Thứ Tư Lễ Tro

Đăng lúc: Thứ ba - 09/02/2016 19:58 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
THỨ TƯ LỄ TRO

Lời Chúa: Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18

—–

Mục lục

1. Mùa Chay và ơn cứu độ (Gm. Bùi Tuần)

2. Hãy xé lòng  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Trở về để tận hưởng lòng xót thương (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

4. Thứ Tư Lễ Tro  (Lm. Giuse Đinh Tất Quý)

5. Giữ chay thế nào cho đẹp lòng Chúa (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

6. Chân thành trở về  (Trầm Thiên Thu)

7. Đời người như đời hoa (Lm Giuse Nguyễn Hữu An)

DẪN VÀO

THỨ TƯ LỄ TRO
Ge 2,12-18;  2 Cr 5,20—6,2; Mt 6,1-18
Chủ đề : SÁM HỐI, GIAO HÒA VÀ CANH TÂN
Lời Chúa : Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (Mc 1,16)
Nhập lễ :
Kính thưa cộng đòan phụng vụ,
Hôm nay Giáo hội khai mạc mùa chay với thánh lễ tro, bắt đầu với nghi thức xức tro trên đầu mỗi người, nhằm nhắc nhở chúng ta ý thức đến thân phận yếu đuối, tội lỗi của chính mình, và hết lòng cậy trông vào lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa.
Mùa Chay đến hẹn lại lên,
Bụi tro nhắc nhở : Đừng quên phận mình!
Ăn chay, sám hối, hy sinh,
Yêu thương, bác ái, công bình sớm khuya (St).
Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta biết noi gương dân thành Ninivê  xức tro trên đầu, ăn chay và mặc lấy những tâm tình thánh thiện, hết lòng tin tưởng cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, để chúng ta sẽ được Chúa xót thương và ban ơn Cứu Độ.
Bỏ nghi thức sám hối, thay vào đó sẽ có nghi thức xức tro (SLRM tr.183).

 

MÙA CHAY VÀ ƠN CỨU ĐỘ

Gm. Bùi Tuần

Mùa Chay là thời gian nhắc nhở đặc biệt đến ơn cứu độ. Hầu như ngày nào Phụng vụ cũng có lời giục giã. Thí dụ:

Hãy khát khao tìm ơn cứu độ,

Hãy sốt sắng cầu xin ơn cứu độ,

Hãy khiêm tốn đón nhận ơn cứu độ,

Hãy tích cực cộng tác vào công trình cứu độ,

Hãy cảm tạ Chúa vì ơn cứu độ,

Hãy xin Chúa thương ban ơn cứu độ cho thế giới vv…

Tất cả chứng tỏ ơn cứu độ là hết sức quan trọng.

Vậy ơn cứu độ là gì?

Tôi không đưa ra một định nghĩa thần học. Chỉ xin nêu lên một số yếu tố gần gũi, vừa rút ra từ Kinh Thánh, vừa sát với kinh nghiệm cuộc đời.

Yếu tố thứ nhất là con người cần được cứu khỏi tình trạng tội lỗi.

Tội lỗi bám vào con người. Tội lỗi đeo đẳng cuộc đời. Tội lỗi tước đoạt tự do con người.

Đây là một kinh nghiệm bản thân, mà mỗi người đều có thể nói lên cách này hay cách khác. Riêng thánh Phaolô dám viết ra kinh nghiệm của mình một cách khiêm nhường và xác thực. Thiết nghĩ đây là một sự thực mà mỗi người nên coi là của chính mình. Ngài viết: “Vẫn biết rằng Lề Luật là bởi Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: Vì điều tôi muốn, thì tôi không làm. Nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì tức là tôi đồng ý với Lề Luật và nhận rằng Lề Luật là tốt. Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm. Nhưng sự ác tôi không muốn, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.

Bởi đó, tôi khám phá ra luật này: Khi tôi muốn làm sự thiện, thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa. Nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: Luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.

Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,14-25).

Nói lên được sự thực bi đát đó như thánh Phaolô là điều đáng mừng. Phải nhận sự thực này một cách khiêm nhường mới hiểu được sự cần thiết đi tìm ơn cứu độ.

Hiện nay, ý thức về tội đã và đang suy giảm một cách mau lẹ và rất đáng lo ngại. Có người mất hẳn ý thức về tội. Vì thế mà tình hình đạo đức xuống dốc rõ ràng. Nguy cơ đe doạ phần rỗi là rất trầm trọng.

Do đó, Mùa Chay nói về ơn cứu độ, mà nếu quên nhắc đến xiềng xích tội lỗi, thì sẽ là một thiếu sót lớn. Đối với những ai có trách nhiệm loan báo ơn cứu độ, sự thiếu sót đó sẽ là một bất trung đối với Đấng Cứu độ, làm lạc đi ý nghĩa mùa chay.

Yếu tố thứ hai là con người cần được cứu khỏi nguy cơ làm tôi ma quỉ.

Quyền lực ma quỉ trên thế gian này là rất lớn, rất rộng.

Có trường hợp con người vâng phục ma quỉ một cách ngoan ngoãn và tự nhiên như thể họ là con cái đối với ma quỉ là cha mẹ họ. Chúa Giêsu có lần đã nói rõ về một đám đông: “Cha các ông là ma quỉ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thực, vì sự thực không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44).

Có trường hợp con người phải vâng phục ma quỉ một cách miễn cưỡng như kẻ bị xiềng xích dưới quyền bạo lực.

Thánh Luca thuật lại hình ảnh kẻ bị quỉ ám tại Ghêraxa như một người bị cả một cơ binh hành hạ khống chế một cách ác độc. “Chúa Giêsu hỏi: “Tên anh là gì? Anh thưa: Đạo binh. Vì rất nhiều quỉ nhập vào anh” (Lc 8,30-31).

Có trường hợp con người đi theo sự dụ dỗ của ma quỉ, như một người liên minh thân thích vốn cùng chung mưu tìm sự tội. Kinh Thánh nói: Khi Giuđa vừa ăn xong tấm bánh Chúa Giêsu trao cho, “Satan liền nhập vào y” (Ga 13,27).

Sự ma quỉ luôn mưu tìm cách lôi kéo con người vào đường tội lỗi là điều chắc chắc. Chúa Giêsu phán: “Simon, Simon, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31).

Chính thánh Phêrô sau này cũng đã trải qua kinh nghiệm đó, nên đã khuyên bảo giáo đoàn mình: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỉ là thù địch anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé anh em” (1 Pr 5,8).

Trước một nguy cơ đáng sợ như thế đang xảy ra xung quanh chúng ta, chúng ta rất cần đến Đấng cứu độ. Phúc Âm cho thấy Đức Giêsu đã nhiều lần trừ quỉ, và ma quỉ rất sợ Ngài. Chính Ngài là Đấng cứu độ con người khỏi quyền lực ma quỉ.

Yếu tố thứ ba là con người cần được hiệp thông với Thiên Chúa.

Hai yếu tố trên chỉ là mặt tiêu cực. Mặt tích cực của ơn cứu độ là được hiệp thông với Thiên Chúa Cha, qua Đức Kitô. Thiên Chúa thường được trình bày như nguồn sự sống. Chúa Giêsu phán: “Quả thực, Chúa Cha có sự sống nơi mình thể nào, thì cũng ban cho người con được sự sống nơi mình như vậy” (Ga 5,26). Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cầu nguyện: “Xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha, theo quyền năng đã ban cho Người trên mọi phàm nhân, để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2).

Tham dự vào sự sống đời đời của Chúa được hiểu là được cứu độ. Vì thế, Chúa Giêsu hay nói về sự tham dự này nơi chính Ngài: “Ta là đường, là sự thực và là sự sống” (Ga 14,6). “Ta đến để họ được sống và sự sống dồi dào” (Ga 10,10).

Theo chính Chúa Giêsu giải thích, thì tham dự sự sống của Chúa là nhận biết Thiên Chúa. Trong bữa tiệc ly Ngài nói với Chúa Cha: “Sự sống đời đời, đó là nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến là Giêsu Kitô” (Ga 17,3).

Theo Kinh Thánh, nhận biết Chúa thường mang một ý nghĩa riêng biệt, đó là tiếp xúc trực tiếp với Ngài, đón nhận Ngài, dấn thân theo Ngài, chọn Ngài một cách dứt khoát như chọn sự sống.

Như thế nhận biết Chúa cũng là một cách xin vâng trọn vẹn ơn gọi Chúa gởi đến cùng với mọi trách nhiệm đi kèm ơn gọi đó.

Nhận biết Chúa là chọn điều Chúa chọn, nghĩ điều Chúa nghĩ, muốn điều Chúa muốn, cảm điều Chúa cảm.

Nhận biết Chúa như thế là một cách cảm nghiệm được sự Chúa ở bên mình, ở trong mình, ở với mình. Ngài sống động như một tình yêu tác tạo và cứu độ, an ủi và đỡ nâng.

***

Ba yếu tố tôi vừa nêu lên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nhưng tôi hy vọng, với ơn Chúa, những người thiện chí sẽ có thể dùng như một gợi ý đơn sơ dễ hiểu, để đi vào Mùa Chay theo phương hướng rõ ràng. Họ sẽ cầu nguyện, sám hối, hãm mình, sửa tính theo ý Chúa một cách có ý thức hơn.

Tôi cầu mong: Những tâm hồn bé nhỏ, con cái Đức Mẹ, trong Năm Mân Côi này, sẽ đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, biến Mùa Chay này thành khí cụ bình an, mang ơn cứu độ đến cho một mảng lớn nhân loại, đầy những xung khắc, đầy những sợ hãi, đầy những bất ổn, đầy những ảo tưởng đang chuẩn bị cho những chết chóc tang thương và những hận thù sâu sắc lâu dài. 

Về mục lục

.

HÃY XÉ LÒNG

Tgm. Ngô Quang Kiệt

Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Nghi thức này bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.

Cựu ước nói nhiều đến tập tục này. Nhưng dễ nhớ nhất là truyện dân thành Ni-ni-vê. Ni-ni-vê là một thành phố lớn. Nhưng dân chúng ăn chơi truỵ lạc, phạm nhiều tội lỗi. Thiên chúa muốn tiêu diệt thành này. Trước khi phạt, Chúa sai ngôn sứ Gio-na đến báo động. Nghe vị ngôn sứ nói Chúa sắp trừng phạt, dân thành sợ hãi bảo nhau bỏ đàng ăn chơi tội lỗi, tha thiết ăn chay cầu nguyện, mặc áo vải thô, ngồi trên đống tro. Thấy dân chúng có lòng ăn năn sám hối, Chúa đã tha phạt cho thành.

Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi. Tội nhân tự nhận mình không xứng đáng được kính trọng, chỉ xứng đáng với tro bụi nhơ bẩn, với áo rách tồi tàn, đáng bị khinh miệt, bị chà đạp như cát bụi bên đường.

Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích. Cuộc đời giống như manh áo, hôm qua còn mới còn đẹp, hôm nay đã cũ kỹ xấu xí, hôm qua còn lành lặn, hôm nay đã sờn rách.

Như thế, việc xức tro và xé áo có một nội dung ý nghĩa rất sâu xa. Nhưng với thời gian, do những cử hành máy móc, các việc này dần dần rơi vào thái độ hình thức bên ngoài. Người ta làm cho qua lần chiếu lệ, chẳng còn có ý thức thống hối. Chính vì thế, ngôn sứ Giô-en đã kêu gọi dân chúng: “Hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Hãy xé lòng chứ đừng xé áo” (Ge 2, 12b-13a).

Nghi thức phải diễn tả tâm tình thì việc cử hành mới có ích lợi. Việc xức tro sẽ vô ích nếu trong lòng ta không dâng lên tâm tình sám hối. Việc xé áo sẽ trở thành giả dối nếu tâm hồn ta không tan nát vì hối hận tội lỗi.

Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn cho tâm hồn xót xa đau đớn vì tội lỗi. Hãy xức tro vào thói kiêu căng để nó biết hạ mình xuống trong khiêm nhường bé nhỏ. Hãy xức tro vào thói phô trương để nó biết chìm vào âm thầm nghèo hèn. Hãy xức tro vào thói hận thù ghen ghét để nó đau đớn vì đã không biết yêu thương. Hãy xức tro vào những mối chia rẽ bất hoà để tẩy sạch vết thương, hàn gắn tình hiệp nhất. Hãy xức tro vào tính ích kỷ để nó biết mở ra chia sẻ. Hãy xức tro vào thói lười biếng để nó tỉnh thức chăm lo việc đạo đức. Xức tro như thế có khác gì xát muối vào lòng, sẽ gây nên đau đớn xót xa, nhưng sẽ tẩy rửa linh hồn nên trong trắng.

Xé áo chẳng có ích lợi gì nếu ta không xé lòng ra. Lòng ta bấy lâu đã gắn bó với tội lỗi Tội lỗi ăn sâu dính chặt hầu như trở thành một phần của tâm hồn. Muốn dứt lìa tội lỗi, phải xé nó ra. Hãy xé lòng ra khỏi những đam mê dục vọng bất chính. Hãy xé lòng ra khỏi thói tham lam tiền bạc. Hãy xé lòng ra khỏi thói nô lệ danh vọng chức quyền. Hãy xé lòng ra khỏi thói ham mê ăn uống, rượu chè, cờ bạc. Hãy xé lòng ra khỏi thói tự mãn tự tôn. Biết bao thứ đã trở thành thiết thân. Những quan hệ, những tiền bạc của cải, những chức tước danh vị, những thú ăn chơi, những tự ái, những giận hờn, tất cả đã gắn chặt vào đời ta. Giờ đây phải xé nó ra. Đau đớn lắm. Vết thương sẽ nặng lắm. Máu sẽ chảy nhiều lắm. Nhưng khi đã cắt bỏ được hết những ung nhọt độc hại, linh hồn sẽ nhẹ nhàng, trong sạch và lớn mạnh vì được đầy tràn ơn phúc và tình yêu của Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy ban thêm sức mạnh cho con, để mùa Chay năm nay con thực sự biết xức tro vào tâm hồn, biết xé tâm hồn trong đau đớn vì tội lỗi. Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn con. Amen.

Về mục lục

.

TRỞ VỀ ĐỂ TẬN HƯỞNG LÒNG XÓT THƯƠNG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Ngày tết là ngày của gia đình, con cháu dù ở đâu xa cũng muốn trở về xum họp với ông bà cha mẹ để cảm nhận niềm vui và hạnh phúc của gia đình. Những ngày giáp tết vừa qua, dọc đường quốc lộ, chúng ta thấy có rất nhiều anh chị em công nhân, sau một năm bôn ba vất vả, nay tết đến, họ tất bật trở về với gia đình, trên khuôn mặt còn đậm nét của sự vất vả, nhưng trong khóe mắt vẫn ánh lên niềm vui. Trong ngày tổ chức bữa cơm xa quê vừa qua dành cho anh chị em không thể về quê ăn tết, một người đã chia sẻ : Tôi vào đây làm đã mấy năm nay, công việc bấp bênh, cuộc sống khó khăn, đã ba cái tết chưa về thắp nhang cho ông bà, chưa về thăm cha mẹ, bà con. Tôi cũng hy vọng qua năm, khi nào làm ăn có tiền, tôi sẽ về thăm ông bà cha mẹ, thắp nhang cho ông bà.

Năm nay, Mùa Chay của Giáo hội trùng vào này tết, là dịp thuận lợi để chúng ta lắng nghe lời mời gọi trở về của Thiên Chúa. Nếu như ngày tết, mọi người nghe được tiếng gọi của trái tim để trở về với gia đình, thì Mùa Chay đến, chúng ta cũng nghe được tiếng gọi của Giáo hội để mau chóng trở về với Thiên Chúa là Cha yêu thương đang đợi chờ chúng ta. Nếu như ngày tết trở về quê, mỗi người thường sắm những món quà dâng tặng cha mẹ để bày tỏ lòng thảo hiếu biết ơn, thì khi trở về với Chúa là Cha, Chúa không cần chúng ta phải có quà, Chúa chỉ cần một điều duy nhất là tấm lòng thành của chúng ta muốn trở về để gặp Ngài.

Qua tiên tri Giôen, Thiên Chúa mời gọi tha thiết : Hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, khóc lóc và than van. Hãy xé lòng chứ đừng xé áo, hãy trở về cùng Thiên Chúa là Chúa của anh em. Thiên Chúa là người cha kiên nhẫn chờ chúng ta là con trở về để đón nhận tình yêu thương. Giống như ngày tết, khi đi xa trở về với cha mẹ, ta chỉ mong được vùi đầu vào vòng tay của cha mẹ, được ngửi mùi thân quen từ thuở nhỏ, thì cũng vậy, Thiên Chúa luôn giang rộng đôi tay để chờ và ôm chúng ta vào lòng, cho chúng ta được cảm nhận lòng thương xót của Chúa, được nếm hưởng lòng khoan dung tha thứ của Chúa. Vì thế, Chúa muốn chúng ta phải có một thái độ chân thành, không hình thức giả dối bên ngoài, trở về với Thiên Chúa không phải vì gượng ép hay sợ hãi, nhưng vì tin vào tình yêu và sự tha thứ của Chúa.

Lời mời gọi trở về không chỉ dành cho người tội lỗi nhưng cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, từ cụ già cho đến thiếu nhi, từ tân lang cho đến người giúp việc, mọi chức vị thành phần và tất cả những ai nhìn nhận Chúa là Cha. Ngày trở về sẽ là ngày tết, ngày xum họp đại gia đình của Thiên Chúa. Ngày ấy, Thiên Chúa như người cha vui mừng hạnh phúc khi thấy con cháu xum vầy. Ngài cho mở đại tiệc để tất cả mọi người cùng tham dự vào ngày hội vui của Thiên Chúa.

Mùa tết cũng là dịp để chúng ta làm hoà và xin lỗi nhau. Cũng vậy, Mùa Chay này, Thánh Phaolô khuyên chúng ta : Hãy trở về làm hoà với Thiên Chúa và cũng là dịp để chúng ta làm hoà lại với anh em chung quanh. Thiên Chúa là Cha, không bao giờ Người chấp tội chúng ta, hơn nữa, Ngài còn cho Đức Giêsu đến để cứu chuộc chúng ta, thanh tẩy và làm cho chúng ta nên công chính. Điều đó càng giúp mỗi chúng ta thêm tin tưởng và can đảm trở về xin lỗi Chúa và nối lại mối dây thân tình hiếu thảo với Thiên Chúa.

Tin Mừng Matthew cho thấy, để thể hiện sự thành tâm hối cải, tin vào tình yêu Thiên Chúa, chúng cần thực hiện thường xuyên ba việc : bác ái, cầu nguyện và chay tịnh, hay nói cách khác đó là phải điều chỉnh lại ba mối tương quan của chúng ta : với anh em, với Thiên Chúa và với chính mình.

Tương quan với anh em – Dường như càng sống trong thế giới văn minh hiện đại, con người càng xa lìa anh em, vô cảm dửng dưng với người khác, lạnh lùng làm ngơ trước những đau khổ bất hạnh của anh em. Trở về với anh em, tức là cần nhìn nhận người bên cạnh là anh em con cùng một Chúa, họ phải được tôn trọng phẩm giá một cách xứng đáng, họ có quyền sống như một con người, có đầy đủ quyền của một con người.

Làm việc bác ái theo Tin Mừng không chỉ là việc giúp anh em một vài đồng hoặc một miếng ăn, nhưng phải là sự chia sẻ phát xuất từ trái tim yêu thương và tôn trọng anh em. Vì thế, Chúa không muốn con Chúa khi giúp đỡ anh em, lại khua chiêng gõ trống, đăng hình facebook để đánh bóng tên tuổi của mình, câu like, cầu lợi và vô tình làm tổn thương và xúc phạm đến anh em. Trái lại, cần làm việc bác ái cách âm thầm và hiệu quả như thể giúp đỡ cho người thân ruột thịt trong gia đình. Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, Ngài sẽ thấy những việc làm âm thầm của chúng ta và Ngài sẽ trả lại cho chúng ta theo như sự quảng đại chúng ta dành cho anh em.

Việc làm tiếp theo là điều chỉnh lại tương quan của chúng ta với Chúa. Yếu tố quan trọng trong tình yêu là gặp gỡ và trò chuyện. Ngày tết, khi trở về với gia đình, cha mẹ chỉ mong được nhìn thấy con cái, cùng chuyện trò tâm sự. Cũng vậy, Thiên Chúa muốn chúng ta trở về là để gặp Ngài và tâm sự với Ngài. Cuộc sống bộn bề với công việc khiến cho nhiều người không còn thời giờ tĩnh lặng dành riêng cho mình và càng không có giờ để cầu nguyện gặp gỡ Thiên Chúa, khiến chúng ta lìa xa Ngài. Có thể một ngày ta tốn rất nhiều giờ cho bạn bạn bè, cho các trang mạng và những bạn ảo trên mạng, nhưng người ta lại có rất ít giờ cho người thân và cho việc gặp gỡ Thiên Chúa. Nay Chúa muốn chúng ta gặp gỡ Chúa không phải bằng những hình thức xã giao ồn ào ngoài môi miệng, nhưng là vào phòng đóng cửa lại để cầu nguyện, tức là hãy tìm những giây phút, những nơi thật tĩnh lặng, riêng tư để có thể trải lòng ra với Chúa, cầu nguyện gặp gỡ thân mật với Chúa trong tình Cha-con.

Sau cùng là làm chủ chính mình. Tội lỗi khiến chúng ta tổn hại đến bản thân. Chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương cứu chuộc. Chúng ta có một phẩm giá và ơn gọi cao quý hơn tất cả mọi loài mọi vật. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta tôn thờ và coi thân xác vượt trên tất cả, nhưng trái lại, phải biết làm chủ con người và thân xác của mình. Việc chay tịnh không dừng lại ở việc ăn cái gì, ăn no hay ăn đói, nhưng quan trọng hơn cần xác định ta ăn chay để làm gì ? – Để làm chủ con người mình.

Một người có thể dễ dàng ăn kiêng theo lệnh của bác sĩ, hoặc vì lý do sắc đẹp, họ sẵn sàng ăn kiêng, tập luyện. Nhưng ăn chay không phải là ăn kiêng. Chay tịnh là một việc làm đạo đức trong tôn giáo, việc chay tịnh thể hiện ý chí, quyết tâm của con người dứt khoát không để mình bị lệ thuộc vào vật chất, không đế nó làm chủ và điều khiển bản năng của mình. Với lối sống dễ dãi, chạy theo hưởng thụ, tiêu dùng và thoả mãn ngày nay, việc chay tịnh là một thách thức với nhiều người. Nhiều người đã để mình bị lệ thuộc hoàn toàn vào vật chất, biến mình trở thành nô lệ, hoặc con nghiện cho các thú vui. Vì thế, Lời Chúa mời gọi chúng ta giữ chay không phải là làm ra vẻ rầu rĩ, ủ dột bên ngoài, nhưng phải là sự quyết tâm từ bên trong, tránh mọi sự lôi kéo của vật chất và đam mê, trong đó có sự đam mê ăn uống, để con người của mình được nhẹ nhàng thanh thoát mà đến cùng Chúa.

Chay tịnh không có nghĩa là hà tiện, nhưng còn là việc giảm bớt những chi tiêu để có thể chia sẻ với người khác ; không để mình mất quá nhiều thời giờ vào việc ăn uống cùng các thứ hưởng thụ nghiện ngập, nhưng biết dành những thời giờ đó để đến gặp gỡ với Thiên Chúa và chia sẻ với anh em. Hơn nữa qua việc làn chủ bản thân, dành thời giờ đến với Chúa và đến với anh em, việc chay tịnh có thể chữa lành được những vết thương trong tâm hồn, xoá đi những lối sống đơn điệu nhàm chán và làm cho cuộc sống của chúng ta đầy tràn tình yêu thương hơn.

Mùa Chay cũng là mùa tết thiêng liêng để chúng ta trở về xum họp, gặp gỡ Thiên Chúa và gặp lại anh em, cùng nhau làm hoà và nối lại tình yêu thương. Vì thế, mỗi người hãy tận hưởng Mùa Chay thánh này như là mùa hồng ân thương xót của Thiên Chúa để chúng ta trở về làm lại cuộc đời của mình sau bao năm xa Chúa và cũng là mùa để chúng ta làm mới lại tương quan với anh em.

Xin Chúa mở rộng vòng tay ôm chúng ta vào lòng và giúp mỗi người thực hiện được quyết tâm trong Mùa Chay thánh này. Amen.

Về mục lục

.

THỨ TƯ LỄ TRO

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

 “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương.” (Mt 6,1)

Mở đầu Mùa Chay, Hội Thánh dùng lời tiên tri Gioen chỉ cho chúng ta thấy phải sống Mùa Chay như thế nào:

– Hãy thật lòng trở về với Ta. (Ge 2,12)

– Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo (Ge 2,13)

  1. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta về ba việc đạo đứctiêu biểu mà người Do Thái thường làm là bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Bởi vì, qua ba việc đạo đức tiêu biểu này, chúng ta có thể hiểu về tất cả những việc đạo đức khác.

Chúa dạy khi làm các việc đạo đức:

– Trước hết: đừng quá chú trọng đến những vẻ bề ngoài. “Đừng khua chiêng đánh trống”. Đừng làm ở “trong hội đường hay ở ngã ba đường”. Cũng đừng “làm cho ra vẻ thiểu não”.

– Tiếp đến: “Đừng làm để được người ta khen” hay “cốt để cho người ta khen”, cũng đừng để “cho người ta thấy”, hoặc là “để thiên hạ thấy là chúng ăn chay”.

– Mà hãy làm một cách kín đáo (kín đáo: Không có nghĩa là dấu diếm người ta, mà là không có ý khoe khoang và chỉ cốt làm vui lòng cha Trên Trời.)

  1. Trong Mùa Chay, chẳng những ta phải gia tăng những việc đạo đức (về phương diện lượng) mà còn phải lưu ý làm những việc đó với tâm tình sốt sắng hơn (phương diện phẩm). 

a). Trước hết là vấn đề bố thí: Đây là một việc đạo đức đang đi vào quên lãng.

Chỗ ở của chuột: Có một con chuột sống trong một ngôi nhà thờ cũ kỹ ở miền quê. Một hôm, nó đang đi lang thang dạo mát, bỗng gặp một con chuột khác cũng đang đi chơi. Nó liền được dịp tâm sự:

– Tôi sống chui rúc dưới gầm một tòa giải tội, chẳng được mấy yên thân vì hầu như lúc nào cũng có người xưng tội, phá giấc ngủ của tôi.

Nghe thế con chuột kia nói:

– Vậy bạn hãy dọn đến chỗ ở của tôi, ấm áp sạch sẽ mà chẳng mấy khi có người quấy rầy.

– Ô, thế bạn ở đâu vậy?

– Ở trong thùng tiền cứu giúp người nghèo.

Bố thí có một giá trị đạo đức rất lớn.

* Nó thể hiện một sự hy sinh cao độ. Chúng ta vẫn nói “Đồng tiền liền khúc ruột” Chính vì thế mà bố thí có giá trị hy sinh lớn.

* Bố thí còn giúp chúng ta bớt dính bén với tiền bạc. Tiền bạc dễ mê hoặc, làm cho chúng ta xa cách Chúa và xa cách anh em.

* Bố thí còn có một giá trị đền tội: Sách Tobia nói: “Việc bố thí thanh tẩy mọi tội lỗi” (Tb 12,8-9).

b). Ăn Chay

Chay tịnh là phương thế giúp chúng ta tập làm chủ con người của mình, nhất là làm chủ thân xác của chúng ta.

Trong kho tàng chuyện cổ của nước Pháp có câu chuyện vui nhưng cũng rất có ý nghĩa này: Khi ông Nôe trồng nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi:

– Ông đang trồng gì thế?

– Cây nho.

– Nó có lợi gì không?

– Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho, ta còn có thể làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa.

– Vậy thì để tôi giúp ông.

Satan mới giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một con heo. Satan lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nôe lấy trái nho làm rượu.

Từ đó trở đi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ vui vẻ và dễ thương như con chiên; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; uống thêm nữa thì sẽ ngu như lừa; nếu lại uống nữa thì…hoàn toàn như con heo vậy. Chay tịnh tập cho người ta biết lúc nào phải dừng lại. Con người có bản lãnh, biết làm chủ được mình là con người biết dừng lại đúng lúc.

c). Cầu nguyện

Mẹ Têrêsa nói: “Cầu nguyện sẽ mở rộng hơn tâm lòng của bạn, mãi tới mức lòng bạn lớn đủ, để chứa cả món quà tặng là chính Thiên Chúa.

Cầu nguyện không đòi chúng ta bỏ dở công việc, nhưng đòi chúng ta tiếp tục làm việc vì làm việc cũng là cầu nguyện.

Cầu nguyện dẫn tới đức tin, đức tin dẫn tới tình yêu, tình yêu đưa tới phục vụ vì lợi ích người nghèo.

Cầu nguyện không là xin xỏ, nhưng là trao thân gửi phận nơi bàn tay Thiên Chúa, để Ngài định liệu. Cầu nguyện là lắng nghe tiếng Ngài từ sâu thẳm tấm lòng chúng ta.

Chúa bảo chúng ta khi cầu nguyện đừng có nhiều lời, nhất là những lời thở than ai oán.

Các người láng giềng của nhà thần bí Hồi giáo, Farid, đã thuyết phục ông đến kinh đô ở Delhi để xin hoàng đế Akhar ban cho dân làng một ân huệ. Farid đến cung điện và gặp lúc Akhar đang đắm mình cầu nguyện.

Khi hoàng đế cầu nguyện xong, Farid hỏi:

– Nhà vua vừa cầu nguyện như thế nào?

Vua đáp:

– Ta cầu xin Đấng nhân từ ban cho ta sự thành công, giàu có và được sống lâu.

Vừa nghe xong, Farid liền quay lưng lại và bỏ đi. Vừa đi ông vừa nói:   

– Ta đến gặp một vị vua. Thế mà ta lại gặp một người ăn xin, không khác gì những hạng người khác!

Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện.

Xin cho chúng con biết cầu nguyện luôn. Amen.

Về mục lục

.

GIỮ CHAY THẾ NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào Mùa tập luyện thiêng liêng bằng việc xức tro và ăn chay để khởi đầu Mùa Chay Thánh. Mùa Chay được bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Sáu Tuần Thánh. Mùa Chay kéo dài năm tuần lễ để chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh là đỉnh cao của niềm tin Kitô Giáo.

Tuy nhiên, ý nghĩa của việc xức tro và ăn chay nhiều khi chúng ta chỉ dừng lại ở hành vi bên ngoài, mà không có tâm tình bên trong.

Nhân ngày thứ tư Lễ Tro, chúng ta hãy làm mới lại tinh thần về ngày lễ này.

  1. Xức Tro

Việc xức tro lên đầu nhắc chúng ta về thân phận hữu hạn, tro bụi của kiếp người. Vì thế, Tổ Phụ Abraham đã thưa với Chúa: “Con chỉ là thân tro bụi” (St 18, 27).

Thật vậy, con người được hiện hữu trên trần gian này là do tình thương của Thiên Chúa. Nhưng tiếc thay, tình thương ấy đã bị con người lạm dụng và hướng chiều về tội lỗi thay vì biết ơn! Mỗi khi xức tro, Giáo Hội nhắc chúng ta: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 14) để được Thiên Chúa tha thứ.

Những ý nghĩa này được khởi đi từ những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, điển hình như: tiên tri Giêrêmia kêu gọi sám hối: “Thiếu nữ dân tôi ơi, hãy quấn vải thô vào mình và lăn trên tro bụi” (Gr 6, 26).  Không chỉ dừng lại ở lời khuyên, tiên tri Đanien xin Chúa cứu dân Itrael, và nêu gương cho họ khi nói và hành động: “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van” (Đn 9, 3). Đến thời Giona, Đức Chúa truyền cho ông loan báo về tai ương mà Người sẽ giáng xuống trên dân, nếu dân không ăn năn sám hối. Ông đã loan báo công khai, mãnh liệt, ráo riết,  nên: “Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (Gn 3, 6).

Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa của việc xức tro. Tuy nhiên, Ngài hối thúc và cảnh báo sự trai lỳ cứng cỏi của dân khi nói: “Khốn cho các ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bétxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđon, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xiđon còn được xử khoan hồng hơn các ngươi” (Mt 11, 21 – 22; x. Lc 10, 13).

Như vậy, hành động xức tro lên đầu ngoài việc công khai nhận mình là người có tội và tỏ lòng sám hối chân thành, để xin ơn thương xót của Thiên Chúa, chúng ta còn thể hiện sự quyết tâm trở về với Chúa, đổi mới tâm hồn để xứng đáng là con Chúa.

Một trong những điều thể hiện sự trở về, đó là việc chay tịnh. Tuy nhiên, giữ chay thế nào mới đúng với tinh thần mà Chúa mong muốn?

  1. Ăn Chay

Ăn chay khởi đi từ tinh thần thờ phượng Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người (x. Ds 29,7; Cv 13,2),  (x. Tl 20,26; Gđt 8,6). Ăn chay còn có ý nghĩa nữa là thể hiện lòng đạo đức để được Thiên Chúa nhận lời (x. 2Sm 12,16-22; Er 8,21; để đền tội, xin Thiên Chúa tha thứ (x. Lv 23,27; Hc 34,26; Đn 10,2); hỗ trợ việc trừ Quỉ… (x. Mt 17,21).

Ăn chay còn nói lên tính vị tha là thực hiện công lý và tình thương (x. Is 58,6-7), thánh hóa bản thân, siêu thoát tinh thần để được hưởng sự sống đời đời. Không bám vúi vào của cải, sức riêng cách thái quá, vì: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4).

Thật vậy, nếu không ăn chay với những mục đích đã kể trên thì sẽ trở thành công dã tràng! Điều này đã được thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3).

  1. Cách giữ chay của người Công Giáo hiện nay

Ngày nay, tinh thần ăn chay của người Công Giáo xem ra đã bị lạm dụng, hay hướng chiều về những hành vi tiêu cực.

Có những người ăn chay, bố thí… chỉ vì mục đích được khen là đạo đức, họ ủ rột, thê lương, cốt để làm sao cho mọi người biết mình là người nghiêm chỉnh giữ chay. Lại có những người ăn chay chỉ vì vụ luật hay sợ Chúa phạt! Vì thế, nếu trong ngày, lỡ cách nào đó mà phạm luật, họ hoang mang đến bất an chỉ vì chót ăn vặt, không đúng giờ, đúng bữa… Cũng có những người tính toán đến độ ngày mai ăn chay, hôm nay ăn uống cho đã để ngày mai đỡ thèm, hoặc ăn trực nằm chờ cho qua thời gian luật định, tức là qua 24h, sau đó nhậu nhẹt hả hê. Họ làm như thế và an tâm vì đã giữ trọn ngày chay theo đúng luật. Vì thế, không lạ gì khi có những người mỉa mai cách thức ăn chay của chúng ta rằng: “thứ ba béo”; “thứ năm sung sướng”.Đáng buồn hơn nữa là: có nhiều gia đình ngày chay kiêng thịt thì lại đi mua những thứ cao lương mỹ vị như: hải sản, tôm hùm hay những thứ khác đắt tiền hơn thịt nhiều… mà không hề nghĩ rằng: tiền bớt chắt được trong ngày chay là để chia sẻ bác ái, đóng góp cho công cuộc truyền giáo và các nhu cầu khác của Giáo Hội!

Tinh thần ăn chay như thế, hẳn chúng ta thua xa nơi anh chị em các tôn giáo khác về việc giữ chay! Mặt khác, điều chúng ta dè bửu người Pharisêu hình thức khi xưa, khi họ lo giữ cho sạch chén bát bên ngoài, còn trong lòng toàn sự hận thù, ghen ghét, ích kỷ, kiêu ngạo (x. Mc 7,1-8a.14-15.21-23), thì nay, chúng ta lại đi vào chính vết xe đổ của họ. Như vậy, chúng ta chỉ là cỗ máy không hồn, hay giống chiếc thùng kêu to, nhưng thực chất nó rỗng, và đôi khi chúng ta trở thành “danh hài” hay “con hề” trên sân khấu.

Thái độ khiển trách nặng nề những người Pharisêu của Đức Giêsu: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6), không chừng cũng chính là lời trách móc nặng nề cho những ai hôm nay giữ chay hình thức, hời hợt.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo ” (Ge 2, 12-18); “Hãy làm hoà cùng Thiên Chúa … vì bây giờ là cơ hội thuận tiện” (x.2 Cr 5, 20 – 6, 2).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết sống tinh thần của ngày lễ hôm nay đó là: “Xé tâm hồn chứ đừng xé áo”. Amen.

Về mục lục

.

CHÂN THÀNH TRỞ VỀ

Trầm Thiên Thu

Lễ Tro, khởi đầu Mùa Chay Thánh. Đối với Việt Nam, hôm nay là Mồng Ba Tết. Ý Chúa rất độc đáo: Ngài muốn chúng ta vui Xuân phần xác nhưng đừng quên niềm vui tâm linh của linh hồn, đặc biệt năm nay còn là Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán năm nay rất hay.

Tại sao phải trở về? Vì đi xa, vì lạc lối, vì lầm đường. Trở về là ăn năn, sám hối, thú nhận tội lỗi, thay đổi lối sống.

Nhưng trở về đâu? Về nhà, về quê hương, về nơi mình xuất phát. NS Lê Dinh nói toạc móng heo luôn là “Trở Về Cát Bụi”. Và đó cũng là một ca khúc đời nhưng ý tưởng gần gũi với Mùa Chay của Công giáo. Ông đã cảm nhận được cuộc đời ngắn ngủi lắm, và ông xác định: “Sng trên đi này người giàu sang cũng như người nghèo khó, Trđã ban cho ta cáơn tri cuc sng hôm nay. Mai kia mt n, trv cát bi giàu, khó như nhau, Nào ai biết trước s phn ngày sau ông tri scho….

Thật vậy, chính Thiên Chúa đã quy định kiếp người sau khi Ông Bà Nguyên Tổ phạm tội: “Ngươi s phđ m hôi trán mi có bánh ăn, cho đến khi tr v vđt, vì t đt, ngươđã được ly ra. Ngươi là BĐT, và s tr v vi BĐT (St 3:19).

NS Trịnh Công Sơn cũng đã từng thắc mắc: “Ht bi nào hóa kiếp thân tôi, đ mt mai vươn hình hài ln dy?. Nhưng ông vẫn thấy vui vì được làm cát bụi, và ông reo lên: “Ôi cát bi tuyt vi, mt tri soi mt kiếp rong chơi. Rồi ông tiếp tục tự vấn và than thở: “Ôi cát bi mt nhoài, tiếng đng nào gõ nhp không nguôi. Cát bi màcũng cm thmt nhoài. Kiếp người nhiêu khê quá!

Mùa Chay khởi đầu. Với người Việt, Mùa Chay thường trùng vào dịp vui nhất: Đón Xuân, ăn Tết. Có lẽ Thiên Chúa nhắc nhở dân Việt một cách đặc biệt hơn. Xuân xanh, Tết đỏ lồng trong sắc tím của Mùa Chay. Màu Tím phủ đầy: Tím lòng, tím ăn năn, tím sám hối, tím khiêm nhường, tím yêu thương, tím chia sẻ, tím cầu nguyện, tím nghĩ suy, tím tin kính,… Màu tím đẹp thánh thiện chứ không buồn ủ rũ.

CHÂN THÀNH TRỞ VỀ

Có thực sự cần thiết phải trở về? Chắc chắn RẤT CẦN, vì đó là bước đầu để được Thiên Chúa xót thương. Vả lại, chính Đức Kitô đã khuyến cáo: “Anh em hãy sám hi, vì Nước Trđã đến gn (Mt 3:2; Mt 4:17).

Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: “Các ngươi hãy hết lòng tr v vi Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thng thiết than van (Ge 2:12). Tuy nhiên, vấn đề là “xé lòng chứ không xé áo” và “tr v cùng Đc Chúa là Thiên Chúa, bi vì Người t bi và nhân hu, chm gin và giàu tình thương, Người hi tiếc vì đã giáng ho (Ge 2:13). Vì thế, nếu chúng ta thành tâm sám hối, nhận biết sự khốn nạn của mình, Thiên Chúa sẽ “nghĩ li và hi tiếc mà đ li phúc lành, hu chúng ta có l phm và l tưới rượu dâng lêĐc Chúa là Thiên Chúa ca chúng ta (Ge 2:14). Một sự thật kỳ diệu: Sám hối và cầu nguyện có thể thay đổi số phận của con người.

Ngày xưa, chính Thiên Chúa đã tuyên ngôn qua miệng ngôn sứ Giô-en: “Hãy rúc tù và ti Sion, ra lnh gi chay thánh, công b m cuc hp long trng; hãy t tp chúng dân, mi d đi hi thánh, triu tp các c già, t hđám thiếu nhi cũng như tr thơ còđang bú. Tân lang hãy ra khi loan phòng, tân nương hãy ri bphòng khuê! (Ge 2:16). Ai cũng phải sám hối, vì ai cũng đã từng phạm tội, sám hối cho mình và cho người khác: “Gia tiđình và tế đàn, các tư tế phng s Đc Chúa hãy than khóc và thân thưa: LĐc Chúa, xin d lòng thương xót dân Ngài! Xin đng đ gia nghip ca Ngài phi nhc nhã và nên trò cười cho dân ngoi! (Ge 2:17). Quả thật, Thiên Chúa luôn nhân từ và giàu lòng thương xót: “Đc Chúa đã nng nhit yêu thương đt ca Người, đã t lòng khoan dung đi vi dân Người. Taiương chm dt và dâđược gii thoát (Ge 2:18). Rõ ràng số phận đã được thay đổi nhờ biết chân thành sám hối.

Là phàm nhân, phận tro kiếp bụi, không ai vô tội, cho nên không ai lại không phải khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa thương xót: “Ly Thiên Chúa, xin ly lòng nhân hu xót thương con, m lượng hi hà xoá ti con đã phm. Xin ra con sch hết li lm, ti li con, xin Ngài thanh ty (Tv 51:3-4). Ngay cả người lành cũng sai lầm mỗi ngày bảy lần kia mà!

Trở về là sám hối, trở về là ăn năn – ai cũng biết, nhưng có thành tâm hay không lại là vấn đề khác. Nhưng để có thể trở về chân thành thì phải khiêm nhường tự nhận sự đốn hèn của mình: “Vâng, con biết ti mình đã phm, li lm c ánh ngàyđêm. Con đc ti vi Chúa, vi mt mình Chúa, dám làđiu d trái mt Ngài. Nhưvy, Ngài tht công bình khi tuyêán, liêm chính khi xét x (Tv 51:5-6). Và rồi lại phải tiếp tục van xin: “Ly Chúa Tri, xin to cho con mt tm lòng trong trng, đi mi tinh thn cho con nên chung thu. Xin đng n đui con không cho gn Nhan Thánh, đng ct khi lòng con thn khí thánh ca Ngài. Xin ban li cho con nim vui vì được Ngài cđ, và ly tinh thn qung đđ nâng con (Tv 51:12-14). Chắc chắn Thiên Chúa sẽ mủi lòng mà động lòng trắc ẩn. Cầu nguyện là “sức mạnh” của con người và là “sự yếu đuối” của Thiên Chúa.

Sám hối và cầu nguyện không chỉ phải thực hiện trong mùa Chay, mà phải thực hiện suốt đời, hằng ngày, bất cứ lúc nào, như Giáo hội vẫn kêu xin hằng ngày: “Ly Chúa Tri, xin m ming con, cho con ct tiếng ngi khen Ngài (Tv 51:17).

Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Chúng tôi là s gi thay mĐc Kitô, như th chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dy. Vy, nhân danh Đc Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãlàm hoà vi Thiên Chúa. Đng chng h biết ti là gì, thì Thiên Chúđã biến Người thành hin thân ca ti li vì chúng ta, đ làm cho chúng ta nên công chính trong Người (2 Cr 5:20-21). Chúng ta không thể hiểu thấu và không thể dùng trí thông minh của phàm nhân mà lý luận về cách hành động “ngược đời” như vậy của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ có thể cúi đầu mà cảm phục và tạ ơn Ngài mà thôi.

Thánh Phaolô cho biết thêm: “Vì được cng tác vi Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nh anh em: anh em đã lãnh nhân hu ca Thiên Chúa thì đng đ tr nên vôhiu. Qu thế, Chúa phán rng: Ta đã nhn li ngươi vào thi Ta thi ân, phù trngươi trong ngày Ta cđ. Vy, đây là thi Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cđ” (2 Cr 6:2). Sám hối lúc nào cũng cần đối với loài người chúng ta, nhưng sám hối càng cần hơn vào thời gian mùa Chay này.

TRỞ V VÌ YÊU MẾN

Trở về để được Thiên Chúa xót thương, được Thiên Chúa tha thứ, và được Thiên Chúa cứu độ. Tuy nhiên, phải chân thành chứ không giả vờ, theo nghi thức. Trở về không chỉ chân thành mà còn phải vì yêu mến. Và đừng quên điều này: “Thiên Chúa thu sut mi s (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 12:4-6). Trở về là điều cấp bách, vì thời gian không còn bao lâu nữa (x. 1 Cr 7:29).

Trở về cũng phải đúng cách: Ăn chay đúng cách, sám hối đúng cách, làm việc lành đúng cách. Chúa Giêsu hướng dẫn cách thực hiện: “Khi làm vic lành phúđc, anh em phi coi chng, ch có phô trương cho thiên h thy. Bng không, anh em s chng được Cha ca anh em, Đng ng trên tri, ban thưởng (Mt 6:1). Chúa Giêsu sống khiêm nhường nên Ngài rất thích những người khiêm nhường. Ngài tiếp tục khuyến cáo: “Khi b thíđng có khua chiêng đánh trng, như bđđc gi thường biu din trong hđường và ngoài ph xácđ người ta khen. Thy bo tht anh em, chúng đã được phn thưởng ri (Mt 6:2).

Cách thức của Chúa Giêsu luôn khác hẳn với chúng ta, đôi khi chúng ta cảm thấy “khó chịu” vì không được ai biết. Nhưng Chúa Giêsu lại bảo chúng ta phải âm thầm và kín đáo. Ngài kề tai nói với mỗi chúng ta: “Khi b thíđng cho tay trái biết vic tay phi làm, đ vic b thí được kíđáo. Và Cha ca bn, Đng thu sut nhng gìkíđáo, s tr li cho bn (Mt 6:3-4). Ngài không nói đùa đâu, thật 100%, đúng nghĩa đen chứ chẳng bóng gió chi cả!

Chúa Giêsu đưa ra ví dụ cụ thể để chúng ta nhận thức rõ ràng hơn: “Khi cu nguyn, anh em đng làm như bđđc gi: chúng thích đng cu nguyn trong các hđường, hoc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thy. Thy bo tht anh em: chúng đã được phn thưởng ri. Còn bn, khi cu nguyn, hãvào phòngđóng ca li, và cu nguyn cùng Cha ca bn, Đng hin din nơi kínđáo. Và Cha ca bn, Đng thu sut nhng gì kíđáo, s tr li cho bn (Mt 6:5-6).

Sám hối, ăn chay, cầu nguyện, canh tân, bác ái,… Đó là “chuỗi thánh đức” liên kết chặt chẽ với nhau. Hành trình đó không là 40 năm hoặc 40 ngày, mà là hành trình cả đời, không được lơ đãng bất kỳ một giây phút nào. Ăn chay không chỉ nhịn ăn, nhịn uống, mà còn phải kiềm chế các thói hư tật xấu. Trước tiên là kiềm chế cái lưỡi. Vâng, tịnh tâm là động thái cần thiết để hồi phục – cả về thể lý lẫn tinh thần.

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin giúp con biết dt khoáđ chân thành tr v vi Ngài và tr v vi tha nhâ qua vic yêu thương và tha thcho người khác, nh vy mà con xng đáng được thông phđau kh vàđược phc sinh vi Con Mt Yêu Du ca Ngài. Con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu KitôĐng CĐ ca nhân loại. Amen.

7. ĐỜI NGƯỜI NHƯ ĐỜI HOA , 
 Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
 
Những ngày gần Tết, hoa tươi và cây cảnh được bày bán khắp mọi nẻo đường phố thị. Đủ mọi loại hoa kiểng, lắm màu hương sắc. Gia đình nào cũng mua hoa chưng Tết. Tôi cũng mua cây mai nhiều nụ và mấy chậu hoa hồng hoa cúc để làm đẹp phòng khách. Nâng niu, chăm sóc thật kỹ lưỡng. Hôm nay Mồng Ba Tết, hoa đã héo rụng đầy phòng. Phải quét rác thôi, gom cả mai cả hồng cả cúc đi đốt. Ôi Hương sắc của hoa! Hôm qua tươi đẹp, hôm nay héo tàn rụng úa. Hôm qua “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, hôm nay quét bỏ như rác rưởi.
Mùa Chay khởi đầu với Thứ Tư Lễ Tro, nghĩ về hoa và rác như nghĩ về thân phận tro bụi của kiếp người theo lời Thánh Vịnh 102:
 Đời sống con người giống như hoa cỏ
 Như bông hoa nở trên cách đồng
 Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
 Nơi nó mọc không còn mang vết tích.
Đời người cũng tựa đời hoa. Khi tươi nở, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, ai cũng yêu cũng quý. Khi ủ rũ héo tàn, hương sắc của hoa rụng úa tàn tạ, chỉ mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai như lời sách Giảng viên:  “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).  
Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Thừa tác viên đọc "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi nguyên tổ vừa phạm tội. Giáo Hội cũng lặp lại những lời ấy trong phần xức tro để nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.
Trong lúc quân đội của Assyria do Tướng hùng hổ Holoferno chỉ huy tiến vào Israel, mọi người dân Giêrusalem, cả phụ nữ và trẻ em, phủ phục xuống đất trước Ðền Thánh và bỏ tro trên đầu, giang tay lên trời, khẩn cầu Thiên Chúa (Judit 4,11). Ông Gióp, sau khi tha thiết kêu cầu Thiên Chúa cứu mình trong cơn cực khổ, hoạn nạn, bị mọi người từ bỏ, trở về với Chúa với tất cả niềm tin tưởng và thề hứa: "Lạy Chúa, con xin rút lời than phiền, trách móc, con đau đớn bỏ tro bụi trên con" (Job 42, 6). Bị đe dọa tàn phá, sau khi nghe tiên tri Giona giảng, toàn dân thành Ninivê, từ Vua đến dân thường và cả loài vật nữa, bỏ tro trên đầu, mặc áo nhặm, xin ơn tha thứ và đã được Thiên Chúa thương đến (Jona 3,5).
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.
Sách Giảng Viên viết rằng :"Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo:  "Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).
Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định :
 ”Lênh đênh duyên nổi phận bèo.
 Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi” (Ca dao). 
 “Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh)
Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến ?
Cuộc đời tuy có là bèo bọt. Phận người dù phù hoa, mau chóng tàn phai trở về bụi đất. Con người bởi đất nhưng con người không bằng đất, con người có sinh khí, có hơi thở. Con người là hoạ ảnh và hình ảnh của Đấng dựng nên mình. Sự cao cả của con người là bắt nguồn từ chính Đấng là Sự Sống, Đấng Hằng Sống, con người là hình ảnh và hoạ ảnh của Đấng vô thuỷ vô chung, nên sự sống con người mang hình thái bất diệt, vượt xa các loài được tạo dựng. Lòng thương xót của Thiên Chúa không dựng nên con người, theo cái bên ngoài của Thiên Chúa, nhưng cho con người mang hoạ ảnh và hình ảnh của Người. Theo quan niệm của Nho Giáo, con người là sự tích tụ của tinh thần và khí chất nên con người có sự sáng suốt để hiểu các sự vật. Là hoạ ảnh và hình ảnh của Thiên Chúa, con người có một phẩm giá trổi vượt trên các loài được tạo dựng, con người một phần giống Thiên Chúa bởi quyền cai quản trên vạn vật và bởi con người có trí khôn, tự do.
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong mùa chay là: Bố thí, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của mùa chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, nói xấu, lười biếng việc đạo đức là điều phải thực hành.
Nói một cách hình tượng, thì con người của Mùa Vọng là một con người ÐI, con người hành hương, lòng tràn trề hy vọng đang tiến về cùng đích tối hậu của cuộc đời; con người của Mùa Phục Sinh là một con người ÐỨNG, tự do, chủ động và tự tín đối diện với thế giới, còn con người của Mùa Chay thì NGỒI trong thái độ chiêm nghiệm, trầm tư. (Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống).
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của lời đó quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?
Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.
Một là cho rằng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !
Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.
Ba là tin vào thuyết luân hồi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực, nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.
Khác với ba quan niệm trên, Kitô giáo dạy rằng : Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta “phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”.
Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức của Mùa Chay.
Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về : tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Tỉnh thức để đợi chủ về. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Dụ ngôn người quản gia trung thành. Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ , sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa .Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.
Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.
Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình. Nhận chút tro trên đầu và hát lên lời Thánh vịnh "Lạy Chúa, xin thương xót con vì tình yêu thương và lòng nhân hậu của Chúa. Xin xóa sạch mọi tội lỗi con, để linh hồn con trở nên trắng như tuyết " (TV 50,1).  
Biết rằng mình được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, người Kitô hữu luôn có đựơc điểm tựa an toàn cho hạnh phúc đích thực.
Con người là “hoa” và cũng là “rác”, nhưng với tình yêu Chúa Kitô, con người không còn là bèo bọt, không là phù hoa mà là con người của thần khí, trổ sinh những hoa quả của Thánh Linh (Gal 5,22). Một trong những hoa trái của Thánh Linh là đức ái.
Chủ đề của sứ điệp Mùa Chay năm nay là: "Tin vào đức ái thúc đẩy lòng bác ái", được Đức Thánh Cha trích trong Thư thứ nhất của Thánh Gioan (4,16): "Chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó". Trong khuôn khổ của Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha dành sứ điệp Mùa Chay cho mối tương quan giữa đức tin và đức ái. Ngài viết: "Tất cả mọi Kitô hữu, nhất là những người làm việc bác ái, cần có đức tin, là sự gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa trong Đức Kitô và cảm nghiệm được tình yêu của Người… Kitô hữu là những người đã được tình yêu Thiên Chúa chinh phục và do đó, dưới ảnh hưởng của tình yêu này, họ hoàn toàn cởi mở cho việc yêu thương tha nhân bằng những phương cách cụ thể.". Đức Thánh Cha nhận xét: “Đời sống Kitô hệ tại liên tục tiến lên núi gặp gỡ Thiên Chúa để rời hạ sơn, mang tình thiêng và sức mạnh từ cuộc gặp gỡ ấy, phục vụ anh chị em với cùng tình yêu thương của Thiên Chúa”. Người Kitô hữu hoạt động bác ái biết rằng, không phải những cố gắng riêng của mình mang lại hoa trái, nhưng đúng hơn là “sáng kiến cứu độ” đến từ Thiên Chúa, từ ân sủng của Ngài. Ân sủng không giới hạn tự do và trách nhiệm của con người, nhưng quí hướng chúng về những hoạt động bác ái. Đỉnh cao của đức ái là chia sẻ Tin Mừng cho anh em: "Thực vậy, Phúc Âm Hoá là hình thức cao cả nhất của đức ái và là phương cách tốt nhất để cổ võ cho con ngườiKhông có hành động nào tốt đẹp hơn, và bác ái hơn đối với tha nhân, là cùng chia xẻ tấm bánh của Lời Chúa, là chia sẻ với họ Tin Mừng của Phúc Âm, và giới thiệu họ vào một mối tương quan với Thiên Chúa".
 
Đức bác ái Kitô giáo là tình yêu đối với Thiên Chúa được biến thành việc phục vụ tha nhân. Làm việc bác ái, chúng ta sẽ sống một Mùa Chay thánh thiện.

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận