Ðêm Thánh Vọng Chúa Phục Sinh.

Đăng lúc: Thứ bảy - 15/04/2017 02:42 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

 

Ðêm Thánh Vọng Chúa Phục Sinh.

"Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa".

 

Lời Chúa: Mt 28, 1-10

Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay".

Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta".

 

 

 

SUY NIỆM 1: Người đã sống lại thật

1- Một phi thuyền đang du hành trong vũ trụ từ ngày 20/08/1977 để tìm xem có sự sống loài người nào trên các hành tinh không? Phi thuyền bắt đấu thăm dò từ hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải tinh, diêm tinh và phải vượt qua thái dương hệ 40.000 năm nữa mới tới một hành tinh gần nhất. Sau đó phi thuyền phải bay 100 triệu năm nữa mới tới một hành tinh xa hơn. Phi thuyền đem theo một đĩa vàng có thể tồn tại hơn 100 triệu năm để phát ra 106 tín hiệu diễn tả văn hóa loài người đi thăm dò xem có thế giới loài người nào khác đáp lại chăng? Thật là một kỳ công đi tìm sự sống loài người khác, ngoài thế giới loài người trên trái đất này.

2- Đêm Phục sinh này, Đức Giêsu đang đáp lại tín hiệu của loài người đi tìm sự sống xa lạ đó, một sự sống không còn đau khổ, không còn thập giá, không còn mạo gai đinh đóng, lưỡi đòng, không còn nếm dấm chua mật đắng, không còn bị chôn trong mồ, không còn phải chết ở đâu nữa. Đó là sự sống lại của Đức Giêsu. Sự sống lại của Đức Giêsu làm cho thập giá trở nên Thánh giá cứu độ, làm cho mạo gai trở nên triều thiên, lưỡi đòng trở nên lò lửa yêu mến của Thánh Tâm, dấm chua trở nên mật ngọt, cửa mồ phải bật tung ra, chỗ nằm u tối trở nên sáng ngời, sự chết đời đời trở nên sự sống trường sinh.

Bài đọc một sách Sáng Thế cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã biến đổi tối tăm mù mịt, u ám mông quạnh, ra sáng láng chan hòa sức sống tươi mát, rực rỡ như buổi bình minh, thông thoáng như cảnh chiều dương, vạn vật sinh động, vui thỏa, nhuộm muôn mầu ngàn sắc. Đó là cảnh Phục sinh mà Thiên Chúa đã sáng tạo thuở ban đầu. Thiên Chúa đã cho con người sống vương giả trong cảnh trời đất huyền diệu đó như trong vườn thượng uyển của vua nước Trời.

3- Con người được sống vương giả, chính ra càng ngày càng trở nên xứng đáng với sứ mệnh cao cả của Thiên Chúa đã ban cho mình. Trái lại, con người: nhân dục vô nhai, dục vọng vô bờ, lòng tham không đáy, no bụng đói con mắt, thèm thuồng đủ thứ nên đã nếm phải nọc độc của rắn quỷ. Tham thực cực thân, ăn no tức bụng. Nọc độc đã cướp đi sự sống vương giả của con người. Lịch sử đã cho thấy bao nhiêu triều đại đế vương sụp đổ chỉ vì những ông hoàng bà chúa sống vương giả, được voi đòi tiên, ăn chơi trác táng, tranh bá đồ vương, chém giết lẫn nhau. Đức Giêsu nhiều lần đã nói những dụ ngôn về các ông bá hộ như thế, chẳng bao lâu họ phải bỏ mạng: “Đồ ngốc đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi” (Lc. 12, 20). Tổ tiên loài người đã sống mất mạng vì lối sống phú hộ đó. Cain đã giết em, Evà đã kinh hoàng ôm lấy xác con vào lòng đầy đau xót chỉ vì bà đã ham mê nuốt trái cấm đầy quyến rũ ngon ngọt. “Chỉ vì một người đã sa ngã mà sự chết đã thống trị, thì Thiên Chúa làm qua một Người là Đức Giêsu Kitô sự sống lại được ban dồi dào” (Rm. 5, 12, 17-19).

4- Đêm nay, Đức Giêsu đã phục sinh sự sống dồi dào cho con người, cho chúng ta. Đêm nay Đức Giêsu đã giải phóng con người chúng ta khỏi thần chết như Mosê đã giải phóng cho dân Israel khỏi nô lệ khốn cùng của Ai cập. Israel đã dứt bỏ mọi quyến luyến Ai cập, chỗi dậy theo lệnh Mosê, vâng lời Thiên Chúa vượt qua biển máu, nên Thiên Chúa đã ra tay chôn vùi quân địch đeo bám họ dưới đáy biển máu và đã dẫn đưa họ về sống trong miền đất tự do chảy sữa và mật (Bài đọc 3). Đêm nay, chúng ta cũng phải dứt bỏ mọi quyến luyến tội lỗi, chỗi dậy theo lệnh Giáo hội, vâng lời Thiên Chúa vượt biển chết tội lỗi, thì sẽ được Đức Giêsu giải phóng ta khỏi tà thần, tiêu diệt quỷ dữ, dẫn đưa ta về miền đất phục sinh vinh quang muôn đời.

Lạy Chúa Giêsu, con đã chết và qua phép Rửa tội, Chúa đã cho con được chỗi dậy từ cõi chết. Con xin hết lòng cảm tạ Chúa vì Chúa hảo tâm vì đức từ bi Người muôn thuở. Xin Chúa gìn giữ con, ấp ủ con trong nguồn Phục sinh muôn đời của Chúa (2Cr. 3, 1-4; Tv. 117).

(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. ViKiNi)

 

SUY NIỆM 2: Niềm hy vọng Phục Sinh

Lối xóm gọi anh là Tư còm vì thân hình gầy còm, lại sáng xỉn, chiều say, tối lăn quay, ngày mai nhậu tiếp và khi nhậu say, anh chửi bới tất cả xóm làng không trừ ai. Người ta tìm hiểu được biết anh có một vợ năm con, đạp xích lô suốt ngày không đủ nuôi mấy miệng ăn. Các con anh lần lượt bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí, nhà anh nằm trên vũng sình lấy và dột nát. Sống trong hoàn cảnh kéo dài tháng này qua năm khác như thế, anh đâm ra thất vọng nên mượn chén rượu giải sầu, nhưng chén rượu càng vơi, thì chén sầu càng đầy ắp. Hiểu được hoàn cảnh của anh, lối xóm kẻ công người của cất lại cho anh căn nhà trên đất liền chắc chắn và kín đáo; lối xóm lại tiếp tục đem đến lon gạo, bó củi, cái nồi, cái dao, cái chén, cái tô. Thế là anh có đủ vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và một căn nhà đàng hoàng bảo đảm cho sức khỏe; các con anh cũng được các bà mẹ nhận đỡ đầu và đài thọ học phí, tất cả đều được đi học trở lại. Quá cảm động trước lòng ưu ái của bà con lối xóm, anh Tư còm đã bỏ rượu hẳn và bắt đầu giữ đạo sốt sắng cùng với gia đình anh.

Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói: anh Tư còm được phục sinh từ cõi chết của những ngày say sưa và bê trễ. Anh đã chết cho tính nghiện ngập của mình và sống lại trong tình yêu thương của Chúa và của mọi người.

Chúng ta đã trải qua 40 ngày của Mùa Chay là thời gian chuẩn bị cho Phục Sinh bằng ăn năn sám hối, hãm mình đền tội, thực thi bác ái. Giờ đây chúng ta sắp mừng lễ Phục Sinh. Chúng ta vui mừng vì Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng hân hoan vì Ngài đã hứa cho chúng ta được Phục Sinh với Ngài. “Cùng chết với Ngài, chúng ta sẽ được sống lại với Ngài”. Qua việc lặp lại lời tuyên hứa sau khi chịu phép thanh tẩy trong nghi thức Vọng Phục Sinh, chúng ta khẳng định lại chân lý này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội nhiều hơn để sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.

Trong biến cố Phục Sinh, với quyền năng Thiên Chúa, ngôi mộ chôn cất Chúa Giêsu đã mở ra và Ngài đã bước ra khỏi mồ. Cũng với quyền năng Thiên Chúa, những hòn đá chôn vùi cuộc đời chúng ta sẽ bị lăn đi. Đó có thể là hòn đá của ích kỷ chỉ biết đến lợi riêng của mình. Đức Kitô Phục Sinh sẽ giúp chúng ta lăn hòn đá ấy đi để biết dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân. Đó có thể là hòn đá tham lam, mê ăn uống đã từng đè nặng tâm hồn và thân xác chúng ta. Đó có thể là hòn đá lãnh đạm, thiếu tình thương đã ngăn cản chúng ta phục vụ Chúa và anh em. Đó có thể là hòn đá an phận, nhút nhát khiến chúng ta chỉ giữ đạo ngày Chúa Nhật qua việc đọc kinh, xem lễ. Đức Kitô Phục Sinh sẽ giúp chúng ta sống đạo, sống niềm tin, thực thi bác ái tích cực hơn.

Mỗi năm khi mừng lễ Phục Sinh, chúng ta chiêm ngưỡn tình thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và chúng ta đón nhận sức mạnh của Đức Kitô để phá vỡ những hòn đá chôn vùi cuộc đời mình. Để thực sự sống lại với Đức Kitô, trong ngày hôm nay, chúng ta hãy tìm thời giờ sống những giây phút thinh lặng để tìm xem những hòn đá nào cần phải lăn đi, như thiếu trong sạch, lười biếng, không lương thiện, kiêu căng, giận hờn, ghen tương. Cùng với Đức Kitô, chúng ta hãy ném nó ra khỏi cuộc đời chúng ta, để tận hưởng niềm vui Phục Sinh trọn vẹn hơn. Nhưng Phục Sinh cuộc đời mình mà thôi chưa đủ, mỗi người chúng ta còn có bổn phận giúp thân nhân, bạn hữu và đồng loại cùng hưởng ơn Phục Sinh.

Chúa đã chết cho chúng ta được sống, chúng ta quyết tâm tiếp tục cuộc sống của Chúa: dám sống cho một niềm tin và dám chết cho một cuộc tình. Tin vào tình thương của Chúa, chúng ta xin tận hiến cuộc đời để sống trọn luật yêu thương: yêu Chúa và thương anh em.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 3: Niềm Hy Vọng Phục Sinh

Bài Giảng của ÐTC Gioan Phaolô II

trong Ðêm Vọng Phục Sinh năm 2002

1. "Thiên Chúa phán: "Hãy có ánh sáng"; và có ánh sáng" (St 1,3).

Một sự bùng nổ của ánh sáng, mà Lời Chúa mang đến từ hư vô, xé toạc màn đêm đầu tiên, đêm của Tạo Dựng.

Thánh Tông Ðồ Gioan viết: "Thiên Chúa là ánh sáng, và trong Ngài, chẳng hề có tối tăm" (1Ga 1,5). Thiên Chúa đã không tạo nên bóng tối nhưng là ánh sáng! Và sách Khôn Ngoan, tiết lộ rõ ràng rằng công việc Thiên Chúa luôn có mục đích tích cực, thế nên: "Ngài tạo ra muôn vật để chúng hiện hữu, và các loài trên thế giới loài nào cũng lành mạnh. Và giữa chúng, không thấy loại nào mang nọc độc phá hoại, và dương thế thì tương khắc với cõi âm" (Khôn ngoan 1,14).

Trong đêm đầu tiên, đêm của Tạo Dựng, đâm rễ Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm mà theo sau thảm kịch của tội lỗi, tiêu biểu cho sự phục hồi và đăng quang của sự bắt đầu tiên khởi ấy. Ngôi Lời chí thánh tạo ra muôn vật và, trong Chúa Giêsu, đã hóa thành nhục thể cho sự cứu độ chúng ta. Và nếu thân phận của Ađam đầu tiên là trở lại với đất từ nơi đã được tạo thành (x. St 3,19), Ađam cuối cùng đã đến từ trời cao để quay lại đó trong vinh quang, hoa quả đầu mùa của nhân loại mới (x. Ga 3,13; 1Cor 15,47).

2. Một đêm khác nữa thiết lập biến cố nền tảng trong lịch sử Israel: đó là cuộc Xuất Hành kỳ diệu từ Ai Cập, câu chuyện được đọc mỗi năm trong đêm Vọng Phục Sinh long trọng.

"Chúa khiến gió đông thổi lên thật mạnh càn quét mặt biển suốt đêm, làm cho biển cạn hết. Nước rẽ đôi như vậy đã giúp con dân Israel đi thẳng vào lòng biển như đi trên đất khô, với nước dựng như bờ tường hai bên tả hữu họ" (Xuất hành 14,21-22). Dân Chúa được sinh ra trong "phép rửa tội này" nơi Biển Ðỏ, khi họ chứng kiến cánh tay quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng cứu họ khỏi nô lệ để dẫn đưa họ đến miền đất hứa của tự do, công lý và hòa bình.

Ðây là đêm thứ hai, đêm của Xuất Hành.

Lời tiên tri của Sách Xuất Hành ngày hôm nay, cũng được thực hiện cho chúng ta, những người là Dân Israel theo Thần Khí, hậu duệ của Abraham do bởi đức tin (x. Rm 4,16). Trong cuộc Vượt Qua của Ngài, như Môisen mới, Ðức Kitô đã cho chúng ta vượt qua sự nô lệ của tội lỗi để đến với sự tự do của con cái Thiên Chúa. Nếu chúng ta cùng chết với Ðức Giêsu, chúng ta sẽ vươn tới cuộc sống mới, nhờ vào quyền năng của Thánh Thần của Ngài. Phép Rửa của Ngài đã trở nên phép rửa của chúng ta.

3. Cả anh chị em cũng sẽ nhận được phép Rửa này, phép Rửa đưa chúng ta vào trong cuộc sống mới, những tân tòng thân mến từ nhiều quốc gia: từ Albania, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Ba Lan, và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Hai người trong số anh chị em, một bà mẹ Nhật Bản và một bà mẹ Trung Quốc, mỗi người mang theo với mình một cháu bé, như thế, trong cùng một nghi thức này, cả mẹ lẫn con đều cùng được rửa tội.

"Trong đêm cực thánh này", khi Ðức Kitô trỗi dậy từ kẻ chết, anh chị em cũng sẽ cảm nhận một cuộc "xuất hành" thiêng liêng: hãy bỏ lại phía sau cuộc đời trước đây của anh chị em và tiến vào "miền đất của sự sống". Ðây là đêm thứ ba, đêm của sự Phục Sinh.  4. "Ðêm diễm phúc của tất cả các đêm, được Thiên Chúa chọn để thấy Ðức Kitô trỗi dậy từ kẻ chết!" Chúng ta hát lên những lời này trong lời Công Bố Phục Sinh vào đầu buổi Canh Thức long trọng, Mẹ của mọi đêm Canh Thức.

Sau đêm thảm kịch của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi "quyền lực của tối tăm" (Lc 22,53) dường như thắng thế trên Ðấng là "ánh sáng thế gian" (Ga 8,12), sau cái yên lặng bao trùm của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trong đó Ðức Kitô, sau khi hoàn tất công việc của Ngài trên trần gian, nghỉ ngơi trong mầu nhiệm của Chúa Cha và mang sứ điệp của sự sống vào trong cõi âm, cuối cùng chiêm ngắm đêm trước "ngày thứ ba", mà theo Thánh Kinh, Ðấng Mêsia sẽ trỗi dậy, như chính Ngài thường báo trước cho các môn đệ của Ngài.

"Ðêm thật hồng phúc, khi thiên đàng giao duyên cùng thế gian và con người được hòa giải với Thiên Chúa!" (Công Bố Phục Sinh).

5. Ðây là đêm của các đêm, đêm của đức tin và hy vọng. Trong khi tất cả đang chìm trong bóng đêm, Thiên Chúa - Ánh Sáng - vẫn chiêm ngắm. Cùng với Ngài, những người hy vọng và tín thác nơi Ngài cũng chiêm ngắm.

Lạy Ðức Mẹ, đây thật là đêm của Mẹ! Khi những ánh sánf cuối cùng của ngày Sabát tắt dần, và hoa quả của lòng Mẹ nằm trong lòng đất, trái tim của Mẹ cũng chiêm ngắm! Ðức tin của Mẹ và hy vọng của Mẹ nhìn tới trước. Ðàng sau tảng đá nặng nề, đức tin và hy vọng của Mẹ đã thấy trước ngôi mộ trống không; đàng sau màn đêm dày đặc, đức tin và hy vọng của Mẹ đã le lói buổi ban mai của sự Phục Sinh.

Lạy Mẹ, xin cho chúng con cũng chiêm ngắm trong sự yên lặng của đêm nay, tin tưởng và hy vọng vào Lời Thiên Chúa. Như thế chúng con sẽ gặp, trong sự viên mãn của ánh sáng và cuộc sống, Ðức Kitô, hoa quả đầu mùa của sự sống lại, đấng hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cho đến muôn đời. Allêluia!

+ Gioan Phaolô II, Giáo Hoàng

(Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Ðặng Minh An)

Suy niệm 4:

Thật lạ lùng khi vào thời Đức Giêsu, 
thời người ta không coi lời chứng của phụ nữ là có giá trị pháp lý, 
Mátthêu lại kể cho chúng ta chuyện hai phụ nữ làm chứng về Chúa phục sinh. 
Nếu chuyện ấy không có thật, 
chẳng ai bịa đặt ra một chuyện vô bổ như thế. 
Hai bà Maria này đã chứng kiến cái chết của Thầy Giêsu (Mt 27, 56), 
đã dự việc chôn cất Thầy và biết rõ vị trí ngôi mộ (27, 61). 
Suốt ngày sabát, trong đau đớn và nhớ nhung, 
hai bà như sống trong một cuộc canh thức dài. 
Họ chỉ mong cho chóng sáng để ra viếng mộ. 
Các bà là những người đến mộ đầu tiên, 
nên được diễm phúc chứng kiến những điều kỳ diệu. 
Đất rung chuyển dữ dội, một thiên thần chói ngời từ trời xuống, 
lăn tảng đá che cửa mộ ra và ngồi lên trên. 
Quyền năng uy nghi của Thiên Chúa đè bẹp sức mạnh của tử thần. 
Tảng đá nặng nề chẳng cầm giữ được Đấng bị đóng đinh. 
Các bà đi tìm Đấng đã chết nơi nấm mộ. 
Nhưng Đấng ấy đâu có ở đây, vì Đấng ấy đã trỗi dậy rồi (v. 6). 
Thiên thần mời các bà đến xem chỗ Người nằm để kiểm chứng. 
Quả thực, chẳng còn thân xác Người ở đó, ngôi mộ trống trơn. 
Nhưng sự trống trơn này lại thật là một tin mừng. 
Vì nếu Người còn nằm đó thì ai dám nói Người đã sống lại. 
Ngôi mộ trở nên trống là do bàn tay quyền năng của Thiên Chúa Cha. 
Cha đã nâng con trỗi dậy và cho con được phục sinh. 
Đấng bị đóng đinh đã chết và đã nằm xuống. 
Đấng nằm xuống đã được nâng dậy và sẽ đi gặp môn đệ ở Galilê (c. 7). 
Lòng vui như mở hội, các bà vội vã chạy về báo tin cho các môn đệ. 
Đang khi chạy về thì chính Đấng phục sinh hiện ra đón gặp họ. 
Ngây ngất vì cuộc gặp gỡ quá đỗi bất ngờ, 
các bà chỉ biết phủ phục dưới chân Người mà thờ lạy (c. 9). 
Thầy Giêsu không dặn điều gì khác với vị thiên thần ngoài mộ. 
Chỉ có điều Thầy vẫn gọi các môn đệ là anh em (c. 10), 
dù họ đã bỏ rơi Thầy trong lúc Thầy cần đến họ nhất. 
Rõ ràng Thầy Giêsu phục sinh muốn tha thứ và làm hòa với họ. 
Các phụ nữ đã trở nên những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. 
Họ đã thấy ngôi mộ trống, hơn nữa, họ còn được gặp Đấng sống lại. 
Nhờ họ mà có cuộc gặp gỡ giữa Thầy Giêsu và các môn đệ ở Galilê. 
Giáo Hội hôm nay cần những người có kinh nghiệm gặp Chúa, 
để loan báo Tin Mừng và giúp người khác gặp Chúa. 
Lúc nào Giáo Hội cũng cần những Maria cháy bỏng một tình yêu. 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Giêsu phục sinh 
Chúa đã sống đến cùng cuộc Vượt qua của Chúa, 
xin cho con biết sống 
cuộc Vượt qua mỗi ngày của con, 
Vượt qua sự nhỏ mọn và ích kỷ. 
Vượt qua những đam mê đang kéo ghì con xuống. 
Vượt qua nỗi sợ khổ đau và nhục nhã. 
Vượt qua đêm tăm tối cô đơn của Vườn Dầu. 
Vượt qua những khắc khoải của niềm tin. 
Vượt qua những thành kiến con có về người khác... 
Chính vì Chúa đã phục sinh 
nên con vui sướng và can đảm vượt qua, 
dù phải chịu mất mát và thua thiệt. 
Ước gì con biết noi gương Chúa phục sinh 
gieo rắc khắp nơi bình an và hy vọng, 
tin tưởng và niềm vui. 
Ước gì ai gặp con 
cũng gặp thấy sự sống mãnh liệt của Chúa. Amen. 

 

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

MỪNG VUI LÊN

Mừng vui lên… vui lên, hỡi Mẹ Hội Thánh vui lên…hãy vang lên tiếng ca hát của toàn dân. Vâng đêm nay là “đêm của Đức Chúa” (Xh 12, 42), đêm Thánh “mẹ của mọi đêm thánh” (thánh Augustinô). Đêm đêm tôn vinh và cảm tạ, vì Thiên Chúa đã, đang và mãi mãi yêu thương con người, đêm nối kết trời với đất, con người với Thiên Chúa, và con người trần thế với nhau.

 

Lễ nghi Canh Thức long trọng đêm nay làm cho chúng ta sống lại biến cố Chúa Phục Sinh, một biến cố có tính cách quyết định và luôn thời sự, Mầu Nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đêm nay, vô số những cây nến phục sinh được đốt lên trong các nhà thờ tượng trưng ánh sáng Chúa Kitô đã và còn đang sáng soi nhân loại, ánh sáng không bao giờ lụi đi, ánh sang chiến thắng bóng tối của tội lỗi và sự dữ…(x. Exsultet). Còn hạnh phúc và hy vọng nào lớn lao hơn, khi Con Thiên Chúa sống lại, để tất cả những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại vinh quang. Vì thế, Giáo hội trần thế đêm nay với niềm vui khôn tả đều đồng thanh công bố Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới : “Mừng vui lên”, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiền thần…Cùng vui lên hỡi các nhiệm mầu thánh này…Và vui lên, toàn trái đất…Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh…(x. Exsultet) vì Chúa đã sống lại.

 

Chúa Giêsu thành Nagiarét, Ðấng chịu đóng đinh, đã sống lại từ trong cõi chết sau ba ngày bị mai táng trong mồ, đúng như lời Kinh Thánh. Lời loan báo của “hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói” (Lc 24,4) làm “các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất” (Lc 24,5). Thấy vậy, hai người lên tiếng : “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết ? Người không còn ở đây. Người đã sống lại”(Lc 24, 5-6). Vâng Người đã sống lại rồi.

 

Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem tâm tình của mấy phụ nữ “vừa tảng sáng, đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn” (Lc 24,1), hết sức bàng hoàng khi thấy : “Hòn đá đã lăn ra khỏi mồ ?” (Lc 24,2). Nhờ lời của hai người lạ kia, các bà nhớ lại lời Người đã nói : “Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 24,7).

 

Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Chính vì thế mà các Thiên Thần từ trời cao đã tuyên bố : “Người không còn ở đây. Người đã sống lại” (Lc 24, 6). Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.

 

Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa.

 

Ngày hôm nay, trong thời đại chúng ta đây, thời đại bị ghi dấu bởi sự lo âu và không chắc chắn, thời đại khủng hoảng, mất niềm tin vào nhau, chúng ta được sống biến cố Phục Sinh, một biến cố đã thay đổi dung mạo cuộc đời chúng ta, đổi thay cả lịch sử nhân lọai. Tất cả những ai đang bị áp bức bởi những mối dây ràng buộc của đau khổ, của sự chết, đang chờ đợi niềm hy vọng từ Chúa Kitô Phục Sinh, cả đôi khi họ chờ đợi một cách vô ý thức.

 

Cùng với Giáo Hội, những lời của bài ca Exsultet, “Hãy vui lên, hỡi ca đoàn các thiên thần, hãy hát lên… hỡi trái đất, hãy nhảy mừng”. Biến cố Phục Sinh của Chúa bao trùm toàn thể vũ trụ, và liên kết đất trời chung lại với nhau. Một lần nữa, với những lời của bài ca “Hãy vui lên”, chúng ta có thể cao rao : “Chúa Kitô… Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Gặp gỡ Đấng Phục Sinh tại Galilê

(Mt 28,1-10)

 

Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thiên thần nói với các bà đi viếng mộ :“Các bà về báo cho các môn đệ: Người đã sống lại và kìa Người đến Galilê trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người”.

Chúng ta có thể nêu lên một thắc mắc: Taị sao Chúa lại hẹn gặp các môn đệ ở Galilê mà lại không ở một nơi nào đó trong xứ Palestine.

Quả thực, Galilê là quê hương của các tông đồ đầu tiên. Mọi sự đều bắt đầu ở đó.

Một ngày kia Chúa Giêsu đến với họ. Người bắt gặp họ đang đánh cá.

Họ hết sức xúc động trước cái nhìn và lời lẽ của Người.

Họ bị đánh động và cảm thấy như thể một niềm hy vọng mãnh liệt vươn dậy trong lòng, đến nỗi họ đã không ngần ngại đi theo Người với niềm hăng say nhiệt tình của tuổi trẻ và với tất cả niềm hạnh phúc vì đã tìm ra Đấng mà các tiên tri loan báo, Đấng mà mọi người chờ mong.

Galilê, đó là tất cả những nơi chốn mà Đức Giêsu đã để lại dấu vết hiện diện của Người:

Là Cana, nơi Người đã hóa nước thành rượu ngon trong đám cưới, là núi Tabor nơi Người công bố Tám Mối Phúc, là những nẻo đường mà họ rong ruổi đi theo Người, là những bữa ăn cùng nhau chia sẻ, là những phép lạ chữa lành bệnh tật mà họ là những nhân chứng với tất cả niềm kinh ngạc, là những đám đông hứng khởi và ngày một đông đảo hơn. Chỉ một cái tên gọi đó đã đủ gợi lên bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu cảm xúc.[1]

Trở lại với Galilê là cách thức giúp các môn đệ tìm lại con người rất thật và rất gần gũi của Đức Giêsu. Thật vậy biến cố Phục Sinh cần phải được nối lại với những gì xảy ra trước đó ở Galilê, nối lại với những nẻo đường hèn mọn mà Đức Giêsu đã cùng đi với các môn đệ. Gặp lại như thế là hết sức cần thiết, nhất là vào thời điểm mà Đức Giêsu sắp khẳng định với họ một cách long trọng về vương quyền của Người, trước khi trở về với Chúa Cha (Mt 28,18).

Các môn đệ cần phải hiểu rằng, không có sự cắt đứt giữa Đức Giêsu lịch sử và Đức Giêsu Phục Sinh. Đấng chiến thắng sự chết cũng chính là con người rất gần gũi, rất người, mà họ đã từng biết đến và đã từng sống kề cận. Chỉ khi hiểu được như thế Đấng Phục Sinh mới có thể nói với họ: “Thầy đã được trao vương quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).

Được gặp gỡ Đấng Phục Sinh ở Galilê, nghĩa là ở chính nơi mà họ đã biết đến, đã ngưỡng mộ và yêu mến Người, quả thực là một khoảnh khắc mang tính chất quyết định.

Cuộc gặp gỡ đã nối kết vinh quang của Đấng Phục Sinh với cuộc đời trần thế của Người và do đó tạo nên một ký ức sống động về kinh nghiệm Tin Mừng.

Các môn đệ sống lại kinh nghiệm đó, nhưng lần này là trong ánh sáng Phục Sinh.

Từ nay trong tâm trí họ, Đức Giêsu lịch sử và Đấng Phục Sinh là một.[2]

Thật vậy, có thể nói các Tin Mừng là tiếng vọng của cuộc gặp gỡ ở Galilê, nơi mà các tông đồ nhận ra vị Thầy của mình đúng như con người họ đã từng nhận biết.

Và từ khoảnh khắc gặp gỡ đó mà tất cả kinh nghiệm Tin Mừng họ đã trải qua lại sống dậy trong ánh sáng Phục Sinh.

Người ta chỉ biết rõ một con đường khi đã trải qua kinh nghiệm và đã biết nó dẫn tới đâu.

Cũng thế, dưới ánh sáng Phục Sinh và cùng với Đức Giêsu, các môn đệ từ nay biết rõ con đường mà Người đã đi là con đường dẫn đến sự sống. Chính vì thế mà giờ đây họ như nhận ra rằng, sự sống tỏ hiện trong quyền năng vào buổi sáng Phục Sinh cũng chính là sự sống đã biểu lộ nơi tất cả những gì mà trước kia họ đã trải qua cùng với Thầy của mình.

Quả thật, ở Giêrusalem, trong ngôi nhà mà họ phải đóng kín cửa để ẩn náu vì run sợ trước biến cố Phục Sinh hẳn chỉ làm cho các môn đệ thêm hoảng sợ, bối rối vì là điều hoàn toàn khác với những gì mà họ đã sống với Đức Giêsu thành Nagiaret, và vì thế biến cố Phục Sinh hoàn toàn vượt ra ngoài khả năng đón nhận của các môn đệ.

Nhưng ở đây, tại quê hương Galilê, bên bờ hồ, dưới bầu trời thênh thang trong vắt, họ gặp lại được vị Thầy trong tất cả nét nhân loại của Người. Biến cố không còn mang dáng vẻ khiếp sợ. Vẫn là một Đức Chúa vinh quang, cao cả, nhưng Người lại hiện diện cách đơn sơ, giản dị như đã hiện diện trong chính cuộc đời của họ. Như vậy, việc trở lại Galilê mang chiều kích của một kinh nghiệm thiêng liêng, chứ không phải chỉ là sự trở về một nơi chốn theo nghĩa địa lý.

Đây chính là một cuộc khám phá mầu nhiệm Đức Kitô trong chiều sâu của nhân tính và thần tính của Người, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Chính vì vậy, khi sống lại, Chuá Giêsu muốn gặp các môn đệ ở Galilê. Chúng ta cũng vậy, muốn gặp gỡ Đức Giêsu Phục Sinh, chúng ta cũng phải cùng với các môn đệ trở về với Đức Giêsu Nagiaret tại Galilê. “Các bà về báo cho các môn đệ: Người đã sống lại và kìa Người đến Galilê trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người”. Amen.

LM Giuse Đỗ Văn Thụy

 

NGƯỠNG SINH – TỬ

Ngày Thứ Bảy – khoảng chơi vơi

Thầy không còn nữa, khốn đời con đây!

Con cô đơn, thấy nhớ Thầy

Giờ con mới thấm phút giây một mình

Bên Thầy, con quá vô tình

Mất Thầy, con mới biết mình lầm saiThứ Bảy Thánh vẫn còn bao trùm sự tĩnh lặng của Thứ Sáu Thánh. Theo tiếng Tây Ban Nha, Thứ Bảy Thánh gọi là Sabado Santo – viết tắt là SS, còn tiếng Anh gọi là Holy Saturday. Ngày này là “biên độ” đặc biệt, rất lạ vì có điều bất ngờ kỳ diệu: Cuộc Vượt Qua Mầu Nhiệm của Đức Kitô.

Trong cuộc sống, cái gì cũng có ranh giới, biên độ, biên giới hoặc giới hạn. Nhưng có một loại ranh giới “độc đáo” nhất, vừa đáng quan ngại vừa đáng quan tâm, đó là Ranh Giới SINH – TỬ, cái “ngưỡng” giữa Sự Sống và Sự Chết. Ranh giới này rất mong manh, chỉ là một làn hơi thở. Người ta cũng thường so sánh: “Ngủ và chết chỉ khác nhau hơi thở”. Thật đúng như vậy!

Chắc hẳn chẳng ai muốn nhắc tới sự chết – dù chết là điều minh nhiên và tất yếu, bởi vì người ta cho đó là “chuyện xui xẻo”. Các môn đệ đã cảm thấy buồn khi nghe Ngài nói về việc đi chịu chết, và chính Phêrô đã lên tiếng ngăn cản Thầy Giêsu. Không chỉ một lần mà đã vài lần Đức Giêsu Kitô tỏ cho các môn đệ biết rằng Ngài PHẢI đi Giêrusalem, PHẢI chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, họ còn nộp Ngài cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá rồi bị giết chết, thế nhưng “ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại” (Mt 16:21; Mt 17:23; Mt 20:19).

Rất hả hê khi các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến gặp ông Philatô, họ gọi Đức Giêsu là “tên bịp bợm”, họ xin ông Philatô cho lính canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba vì họ sợ có người đến lấy trộm xác rồi phao tin Ngài sống lại. Thật là mưu mô xảo trá của những kẻ lòng lang dạ thú, chính họ bịp bợm mà lại nói người khác, họ gian dối nên mới hành động lén lút. Và rồi họ đã niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ (Mt 24:62-66). Thế nhưng cũng chỉ là dã tràng xe cát, hoàn toàn vô ích mà thôi!

Đích thân mấy tên lính canh đã bật ngửa khi Đức Giêsu sống lại, ấy thế mà họ vẫn cứng lòng. Họ sợ sự việc này đến tai quan tổng trấn nên đã chạy chọt và dàn xếp với quan để mấy tên lính canh được vô sự. Chính mấy tên lính canh đã nhận tiền hối lộ và làm theo lời họ là phao tin đồng nhảm, cho rằng thi hài Đức Kitô bị đánh cắp, và câu chuyện này vẫn được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay (Mt 28:14-15). Cả lũ lọc lừa, thâm độc, tham nhũng và hối lộ, từ trên xuống dưới, thật là kinh khủng quá!

Tuy nhiên, sự thật vẫn mãi là sự thật, không ai có thể bóp méo hoặc xoay hướng. Chúa Giêsu sống lại hay chết vĩnh viễn thì thế giới đã biết rõ. Không cần mất thời gian tranh cãi với những kẻ vô thần cứng lòng tin, lòng chai dạ đá như thế: “Đối với người tin thì không cần giải thích, đối với người không tin thì giải thích cũng vô ích” (Thánh nữ Bernadette). Thánh Phaolô đã lý giải: “Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta chỉ vô ích, vì đó là niềm tin hoang đường, hão huyền, vô căn cứ, và chúng ta vẫn sống trong tội lỗi” (1 Cr 15:17). Thật vô cùng hạnh phúc khi đức tin của chúng ta có căn cứ rõ ràng chứ không mơ hồ, không hão huyền, không mê tín, và chắc chắn không hề uổng phí, bởi vì Đức Chúa “không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20:38). Đó là sự thật, càng ngày sự thật đó càng được minh chứng cụ thể.

Bài đọc thứ nhất là trình thuật St 22:1-18, có đề cập “vấn đề sinh – tử”, đó là việc ông Áp-ra-ham vâng lời Chúa mà hiến tế con mình làm lễ toàn thiêu trên một ngọn núi theo lệnh Ngài truyền. Không chần chừ, không so đo, không tính toán, ông Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem theo hai đầy tớ và con trai I-xa-ác, ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi lên đường đi tới nơi Thiên Chúa bảo. Sang ngày thứ ba, ông Áp-ra-ham ngước mắt lên, thấy nơi đó ở đàng xa, ông bảo đầy tớ ở lại với con lừa, rồi đưa con trai đi, ông bảo rồi sẽ trở lại với họ.

Mà sao lạ thế nhỉ? I-xa-ác không thấy chiên để làm lễ toàn thiêu nên hỏi cha, ông Áp-ra-ham ôn tồn bảo rằng chiên làm lễ toàn thiêu sẽ được chính Thiên Chúa lo liệu, và hai cha con tiếp tục cùng đi tới nơi Thiên Chúa đã chỉ. Ông Áp-ra-ham dựng bàn thờ xong, xếp củi lên, rồi trói con trai I-xa-ác lại và đặt lên đống củi trên bàn thờ. Có điều lạ lùng là cậu I-xa-ác vẫn ngoan ngoãn theo lệnh cha mà không hề thắc mắc hoặc phản đối, rõ ràng niềm tin của người con cũng lớn không kém niềm tin của người cha.

Đức tin của ông Áp-ra-ham lớn quá. Ông không hề thắc mắc khi Thiên Chúa bảo hiến tế chính đứa con độc nhất, con cầu con khẩn của mình, và hoàn toàn tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Một người công chính như vậy thì thật tuyệt vời biết bao! Và cậu I-xa-ác là hình bóng của Đức Giêsu, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên Thập Giá.

Tuy nhiên, ngay khi ông Áp-ra-ham vừa đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình thì sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông: “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham!”. Ông thưa: “Dạ, con đây!”. Sứ thần nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!”. Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. Đúng là Thiên Chúa sẽ lo liệu như ông đã nói, và ông đặt tên cho nơi đó là “Đức Chúa sẽ liệu”. Từ đó có câu: “Trên núi Đức Chúa sẽ liệu”.

Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông Áp-ra-ham một lần nữa và nói: “Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta”.

Ôi, đức tin của ông Áp-ra-ham lớn lao và sâu xa quá: Sẵn sàng ra đi đến miền đất Chúa chỉ cho và không ngại hiến tế chính con yêu dấu của mình. Và niềm tin tuyệt đối của ông đã được Thiên Chúa bù đắp xứng đáng!

Ông vững tin vì ông biết địa cầu này đầy ân sủng của Thiên Chúa, chắc chắn ở đâu có Chúa là có bình an và hạnh phúc. Đúng như Thánh Vịnh gia đã tin tưởng khi xác nhận: “Lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hoà mặt đất. Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú. Chúa dồn đại dương về một chỗ, Người đem biển cả trữ vào kho” (Tv 33:4-7).

Thật đúng là “hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp, và từ trời cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người” (Tv 33:12-13). Thiên-Chúa-của-người-sống là kho báu mà mọi người mơ ước và cầu mong: “Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Người luôn che chở phù trì. Vâng, có Người, chúng tôi mừng rỡ, vì hằng tin tưởng ở Thánh Danh. Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài” (Tv 33:20-22).

Biên độ sinh – tử mong manh lắm, nhưng cái “ngưỡng” đó lại là một hành trình dài, là cuộc xuất hành đầy gian nan, và là cuộc vượt qua đầy thử thách cam go.

Thuở xưa, khi dân chúng kêu xin, chính Đức Chúa đã tuyên phán với ông Mô-sê: “Có gì mà phải kêu cứu Ta? Hãy bảo con cái Ít-ra-en cứ nhổ trại. Phần ngươi, cầm gậy lên, giơ tay trên mặt biển, rẽ nước ra cho có lối đi khô ráo ngay giữa lòng biển, để con cái Ít-ra-en đi vào. Còn Ta, Ta sẽ làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá. Chúng sẽ tiến vào theo sau các ngươi. Bấy giờ Ta sẽ được vẻ vang hiển hách khi đánh bại Pha-ra-ô cùng toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy. Người Ai-cập sẽ biết rằng chính Ta là Đức Chúa, khi Ta được vẻ vang hiển hách vì đã đánh bại Pha-ra-ô cùng chiến xa và kỵ binh của vua ấy” (Xh 14:15-18).

Thiên sứ của Thiên Chúa đang đi trước hàng ngũ Ít-ra-en, cột mây bỏ phía trước mà đứng về phía sau, chen vào giữa hàng ngũ Ai-cập và hàng ngũ Ít-ra-en. Bên kia, mây toả mịt mù, bên này, mây lại sáng soi đêm tối, khiến cho hai bên suốt đêm không xáp lại gần nhau được. Ông Mô-sê giơ tay trên mặt biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hoá thành đất khô cạn. Nước biển rẽ ra, và con cái Ít-ra-en đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên. Dân Ít-ra-en đi qua, còn quân Ai-cập chịu thất bại ê chề. Đó là cuộc giải phóng thần kỳ với thế cờ lật ngược. Chỉ có Thiên Chúa mới khả dĩ làm được như vậy. Dân Ít-ra-en thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập nên đồng tâm nhất trí kính sợ Đức Chúa, tín thác vào Đức Chúa và tin tưởng vào ông Mô-sê.

Và bấy giờ, ông Mô-sê cùng với con cái Ít-ra-en vang lời hát mừng Đức Chúa: “Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi. Người là Chúa tôi thờ, xin dâng lời vinh chúc, Người là Chúa tổ tiên, xin mừng câu tán tụng. Lạy Chúa, tay hữu Ngài đã biểu dương sức mạnh, đã nghiền nát địch quân. Người cho dân tiến vào định cư họ trên núi gia nghiệp của Người. Lạy Chúa, chính nơi đây Người chọn làm chỗ ở, đây cũng là đền thánh tự tay Người lập nên. Chúa là vua hiển trị đến muôn thuở muôn đời” (Xh 15:1-6, 17-18).

Trong cuộc sống, nước là chất thiết yếu. Nước rất mềm yếu nhưng cũng rất mạnh mẽ. Nước rửa sạch ô uế, nước gội mát muôn vật, làm cho mọi vật hồi sinh. Nước rất cần thiết trong sinh hoạt thường nhật. Thiếu nước thì người ta mau chết hơn là thiếu đồ ăn. Nước là biểu hiện của sự sống. Nước rất kỳ diệu!

Nước tự nhiên mà còn kỳ diệu đến thế huống chi nước tâm linh. Thánh Phaolô nói: “Anh em không biết rằng khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6:3-4).

Nói về ngưỡng sinh – tử, Thánh Phaolô nói: “Vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết thì thoát khỏi quyền của tội lỗi” (Rm 6:5-7). Thật kỳ diệu với cái vòng sinh – tử như vậy!

Kinh Thánh cho biết rạch ròi: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta” (Rm 6:8). Niềm tin đó hoàn toàn chính xác, không hề luống công vô ích. Thật vậy, Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6:9-11).

Được thừa kế niềm tin đó, Thánh Vịnh gia tha thiết mời gọi mọi người:“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1-2). Tại sao như vậy? Lý do rất minh nhiên: “Tay hữu Chúa đã ra oai thần lực, tay hữu Chúa giơ cao, tay hữu Chúa đã ra oai thần lực. Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống, để loan báo những công việc Chúa làm” (Tv 118:16-17).

Chính Đức Kitô là “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường” (Tv 118:22). Ngài đã bị người ta nhẫn tâm giết chết nhục nhã, oan sai, và người ta tưởng làm như vậy là chấm dứt lịch sử, thế nhưng Ngài đã lật ngược thế trận, Ngài đã chiến thắng tử thần và đã phục sinh vinh quang. Đó chính là công trình của Chúa, công trình vô cùng kỳ diệu trước con mắt phàm nhân chúng ta. Và chắc chắn rằng, từ thuở hồng hoang cho tới tận thế, không một thần linh nào khác có thể sống lại như Chúa Giêsu của chúng ta.

Trình thuật Tin Mừng Mt 28:1-10 nói về khoảnh khắc lịch sử độc nhất vô nhị trên thế gian này, với lời kể ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ, súc tích.

Sau ngày sa-bát, vừa tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a cùng đi viếng mộ. Thình lình đất rung chuyển dữ dội: Thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên, diện mạo người như ánh chớp và y phục trắng như tuyết. Thấy vậy, tụi lính canh khiếp sợ và run rẩy đến nỗi chết ngất đi. Ấy thế mà họ vẫn cứng lòng tin còn hơn sáp nguội!

Tại ngôi mộ trống, thiên thần động viên các phụ nữ “đừng sợ!”, và cho họ biết rằng Đức Kitô đã sống lại như Ngài đã nói trước. Các bà đến mà xem chỗ Ngài đã nằm, rồi mau mắn về báo tin mừng và bảo các tông đồ đến Ga-li-lê để được diện kiến Thầy Giêsu. Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo Tin Mừng Phục Sinh.

Chúng ta cần phải học tập từ các phụ nữ về hai điều này: Mau mắn loan báo Tin Mừng và làm chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh.

Trong khi các phụ nữ này đang trên đường đi, Đức Giêsu đã đón gặp họ và nói: “Chào chị em!”. Các bà khoái chí hết sức nên đua nhau tiến lại gần Ngài, bái lạy Ngài và muốn ôm lấy chân Ngài. Bấy giờ, Đức Giêsu nói với họ: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (Mt 28:10). Các phụ nữ đó là những người đầu tiên được diện kiến Đấng Phục Sinh và trở thành các nhân chứng sống đầu tiên về Chúa Giêsu Phục Sinh.

Có hai chữ quan trọng chúng ta phải ghi nhớ và thực hành trong cuộc sống: ĐỪNG SỢ! Đó là một mệnh lệnh đòi hỏi phải có lòng can đảm thực sự, bởi vì điều đó không dễ thực hiện. Vì thế mà ai cũng phải cố gắng không ngừng, từng giây phút theo từng nhịp thở. Tương tự biên độ sinh – tử, biên độ giữa sự can đảm và sự hèn nhát cũng rất mong manh. Bởi vậy, lúc nào chúng ta cũng phải tự nhủ như niệm thần chú: ĐỪNG SỢ!

Và đó cũng là lời động viên rất quan trọng được Kinh Thánh đề cập nhiều lần: St 15:1; St 21:17-18; St 26:23-24; St 35:16-17; St 43:23; St 46:1-4; St 50:18-21; Xh 14:13; Đnl 31:6; Is 41:10; Is 41:13; Is 43:1; Is 43:13; Gr 46:27-28; Gr 51:46; Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10; Mc 5:36; Mc 6:50; Ga 14:27; Lc 1:13;Lc 1:30; Lc 2:10; Lc 5:10; Lc 12:4; Lc 12:7; Lc 12:32; Lc 21:9; Ga 6:20; Ga 14:27; Kh 1:17-18.

SINH để TỬ, CHẾT để SỐNG, đó là triết-lý-sống của Kitô giáo, chắc chắn người vô thần – và một số tôn giáo khác – không thể nào hiểu nổi cái “ngưỡng” độc đáo như vậy. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng vũ trụ và là sự sống, cái chết của Ngài chỉ là cái chết về nhân tính, chứthần tính của Ngài KHÔNG THỂ CHẾT. Và giờ đây, lời Chúa Giêsu tiên báo đã ứng nghiệm, tất cả chúng ta cùng hân hoan ca vang: ALLELUIA, CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI!

Lạy Thiên Chúa hằng hữu và hằng sinh, xin củng cố ba nhân đức đối thần và thêm lòng can đảm cho con, xin giúp con sẵn sàng và mau mắn làm chứng về sự thật, về Tin Mừng Phục Sinh trong suốt cuộc sống của con, theo hoàn cảnh sống hữu hạn của con, mọi nơi và mọi lúc. Con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

 

 

Đêm Canh thức Vượt Qua – Suy niệm ngày 15. 4

 0

Ngày 15 tháng 04 năm 2017
MỪNG CHÚA SÔNG LẠI

Phần I

LỊCH SỬ CỨU ĐỘ VÀ MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

Trong đêm cách thức Vượt Qua, phần Phụng Vụ Lời Chúa được cử hành cách long trọng nhất trong năm, nhằm mục đích gợi lại cho chúng ta toàn bộ lịch sử cứu độ, ngang qua bảy bài đọc trích phần “Giao Ước Kia” của Kinh Thánh.

Như thế, mầu nhiệm Vượt Qua, nghĩa là hành trình nhiệm mầu đi vào sự sống ngang qua sự chết của Đức Ki-tô, là điểm tới và là sự hoàn tất trọn vẹn lịch sử cứu độ, và qua lịch sử cứu độ, hoàn tất toàn thể lịch sử nhân loại, trong đó có cuộc đời của từng người chúng ta. Thế mà lịch sử cứu độ, lịch sử nhân loại và cuộc đời của từng người chúng ta bị phối tất yếu bởi Sự Chết (vì mọi người đều phải chết) và bị ảnh hưởng nặng nề bởi Sự Dữ (vì mọi người đều phạm tội).

1. Đức Ki-tô: Đấng chiến thắng Sự Chết

Trong trình thuật “Sáng Tạo Bảy Ngày” (Bài đọc 1: St 1, 1 – 2, 2), hành động ban lương thực của Thiên Chúa, là điểm tới, là mục đích, hay ít nhất là hành động cuối cùng trong quá trình sáng tạo, vì thế sau đó, Thiên Chúa nói: “Rất tốt đẹp” (c. 31). Có thể nói, Thiên Chúa dựng nên muôn loài và con người là để “cho ăn”! Nghĩa là để làm cho sống. Và trong ơn huệ sự sống, đã chất chứa lời hứa trao ban sự sống, sự sống dồi dào rồi, “sự sống dồi dào”, không phải là sự sống “ăn no mặc ấm” và “êm trôi êm trôi”, nhưng là sự sống mạnh hơn sự chết. Đức Ki-tô đến để làm rõ và thực hiện lời hứa này (x. Ga 10, 10).

Thật vậy, Bánh Thánh Thể chính là điểm tới của ơn huệ lương thực, được Thiên Chúa ban cho loài người từ thủa tạo thiên địa và được hiện tại hóa mỗi ngày, như chúng ta vẫn cầu nguyện trong kinh Lạy Cha “xin cho chúng con lương thực hành ngày”. Chính Đức Ki-tô là Đấng ban cho chúng ta Bánh của Thiên Chúa, Bánh có sức đổi mới mạnh mẽ hơn cả sự chết, vốn là thử thách tận cùng mà chính Ngài đã vượt qua.

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. 
Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. (Ga 6, 51)

Mầu nhiệm Vượt Qua cho chúng ta biết tấm bánh này được nhào nắn như thế nào: bánh đã đi ngang qua thập giá của Đức Kitô, nơi chốn đích thật cho sự biến đổi của bánh. Nơi Thập Giá, lòng ước ao của chúng ta được mời gọi lắng nghe Tin Mừng về Bánh Hằng Sống, vốn hoàn tất ơn huệ sáng tạo, khi nhìn ngắm với lòng mến vẻ bề ngoài “nát tan”, không còn gì, của Đức Kitô chịu đóng đinh.

Nếu bánh ăn hằng ngày không làm cho chúng ta chiến thắng sự chết, thì Bánh Hằng Sống, là chính Đức Giê-su mà chúng ta lãnh nhận nơi bí tích Thánh Thể, sẽ làm cho chúng ta chiến thắng sự chết, bởi vì chính Ngài đã vượt qua và chiến thắng cả tiến trình dẫn đến sự chết và chính cái chết trong cuộc Thương Khó. Bánh Hằng Sống, có sức mạnh chiến thắng sự chết, đáp ứng lòng khao khát sự sống của loài người chúng ta, dù ý thức hay không ý thức.

2. Đức Ki-tô: Đấng chiến thắng Sự Dữ

Ơn huệ bánh ăn hằng ngày chất chứa lời hứa ơn huệ bánh hằng sống, và Đức Ki-tô đến để hoàn tất lời hứa này. Nhưng lịch sử cứu độ, cũng giống như lịch sử nhân loại và lịch sử của từng người chúng ta, bị chi phối nặng nề bởi Sự Dữ, được biểu lộ dưới mọi hình thức và ở nơi những con người cụ thể. Con người không chỉ phải chết bởi thân phận cát bụi, nhưng, dưới tác động của Sự Dữ, con người lại tạo ra bầu khi chết chóc trong tương quan với nhau và muốn cái chết cho nhau. Vậy Thiên Chúa có còn trung tín với lời hứa ban Bánh Hằng Sống cho chúng ta hay không?

a. Ơn tuyển chọn

Việc Thiên Chúa đi vào tương quan giao ước với một dân tộc giữa các dân tộc, khởi đi từ việc tuyển chọn tổ phụ Abraham (Bài đọc 2: St 22, 1-18), chính là cách thức Thiên Chúa muốn nói với loài người chúng ta rằng, Ngài mãi mãi trung tín với lời hứa ban “Bánh Hằng Sống”, dù loài người chúng ta có ra như thế nào. Cũng giống như cha mẹ đối với những đứa con mình đã sinh ra; và kinh nghiệm nhân linh này giúp chúng ta nhận ra sự thật về lòng trung tín của Thiên Chúa hằng sống, như lời nguyện Thánh Vịnh 136 diễn tả:

Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Nhưng tại sao lại tuyển chọn một dân tộc? Và chúng ta có thể mở rộng vấn đề lựa chọn ra hơn nữa: tại sao Chúa không ứng xử mọi người như nhau? Đặt câu hỏi này, là chúng ta đã để cho “Con Rắn” (St 3), kẻ chuyên reo rắc nộc độc ghen tị, thâm nhập vào tâm hồn rồi. Lí do đơn giản, vì đó là ơn huệ nhưng không; như người chủ nói với những người làm công ghen tị: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15).

Nhưng lí do tận cùng vẫn là mầu nhiệm Thiên Chúa là tình yêu: tình yêu chỉ có thể được bày tỏ cách hoàn hảo, không phải trong tương quan “bình đẳng” với một đám đông, trong đó mọi người đều có một “khuôn mặt” như nhau, nhưng trong một tương quan thiết thân và cá vị. Bởi vì tình yêu không thể được biều lộ theo một cách thức nào khác, ngoài tương quan một-một. Và vì đó là tình yêu Thiên Chúa, chứ không phải tình yêu giới hạn và nhiều khi lệch lạc của con người, chúng ta được mời gọi xác tín rằng, cùng một tình yêu đó, Chúa dành cho từng người chúng ta, một cách đích danh, giống như tình yêu Ngài dành cho “Người Môn Đệ Chúa thương mến”. Và chỉ có tình yêu cá vị của Chúa dành cho từng người chúng ta, mới có thể khơi dậy tình yêu cá vị của chúng ta dành cho Chúa.

Cũng giống như ơn sự sống ở nguồn gốc, được diễn tả ngang ơn huệ bánh hàng ngày, sự tuyển chọn này là ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa ban. Tính nhưng không được đặc biệt nhấn mạnh nơi Isaac, Đứa Con của Lời Hứa, được sinh ra hoàn toàn do quyền năng sáng tạo sự sống của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Sự Dữ lộ diện, và đi theo nó là cả một bầu khí chết chóc, khi người ta tự biến mình thành chủ nhân của ơn huệ Thiên Chúa ban, và như thế, có quyền định đoạt. Khi tổ phụ Abraham được mời gọi dâng hiến người con trai duy nhất và yêu quí với tâm hồn tan nát, thì chính là để giúp ông, trong kế hoạch của Thiên Chúa, biết nhận lại một lần nữa như quà tặng, có thể sinh hoa kết qua gấp trăm; còn nếu làm ngược lại, cứ khư khư giữ lấy, ông sẽ đánh mất chính điều mình tìm cách giữ lấy và làm chủ. Thực vậy, ngay sau đó sứ thần của Đức Chúa nói với ông:

Ta sẽ thi ân giáng phúc cho người,
sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông,
nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”       (St 22, 17)

Theo thánh Phao-lô, dòng dõi Abraham đích thật không phải là bởi huyết thống, nhưng là bởi đức tin. Vì thế, bởi lòng tin, chúng ta là con cháu đích thực của tổ phụ Abraham. Chúng ta có thể hình dung ra tương quan cha-con đã được biến đổi sâu xa đến mức nào, khi họ xuống khỏi núi “Đức Chúa sẽ liệu”, để trở về nhà.

b. Ơn giải thoát

Sự trung tín với lời hứa ban Bánh Hằng Sống lại được thể hiện một lần nữa một cách nhưng không trong lịch sử qua biến cố Xuất Hành, giải thoát dân khỏi quân Ai Cập và Biển Đỏ, biểu tượng của Sự Dữ và Sự Chết (Bài đọc 3: Xh 14, 15 – 15, 1a). Như chúng ta đều biết, Đêm Vượt Qua ở vào vị trí trung tâm của Kinh Thánh. Trong đêm Vượt Qua, các con trai đầu lòng của Ai Cập bị sát hại: “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai-cập” (Tv 136, 10). Tai họa đã chừa dân Israel ra, dân mà Chúa gọi là “con đầu lòng của ta” (Xh 4, 22). Bị giáng họa như thế, vì Pharaô đã từ chối giải phóng Israel ; sau đó, ông nhượng bộ và để cho Israel ra đi. Như vậy, đêm Vượt Qua cũng là tai ương thứ mười của Ai Cập. Giờ của tai ương thứ mười đối với Ai Cập là giờ của ơn giải thoát đối với Israel. Tai ương ở đây, chính là cái chết. Không phải cái chết cho Israel, nhưng cái chết cho người Ai Cập. Không phải cái chết của Pharaô, nhưng cái chết của con đầu lòng của Pharaô, và của tất cả các con đầu lòng của dân tộc ông. Như thế, tai họa rơi xuống một nơi rất chính xác, đó là nơi lưu truyền sự sống. Trước đó, Pharaô đã tìm cách tước quyền lưu truyền sự sống đối với Israel. Dự tính này giờ đây rơi xuống trên chính ông và dân tộc ông ; Pharaô chứng kiến tội ác của mình đổ xuống trên chính ông hay đúng hơn trên con trai của ông và các con trai của dân tộc ông.

Trình thuật Xuất Hành kể cho chúng ta rằng trong tai họa này, có bàn tay của Thiên Chúa. Đứng trước dữ kiện này của Kinh Thánh, một số người phản kháng, một số khác cố tìm hiểu tại sao, và một số khác nữa thì nhắm mắt cho qua, “nín thở qua sông”. Quả thật, có điều gì đó không ổn trong biến cố này. Trình thuật Xuất Hành không dấu diếm sự bối rối và kí ức của Israel đã chưa bao giờ cảm thấy nguôi ngoai với biến cố này. Trước hết, đây là tai họa thứ mười, nghĩa là cách giải quyết cuối cùng, cách mà phải cố tránh hết sức. Hơn nữa, mười tai họa chỉ xẩy ra sau khi cuộc đàm phán đã thất bại ; và trong cuộc đàm phán này, đã không có lời đe dọa nào. Những tai họa đầu tiên dù thật ấn tượng, nhưng không quá bi thảm ; đó là ba tai họa đầu tiên : nước trở nên độc hại, nạn ếch nhái và nạn muỗi. Khi kể tuần tự các tai họa, trình thuật Xuất Hành cũng từ từ và một cách khắc nghiệt chỉ ra đâu là sự dữ của Pharaô, tội của ông ẩn núp ở đâu. Và cuối cùng, chỉ sau mười tai họa, lời của Môsê mới được coi là thất bại hoàn toàn. Pharaô đã trở nên mù và điếc với mọi sự khoan hồng : chỉ hiểu được sức mạnh mà thôi, thì đó chính là lựa chọn nộp mình cho sức mạnh.

Những điều chúng ta vừa nói thuộc bình diện công lý. Ngoài ra, trình thuật Kinh Thánh cũng có những do dự khi kể lại biến cố Vượt Qua. Không phải chính Thiên Chúa đã hủy diệt các con trai đầu lòng Ai Cập, nhưng đúng hơn là một hữu thể tối tăm được gọi là “Thần Hủy Diệt” (Xh 12, 23). Thiên Chúa đã không để cho Thần Hủy Diệt vào các nhà của Israel (Xh 12, 23), Ngài chỉ để cho Thần Hủy Diệt vào các nhà của người Ai Cập. Hơn nữa, Israel và Ai Cập đâu phải là hai dân tộc thù nghịch : chính Môse là con trai của một bà mẹ Ai Cập và các phụ nữ Ai Cập rất quảng đại cho đồ đạc các phụ nữ Israel, khi họ ra đi. Và khi tai họa thứ mười xẩy ra, Môse chẳng còn đóng một vai trò nào nữa, chẳng khởi động nó và cũng chẳng làm ngưng lại.

Như thế, dù sao đi chăng nữa vẫn có công lý trong đêm Vượt Qua này. Nhưng chúng ta vẫn cảm thấy rằng công lý này vẫn chưa ngang tầm với công lý của chính Thiên Chúa. Có một dấu chỉ cho điều này, và đây là dấu chỉ đích thực của biến cố Vượt Qua : đó là máu của con chiên. Sự vô tội của con chiên tượng trưng cho sự vô tội của các con trai đầu lòng Ai Cập. Con chiên, không mang lại công lý, nhưng lại chỉ ra và nhắc nhớ sự bất công từ thế hệ này sang thế hệ kia. Con chiên chính là món nợ của Israel. Và sau biến cố Vượt Qua, nghĩa là sau khi được giải phóng, Israel vẫn mang nợ đối với Ai Cập. Khi nào Israel trả được nợ cho Ai Cập, và hai dân tộc được giao hòa ? Đó là lúc “Môsê Mới” xuất hiện, mang lấy chỗ của Môse và chỗ của Con Chiên, Ngài sẽ làm cho Ai Cập (nghĩa là dân ngoại) và Israel (nghĩa là dân được tuyển chọn) trở thành một dân tộc duy nhất và thánh thiện bằng chính máu của Ngài. Xưa kia, dân tộc này đã làm đổ máu dân tộc kia ; sau đó, dân tộc ấy bị đổ máu như giá phải trả để dân tộc kia được giải thoát ; nhưng nay, trong Đức Kitô, hai dân tộc được cứu thoát và được giao hòa, bằng máu của Con Chiên vô tội, là Đức Giêsu-Kitô, Con Thiên Chúa. Như Người nói trong Bữa Tiệc Ly:

Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu Thầy,
máu Giao Ước mới, Giao Ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho anh em
và muôn người được tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.

ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ CÔNG LÝ THẦN LINH

3. Đức Ki-tô hoàn tất lời hứa

Sau biến cố Xuất Hành, dân được giải thoát, trong suốt dòng lịch sử, một đàng bị vùi dập bởi những thăng trầm của lịch sử (x. Gia phả của Đức Giê-su trong Mt 1, 17), giống như mọi dân tộc khác, và đàng khác, sẽ vẫn tiếp tục quên đi ơn huệ Thiên Chúa ban, qua đó, để cho Sự Dữ gieo rắc thái độ nghi ngờ Thiên Chúa, gây ra bầu khí chết chóc cho mình và cho người khác (x. Ds 21, 4b-9; Ga 3, 13-17).
Các ngôn sứ thay phiên nhau đến nói Lời Thiên Chúa cho dân được tuyển chọn, vốn là “tôi tớ đau khổ” của Thiên Chúa, rằng Ngài vẫn luôn trung tín với lời hứa dành cho tổ phụ Abraham, như chính Đức Maria xác tín:

Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.

Để chữa lành một lần cho tất cả hình ảnh sai lầm con người có về Thiên Chúa, Ngài hứa ban ơn tha thứ (Bài đọc 4: Is 54, 5-14), để dẫn con người vào trong Giao Ước Mới (Bài đọc 5: Is 55, 1-11), dựa trên Đức Khôn Ngoan, vốn là Luật Mới (Bài đọc 6: Ba 3, 9-15.32 – 4, 4) và trái tim mới (Bài đọc 7: Ed 36, 16-17a.18-28). Và lời hứa này được hoàn tất nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô.
Thật vậy, nơi thập giá của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi nhìn ra khuôn mặt đích thật của chính Thiên Chúa. Thập Giá muốn nói với chúng ta rằng, thân phận con người không phải là một hành trình dẫn đến chỗ chết. Con người muốn vươn lên bằng Thiên Chúa, nhưng Con Thiên Chúa làm người và làm người đến tận cùng, để nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa tạo dựng nên con người không phải để đầy đọa, thử thách và lên án, và thân phận con người, dù có như thế nào, là con đường dẫn đến Thiên Chúa, nguồn Sự Sống; như thánh Phaolô xác tín:

“Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa,
được thể hiện nơi Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh Giá”.

Nếu chúng ta cùng đã chết với Đức Ki-tô,
chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người.
                     (Bài đọc 8: Rm 6, 3-11).

* * *

Nơi Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã muốn để cho Sự Dữ đi tới cùng nghĩa là giết chết, và chỉ sau đó, Thiên Chúa mới hành động. Tại sao như vậy ? Bởi vì Thiên Chúa vừa không đính dáng gì đến sự dữ và Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ. Thiên Chúa không chỉ chiến thắng Sự Dữ, nhưng còn chiến thắng sự chết, sự chết gây ra bởi sự dữ và do đó cả sự chết đến thân phận con người : đó là TIN MỪNG trọng đại. Xin cho chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày, nghiệm thấy sự trọng đại của Tin Mừng Đức Ki-tô phục sinh đối với cuộc Thương Khó, với nhân loại, với những người thân yêu của chúng ta, và với chính bản thân chúng ta.

Và Tin Mừng này chỉ trọng đại, khi chúng ta có lòng khao khát. Thế mà, con người tự bản chất có lòng khao khát sự sống viên mãn, tình yêu viên mãn và sự hiệp thông viên mãn. Tin Mừng Đức Ki-tô Phục Sinh chính là lời đáp và lời hứa cho khát khao của loài người. Có hai hoa trái mà chúng ta cần xin Chúa, trong Đêm Canh Thức Vượt Qua và và mãi về sau :

– Sự Sống mới của Đức Ki-tô Phục Sinh lôi kéo chúng ta trong cuộc đời, ơn gọi và mỗi ngày sống, để chúng ta bình tâm với mọi sự và định hướng mọi sự. Như thế ơn gọi ca tụng Thiên Chúa của chúng ta có một năng động mới đến từ chính Chúa.

– Vì là sự sống của Đức Ki-tô phục sinh là có thật, xin cho chúng ta được nhận ra sự sống của Chúa tràn sang bờ bên này của cuộc sống chúng ta để biến đổi sự sống hôm nay và chóng qua của chúng ta rồi. Các trình thuật hiện ra mà Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, cho thấy điều này. Và Đức Ki-tô Phục Sinh vẫn còn hiện diện trong đời sống của nhân loại, của Giáo Hội, của cộng đoàn, trong đời sống và tâm hồn của từng người trong chúng ta.

Phần II

KINH NGHIỆM GẶP GỠ ĐỨC KITÔ PHỤC SINH


I. LỜI CHÚA: (Mt 28, 1-15)

1 Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ.2 Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên;3 diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết.4 Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi.5Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh.6 Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm,7 rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay.” 8 Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.

9 Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em! ” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người.10 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”

11 Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra.12 Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn,13 và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.14 Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.”15Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.

(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)

II. SUY NIỆM:

1. Tin hay hay không tin

Bài Tin Mừng được công bố trong Đêm Canh Thức Vượt Qua và trong ngày Thứ Hai của Tuần Bát Nhật Phục Sinh nói cho chúng ta về hai lời “loan báo”.

a.  Lời loan báo Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết và sẽ đích thân đến gặp gỡ các “anh em” của Ngài:

Bấy giờ Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ!
Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó”. 
(c. 10)

b. Và lời loan báo Ngài đã chết và “chết luôn” rồi:

Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ,
các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”! 
(c. 13)

Hai lời loan báo này tượng trưng cho hai thái độ đối với căn tính của Đức Ki-tô; và hai thái độ này đã và vẫn tồn tại ở mọi nơi mọi thời. Và đó không chỉ là hai thái độ diễn tả hai nhóm người khác nhau, nhưng còn là hai thái độ có thể tồn tại ngay ở giữa những người mang danh Ki-tô hữu, và ở nội tâm của một Ki-tô hữu vào những giai đoạn khác nhau của hành trình đức tin. Nhưng tin hay không tin nơi Đức Ki-tô phục sinh, sẽ có những hệ quả thật nghiêm trọng, không chỉ ở đời sau, nhưng ngay hôm nay: sự chết sẽ bắt lấy chúng ta và chúng ta sẽ “làm việc” cho nó, nếu chúng ta tin nó; ngược lại tin nơi Đức Ki-tô phục sinh mời gọi chúng ta đón nhận ơn tha tội và ơn chữa lành khỏi Sự Dữ và tất cả những gì liên quan đến Sự Dữ, để sống sự sống mới ngay hôm nay trong niềm hi vọng được thông phần với sự sống mới với Đấng Phục Sinh luôn mãi. Lòng tin có sức sức mạnh giải phóng, như Đức Giê-su đã từng nói: “Lòng tin của con đã cứu con”.

2. Lời loan báo thứ nhất

Lời loan báo thứ nhất có nguồn gốc thần linh. Thật vậy, trong bài Tin Mừng được công bố trong Đêm Canh Thức Vượt Qua, chính thiên thần nói các bà:

Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay (Mt 28, 5-7).

Và trên đường từ ngôi mộ trở về báo tin cho các môn đệ Đức Giê-su, các bà đã được chính Đức Ki-tô Phục Sinh đón gặp, như để bày tỏ lòng ưu ái đặc biệt với các bà; chính vì thế mà, các bà được Truyền Thống Giáo Hội tôn vinh là “tông đồ của các tông đồ. Và đồng thời, khi để cho các bà được nhận biết trực tiếp, Ngài muốn đặt nền tảng cho lời loan báo của chứng nhân đầu tiên, và của các chứng nhân ở mọi thời, trong đó có chính chúng ta hôm nay nữa, đó là kinh nghiệm gặp gỡ đích thân Đức Ki-tô Phục Sinh:

“Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó (c. 9).

3. Lời loan báo thứ hai

Trong khi đó, nguồn của lời loan báo thứ hai là những con người, cụ thể là các thượng tế và và các kì mục:

Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn,
và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ,
các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”.

Thế mà, các thượng tế và các kì mục là hình ảnh tượng trưng cho thái độ không tin; và khi không tin, người ta sẽ chứng minh cho bằng được điều ngược lại, bằng những hành vi gian dối (gian dối ngay trong lời loan báo, vì ngủ rồi, làm sao mà biết các môn đệ đến lấy trộm xác!), tính toán vụ lợi (có sự hiện diện của tiền bạc), và cuối cùng là loại trừ và bạo lực, vốn là hình ảnh của Sự Dữ, như chúng ta đã thấy trong cuộc đời và nhất là cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô.

*  *  *

Xin cho chúng ta cũng có cùng một kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh, ngang qua kinh nghiệm được sự sống mới của Chúa đánh động, lôi kéo và thu hút chúng ta trong cuộc đời, trong hành trình ơn gọi và trong mỗi ngày sống, đến độ chúng ta có thể bình tâm với mọi sự và định hướng cho mọi sự. Và vì sự sống của Đức Ki-tô phục sinh là có thật, xin cho chúng ta được nhận ra sự hiện diện của Ngài đã tràn sang bờ bên này của cuộc sống chúng ta để biến đổi, tái tạo, soi sáng, dẫn dắt sự sống hôm nay và chóng qua của chúng ta, ngang qua các dấu chỉ Lời Chúa, các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, và những biến cố trong cuộc đời của chúng ta.

Như hành trình đức tin của các phụ nữ, nhất là của thánh nữ Maria Magdala, của các hai môn đệ trên đường Emmau và của chính các Tông Đồ, chính kinh nghiệm thiêng liêng đích thân gặp gỡ, đụng chạm và cảm nếm sự hiện diện thần linh của Đức Ki-tô phục sinh và hoa trái của cuộc gặp gỡ phát sinh và lan tỏa trong cuộc sống đầy ơn huệ nhưng cũng nhiều thử thách, làm chứng cho lời loan báo TIN MỪNG ĐỨC KI-TÔ PHỤC SINH của chúng ta là sự thật, là có nguồn gốc thần linh, chứ không phải bất cứ sự kiện lạ lùng, kiến thức lịch sử hay ngụy lịch sử hoặc lí lẽ hùng biện hay khúc chiết nào khác.

 

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

 

 

Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày Song ngữ

XIV Station of the Cross

 Holy Saturday (April 15): “They laid him in a rock-hewn tomb”

 

Gospel Reading: Luke 23:50-56 

50 Now there was a man named Joseph from the Jewish town of Arimathea. He was a member of the council, a good and righteous man, 51 who had not consented to their purpose and deed, and he was looking for the kingdom of God. 52 This man went to Pilate and asked for the body of Jesus. 53 Then he took it down and wrapped it in a linen shroud, and laid him in a rock-hewn tomb, where no one had ever yet been laid. 54 It was the day of Preparation, and the sabbath was beginning. 55 The women who had come with him from Galilee followed, and saw the tomb, and how his body was laid; 56 then they returned, and prepared spices and ointments. On the sabbath they rested according to the commandment.

Thứ Bảy tuần Thánh     15-4          Họ đặt Người trong ngôi mộ đá

 

Lc 23,50-56

50 Khi ấy có một người tên là Giô-xếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính.51 Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành A-ri-ma-thê, một thành của người Do-thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa.52 Ông đến gặp tổng trấn Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su.53Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ.54 Hôm ấy là áp lễ, và ngày sa-bát bắt đầu ló rạng.55 Cùng đi với ông Giô-xếp, có những người phụ nữ đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào.56 Rồi các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm. Nhưng ngày sa-bát, các bà nghỉ lễ như Luật truyền.

Meditation: Jesus not only died for our sins (1 Corinthians 15:3); he also, by the grace of God, tasted death for every one (Hebrews 2:9). It was a real death that put an end to his earthly human existence. Jesus died in mid afternoon and the Sabbath began at 6:00 pm. Since the Jewish law permitted no work on the Sabbath, the body had to be buried quickly. Someone brave enough would have to get permission from the Roman authorities to take the body and bury it. The bodies of executed criminals were usually left unburied as carion for the vultures and dogs. Jesus was spared this indignity through the gracious intervention of Joseph of Arimethea.

 

Who was this admirer and secret disciple of Jesus? Luke tells us that Joseph was a member of the Sanhedrin, the supreme Jewish council that condemned Jesus. We are told that he did not agree with their verdict. He was either absent from their meeting or silent when they tried Jesus. What kind of man was Joseph? Luke tells us that he was “good and righteous” and “looking for the kingdom of God”. Although he did not stand up for Jesus at his trial, he nonetheless, sought to honor him in his death by giving him a proper burial. This was to fulfill what the prophet Isaiah had foretold: “He was cut off out of the land of the living ..and they made his grave with the wicked and with a rich man in his death, although he had done no violence, and there was no deceit in his mouth” (Isaiah 53:8-9).

In the Book of Revelation, the Lord Jesus speaks: “Fear not, I am the first and the last, and the living one: I died, and behold I am alive for evermore, and I have the keys of Death and Hades” (Revelation 1:17-18). No tomb in the world could contain the Lord Jesus for long. His death on the cross purchased our redemption and his triumph over the grave on Easter morning defeated death. What preserved the Lord Jesus from corruption? He was kept from decay and he rose from the dead by divine power. “My flesh will dwell in hope. For you will not let your Holy One see corruption” (Psalm 16:9-10). The mystery of Christ’s lying in the tomb on the sabbath reveals the great sabbath rest of God after the fulfillment of our salvation which brings peace to the whole world (Colossians 1:18-20). Is your hope in this life only, or is it well founded in the resurrection of Christ and his promise that those who believe in him will live forever?

 

“Lord Jesus, you died that I might live forever in your kingdom of peace and righteousness. Strengthen my faith that I may I know the power of your resurrection and live in the hope of seeing you face to face for ever.”

Suy niệm:  Ðức Giêsu không chỉ chết cho tội lỗi chúng ta (1Cor 15,3); nhờ ơn Chúa, Ngài cũng đã cảm nghiệm cái chết như mọi người (Hr 2,9). Đó là một cái chết thật sự, kết liễu sự hiện hữu cuộc đời trần thế của Ngài. Ðức Giêsu chết giữa chiều và ngày Sabát bắt đầu lúc 6 giờ. Vì luật người Dothái không cho phép làm việc vào ngày Sabát, thân xác phải được chôn cất nhanh chóng. Phải có người đủ can đảm để xin phép chính quyền Rôma để lấy xác và chôn cất. Các thi hài của các phạm nhân xử tử thông thường không có chôn cất để làm mồi cho kên kên và chó ăn. Ðức Giêsu thoát khỏi sự sỉ nhục này ngang qua sự can thiệp can đảm của Giuse thành Arimêthêa.

 

 

Người môn đệ đáng khâm phục và âm thầm của Ðức Giêsu này là ai? Luca thuật lại cho chúng ta rằng Giuse là một thành phần của Thượng hội đồng, hội đồng tối cao của người Dothái đã lên án Ðức Giêsu. Chúng ta biết rằng ông đã không đồng ý với lời buộc tội của họ. Ông không tham dự trong các buổi họp hay im lặng khi họ tố cáo Ðức Giêsu. Thế thì Giuse là loại người nào? Luca kể lại với chúng ta rằng ông là người “tốt lành và công chính” và “tìm kiếm nước Thiên Chúa”. Mặc dầu ông không bênh vực cho Ðức Giêsu ở tòa xét xử, tuy nhiên, ông đã tìm cách tôn kính Chúa trong cái chết của Ngài bằng việc chôn cất Ngài tử tế. Điều nà để thực hiện lời tiên báo của ngôn sứ Isaia: “Ngài đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh… Ngài đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo, và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa” (Is 53,8-9).

Trong sách khải huyền, Chúa Giêsu nói rằng:“Đừng sợ, Ta là đầu và là cuối. Ta là Đấng hằng sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn đời muôn thuở, Ta giữ chìa khóa của tử thần và âm phủ” (Kh 1,17-18). Không ngôi mộ nào trên thế gian có thể chứa đựng Ðức Giêsu mãi được. Cái chết của Ngài trên thập giá đem lại ơn cứu độ cho chúng ta và sự chiến thắng của Ngài trên sự chết vào sáng phục sinh đã đánh bại tử thần. Cái gì đã giữ Ðức Giêsu không bị thối rữa? Ngài đã thoát khỏi sự thối rữa và Ngài sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng Thiên Chúa. “Thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ” (Tv 16,9-10). Mầu nhiệm của việc Đức Kitô nằm trong mộ vào ngày Sabát mặc khải sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa vào ngày Sabát, sau khi hoàn thành sự cứu chuộc của chúng ta, đem lại sự bình an cho toàn thế giới (Col 1,18-20). Niềm hy vọng của bạn chỉ có trong cuộc đời này, hay nó hoàn toàn dựa vào sự phục sinh của Đức Kitô và lời hứa của Ngài rằng ai tin vào Ngài sẽ sống đời đời?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để con có thể được sống vĩnh cửu trong vương quốc bình an và công chính của Chúa. Xin thêm sức mạnh cho đức tin của con, để con có thể nhận biết sức mạnh của sự phục sinh và sống mỗi ngày trong hy vọng nhìn thấy Chúa mặt đối mặt cho tới muôn đời.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

Từ khóa:

anh em, trở về

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận