Đôi nét về cuộc đời Thánh Nữ Catarina Siena

Đăng lúc: Thứ hai - 28/04/2014 18:53 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong


ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CATARINA SIENA







 

Để tóm lược tiểu sử thánh Catarina Siena, tác giả xin chọn cuốn Vie de Sainte Catherine de Sienne, (Legenda Maior) của cha Raymond de Capoue, O.P. Cha là linh hướng của Catarina từ năm 1374 cho đến ngày chị được Chúa gọi về năm 1380. Vài năm sau cái chết của chị, cha Raymond đã có ý viết tiểu sử Catarina, vì thế, cha đã gặp gỡ bà Lapa, mẹ của Catarina xin tất cả những chi tiết liên quan đến thời thơ ấu của chị. Do đó, tiểu sử thánh Catarina do cha Raymond de Capoue viết có phần đáng tin cậy. Điều này muốn nói rằng tuy không chính xác hết mọi sự kiện, nhưng Vie de Sainte Catherine de Sienne cũng là một trong những tài liệu giúp chúng ta khám phá ra tiểu sử của một con người “không học mà làm tiến sĩ”, một con người sống trọn vẹn linh đạo Đa Minh “Nói với Chúa, nói về Chúa”, một con người sống dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần và trở thành khí cụ của Thiên Chúa cho Giáo hội và xã hội vào thế kỷ XIV.

1. Thời thơ ấu

 

 

 

Catarina Benincasa sinh 25-03-1347 tại Siena, là con thứ 23 trong một gia đình 25 người con. Thân phụ là ông Giacômô Benincasa, làm nghề thợ nhuộm. Thân mẫu là bà Lapa. Tuy đông con, nhưng cha mẹ Catarina còn nhận thêm một người con nuôi là Toma della Fonte, lớn hơn Catarina 10 tuổi, sau này Toma đi tu dòng Đa Minh và trở nên cha giải tội đầu tiên của Catarina. Gia đình Catarina nằm trong giáo xứ do các cha Đa Minh phụ trách, vì thế Catarina thường đi lễ nhà thờ thánh Đa Minh và yêu mến các tu sĩ Đa Minh cách đặc biệt, theo truyền thống kể lại, mỗi lần các tu sĩ Đa Minh đi ngang qua nhà, Catarina đã lén ra hôn những dấu chân sau khi họ đi qua.
Khi còn rất nhỏ, Catarina đã đọc kinh Ave Maria mỗi khi leo lên từng bật cầu thang. Điều này không gì lạ nơi các thánh. Thánh Têrêxa Avila năm lên 6 tuổi đã ý thức rất rõ: “Tôi muốn gặp Thiên Chúa, và phải chết đi mới gặp Ngài”. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu mới 3 tuổi đã biết nói: “con không chối Chúa điều gì”. Thiên Chúa ban ơn cho những ai Ngài tuyển chọn. Năm lên 6 tuổi, Catarina đã có một thị kiến đầu tiên, thị kiến này ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời Catarina. Một ngày kia, Catarina cùng với anh Stephanô được sai tới nhà chị Bonaventura. Trên đường về nhà, khi đi qua Fontebranda, Catarina nhìn lên nóc nhà thờ thánh Đa Minh trên ngọn đồi đối diện, thấy Chúa Giêsu hiện ra trong phẩm phục và đội mũ Đức Giáo Hoàng ngự trên trời. Chúa Giêsu mỉm cười và ban phép lành cho Catarina. Bên cạnh Ngài là thánh Phêrô, Phaolô và thánh sử Gioan.

Đâu là ý nghĩa của thị kiến này? Chúng ta có thể rút ra hai dấu chỉ:

1. Catarina đã thấy Chúa Giêsu, Đấng đã xuống thế làm người vì yêu thương nhân loại tội lỗi và đã chết trên Thập giá, Đấng đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng để cứu rỗi nhân loại. Điều này được thể hiện rõ nét trong các bức thư của Catarina, trong tác phẩm Đối Thoại, cũng như trong những lời cầu nguyện, Catarina có một cảm nghiệm sâu xa về Đức Giêsu Đấng cứu độ duy nhất, Ngài là chiếc cầu nối liền giữa trời và đất, là Đấng giao hòa giữa con người với Thiên Chúa. Chính vì thế, năm lên 7 tuổi, Catarina khấn giữ mình đồng trinh để hoàn toàn thuộc trọn về Chúa Kitô, để hy sinh, hãm mình và cầu nguyện cho các linh hồn.

2. Trong thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra trong phẩm phục Đức Giáo Hoàng, vị lãnh đạo Giáo hội, thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúa Giêsu hiện ra cùng với ba vị tông đồ: Phêrô, vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian này, Phaolô, vị tông đồ rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh, và Gioan là tác giả Tin Mừng mà Catarina trích dẫn rất nhiều trong tác phẩm của chị.
Sau thị kiến này, Catarina bắt đầu tập sống nhân đức và đánh tội. Catarina bỏ đi các trò chơi, dành nhiều giờ cho việc cầu nguyện, thích sống trong thinh lặng, cô tịch. Cuộc sống của Catarina đã làm cho các bạn bè cùng lứa tuổi để ý và qui tụ chung quanh Catarina cùng nhau cầu nguyện và làm việc đền tội.

Khi lên 12 tuổi, bà Lapa muốn con gái mình được trang điểm và lập gia đình như bao thiếu nữ khác, thế nhưng Catarina phản đối vì muốn dâng mình cho Chúa. Trước sự cương quyết của Catarina, bà Lapa đã cùng với chị Bonaventura làm mọi cách để thuyết phục Catarina. Vì rất quý mến chị Bonaventura, Catarina đã chìu theo ý mẹ mình, nhưng sau khi người chị qua đời, Catarina đã hoán cải và quyết lòng sống đời khiết tịnh. Để chứng tỏ sự chọn lựa của mình, Catarina đã cắt đi mái tóc vàng xinh đẹp và đội trên đầu một chiếc mũ nhỏ. Tuy nhiên gia đình đã gây áp lực, bắt Catarina làm việc từ sáng đến tối để không có giờ cầu nguyện. Trước hoàn cảnh đó, Catarina đã biết làm cho mình một “căn phòng nội tâm”, để ở nơi đó, chị có thể tâm sự với Chúa Giêsu bất cứ lúc nào chị muốn, thời gian và không gian không thể nào chia cắt Catarina với Đấng dấu yêu.

2. Sống yêu thương

 

 

 

Năm 16 tuổi chị xin nhập Dòng ba Đa Minh, chị mặc áo dòng của các chị em dòng “đền tội” hay còn có một tên khác “Các bà mang áo choàng”. Đây không phải là các đan sĩ theo nghĩa chặt, cũng không có một cấu trúc như chúng ta ngày hôm nay. Các bà sống đời sống thánh thiện tại gia đình, làm việc đền tội, thăm viếng người nghèo, chăm sóc bệnh nhân. Các bà giữ một lời khấn: nếu phụ nữ đã lập gia đình, họ chỉ làm lời khấn với sự đồng ý của chồng, nhưng nếu chồng qua đời họ không được lập gia đình lần nữa. Đối với một thiếu nữ, họ tuyên bố từ bỏ hôn nhân một cách công khai như trường hợp của Catarina. Tuy không sống đời sống cộng đoàn, nhưng thứ 6 hàng tuần, các chị em Dòng Áo choàng gặp nhau để cầu nguyện chung với nhau, dưới sự hướng dẫn của một anh em Dòng Đa Minh hoặc nghe chú giải lời Chúa. Những sinh hoạt của chị em đều dưới quyền của Bề Trên Tổng Quyền hoặc một anh em nào đó được ủy quyền.
Từ ngày đó, Catarina càng gắn bó mật thiết với Chúa. Chị sống một cuộc đời khổ chế, bớt ăn, bớt ngủ. Khổ chế của Catarina xuất phát từ lòng yêu mến Chúa chứ không phải đi tìm niềm vui cho bản thân. Cha Raymond đã dành một chương dài kể những việc khổ chế, hành xác của Catarina. Giữa những khổ chế, những cực hình chịu đựng vì Chúa Giêsu, Catarina đã nhận được nhiều ơn lạ như thị kiến, an ủi nội tâm. Năm lên 20 tuổi Catarina đã đính hôn thần bí với Chúa Giêsu, Ngài đã trao cho chị “một chiếc nhẫn gắn bốn viên ngọc và kim cương” để biểu hiện việc kết bạn thiêng liêng. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc đời Catarina, giai đoạn sống ẩn dật đã chấm dứt, từ hôm nay, Catarina lên đường phục vụ Giáo hội. Sở dĩ Thiên Chúa liên kết với Catarina bằng chiếc nhẫn vô hình, là để thánh nữ cùng hiệp nhất với Ngài trong công cuộc xây dựng nước Chúa.
Chị Catarina rất thích một cuộc sống cô tịch và thinh lặng, để luôn luôn kết hợp với Chúa. Thế nhưng đây không phải là điều Chúa muốn, Ngài muốn chị ra đi mang hòa bình cho Giáo hội, cho thế giới và đưa các linh hồn về với Ngài. Một ngày kia, Chúa sai chị đến với tha nhân, nhưng chị sợ rằng những hoạt động bề ngoài sẽ khiến mình xa rời Thiên Chúa. Chính trong do dự, hoang mang đó, Thiên Chúa đã nói với chị như sau: “Cha không cố ý làm bất cứ điều gì khiến con phải xa lìa Cha, nhưng hơn thế Cha muốn ràng buộc con lại với Cha cách chắc chắn bằng mối dây tình yêu của con đối với tha nhân. Hãy nhớ rằng Cha đã đặt ra hai giới răn tình yêu: tình yêu Cha và tình yêu tha nhân … Bây giờ Cha muốn con thực thi hai giới răn này quả là chính đáng. Con phải bước đi trên hai chân” (ĐT. 158).
Từ lúc đó, bằng việc cầu nguyện và hoạt động, chị Catarina bước đi vững vàng trên hai chân của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, của chiêm niệm và hoạt động. Lần đầu tiên khi chị Catarina ra hoạt động, chị tình nguyện làm những công việc bình thường. Trong gia đình, chị giúp những việc nội trợ, ngoài xã hội, chị phục vụ người nghèo, viếng thăm bệnh nhân, những người tù, những tử tội để an ủi họ. Những hoạt động của chị đã lan rộng khắp nơi từ Siena, một thị xã nhỏ bé, qua các tỉnh khác như Florence, Pisa. Tiếng tăm của chị lan đi khắp nơi, nhiều người đã đến xin chị cầu nguyện, làm tư vấn. Dù bận rộn với những công việc bác ái xã hội, chị Catarina vẫn dành giờ để tâm giao với Chúa. Chính những giây phút đó, chị có được những ánh sáng mới để giúp tha nhân. Chị được nhiều ơn lạ, tiên đoán tương lai, đọc được tâm tư của người khác.
Nói đến tiểu sử của chị Catarina, chúng ta cũng không quên biến cố trao đổi trái tim với Chúa Giêsu, cũng như việc lãnh nhận các dấu tích của Chúa tử nạn ngày 01-04-1375 tại nhà thờ Santa Cristina ở Pisa. Những sự kiện này nói lên chị được đồng hóa, nên một với Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh.

3. Lòng yêu mến Giáo hội

 

 

 

Chính vì lòng yêu mến Chúa nồng nàn và yêu tha nhân như chính mình đã thúc đẩy chị Catarina đến những vấn đề đại sự của Giáo hội thời bấy giờ. Trong những năm sau cùng của cuộc đời, chị đã hoạt động với ba công tác quan trọng như sau: giải phóng đất thánh, canh tân Giáo Hội và đưa Đức Giáo Hoàng từ Avignon về Roma.
Năm 25 tuổi, chị bắt đầu viết những bức thư gửi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo. Chị kêu gọi họ lên đường giải phóng đất thánh. Ngoài ý định dành lại quyền tự do cho người công giáo được lui tới viếng thăm thánh địa, chị Catarina còn mong mỏi các lực lượng công giáo đoàn kết với nhau, để tránh những cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Mối bận tâm lớn của chị trong giai đoạn này là canh tân Giáo hội. Bằng những bức thư, chị thúc giục các cấp lãnh đạo trong Giáo hội, hãy canh tân Giáo hội bằng việc trở về với tinh thần Phúc âm. Việc canh tân là trách nhiệm của các vị chủ chăn, các tín hữu được mời gọi tham gia qua lời cầu nguyện, canh thức và sám hối. Thực ra chương trình canh tân được thực hiện sau khi chị qua đời.
Vào năm 1376, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Florence, chị Catarina đến Avignon nơi Đức Giáo hoàng Grêgôriô XI đang cư trú, để hòa giải giữa dân thành Florence với Tòa Thánh. Với lời khẩn nài của chị, Đức Giáo hoàng lên đường về Roma vào ngày 13-09-1376. Tuy nhiên, nỗi vui của chị kéo dài không được bao lâu, ngày 27-03-1378 Đức Giáo hoàng Giêgôriô XI băng hà, Đức Urbanô VI được bầu kế vị. Với tính tình cứng cỏi và nghiêm nghị, ngài đã làm tổn thương nhiều người, chúng ta biết được điều đó qua lá thư chị Catarina đã gởi cho Đức Giáo hoàng, chị viết như sau: “Xin cha hãy hành động với trái tim nhân từ và an bình, vì tình yêu Chúa Giêsu, hãy kiềm chế những phản ứng mau lẹ phát xuất từ bản tính tự nhiên. Thiên Chúa đã ban cho cha một trái tim lớn lao; con nài xin cha hãy hành động để nó trở nên tràn đầy siêu nhiên, nhiệt thành với sự thánh thiện và cải tổ Giáo hội, cha cũng có thể có một trái tim mạnh mẽ, dựa trên sự khiêm tốn đích thực”. Chính vì thế, chưa được sáu tháng, các Hồng Y người Pháp đã họp nhau bầu một Giáo hoàng khác tên là Clémentê VII người Pháp, trú tại Avignon. Nhưng về phần mình, chị Catarina hết sức bảo vệ Đức Urbanô VI. Đây là khởi điểm cho cuộc đại ly giáo đã phân đôi Giáo hội Tây phương và gây chia rẽ giữa các quốc gia, thành phố, giáo phận, dòng tu, và ngay cả trong gia đình. Chị đau lòng vì cuộc ly giáo này và đã tìm mọi cách khôi phục sự hiệp nhất cho Giáo hội. Kể từ giai đoạn này, các bức thư của chị là những sứ điệp tha thiết kêu gọi sự đoàn kết trong kitô giáo.

4. Giai đoạn cuối đời

 

 

 

Sau những năm tháng làm việc không ngơi nghỉ vì lòng yêu mến Chúa và Giáo hội, chị Catarina đã trải qua những ngày tháng cuối cùng tại Roma. Chị trải qua cơn hấp hối nhiệm mầu kéo dài gần ba tháng, có thể nói, đây là cuộc tử đạo mà chị hằng ước ao. Trước khi lìa đời, chị đã có những lời huấn dụ với gia đình thiêng liêng của chị: “Các con hãy cầu nguyện không ngừng và sống khiêm tốn. Hãy tránh đoán xét người khác hay thậm chí tranh luận về hành vi của họ. Hãy luôn tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, và yêu thương nhau, để các con có thể thực sự là con cái thân yêu của Giáo hội. Trước mặt Chúa, các con hãy dâng hiến nước mắt và những lời cầu nguyện sốt sắng cho Giáo hội của Người”. Còn đối với người mẹ dấu yêu, chị xin bà chúc lành, và theo ước muốn của bà, chị chúc lành lại cho bà. Chị cũng cầu nguyện cho Giáo hội, cho tất cả mọi người. Lời cầu nguyện cuối cùng của chị thật tràn đầy yêu thương: “Lạy Chúa hằng sống, xin đón nhận cuộc sống con như tấm bánh trong thân thể mầu nhiệm Ngài là Giáo hội. Con không có gì để hiến dâng ngoài những gì Chúa ban cho con, vì thế, xin hãy nhận lấy trái tim con và in dấu nó trên gương mặt hiền thê của Ngài là Giáo hội”.

Chị qua đời vào ngày 29-04-1380, tròn 33 tuổi. Người ta mai táng và tôn kính thi hài chị tại bàn thờ chính của nhà thờ Sancta Maria sopra Minerva, Roma. Riêng đầu của chị Catarina được rước về Siena với sự hiện diện của bà Lapa. Ngày 29-06-1461, Đức Piô II phong thánh cho chị Catarina Siena. Ngày 13-04-1866, Đức Piô IX đặt chị làm bổn mạng của Roma. Ngày 18-06-1939, Đức Piô XII tôn phong chị làm bổn mạng nước Ý cùng với thánh Phanxicô. Ngày 04-10-1970, Đức Phaolô VI tặng tước hiệu “tiến sĩ Giáo hội” cho chị Catarina, một tuần sau thánh Têrêxa Avila. Ngày 01-10-1999, Đức Gioan Phaolô II ban tự sắc tôn vinh Catarina cùng với thánh Brigida và thánh Têrêxa Bênêdicta Thánh Giá làm bổn mạng Âu Châu. Trải qua 6 thế kỷ, chị Catarina vẫn được nhắc đến qua các tước hiệu trên, chứng minh điều Chúa hứa với Catarina “Nếu con không quên Ta thì Ta sẽ không bao giờ quên con” đã thành sự thật.

Sr. Anna Hoàng Thị Kim Oanh, OP

LTS – Đây là nhìn của nhà thần học Mary A. Fatula O.P, đã trình bày Mẹ Thánh thực sự là một nhà thần bí hiệp thông liên lỉ với Thiên Chúa, Mẹ có những đặc ân phi thường, nhưng dồng thời Mẹ cũng là một người Chị, một người bạn đồng hành với mọi giai tầng trong xã hội.

1. CATARINA – MỘT PHỤ NỮ ĐẦY SỨC HẤP DẪN

Theo tiểu sử thành Catarina, chúng ta biết Chị có một sức mạnh rất ảnh hưởng đến những người đương thời, đến nỗi bạn bè và đồ đệ dù lớn tuổi hơn Chị vẫn goị Chị là Mẹ. Chính Cha Raymon Capua, Cha giải –  người bạn thân mật của chị rất ngạc nhiên trước sự “hấp dẫn  huyền nhiện toát ra từ nơi chị “, tư cách duyên dáng và khuôn mặt rạng rỡ của chị làm cho bất cứ ai gần Chị cảm thấy hết chán nản, ngã lòng. Những người, lo sợ xao xuyến đối với Chị tràn đầy niềm vui và bình an. Những gia d8ình bất hòa tìm lại được hòa giải với nhau, họ cảm được  niềm vui và sức mạnh trước sự hiện diện của chị. Chị chỉ có thể diễm tả bằng tiếng khóc và  thầm kín:  “Chúng tôi ở đây thì tốt lắm” nhưng làm sao Catarina lại có đượcbiệt tài chinh phục nhân tâm như thế?

Thực sự, chính Cha Raymond đã xác nhân rằng: không phải sự hấp dẫn tự nhiên của Catarina lôi kéo những người khác đến với chị, bởi chị không có gì khác ngoài cái vẻ bình thường, nhưng chính tình yêu đã làm cho Catarina rạng rỡ hơnlà cho vẻ đẹp tự nhiên. Đó là một tình yêu mãnh liệt dành cho Thiên Chúa và những người được Thiên Chúa quý chuộng. Trong cách diễn tả tình yêu này, những cử chỉtự phát của chị, khiến cho các bạn phải bối rối. Họ thườnh thấy màm chướng lúc thấy chị cản động khi cầu nguyện. Những tiếng nói và tiếng kêu tận đáy lòng, những cử chỉ quỳ gối, cúi đầu, nâng cao đôi tay và cả thân hình tự doca ngợi Chúa. Chị còn tự do bộc phát tình cảm như thể đối với những người đến với Chị và gửi cho Chị: “Người yêu nhất của tôi”.

Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì, ngôn từ mạnh mẽ và nồng hậu đã thu hút nhiều người đến với Catarina. Sau 3 năm sống  như vị ẩn sĩ trong căn phòng nhỏ, chị là người phụ nữ nổi bật về hai khuynh hướng: Vừa có tài lợi khẩu, vừa thực hiện những điều mình nói- nghĩa là “ngôn hành như nhất”Cha Raymond đã làm một con tính về sức mạnh kỳ diệu của Catarina: “Chị nói chuyện mà không ăn uống suốt 100 đêm ngày đêm”. Và từ đó, không gì khiến chị phấn kh73i hơn nói về Thiên Chúa cho những  người ‘’thích lắng nghe’’. Càng nói lâu, chị càng trở nên sống động và hăng hái hơn.

Dầu vậy, Ch raymond vẫn thú nhận: “ không phải lúc nào tôi cũng là một trong số những người thích lăng nghe”. Chị thường thao thao bất tuyệt khi nói với tôi về Chúa.. nhưng kgông thể đo lường được  chiều sâu  những điều Chị nói: Tôi có vấn đề trong đời sống thiêng liêng, còn thân xác thì nặng nề, tôi lo ra chia trí cách tinh tế. mải mê với đề tài của mình, Catarina cứ tiếp tục nói mãi. Cuối cùng, chị nhận thấy tôi ngủ, Chị gây một tiếng động đột ngột để đánh thức tôi và thêm lời bực tức: “ Con nói chuyện với Cha về Thiên Chúa cũng như con nói với bức tường”

2. CATARINA -  MỘT PHỤ NỮ ĐÂY SỨC MẠNH

a) Trong lời nói: Tuy Cha Ray mond cũng có những khiếm diện như trên, nhưng Ngài vẫn nhận ra ân huệ giảng thuyết phi thường của Catarina. ‘’Đặc sủng về lời nóibộc lộ qua ngôn từ cháy bừng như ngọn đuốc”” và tài hùng biện của chị như đánh động vào vào con tim của những người đến với chị nhằm chế giễu , hạ giá chị, họ không thể nào ‘’ bỏ chị ra về mà không đầm đìa nước mắt”. Bời vì Catarina nói bằng “lửa của Thánh Thần”” hơn là ‘’ bằng ngôn ngữ kiến thức, nhiều lần đám đông ngàn người hay hơn nữa tụ tập để nhìn và nghe Chị.

Dầu lời nói và cung cách của Chị hấp dẫn, Chị vẫn còn có thể từ chối không dùng ngôn ngữ tán thưởng khi nó không chính đáng. Đặc biệt chị nói với hàng giáoSĩ như là những vị ‘’ rất đáng kính” hoặc ‘’Cha rất thương mến’’ nhưng với ba Vị Hồng Y người Italia “không nhận” Đức Thánh Cha Ubanô VI thì chị viết; ‘’ Không đáng kính”, bởi vì các vị đã bỏ lời tuyên thệ kính trọng Đức Thánh Cha. Sự bạo dạn của Catarina bộc lộ qua việc Chị chỉnh cả Giáo Hoàng. Khi chị thúc giục Đức Gregory XI chọn hòa bình hay chiến tranh, chị nhấn mạnh rằng, thư của Chị muốn nói đến ‘’chính sự thật”” hơn là muốn ‘’dạy bảo’’ Đức Gregory. Sau khi khích lệ Đức Ubano VI “cứng rắn” đối với những thói xấu của chính mình và trong cách đối xử với người khác, Chị kết luận:”nếu con dám viết lên như thế, là bởi vì lợi ích thần thiêng buộc con phải làm như thế”.

b) Trong lời chuyển cầu: Ngoài những lời khiển trách đối với những người mà lẽ ra Catarina phải sợ, ý chí mạnh mẽ của chị còn ảnh hưởng đến những nghiệm vụ tốt đẹp khác. Chúng ta không thể cười khi Cha Raymond thuật lại chị đã làm phép lạ như thế nào. Khi bạn của Cha là Frasanti đang hấp hối, Catarina khẩn thiết xin cho bạn Cha được phục hồi sức khỏe bằng lời truyền:“Ta truyền cho anh nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, anh không được chết”. Tại Pisa, Chị đã truyền mệnh lệnh này cho một người bệnh: “ Tôi muốn là sức mạnh này không được gây phiền toái cho anh nữa”. Người bạn đáng yêu và là thư ký của Chị là Stephano đã thoát khỏi cái chết khi Catarina nói: “Ta truyền cho anh, nhân danh Đức Vâng lời thánh thiện, cơn sốt này không được làm cho anh đau đớn nũa”.

Cha Raymond thuật lại sức mạnh của lời chuyển cầu của Catarina đã đem lại những kết quả lạ lùng trong những hoàn cảnh cực kỳ cần thiết. Chẳng hạn, để biến đổi được một người đang hấp hối, Catarina “chiến đấu” với Chúa và llý luận rằng: “Trong khi anh không xứng đáng được thương xót thì Chúa Giêsu lại sẵn sàng ban cho anh điều đó”. Phải chăng, Người đến để nhập thể trong lòng Trinh nữ là để xét xử tội lỗi chúng con và chừng phạt họ hay sao?… Xin trả lại người anh em của con cho con. Cha Raymond đã cắt nghĩa sự biến đổi ấy : đó là lời ca ngợi đối với sự quan phòng không thể thấu, “đã đánh động” con tim nồng cháy của Catarina để chị có thể can đảm coa độ nhưthế. Người để cho con người chai lì trong tội lỗi cho đến cùng như thể người không bận tâm gì. Nhưng trong tất cả, người đã hoạch định để đưa linh hồn anh vào sự che chở của Người. Nhờ lời chuyển cầu bạo dạn của Chị, một đàn ông khác bị coi là kẻ giết người đã được biến đổi thành một trong số những người tử tế nhất. Và 2 tội phạm đang trên đường tới nơi hành hình cũng đã biến những tiếng kêu la phỉ báng thành tiếng khóc ăn năn ca ngợi.

3. CATARINA VỚI CON NGƯỜI THỜI ĐẠI

a) Ơn gọi từ Thiên Chúa

Đặc biệt, trong những giây phút ngạc nhiên về sự gan dạ của Catarina, chính Cha Raymond đã nhận thức sâu sắc rằng: đời sống của Chị “theo những đường lối khác xa những người phụ nữ khác” trong thời đại của Chị. Catarina 27 tuổi, Chúa kêu gọi Chị tới một cuộc “thay đổi tận canh”, tức là thực hiện một chuyến đi qua ý và pháp, đến gặp các nhà lãnh đạo quốc gia và những người lãnh đạo Giáo Hội, ngay cả Đức Giáo Hoàng. Chúa đã nói: Ta sẽ dẫn con  đi và đưa con trở về, con sẽ mang Danh Ta.

Cuộc sống của Catarina không phải là cuộc sống do chị hoạch định cho chính mình: chính ngay giữa lòng khủng hoảng chia rẽ rất trầm trọng của Giáo Hoiộ, Chị đã nổi bật như một tiếng nói của sự thất, của tình yêu Thiên Chúa. Chị không phải là người phụ nữ phân cuộc sống mình thành từng mảnh nhỏ, cũng không phải là người chia dự tính nhỏ bé của mình ra nhiều nơi. Con người Chị tập trung vào một chủ điểm như chính chị đã nói : Chị là ngọn lửa trong chính trung tâm lòng mình.

b) Những nghịch lý của Sứ vụ Tình yêu 

Chị cũng là một biển cả nghịch lý : cùng một lúc vừa có ý chí sắt đá vừa dễ bị tổn thương: vừa nhiệt thành vừa thanh lịch; vừ nhẹ nhàng vừa thận trọng; vừa bướng bỉnh vừa qui phục. Cũng như Thiên Chúa, Chị được gọi là điên rồ trong Tình yêu”. Ơn gọi của chị lôi cuốn  Chị tiến tới một cuộc sống và Sứ vụ ờ chính trung tâm của tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu nhân loại. Đời sống nội tâm của Chị gắn bó với con người trong những biến cố của thế giới trong khi Chị không thích những cuộc khủng hoảng chung quanh Chị, thì nó lại trở thành của nuôi dưỡng và tăng thêm đời sống nội tâm của Chị.

Nhìn vào Catarina, chúng ta thấy sự can đảm của Chị xuất phát từ tình yêu. Người con gái trạc tuổi 30 đã hiện diện như một lời nóng bỏng  trong Giáo Hội và trong những cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị chung quanh mình. Lịch sử và truyền thuyết  đã vẽ lên chân dung Chị như một người phụ nữ thẳng thắn của thế kỷ 14. Những nhà viết tiểu sử thuật lại thị kiến nhưng không phải là không có thật. Thật vậy, người phụ nữ chưa hề đến trường này, với Chị Têrêsa Avila là người đầu tiên được mang danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh. Chính đó là điều giài thích về chính mình, hẳn cũng khời từ cảm ngiệm. Từ lời Thánh Phao-lô : “Nếu tôi phải vênh vang thì tôi sẽ vêng vang những yếu đuối của tôi… và sức mạnh của đức Kitô cư ngụ trong tôi” ( 2Cor.11,39; 12,9).Chị đã sống giữa những đấu tranh và cám dỗ như chúng ta. Thậm chí nó còn dữ dội hơn kinh nghiệm cùa chúng ta nữa.Đời sống và sự hiện diện của Chị nói với chúng ta rằng : Không phài thù oán trong cuộc đấu tranh, nhưng trong đó, lời sự thật trờ thành lời hồng ân cho chúng ta.

Kết:

Thánh Catarina biết những yếu đuối của con người chúng ta do chính kinh nghiệm cá nhân của chị, và chúng ta cũng biết được lòng sốt mến của chị nhờ cảm nghiệm của chính chúng ta. Mở tâm hồn ra đón nhận chị, chúng ta bắt đầu khám phá ra một người phụ nữ rất nồng hậu trong sự hiểu biết và cũng rất hợp thời trong việc thích ứng, đến nỗi chị gợi lên cho chúng ta không chỉ lòng kính trọng vả ngưỡng mộ từ xa mà còn gợi lên sự đáp trả thần linh của tình yêu và sự cảm thông của bạn bè. Và khi ta coi mình trong chị qua những đấu tranh và những khát vọng thẳm sâu nhất của chính chúng ta, chúng ta bắt đầu nhận ra cùng một mầu nhiệm đã âm thầm kêu gọi chị hoạt động, cũng đang hoạt động trong đời sống của chính chúng ta.

Ước chi các bạn cảm nghiệm điều ấy thật sâu xa để việc mừng lễ mẹ thánh đem lại ý nghĩa tràn đầy cho cuộc đời dâng hiến dấn thân phục vụ  giáo hội của chúng ta.

Sr. Maria Kim Ngọc

(theo “Catherine of sienna’sway của Mary Ann Fatula. OP trang 13-21)


 

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận