Ba Quy Tắc Rao Giảng Giống Như Đức Phanxicô

Đăng lúc: Thứ bảy - 24/01/2015 15:19 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
BA QUY TẮC RAO GIẢNG GIỐNG NHƯ ĐỨC PHANXICÔ

Nhìn lại triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, tôi nghĩ đóng góp lớn nhất của ngài có lẽ là việc ngài chỉ cho chúng ta cách loan báo Tin Mừng. Ngài dùng những từ đơn giản và những hình ảnh rung động lòng người. Ngài là gương mẫu cho cách thế mà các Linh Mục nên thuyết giảng và cách thức mà chúng ta có thể Phúc Âm Hoá – đó là, việc loan báo Lời Chúa. Ngài tuân thủ các nguyên tắc của một bài giảng hay và một bài diễn văn hay, một số được liệt kê dưới đây:

NGẮN GỌN

Khả năng tiếp thu của tâm trí chúng ta cũng bằng với khả năng ngồi một chỗ để lắng nghe. Sự khúc chiết, ngắn gọn, gợi tôi nhớ về một Linh Mục Giáo Phận Albany, New York, cha Michael Hogen, vừa mới qua đời. Đây là một trong những bài giảng hay nhất của cha. “Nếu hôm nay bạn nghe thấy tiếng Chúa, đừng cứng lòng. Nếu hôm nay bạn không nghe thấy tiếng Chúa, bạn nên tự hỏi chính mình tại sao không”. Cũng giống như các bài giảng mẫu mực khác, nó dựa trên đoạn Thánh Vịnh Đáp Ca 95 quen thuộc trong Kinh Thánh nhưng nó ngắn gọn vừa đủ cho người ta ghi nhớ và mỗi khi nghe những câu Thánh Vịnh, họ sẽ nhớ lại bài giảng đó. Đây là điều đáng suy nghĩ.

THÍCH HỢP

Trong một văn kiện về rao giảng năm 2012 của mình, Hội Đồng Giám Hoa Kỳ lưu ý rằng có thể tạo ra sự gần gũi bằng việc lấy ví dụ từ sinh hoạt văn hóa đương thời bao gồm TV, đài phát thanh, âm nhạc. Có thể bạn sẽ trở thành một người chuẩn mực khi nói rằng bạn không bao giờ xem TV bởi vì chẳng có gì đáng xem, nhưng thực tế là hàng triệu người xem TV mỗi ngày.
Có một chương trình truyền hình hiện đang phổ biến – bộ phim “Big Bang Theory” ( Thuyết Vụ Nổ Lớn ). Nhân vật chính là một người khôi hài, quan tâm đến bản thân quá mức – một hình tượng mà chúng ta không mong muốn trở thành. Anh ta cũng là một trong tập hợp những người trẻ lập dị, và cùng với anh chàng nhân vật chính, họ là những người vật lộn với chính bản thân mình.
Đó là những gì chúng ta phải đối mặt trong cộng đoàn Kitô hữu. Tôi biết một vị mục tử thường lấy ví dụ từ bộ truyện tranh “Calvin và Hobbs”. Khi vị mục tử này bước vào Nhà Thờ, chúng tôi tự hỏi không biết chúng tôi đã đọc bộ truyện mà ngài sắp trích dẫn chưa. Khi chúng tôi đọc những đoạn truyện tranh trong tuần tới, chúng tôi sẽ tìm ra được những ý nghĩa mới, bởi chúng tôi đã được ngài nhắc nhở kiếm tìm giá trị tôn giáo ngay tại những nơi không bình thường như thế.

ĐEM KINH THÁNH VÀO CUỘC SỐNG

Có hai bài giảng Lễ thường nhật khiến tôi suy nghĩ về thông điệp được trình bày qua những câu chuyện đơn giản trong bài đọc của những ngày đó. Một là câu chuyện về năm chiếc bánh và hai con cá. Vị Linh Mục nói: Chúa Giêsu có thể làm ra vừa đủ bánh và cá mà không có những phần dư thừa cho nên thông điệp ẩn sau đó nói rằng tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn tràn đầy cho chúng ta.
Một bài giảng khác kể chuyện một Linh Mục lạc mất con mèo của mình trong cánh rừng. Ngài đang ở trong một ngôi nhà ở vùng quê và con mèo hoảng sợ bởi vì có một con chó lại gần. Vị Linh Mục lôi cuốn chúng tôi với câu chuyện kể về những cố gắng của ngài để dỗ con mèo quay lại. Cuối cùng ngài mua một chiếc mở đồ hộp bằng điện và mở một hộp thức ăn cho mèo ra. Con mèo quay trở lại và chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, câu chuyện giải thích ý nghĩa của câu chuyện về một phụ nữ mất một đồng xu rất giá trị với bà đến mức bà lục tung nhà lên để tìm nó. Những người khác có thể không quan tâm, nhưng đồng xu đó, có lẽ chỉ là một xu, rất có ý nghĩa với bà khiến tình cảm bà trở khích động như vậy. Thông điệp đó nói với chúng ta rằng chúng cũng cần mang trong mình sức mạnh đó để tìm kiếm những món quà, những đồng xu mà Chúa Giêsu đã trao tặng cho chúng ta trong cuộc sống.
Tòa Thánh mới đưa ra một hướng dẫn về việc rao giảng. Các Giám Mục Hoa Kỳ đang nghĩ về việc xuất bản tài liệu đó bằng tiếng Anh. Đây sẽ là một điều tốt đẹp tiếp nối sự ra mắt tài liệu của các giám mục về rao giảng được phê chuẩn năm 2012.
Các bài giảng quan trọng như thế nào ? Nghiên cứu về các Giáo Xứ của Trung tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Công Việc Tông Đồ, đặt trụ sở tại Đại Học Georgetown chỉ ra tỉ lệ hơn 6 trên 10 người ( 63% ) quan tâm đến phẩm chất của bài giảng khi họ chọn nơi tham dự Thánh Lễ. Điều này quan trọng hơn nhiều so với phẩm chất âm nhạc của Giáo Xứ và chỉ kém quan trọng hơn một chút so với tình cộng đoàn và sự chào đón họ cảm nhận được khi đến Nhà Thờ.
Chúng ta có thể tìm hiểu chỉ dẫn của Vatican và các tài liệu của Giám Mục Hoa Kỳ về sự rao giảng, nhưng chúng ta giờ đây có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn thú vị cho sự thành công của việc rao giảng và công cuộc Phúc Âm Hóa khi theo dõi và lắng nghe Đức Thánh Cha Phanxicô. Mỗi ngày Ngài đều cho chúng ta thấy cách loan báo Lời Chúa.

MARY ANN WALSH, PATON BONE 
Bản chuyển ngữ của Jospeh C. Pham
từ L’OSSERVATORE ROMANO, 16.1.2015

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận