Khổ Nạn và Phục Sinh (theo Gioan)

Đăng lúc: Thứ hai - 14/04/2014 03:53 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
KHỔ NẠN và PHỤC SINH
(theo Gioan)
 
I.   CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU KITÔ 
 
1.  "GI" CỦA CHÚA GIÊSU
           
Để hiểu rõ hơn bài tường thuật về khổ nạn của Đức Giêsu Kitô theo Gioan, trước hết cần nắm bắt  ý niệm "Giờ" mà Tin mừng IV nói đến trong suốt Tin mừng, từ tiệc cưới Cana (Gn 2) đến Thập giá (Gn 19).  
- Giờ theo văn chương khải huyền Do thái (Danien) : Giờ cánh chung, giờ cứu độ của Đấng Thiên sai
- Giờ theo Nhất lãm : Giờ Chúa Giêsu chịu chết thập giá để thực hiện việc cứu độ.
- Giờ theo Gioan.  Tiệc cưới Cana : "Giờ con chưa đến". Diễn từ ly biệt : "Giờ đã đến".  Trước khi vào khổ nạn : "Chính giờ này … ". 

Gioan đã phối hợp các ý nghĩa của Giờ trong văn chương khải huyền Do thái và trong Nhất lãm để nêu bật các ý nghĩa :
            - Đó là giờ vinh quang : Đức Giêsu trở về với Chúa Cha.
            - Giờ Đức Giêsu tỏ mình là Đấng Messia cứu thế : "Khi nào treo Ta lên thì  biết Ta Là"
            - Giờ loan báo cánh chung bằng phán xét và tập họp thành dân mới của Thiên Chúa.

2. TƯỜNG THUẬT  
           
Bài tường thuật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu được Tin mừng Gioan ghi lại trong 5 màn theo cấu trúc quy tâm (chiasme) mà trung tâm là trước tòa án Philatô. Tại đây Vương quyền của Chúa Giêsu biểu lộ. Người là Vua. Vương quốc của Người là vương quốc sự thật. Người là Đấng thẩm phán nhân loại. 

- Màn I : Vườn Giệtsêmani. Gioan trình bày Đức Giêsu đối diện với mọi quyền lực sự dữ chống đối. Người bày tỏ uy quyền khi xưng là Chúa (Ta là). Người chấp nhận chén đắng như quà tặng Cha ban. Người tự ý đón nhận với tất cả sự sáng suốt và tin tưởng vào Cha.

- Màn II : Trước tịa thượng tế Anna. Đức Giêsu cho thấy Người là Đấng đến rao giảng Tin mừng Nước Trời.  Thế nhưng, thay vì đón nhận Lời Người, người ta đ phản khng. Sự phản khng ấy được biểu lộ qua sự chối Thầy của Phêrô và cái vả mặt của tên đầy tớ vị thượng tế. 

- Màn III : Trung tâm của khổ nạn. Đức Giêsu xưng mình l vua của vương quốc sự thật. Ngài là Con Người. Người nắm quyền xét xư trần gian.

- Màn IV : Trên Thập gía, Chúa Giêsu tỏ ra Người chính là Đấng Messia cứu thế. Đức Maria và thánh Gioan, người môn đệ Chúa yêu, đ chn thnh đón nhận. Qua chính cái chết thập giá, Chúa Giêsu thiết lập giao ước mới khai sinh Dân mới là Hội thánh. Từ cạnh sườn mở ra, Chúa Giêsu đ tuơn chảy nước và máu là nguồn sống cho Giao hội. 

- Màn V: Vườn mai táng gợi lại vườn địa đàng năm xưa. Đức Giêsu mở ra cánh cửa địa đàng đ bị đóng do tội nguyên tổ. 
                        A.  Vườn Giệtsêmani (18,1-11)
                                   
                        B. Trước tòa án Anna (18,12- 27)
                                               
                        C. Trước tòa án Philatô (18, 28- 19, 16)
                      
                        B'. Chúa chịu đóng đinh thập giá (19, 17- 37)
                       
                        A'. Mai táng trong vườn (19, 38-42)
           
Qua cấu trúc quy tâm trên, chúng ta nhận ra một song song đối chiếu A//A'; B//B'. Trung tâm là C. Tường thuật Gioan muốn cho thấy Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn không phải cách nhục nhã đau thương trong cung cách người tôi trung như các tường thuật của Tin mừng Nhất lãm, nhưng là đi vào vinh quang, vinh quang do tình yêu : Người là vua. Vương quốc của Người là vương quốc sự thật. 

3.   HAI GƯƠNG MẶT : Giuđa và Phêrô.

A. Giuđa phản bội.
           
Trước đây, trong diễn từ Bánh hằng sống, CG đã nói đến một trong nhóm 12 sẽ phản bội (diabolus). Đó là lời cảnh cáo ! Và từ đó đến nay, chắn chắn CG đã từng nhắc nhở và tìm dịp để giúp cho người sẽ phản bội đó biết hoán cải… Nhưng cho đến bây giờ, người đó trực tiếp ra mặt. Tuy nhiên, chính trong giờ phút cuối cùng, CG vẫn còn nhắc nhở mong tìm được một trở về. Người không hề rút lại tình yêu cho dù bị phản bội!
Giuđa được gọi và chọn vào nhóm 12. Ong lại còn được tín nhiệm trao chức quản lý lo đời sống cho CG và các bạn. Cũng như các bạn, ông mong ước sẽ đến một ngày CG làm vua và ông có vị trí trong vương quốc của Thầy.  Sự nôn nóng chờ đợi làm cho ông ngày càng mù quáng, đặt mình dưới một quyền lực khác thống trị, khi rời xa ách của Chúa. Cho đến lúc ông ra tay hành động theo ý riêng của mình. Ong đã phản bội Thầy. Nhưng còn le lói chút gì trong lương tâm để nhận ra sự sai. Tuy nhiên sự ân hận của ông lại là thứ ân hận giết chết vì ân hận để tuyệt vọng, không tin rằng Chúa còn có thể cứu ông. Sự ân hận tốt lành và đích thực là ân hận đem đến niềm hy vọng. Lời Chúa nói : kẻ nào Thầy chấm bánh và trao… ứng ngiệm lời TV : kẻ ăn bánh cùng ta sẽ phản Ta…Sự phản bội của Giuđa vẫn còn tiếp diễn trong thời gian và không gian : Ngày nay vẫn có những kẻ phản bội… vì danh vọng, vì lợi lộc trần thế, …

B. Sự bất trung của Phêrô.  
           
Nơi Phêrô, một đan xen giữa chiều cao đức tin và hố sâu của tội lỗi. Phêrô tuyên xưng đức tin. Phêrô cương quyết theo Thầy… Phêrô nhảy xuống biển đến với Thầy… Nhưng Phêrô lại cản Thầy, Phêrô bị chìm, Phêrô chối Thầy… Nhưng ông đã ân hận trước cái nhìn của Thầy và suốt đời sẽ bù lại… Tại bờ Tibêria, Đấng phục sinh ba lần hỏi ông về lịng yu mến như gợi lại lỗi lầm xưa hầu biết thông cảm, nâng đỡ anh em mình; sau đó trao cho ông quyền lãnh đạo Hội thánh… và gọi ông bước theo Ngài để được tham dự vào mầu nhiệm thập giá của Người.
 
II. PHỤC SINH

I. de La Potterie và D. Mollat muốn trình bày tiến trình của niềm tin phục sinh, từ sự nhận ra dấu chỉ (20,8), được đào sâu khi nhìn thấy Đức Giêsu tỏ hiện dần dần (20,16-17), cho đến khi đạt niềm tin trọn vẹn (20,20.25) và cuối cùng là lời công bố của Đức Giêsu: “Phúc thay những ai không thấy mà tin” (20,29). 
 
A (20,1A  (20,1-10): Các môn đệ tại mồ trống.
(thấy và tin)
A’ (20,26-29):  Các tín hữu
(không thấy mà tin)
B (20,B (20,11-18): ĐG và Magdala
Tôi đã thấy Chúa)
B’(20,19-25): ĐG và các môn đệ
(Chúng tôi đã thấy)

1. Đức Kitô đã sống lại

Con người thời nay thích duy lý: không thể chấp nhận điều không được chứng thực cách khách quan bởi lịch sử. Vấn đề cần đặt ra: Đức Giêsu đã sống lại thật không, hay đó chỉ là niềm tin được trình bày dưới hình thức những trình thuật trong Kinh Thánh? Bultmann nghĩ rằng phục sinh không phải là một sự kiện khách quan.  Đối với ông, Đức Kitô phục sinh trong lời rao giảng đầu tiên (Kerygma) của các Tông đồ. Tin vào Đức Kitô phục sinh trong Kerygma là ý nghĩa của niềm tin phục sinh, không cần chi đặt vấn đề lịch sử. Lập trường của Bultmann được Marxen lấy lại, đã bị bác bỏ bởi các thần học gia, đặc biệt Kasement, K.Barth và nhiều vị tên tuổi khác. Pannenberg khởi đầu từ con người Giêsu lịch sử, tiến tới tìm hiểu biến cố và ý nghĩa của phục sinh như đã được truyền thống công nhận, để cuối cùng đưa tới lời tuyên xưng đức tin.
Những ý kiến trái ngược ấy cho thấy thật khó để minh chứng một cách khoa học biến cố phục sinh vì không ai thấy và không được thuật lại cách trực tiếp. Các Tin Mừng ý thức không thể nói trực tiếp đến phục sinh như một sự kiện có thể xác định cách khoa học. Nhưng điều không thể chối cãi: sau khi Đức Giêsu chết, Ngài đã hiện ra với các môn đệ, tỏ cho họ thấy mình đang sống. Sau đó, các Tông đồ và những kẻ tin đã nhiệt thành rao giảng và can đảm làm chứng Ngài đã sống lại từ cõi chết, bất chấp mọi đe dọa và cái chết. Đặc biệt, người ta vô cùng ngạc nhiên trước sự biến đổi tận căn của các Tông đồ: từ những con người yếu tin, nhát đảm, sợ sệt, họ đã trở thành những chứng nhân anh dũng của Đức Kitô phục sinh. Sử gia khó tính mấy cũng phải nhận ra có “cái gì đó” trong thời gian thật ngắn làm biến đổi các Tông đồ; và chính “cái gì đó” làm thành “hạt nhân lịch sử” của biến cố và niềm tin phục sinh. Thực tại phục sinh không thể tách rời khỏi sự xác nhận nó: thực tại ấy được chứng thực bởi các chứng nhân trả giá bằng cái chết. Sở dĩ các ngài đã can đảm làm chứng cho đến chết, vì các ngài đã thâm tín cách chắc chắn dựa trên kinh nghiệm thấy và gặp gỡ với Đấng đã tỏ ra cho họ qua những lần hiện ra. Đấng ấy chính là Thầy mình đã cùng sống với nhau suốt chặng đường dài sứ vụ, đã bị kết án bất công chết trên Thập giá, nhưng nay đã sống lại và đang hiện diện với họ. Ngài vừa là Đấng khác trước đây vừa là Đấng ấy: Đức Giêsu Kitô.

2. Phục sinh là khởi điểm đức tin Kitô giáo.

Chiều thứ sáu hôm ấy thật thê thảm! Đức Giêsu bị đóng đinh Thập giá, hình phạt La Mã dành cho những tội phạm nổi loạn hoặc cướp bóc gây rối trật tự xã hội. Lãnh đạo Do Thái hỉ hả nhổ được cái đinh lâu nay ghim chặt trong lòng. Dân chúng bàng quan đứng nhìn. Các môn đệ trốn chạy tán loạn vì sợ người Do Thái. Những gì họ đã tin, đã mong chờ, Thập giá đã tiêu diệt tất cả, chỉ còn thất vọng thảm bại! Hai môn đệ Emmaus than thở: “Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình và đã đóng đinh Người vào Thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel” (Lc 24,21). Thế nhưng, ngày lễ Hiện Xuống, Phêrô đã mạnh dạn đại diện cho các bạn Tông đồ tuyên bố trước toàn dân: “Đức Giêsu Nazarét là người được Thiên Chúa phái đến với anh em. Ngài đã bị nộp và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Ngài vào Thập giá mà giết đi. Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,14.22-32). Bắt đầu từ đó, nhóm tín hữu đầu tiên tại Giêrusalem rao giảng về Đức Giêsu, can đảm làm chứng Ngài đã sống lại và đang sống, dù phải chịu đòn vọt, tù đày và bị giết. Họ quả quyết được Thần Khí Ngài đổi mới, và nhân danh Đức Kitô tụ họp thành Giáo hội. Và suốt hơn 20 thế kỷ qua, đức tin ấy vẫn sống động và phát triển. Có thể tóm kết như sau: từ những con người nhát đảm sợ sệt, nhóm môn đệ trở thành những chứng nhân can trường của Đức Kitô Thiên sai. Là Do Thái, nay trở thành Kitô hữu họp thành Ecclesia. Kinh nghiệm về Đấng phục sinh làm họ thâm tín rằng Đức Giêsu sau khi chết, vẫn đang sống vì Thiên Chúa đã cho Ngài trỗi dậy từ kẻ chết, Ngài không còn chết nữa. Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, đang hiện diện giữa Giáo hội cho đến tận thế và sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.   


3. Ý nghĩa thần học
  1. Phục sinh là hành động cánh chung của Thiên Chúa.
Người toàn thắng quyền lực sự dữ và khai mào thời đại cánh chung mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Tân Ước khẳng định với sự phục sinh của Đức Kitô, thời đại cánh chung bắt đầu, Đức Kitô là hoa quả đầu mùa (1Cr 15,20). Mọi Kitô hữu đang sống thời cánh chung, hưởng sự sống mới do Đức Kitô ban tặng trong thời gian chờ đợi ngày Quang lâm. Khải huyền nhấn mạnh cánh chung đã khởi sự với Đức Kitô chết và sống lại để tiêu diệt sự dữ. Pannenberg quả quyết với Đức Kitô phục sinh, thời cánh chung đã đến, Vương quốc Thiên Chúa đã hiện thực, niềm hy vọng cánh chung hoàn thành.
  1. Sự Phục sinh chứng thực Đức Giêsu là Đấng Thiên sai.
Khi cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết, Chúa Cha tôn vinh Con Một và trả lời cho những than thở của Đức Giêsu trong vườn Dầu và trên Thập giá.
  1. Tử nạn - Phục sinh - Thăng thiên là mầu nhiệm duy nhất.
Đức Giêsu được tôn vinh là Kitô và Chúa (Cv 2,36). Ngài ngự bên hữu Cha và danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (Pl 2,9-11). Chết – Sống lại là cuộc Vượt qua của Đức Kitô, trở thành mẫu mực cho đời sống vượt qua của mọi tín hữu.
  1. Phục sinh khác với hồi sinh của Lazarô, đó là khởi đầu đời sống mới (Rm 6,9; Cv 26,23). Nhờ bí tích Thánh tẩy, Kitô hữu được mai táng với Đức Kitô và được sống lại với Ngài (Cl 12,12; Rm 6,5). Thần khí ngự xuống tràn đầy trên các tín hữu, cho họ được ơn làm nghĩa tử để thưa với Chúa là Abba (Rm 8,1-15), và làm họ phát sinh những hoa trái thần khí (Gl 5, 22)

e.      Phục sinh hoàn thành chương trình cứu độ. Cứu độ là sự cứu chuộc, sự giải thoát, sự công chính hóa, sự hòa giải, sự thánh hóa, sự thần hóa. Nói tắt, đó là tham dự sự sống tròn đầy với Thiên Chúa. 

f.    Sự sống lại của Đức Kitô là nền tảng cho niềm hy vọng Kitô hữu được sống lại vào thời cuối cùng (1Tx; 1Cr; 1Pr).

g.     Niềm tin phục sinh gắn liền với sự gặp gỡ Đức Kitô và với sứ mệnh làm chứng nhân. Từ nay gặp Đức Kitô trong Thánh thể, trong Tin Mừng, trong Giáo hội, trong anh em, nhất là người nghèo khổ.

h.   Đức Kitô phục sinh là biến cố nền tảng và chóp đỉnh.

Tất cả cuộc sống tìm được ý nghĩa trong chính sự phục sinh. Trong mọi hoàn cảnh (bệnh tật, thất bại, cô đơn, tủi nhục...), Đức Kitô phục sinh đang đến, chờ đợi, gọi đích danh và gặp gỡ ta. Phục sinh mời gọi dấn thân cho công lý với con tim không hận thù, với đôi tay hiệp nhất, với cõi lòng tha thứ cho đi và cảm thông. Tất cả đều quy chiếu về Đức Kitô, Đấng đang mời gọi ta sống quảng đại cho hạnh phúc con người. Đời sống Kitô hữu là ánh lửa đốt từ ánh nến phục sinh và lan tỏa. Ánh lửa ấy tiêu diệt những khoảng tối tâm hồn đang giam mình trong chia rẽ, thù oán, ích kỷ, tham lam... Ánh sáng phục sinh chiếu sáng những vũng tối trong ta để ta được sáng, nhờ đó ta bừng sáng lên để chiếu ánh sáng vào tăm tối của nhân loại.

Kết luận:
           
- Trình thuật Phục sinh (Gn 20) cho thấy CG không phải là ma; thân xác của Ngài không phải như trước; sự gặp gỡ Ngài không phải ảo giác. Mồ trống là dấu chỉ. Bằng chứng hiển nhiên là những lần Người tỏ mình ra cho cc mơn đệ. Chính nhờ kinh nghiệm của những gặp gỡ này mà các ông nhận ra Người chính là Đấng đ chết nhưng bây giờ đang sống. Và họ đ tin thật ! Tiến trình đức tin của các môn đệ : đi từ không biết, không mong… đến nhận biết và cuối cùng là tin vững vàng.
           
- Đức Kitô phục sinh là sự kiện vừa lịch sử vừa siêu việt. Lịch sử do những lần hiện ra. Siêu việt vì không ai có thể kiểm chứng và hoàn toàn ngoài sự hiểu biết. Người phục sinh đi vào vinh quang đời đời với Chúa Cha, nhưng đã có mặt trong lịch sử, và vẫn hiện diện trong lịch sử. Vì thế, ĐG vừa là Giêsu lịch sử lại vừa là Kitô của niềm tin. Kitô giáo không phải một chủ thuyết nhưng là đạo của Lời, là Đức Kitô nhập thể, cứu chuộc và phục sinh. Niềm tin không lý thuyết, nhưng là gặp gỡ cá vị với Đức Kitô phục sinh đang hiện diện và đồng hành trên mọi nẻo đường đời (hai môn đệ Emmaus), mở ra sự hiệp thông và chia sẻ đời sống thần linh của Thiên Chúa qua trung gian duy nhất là Đức Giêsu.   
 
Lm GB hoàng Văn Khanh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận