. He sowed it in his garden, that is in his bride, the Church. The Church is a garden extending over the whole world, tilled by the plough of the gospel, fenced in by stakes of doctrine and discipline, cleared of every harmful weed by the labor of the apostles, fragrant and lovely with perennial flowers: virgins’ lilies and martyrs’ roses set amid the pleasant verdure of all who bear witness to Christ and the tender plants of all who have faith in him. Such then is the mustard seed which Christ sowed in his garden. When he promised a kingdom to the patriarchs, the seed took root in them; with the prophets it sprang up; with the apostles it grew tall; in the Church it became a great tree putting forth innumerable branches laden with gifts. And now you too must take the wings of the psalmist’s dove, gleaming gold in the rays of divine sunlight, and fly to rest for ever among those sturdy, fruitful branches. No snares are set to trap you there; fly off, then, with confidence and dwell securely in its shelter. (SERMON 98)

Do you allow the seed of God’s word to take deep root in your life and transform you into a fruit-bearing disciple of Jesus Christ?

“Lord Jesus, fill me with your Holy Spirit and transform me into the Christ-like holiness you desire. Increase my zeal for your kingdom and instill in me a holy desire to live for your greater glory.”

 

Suy niệm: Những hạt cải dạy chúng ta về điều gì về nước Thiên Chúa? Hạt cải nhỏ xíu thật sự lớn lên thành một cây, thu hút nhiều chim chóc bởi vì chúng thích hạt cải nhỏ màu đen mà nó sinh sản ra. Nước Thiên Chúa hoạt động theo một cách thức tương tự. Nó khởi đi từ những căn nguyên nhỏ bé nhất trong lòng những người tiếp nhận lời Chúa. Và nó hoạt động âm thầm và gây ra sự biến đổi từ bên trong. Giống như hạt cải chẳng có sức mạnh nào để thay đổi chính nó cho tới khi nó được gieo xuống đất, chúng ta cũng không thể thay đổi cuộc sống mình nên giống Thiên Chúa cho tới khi Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh Thánh Thần của Người.

 

Chúa hoàn vũ luôn luôn sẵn sàng để biến đổi chúng ta bởi quyền năng của Thần Khí. Bạn có sẵn sàng để cho Thiên Chúa thay đổi bạn qua ơn sủng và sức mạnh của Người không? Nước Thiên Chúa phát sinh sự biến đổi trong những ai đón nhận đời sống mới mà Ðức Giêsu ban tặng. Khi chúng ta suy phục Đức Giêsu Kitô, cuộc sống của chúng ta được biến đổi do quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong chúng ta. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng: “Chúng tôi chứa đựng kho tàng này trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.” (2Cor 4,7). Bạn có tin vào sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần không?

Peter Chrysologous (400-450 AD), một giáo phụ thời sơ khai giải thích cách thức “cây thập giá” tỏa lan các nhánh của nó ra khắp thế giới và lớn lên trong cộng đồng đức tin hoàn vũ đem lại hoa trái của nó cho toàn thế giới như sau:

Nó tùy thuộc vào chúng ta để gieo hạt cải này trong tâm trí và để nó lớn lên trong chúng ta cây hiểu biết to lớn vươn lên tới trời nâng cao mọi khả năng của chúng ta; rồi nó sẽ tỏa rộng cành lá hiểu biết, mùi vị chua cay trái của nó sẽ làm cho miệng chúng ta nóng cháy, hạt bốc lửa của nó sẽ thắp lên ngọn lửa đốt cháy tâm hồn chúng ta, và vị của nó sẽ xua tan sự xung khắc tăm tối của chúng ta. Phải, đó là sự thật: hạt cải chính là hình ảnh vương quốc của Thiên Chúa. Đức Kitô là vương quốc của Thiên đàng. Được gieo xuống như hạt cải trong vườn bụng dạ của người trinh nữ, Người lớn lên trong cây thập giá, nhánh của nó lan tỏa khắp thế giới. Bị nghiền nát trong cối dã của khổ hình, hoa trái của nó phát sinh hương vị và sự bảo quản đúng mùa cho mọi sinh vật mà nó liên kết. Bao lâu hạt cải còn nguyên vẹn, các tài nguyên của nó vẫn không hoạt động, nhưng khi nó bị nghiền nát chúng sẽ bộc phát một cách nhanh chóng và rõ ràng. Đó chính là Đức Kitô, Người đã để thân mình bị người ta nghiền nát, bởi vì Người không để cho quyền năng của mình bị che đậy…

Đức Kitô trở nên mọi sự để phục hồi tất cả chúng ta trong Người. Con người mà Đức Kitô đón nhận hạt cải thể hiện vương quốc của Thiên Chúa; là con người Đức Kitô đã đón nhận nó, mặc dù là Thiên Chúa Người luôn có nó. Người gieo nó trong vườn của mình, là hiền thê của Người là Giáo hội. Giáo hội là mảnh vườn lan rộng khắp thế giới, được cày xới bởi cái cày của Tin mừng, được rào dậu bởi các cọc tín điều và kỷ luật, được làm sạch mọi thứ cỏ tai hại bởi công sức của các tông đồ, thơm tho và đáng yêu với các loại hoa quanh năm: hoa lili trinh nữ, hoa hồng tử đạo nằm giữa lòng nhiệt thành dễ chịu của những chứng nhân cho Đức Kitô và những cây mảnh dẻ của những ai đặt niềm tin nơi Người. Tất cả điều đó là hạt cải mà Đức Kitô đã gieo trong vườn của mình. Khi Người hứa vương quốc cho các tổ phụ, hạt giống đã bén rễ trong họ; với các ngôn sứ nó mọc lên; với các tông đồ nó lớn mạnh; trong Giáo hội nó trở nên một cây lớn vươn ra vô số nhánh nặng trĩu với những ân sủng. Và giờ đây, bạn cũng phải dùng đôi cánh bồ câu của tác giả thánh vịnh, như vàng lóng lánh trong tia nắng thần linh, và bay đến chỗ nghỉ ngơi đời đời giữa những nhánh cứng cáp và sai trái của chúng. Không có bẫy giăng bắt bạn nơi đó; cứ mạnh dạn bay nhẩy và nghỉ yên trong tổ của nó (Bài giảng 98).

Bạn có để cho hạt giống của lời Chúa bén rễ sâu trong cuộc đời bạn và biến đổi bạn thành người môn đệ sinh hoa trái của Đức Giêsu Kitô không?

Lạy Chúa Giêsu, xin lấp đầy lòng con Thánh Thần của Chúa và biến đổi con trong sự thánh thiện như Đức Kitô mà Chúa mong ước. Xin gia tăng lòng nhiệt thành của con cho nước Chúa và khơi dậy trong con lòng khao khát thánh thiện để sống cho vinh quang lớn lao của Chúa hơn.

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

 

Suy Niệm 1: Hạt giống, hạt cải

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hạt giống và hạt cải làm ví dụ để nói về Nước Thiên Chúa.

Nước Thiên Chúa được thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống, hạt nẩy sinh thành cây, rồi thành bông lúc. Như người dân Palestina, sau khi gieo hạt giống, họ âm thầm chờ đợi lúa chín để gặt hái, chứ không hề biết hạt giống được gieo xuống đất đã phát triển như thế nào: Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn. Chúa Giêsu chỉ đích thân có mặt trong mùa gieo giống và mùa gặt hái. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ đợi, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động một cách vô hình, qua Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Khi Nước Thiên Chúa đã phát triển đến mức tối đo, Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, thu hoạch mùa gặt của Ngài.

Dụ ngôn hạt cải là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cũng như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được rút ra từ đời sống thôn dã. Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn: hạt cải nhỏ xíu trở thành một cây to lớn. Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịch lý tương tự: Dưới cái nhìn của thánh Marcô, dụ ngôn hạt cải chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời về bí mật Mêsia. Cho đến lúc này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị coi là vô nghĩa và Nước Thiên Chúa vẫn chỉ là một thực tế khiêm tốn. Dù vậy, các dân ngoại đang nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của nó như các Kitô hữu ở Rôma đã kinh nghiệm được điều này. Chính Giáo Hội tiên khởi, dù yếu đuối, vẫn ý thức được mình đang tham dự vào sự thành công của một công trình đã sẵn tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt tới mức hoàn vũ vào cuối giai đoạn phát triển của nó.

Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được trồng dưới đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.

Xin Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín đó.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 2: Vấn đề thân cận

Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên, bắng cách nào thì người ấy không biết.” (Mc. 4. 26-27)

Phúc âm hôm nay lấy chủ đề là việc gieo giống. Nhưng những lời lẽ được dùng lại vang lên những âm điệu mới lạ đáng chúng ta quan tâm suy nghĩ: mầu nhiệm Đức Kitô có một sức mạnh âm thầm hằng thúc đẩy để mầu nhiệm ấy được thực hiện trọn vẹn; dầu có tính cách mong manh, mầu nhiệm ấy vẫn có một sức mạnh vô địch; sau cùng lòng gắn bó hoặc tin cậy vào Chúa Giêsu giúp ta hiểu biết đầy đủ về mầu nhiệm này.

Một sức mạnh âm thầm

Mỗi ngày ta khó nhọc vất vả gieo hạt giống Nước Trời, mong cho Nước Chúa trị đến. Nào là: kinh lễ, hội họp, thảo luận, phục vụ, thăm viếng tình nghĩa, dạy giáo lý, hoạt động nghề nghiệp, săn sóc bệnh nhân, dạy học, làm việc chân tay… Chúng ta tin rằng thực hiện một trong những công việc kể trên là làm cho chúng ta sống mầu nhiệm phục sinh, là đưa mọi loài thụ tạo đến sự phục hồi. Ta tin nhưng mắt không nhìn thấy gì cả. Những kết quả công khó của ta thường âm thầm kín đáo. Chúng ta phải khiêm tốn và có khi phải cay đắng chấp nhận những giới hạn của thân phận con người.

“Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như …”, Chúa Kitô nói với chúng ta như vậy mà, …

Ta hãy kiên nhẫn và tin tưởng!

Một sức mạnh vô địch

Chúa còn kể dụ ngôn thứ hai, dụ ngôn hạt cải, để ta thêm vững lòng. Thực vậy, Chúa đặt đối chọi nhau hai sự thể: một bên là cái mong manh bé nhỏ, bên kia lại là những kết quả to lớn đạt được. “Cây cải mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng”.

Chúng ta không thường sống sự tương phản này sao, sự tương phản giữa một bên là những dấu chỉ mong manh, còn bên kia là những kết quả to lớn đạt được? Tất cả đời sống bí tích chỉ là việc xử dụng một loại hạt giống nhỏ nhất để rồi hạt giống đó trở thành một dấu chỉ sinh ân sủng vô vàn của Chúa.

Chỉ có ai yêu mến mới hiểu được

Sau cùng, những dụ ngôn này kết thúc với lời ghi nhận rằng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Chúa Giêsu giải nghĩa hết cho các Tông đồ. Sự gắn bó, gần gũi với Chúa giúp ta tiến tới Người vượt xa mức bình thường mà quần chúng có thể tiếp cận được, bởi vì xét cho cùng người ta chỉ có thể hiểu biết rõ được một người khi ta yêu mến người đó.

 

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận