Nhân Mùa Mừng Tân Chức Đọc Lại Bài “Tâm Tình Anh Gởi Em Là Linh Mục”

Đăng lúc: Chủ nhật - 12/06/2016 15:10 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
NHÂN MÙA MỪNG TÂN CHỨC ĐỌC LẠI BÀI “TÂM TÌNH ANH GỞI EM LÀ LINH MỤC”

 

Một lần lướt Web, được đọc bài “Tâm tình anh gởi em là linh mục” của tác giả Phêrô Ngọc Toàn trong mục Câu chuyện chiều thứ bẩy trên trang mạng của Giáo phận Long Xuyên, lòng tôi rung lên vì đồng cảm. Sự tâm đắc khiến tôi mạnh dạn viết lên những suy nghĩ của mình. Tôi nhận ra đây là những lời khuyên cũng là những lời cầu chúc chân thành của một người Anh gởi một người Em và cũng là của mọi người giáo dân đối với các Linh mục. Toàn bộ bài viết như để góp phần làm sáng tỏ một vấn đề: “Người giáo dân mong muốn điều gì nơi linh mục?”.

 

 

Với bút pháp mạch lạc, kiến thức sâu rộng, vốn sống thực tế, tâm tình chân thành, suy nghĩ cởi mở và bố cục chặt chẽ, tác giả đã phân tích một vấn đề “nhạy cảm” ít người dám nói!

1/ Đó là 9 vấn đề thời sự quanh đời sống  linh mục, cụ thể là:

- Về đời sống siêu nhiên: được biểu lộ qua nếp sống khó nghèo, qua thái độ khiêm tốn thực sự, qua sự kiên nhẫn chịu đựng.

 - Về đời sống xã hội: nên kính trọng mọi người, nhất là người lớn tuổi. Đừng bao giờ ỷ mình là linh mục mà có những lời bất kính đối với những giáo dân đã trọng tuổi.

- Lắng nghe và phục thiện: nên vui vẻ đón nhận những ý kiến xây dựng, bình tĩnh trước những lời chỉ trích chê bai.

- Hy sinh hết mình, phục vụ tận tâm: không nên áp dụng nguyên tắc quá khắc khe và máy móc, cũng đừng giữ giờ qúa đáng để trở thành khô khan, lãnh đạm.

- Nêu gương sáng: phải sống những điều mình giảng và chỉ giảng những điều mình đã sống.

- Công bằng: phải đối xử công bằng với mọi người, không thiên vị ai. Không có thái độ trọng người này khinh người kia.

- Tạo niềm tin: phải trau dồi đức tin và sống niềm tin, để nhờ đó có thể tạo được niềm tin cho giáo dân, cũng nhờ đó giáo dân tiến gần tới Chúa hơn.

- Đối với phụ nữ: nên hết sức thận trọng và khôn ngoan khi tiếp xúc với họ, nhất là các thiếu nữ trẻ đẹp

- Đối với tiền bạc: nên tập cho mình thói quen không tham tiền, vì người tham tiền không thể có tâm hồn bay bổng lên được. Đành rằng tiền bạc cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng đừng để cho tiền bạc làm hoen ố thiên chức linh mục. Đừng tham tiền cũng đừng nói nhiều về tiền. Giáo dân sẽ rất khó chịu khi thấy linh mục quá nhấn mạnh tiền bạc. Tuy nhiên, nếu vì công ích mà phải đề cập đến tiền bạc, thì phải lên tiếng trong sự khéo léo tế nhị.

2/ Đó là 4 thái độ của giáo dân như thước đo của sự thăm dò, trong đó:

- Khó có thể chấp nhận, nếu Linh mục: - Đứng về phe hay những tổ chức chống đối Giáo Hội. - Liên hệ thân mật với các cô gái. - Sống bê tha, thiếu đức trong sạch. - Tỏ ra ham mê và chạy theo tiền bạc. - Không giữ lời hứa.

- Chấp nhận gượng ép, nếu Linh mục: - Hay khoe khoang và tự đề cao. - Hay tìm danh vọng. - Độc tài, nóng nảy, cố chấp (không phục thiện)

- Dễ chấp nhận, nếu Linh mục: - Khiêm nhường, biết lắng nghe. - Nhẫn nại, chịu đựng. - Vui vẻ, hòa nhã, chân thành. - Bình dân, thân thiện.

- Và hết lòng kính trọng một linh mục nếu ngài: - Thực sự đạo đức, thánh thiện.- Chăm chỉ, cần mẫn với việc bổn phận. - Thực hành nếp sống đạo trong đời sống hằng ngày những điều mình giảng dạy tại nhà thờ.

3/ Đó là 3 cấp độ ảnh hưởng của linh mục trên giáo dân:

 -Linh mục thánh thiện , Giáo dân tốt lành.

- Linh mục tốt lành , Giáo dân khô khan.

 - Linh mục khô khan , Giáo dân tội lỗi.

4/ Và cuối cùng là 4 đề nghị cụ thể: - Siêng năng chầu Thánh Thể.

- Dành khoảng 15 phút mỗi ngày cho việc hồi tâm, xét mình.

- Coi nỗi đau và niềm vui mừng của giáo dân như là của chính mình.

- Luôn biết tự chế trong lời nói và hành động.

 

Bài viết khá dài, tâm tình cũng nhiều nhưng chung quy là để làm sáng tỏ vấn đề “Làm linh mục không phải cho mình, nhưng là cho người khác, cho các linh hồn để làm vinh danh Chúa”. Bài viết khép lại, không chỉ nói lên tiếng lòng của người anh đối với em là linh mục, nhưng cũng là nỗi lòng của của mọi người giáo dân đối với các linh mục.

Người giáo dân Việt Nam vẫn có truyền thống tôn trọng các linh mục. Chính vì vậy trong xưng hô họ không ngần ngại gọi Cha xưng Con, họ luôn tin tưởng vào những lời giảng dạy của các Linh mục. Nhưng dầu sao các ngài vẫn là người, vẫn còn cần đến những lời cầu nguyện, nhắc nhở, động viên của mọi người. Có một linh mục đã tâm sự: Ngài thích tu dòng hơn là tu triều. Vì sống trong cộng đoàn, có gì sai trái sẽ được bề trên và anh em chỉ bảo nhắc nhở ngay. Còn làm Cha sở, một mình một cõi, nhiều khi sai vẫn không nhận ra vì thiếu người chỉ bảo nhắc nhở.

Là người giáo dân, tôi cầu mong sao các Linh mục của Chúa sống được những gì như tác giả đã viết đã tâm tình. Tôi thầm đọc lời Thánh thi trong giờ kinh sáng của ngày lễ Thánh Mục tử thay cho lòi kết:

“Đây Linh mục, những con người thánh hiến

Suốt cuộc đời, làm chủ tế trung kiên,

Đem tình thương người mục tử nhân hiền

Dâng trọn vẹn cho đoàn chiên chẳng tiếc…”

                                    FX Đức Hạnh - Gx Thái Hoà

Từ khóa:

trung kiên

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận