Mùa túc cầu thế giới 2014

Đăng lúc: Chủ nhật - 15/06/2014 09:03 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
Mùa túc cầu thế giới 2014: Những tiếng la hét trên cầu trường 

http://images.tienphong.vn/Uploaded/thanhha/2014_06_10/Brazil-Fans_YXZG.jpg.ashx?w=660&h=420&crop=auto

Những tiếng reo hò say mê như cuồng loạn của khán giả trên cầu trường đi xem thi đấu bóng đá không là tiếng nói của trái banh được các cầu thủ đá lừa dẫn giao chuyền lăn trên sân cỏ.

Những tiếng vỗ tay hay tiếng kèn trống vang dội trong cầu trường cũng không là tiếng nói của trái banh da đang bay bổng trong không gian cầu trường, khi thể lực từ đôi chân cầu thủ phổ vào đá tung lên cao.

Những nét hân hoan vui mừng trên đôi má vầng trán với cờ xí khăn quàng tung bay ngợp không gian cầu trường ngoài đường phố, hay cả nỗi ấm ức vẻ mặt buồn thảm thất vọng với dòng nước mắt của khán gỉa, và của cả cầu thủ thi đấu bóng đá cũng không là tiếng nói của trái banh da bơm căng đầy không khí trên sân cỏ.

Nhưng dẫu vậy môn thể thao bóng đá ẩn chứa sứ điệp không thành tiếng nói.

1. Sân cỏ thể thao và việc đào tạo giáo dục 

Những trận thi đấu bóng đá World Cup 2014 - từ 12.06. đến 13.07.- đang diễn ra mỗi ngày càng sôi nổi, như cơn sốt lên tới cao độ ở bên Brail vùng trời châu lục Nam Mỹ, đã và đang phát tỏa gây ra làn sóng phấn khởi hân hoan đến độ cuồng loạn.

Tinh thần này không chỉ nổ lan ra nơi những người có mặt tại cầu trường sân cỏ thi đấu, cũng không chỉ nơi những người dân Brazil Nam Mỹ châu ,mà còn cả nơi những người trên khắp thế giới theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Làn sóng phấn khởi hân hoan của thể thao bóng đá như thế đã nối kết mọi con người trên khắp qủa địa cầu hình tròn như trái banh lại với nhau.

Nhà văn Eduardo Galeano người Uruguay đã có nhận xét tương tự: “Thể thao bóng đá là ngôn ngữ, mà tất cả mọi người đều hiểu được”.

Ở thành phố cảng Tema nước Ghana, 55 trẻ em bạn trẻ bị bơ vơ theo chiều hướng giáo dục được hội từ thiện tập trung gây dựng thành những đội banh đá. Qua cùng thao luyện tập tành chơi chung bóng đá, các em dần hiểu ra thế nào là tinh thần đồng đội cùng chơi chung; thế nào kỷ luật và cung cách chơi thể thao Fair play. Và qua tập luyện thi đấu, các em cảm nhận ra mình vẫn cón gía trị, khi tập luyện thành công, thi đấu thắng giải được công nhận khen thưởng.

Thể thao bóng đá như thế khác nào chiếc chìa khóa giúp vào việc giáo dục làm thay đổi tâm lý nếp sống con người bạn trẻ. Và nhờ đó có đà sức sống cố gắng vươn lên.

Ở thủ đô Quinto nước Ecuadors, Dòng Don-Bosco trong chương trình dự án giúp đỡ các trẻ em bạn trẻ bụi đời sống lang thang ngoài đường phố, đã thành lập trường thể thao, nhằm qui tụ các em đó lại và hướng dẫn giáo dục họ qua môn thể thao bóng đá. Trường có tên bằng tiếng Tây ban Nha Golaso.

Trường thể thao Galaso không chỉ nhắm chú trọng đến thể thao bóng đá, nhưng tên Galoso còn mang ý nghĩa khác trong việc nâng đỡ giáo dục các em đó: Gol có nghĩa là Khung thành, cú banh lọt lưới khung thành; A từ chữ Autoestima = tự tin vào gía trị mình; S = Solidaridad = tình đoàn kết; O = Organización = tổ chức sắp xếp. Đây là những gía trị tinh thần cần thiết cho đời sống, mà trường Galoso mong muốn qua môn thể thao bóng đá truyền mang lại làm hành trang cho các trẻ em bạn trẻ vướng mắc vào đời sống khó khăn lang thang không nghề nghiệp.

Các bạn trẻ cần được khuyến khích có niềm vui phấn khởi với đời sống. Thể thao bóng đá là một cách thế giúp họ. Vì thế trường dậy nghề cũng tổ chức song song đội nhóm lớp luyện tập thi đấu đá banh giữa nhau. Như thế, Thể thao bóng đá đóng vai trò trọng yếu trong cách tập luyện giáo dục đào tạo các em bước chân vào đời sống chung trong xã hội. 

“ Thể thao bóng đá dậy đào tạo cung cách tinh thần đồng đội cùng chơi chung; gây niềm hân hoan phấn khởi cùng thúc đẩy lòng hâm hộ thể thao. Nên thể thao bóng đá là một yếu tố quan trọng trong chương trình nhằn nâng đỡ phát triển” như Reinhard Heiser, người điều khiển trong chương trình nâng đỡ phát triển, đã có nhận xét như vậy.

2. Bóng đá nói lên khát vọng đời sống con người

Hồi còn là Tổng giám mục München, Đức hồng y Joseph Ratzinger, bây giờ là Đức giáo hoàng nghỉ hưu Bênêđíctô 16, ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:

"Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp thế giới. Bóng đá có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.

Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.

Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh ăn và trò chơi Xiếc. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.

Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy? 

Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Rôma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.

Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.

Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.

Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.

Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.

Môn thể thao bóng đá nối kết cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.

Môn thể thao luyện cung cách chơi đấu cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.

Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.

Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.

Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.

Nên rất có thể, trong suy nghĩ như thế, chúng ta rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống.

Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ tốt có lối sống ngay chính trong cuộc chơi. 

Cuộc chơi, đời sống, nếu đi sâu vào hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá, có thể giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí".

3. Thể thao bóng đá và nếp sống nhân bản

Dịp khi mạc mùa Word Cup 2014 ở Brazil, Đức giáo hoàng Phanxicô, người yêu chuộng mộ mến môn thể thao bóng đá ngay từ thời còn là Hồng y Tổng giám mục Buenos ires bên Argentina, đã gửi thông điệp chào mừng nói về nếp sống nhân bản qua môn thể thao bóng đá:

"Thể thao không phải chỉ là một hình thức tiêu khiển, nhưng đặc biệt nó là một dụng cụ cho việc thông truyền các giá trị thăng tiến thiện ích của con người và giúp kiến tạo một xã hội an bình và huynh đệ hơn. Chúng ta nghĩ đến sự lương thiện, kiên trì, tình thân hữu, sự chia sẻ, và liên đới. Thực vậy, bóng đá gợi lên nhiều giá trị và thái độ quan trọng không những tại sân bóng, nhưng cả trong mọi khía cạnh của cuộc sống, cụ thể hơn là trong việc xây dựng hòa bình. Thể thao là một trường hòa bình, dạy chúng ta xây dựng hòa bình”.

"Trước tiên thể thao dạy chúng ta điều này: để thắng thì cần phải tập luyện. Qua việc thực hành thể thao, chúng có thể thấy đó là hình ảnh cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc đời cần phải chiến đấu, phải tập luyện, dấn thân để đạt được những kết quả quan trọng. Tinh thần thể thao gợi lại cho chúng ta hình ảnh những hy sinh cần thiết để tăng trưởng trong các nhân đức tạo nên cá tính mỗi người. Nếu để cải tiến một người, cần phải tập luyện khẩn trương và liên tục, thì cần phải dấn thân nhiều hơn để đạt tới cuộc gặp gỡ và hòa bình và giữa các dân tộc được ”cải tiến”.

”Bóng đá có thể và phải là một trường huấn luyện về một nền văn hóa gặp gỡ” mang lại sự hài hòa và an bình giữa các dân tộc. Ở đây bài học thứ hai trong việc thực hành thể thao giúp đỡ chúng ta: chúng ta học cách chơi đẹp trong bóng đá. Để chơi trong đội banh của mình thì trước tiên cần phải ý đến ích lợi của nhóm chứ không phải nghĩ đến mình. 

Để thắng, cần phải vượt lên trên chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ và mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và lợi dụng con người. Thái độ cá nhân chủ nghĩa trong bóng đá là một chướng ngại cản trở chiến thắng của đội bóng; cũng chúng ta theo cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống, cố tính không biết đến những người chung quanh, thì toàn thể xã hội sẽ bị thiệt thòi”.

Bài học sau cùng mà thể thao mang lại để giúp đạt tới hòa bình là phải tôn trọng đối phương. Bí quyết của chiến thắng trên sân banh và cả trong cuộc sống, hệ tại biệt tôn trọng người đồng đội của mình cũng như đối phương. Không ai có thể chiến thắng một mình trên sân banh cũng như trong cuộc đời. Ước gì không ai tự cô lập mình và cảm thấy bị loại ra ngoài! (SD 12-6-2014- Vietcatholic 12.06.2014).
********** 
Bóng đá, theo sử sách viết để lại có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên bên Trung Hoa. Đến thời Trung cổ phát triển bên Anh quốc và từ thế kỷ thứ 19. được cải tiến cho phù hợp với thời đại cùng tâm tính con người. Dần dần bóng đá được du nhập vào các quốc gia khác trên thế giới như một môn thể thao cho việc giải trí, rồi cho việc huấn luyện thân thể con người khoẻ mạnh.

Và cũng trên nền tảng đó, bóng đá trở thành phổ thông hơn cho dân gian hầu như trong mọi lãnh vực khác nữa của đời sống.

Trong lãnh vực văn hóa, thể thao bóng đá cũng có chỗ đứng. Nhiều huấn luyện viên đã phát triển kỹ thuật chơi nhồi banh trên sân cỏ theo một triết lý đời sống mà họ nghĩ tìm ra. Như nền bóng đá Nam Mỹ có triết lý kỹ thuật khác với nền bóng đá Âu Châu hay Phi Châu.

Có lẽ từ căn bản văn hóa đó thể thao bóng đá còn được nhiều nghệ sĩ , nhà giáo dục hiểu coi như một thứ ngôn ngữ toàn cầu có cấu trúc tổ chức về luật lệ chơi thi đấu và truyền thống riêng.

Nhà văn Albert Camus, từng là người bắt banh thủ môn giữ khung thành một đội bóng đá đã có nhận xét: “Tất cả những gì tôi hiểu rõ về đạo đức và ý nghĩa nhiệm vụ của con người đều có được nhờ môn bóng đá!”

„Orandum est, ut sit mens sana in corpore sano- Con người ta cần phải cầu xin có một tinh thần khỏe mạnh trong một thân thể cường tráng.“ Nhà Thơ Juvenal 

Mùa World Cup 2014
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long 


World Cup 2014
 

  http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/06/12/world-cup-2014-c49dd_12188279.jpg
 
World Cup 2014 đang sôi nổi diễn ra tại quốc gia Brazil từ 12-6 tới 13-7-2014, sau 64 năm, và đây là World Cup lần thứ 20 của FIFA, với các đội bóng của 32 quốc gia tham dự, trong đó có 13 quốc gia thuộc Âu châu. Tất cả có 64 trận đấu.
 
Olympic là đại hội thể thao lớn nhất hành tinh với nhiều môn thể thao, nhưng có thể nói rằng World Cup đã “vượt mặt” về tầm ảnh hưởng, dù đó chỉ là đại hội thể thao của riêng môn túc cầu (bóng đá).
 
Đại hội thể thao không chỉ là đua sức về thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình của nhân loại. World Cup cũng không ngoài mục đích này, tức là để thắt chặt tình yêu thương giữa các dân tộc.
 
Có nhiều môn thể thao, nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là môn túc cầu, hấp dẫn cả người chơi lẫn người xem – dù là xem qua màn ảnh nhỏ. Và vì thế, môn túc cầu được mệnh danh là môn “thể thao vua”. Thật vậy, túc cầu có nhiều người yêu thích tới mức cuồng nhiệt như các tín đồ, và người ta vui đùa gọi họ là “tín đồ của túc cầu giáo”.
 
World Cup 2014 diễn ra tại 12 thành phố được chọn để tổ chức các trận đấu: Belo Horizonte, Brasilia, Cuiaba, Curitiba, Fortaleza, Manuas, Natal, Porto Alegre, Recife, Salvador, Sao Paulo và Rio de Janeiro – nơi trận chung kết sẽ thi đấu tại sân vận động Estádio Mário Filho, thường được gọi là Maracanã. Sân vận động này đã diễn ra trận chung kết World Cup năm 1950.
 
Nói đến quốc gia Brazil, chắc hẳn chúng ta còn nhớ “vua bóng đá” Pelé (Edson Arantes do Nascimento, sinh 23-10-1940), một trong những cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất trong lịch sử của bộ môn này, đặc biệt là cú sút lọt lưới “độc nhất vô nhị” từ giữa sân (60m). Được phát hiện từ khi còn rất trẻ, Pelé bắt đầu chơi cho Câu lạc bộ Santos Futebol khi mới 15 tuổi, vào đội tuyển quốc gia khi 16 tuổi và lần đầu đoạt World Cup khi mới ở tuổi 17. Dù có nhiều lời mời từ các câu lạc bộ của Âu châu, Pelé vẫn rất trung thành với câu lạc bộ của mình và đã chơi cho câu lạc bộ này trong suốt hai thập kỷ cho đến năm 1975, khi ông từ giã sân cỏ.
 
Ông là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển Túc cầu Quốc gia Brasil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua giành được 3 World Cup dưới cương vị một cầu thủ. Ông cũng là cầu thủ duy nhất ghi được 1.281 bàn thắng trong suốt sự nghiệp cầu thủ, với 22 năm thi đấu.
 
Mỗi làn World Cup, rất nhiều người được “no nê” trong các “bữa tiệc túc cầu”, và mãn nhãn khi chăm chú theo dõi 22 chàng nghệ sĩ thể thao, với màu áo khác nhau, cố gắng thể hiện hết tài nghệ của mình qua các đường bóng. Mỗi nhóm-mười-một phải hiểu ý nhau và khéo léo kết hợp sao cho có thể đưa bóng vào khung thành của đối phương trong thời gian sớm nhất, càng nhiều càng tốt.
 
Tinh thần World Cup là tinh thần thượng võ, thế nhưng vẫn có những người cố ý chơi xấu, trừ trường hợp vô ý, thế nên phải có trọng tài để phân xử. Tuy nhiên, trọng tài cũng là con người nên vẫn mắc sai lầm như thường, thậm chí còn thiên vị. Nói chung là “nhân vô thập toàn”. Có những người phạm lỗi thì bị phạt, trực tiếp hoặc gián tiếp nếu ở gần khung thành, cũng có thể bị phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.
 
Không chỉ vậy, người ta còn “ăn gian” nhiều kiểu, kể cả ăn gian tuổi hoặc sử dụng doping. Hội thảo châu Âu đầu tiên về doping (Uriage, 1963) đã định nghĩa: “Doping là sử dụng những chất và những biện pháp nhằm tăng một cách nhân tạo thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính và đến sự lành mạnh về thể chất, tâm lý đạo đức của vận động viên”. Còn Ủy ban Olympic Hoa Kỳ (USOC – United States Olympic Committee) cũng đưa ra định nghĩa về doping: “Đó là việc một vận động viên thi đấu, uống, hoặc dùng bất cứ chất gì lạ đối với cơ thể, hoặc bất cứ chất sinh lý gì với liều lượng không bình thường, hoặc dùng cách không bình thường để đưa vào cơ thể với ý định duy nhất là làm tăng một cách giả tạo và không ngay thẳng thành tích thi đấu của vận động viên” (MOA/USOC và NGB, 1985). Ðịnh nghĩa này đã được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC – International Olympic Committee) chấp nhận. Con người “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nhưng cuộc sống và “bộ ba” tham-sân-si đã khiến người ta biến chất. Và vì thế mà cần có luật để chấn chỉnh, sửa phạt, với hy vọng đưa con người trở lại “tính bổn thiện” nguyên trạng.
 
Mỗi lần World Cup, người ta phấn khởi theo dõi để giải trí, tiếng hô và tiếng cười vang dội, thế nhưng cũng không ít người phải ngậm ngùi rơi nước mắt hoặc phải nuốt nước mắt vào trong. Nguyên nhân là người ta biến World Cup thành một cuộc đỏ đen, cá độ để ăn thua và sát phạt nhau tới bến, tiền cá độ tính hằng chục triệu đồng, thậm chí có người thua độ còn phải bán cả xe hoặc nhà cửa. Người thua ngậm đắng, còn vợ con người thua phải ngậm cay!
 
Không chỉ vậy, như dịp World Cup 2014 này, suốt một tháng trời chúng ta cứ chờ chực thức tới sáng thì còn gì là sức khỏe? Khổ thân mình đã đành, còn lây khổ sang người thân nữa. Cái tốt đâu chưa thấy mà chỉ thấy cái hại!
 
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Liệu cơm gắp mắm”. Không ai cấm vui, vì niềm vui giúp người ta thêm sức mạnh để chống chọi với nỗi khổ thường nhật vì kế sinh nhai. Nhưng phải liệu sức mình, đừng phung phí sức khỏe, vì như vậy không chỉ hại thân mình mà còn liên lụy thân nhân. Người ta phải biết nghĩ tới mình vì yêu mình, nhưng người ta cũng phải nghĩ tới người khác vì thương người khác.
 
World Cup có những điều tích cực thì cũng có những điều tiêu cực. Thật vậy, World Cup là dịp để người ta sử dụng “lưỡi lam” bằng cách tăng giá các mặt hàng mà dân ghiền bóng đá ưa thích. Điều đó liên lụy tới cuộc sống của người dân. Có những thứ “nhờ” World Cup, cũng có những thứ “vì” World Cup. Hệ lụy có thể tốt hoặc xấu, cần phải cảnh giác. Chẳng hạn, “vì” World Cup mà người ta có thể phạm pháp bởi thua độ: Cãi vã, ẩu đả, trộm cắp, giết người,...
 
World Cup còn là dịp để người ta “ăn theo” nhiều dịch vụ bất nhân khác như kinh doanh phụ nữ, mại dâm, buôn bán ma túy,... Đặc biệt là tại chính các nơi diễn ra các trận đấu.
 
Phàm điều gì cũng có mặt phải và mặt trái, tích cực và tiêu cực. Hãy cố gắng hành động theo hướng tích cực đúng như tinh thần của World Cup. Nhờ đó, chúng ta khả dĩ có được niềm vui đích thực mà sống tốt hơn.
 
Thánh Phaolô nói: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12:15). Cả thế giới phấn khởi đón chào World Cup, vì thế chúng ta có thể “vô cảm” sao được chứ? Tuy nhiên, đừng say mê đến độ bất chấp mọi thứ. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn” (Rm 12:16). Thiên Chúa vui thích ở giữa chúng ta, Ngài cũng rất vui khi thấy chúng ta vui, nhưng Ngài muốn chúng ta vui có chừng mực, đừng thái quá, vì cái gì thái quá cũng hóa bất cập.
 
World Cup tưng bừng. Cứ vui hết mình. Nhưng Chúa Giêsu không muốn chúng ta vui quá mà giả dối hoặc lọc lừa nhau: “Hễ CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:37). Cái gì tốt cho mình thí cũng có thể tốt cho người khác, cái gì xấu cho mình thì cũng có thể xấu cho người khác, vì xã hội luôn có tính liên đới, đừng nghĩ việc mình làm “miễn nhiễm” với mọi người. Thật vậy, đúng như Thánh Phaolô nói: “Mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể” (Rm 12:5).
 
Ca khúc chính thức của World Cup 2014 gởi tới toàn thế giới một thông điệp đoàn kết và hiệp nhất: We Are One – Chúng ta là Một. Rất hợp Ý Chúa, vì chính Chúa Giêsu cũng luôn mong muốn chúng ta nên một, vì Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cảnên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).
 
Lạy Chúa Giêsu, xin ở giữa chúng con khi chúng con tận hưởng niềm vui World Cup. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận