Tông Thư Misericordia Et Misera, Lòng Thương Xót Và Nỗi Khốn Khổ

Đăng lúc: Chủ nhật - 27/11/2016 21:57 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
TÔNG THƯ

MISERICORDIA ET MISERA

LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NỖI KHỐN KHỔ

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/apost_letters/documents/papa-francesco-lettera-ap_20161120_misericordia-et-misera.html

 

MISERICORDIA ET MISERA là một cụm từ được Thánh Âu Quốc Tinh (Augustine) sử dụng trong việc kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (xem Gioan 8:1-11). Thật khó mà tưởng tượng được một cách nào tuyệt vời và thích đáng hơn để diễn tả mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa khi tình yêu này đụng chạm tới tội nhân: "Chỉ còn lại có hai người: lòng thương xót với nỗi khốn khổ / mercy with misery" (On the Gospel of John, XXXIII, 5). Lòng thương xót cao cả và công lý thần linh sáng ngời biết bao nơi trình thuật này! Giáo huấn của trình thuật này chẳng những làm sáng tỏ cho biến cố kết thúc Năm Thánh Ngoại Lệ về Lòng Thương Xót, mà còn soi đường chỉ lối cho chúng ta theo trong tương lai nữa.

 

1- Trang Phúc Âm này có thể dễ dàng trở nên như là một hình ảnh về những gì chúng ta đã cử hành trong Năm Thánh, một thời điểm giầu lòng thương xót, cần phải được tiếp tục cử hành và sống động trong các cộng đồng của chúng ta. Lòng thương xót không thể nào trở thành một thứ mở ngoặc đơn trong đời sống của Giáo Hội; Lòng thương xót tạo nên chính yếu tính của Giáo Hội, nhờ đó mà các chân lý cốt yếu của Phúc Âm được tỏ hiện và hiển nhiên. Hết mọi sự đều được tỏ ra nơi lòng thương xót; hết mọi sự được giải quyết nơi tình yêu nhân hậu của Chúa Cha.

 

Người phụ nữ và Chúa Giêsu gặp gỡ nhau. Chị là một người phụ nữ ngoại tình, và trước con mắt của Lề Luật, thì đáng bị ném đá chết. Chúa Giêsu, bằng giáo huấn của Người cũng như bằng việc hoàn toàn hy hiến bản thân mình là những gì khiến Người ở trên Thánh Giá, đã hoàn lại cho Luật Moisen cái chủ đích đích thực và nguyên tuyền của nó. Ở đây cái chính yếu không phải là lề luật hay thứ công lý pháp luật mà là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng nhìn vào tận cõi lòng của từng người và thấy được niềm ước muốn kín đáo sâu xa nhất ở đó; tình yêu của Thiên Chúa cần phải ưu thế trên tất cả mọi sự khác. Trình thuật Phúc Âm ấy, dù sao, cũng không phải là một cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi và luận án một cách trừu tượng, mà là giữa một tội nhân với Đấng Cứu Độ của chị ta. Chúa Giêsu đã nhìn vào mắt của người phụ nữ này và đọc thấy nơi cõi lòng của chị niềm ước mong được cảm thông, được tha thứ và được giải phóng. Nỗi khốn khổ của tội lỗi đã được mặc lấy lòng thương xót của tình yêu. Phán quyết duy nhất của Chúa Giêsu là thứ phán quyết đầy lòng thương xót và thương cảm đối với thân phận của tội nhân này. Đáp ứng cho những ai muốn phán quyết và lên án tử cho chị, Chúa Giêsu đã trả lời bằng một thái độ im lặng kéo dài. Mục đích của Người là để cho tiếng của Thiên Chúa được nghe thấy nơi lương tâm của chẳng những người phụ nữ ấy, mà còn nơi cả nơi thành phần tố cáo của chị nữa, thành phần đã buông đá cầm trong tay xuống mà bỏ đi từng người một (xem Gioan 8:9). Bấy giờ Chúa Giêsu mới nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?... Tôi cũng chẳng luận tội chị đâu. Chị cứ việc đi và từ nay đừng phạm tội nữa nhé" (các câu 10-11). Chúa Giêsu giúp cho người phụ nữ này hy vọng nhìn đến tương lai và thực hiện một cuộc khởi hành mới trong đời sống. Nếu chị ta mong muốn như thế thì tứ đó trở đi chị có thể "bước đi trong đức ái" (Epheso 5:2). Một khi được mặc lấy lòng thương xót, cho dù vẫn còn xu hướng phạm tội, chị vẫn có thể thắng vượt bởi một tình yêu khả dĩ giúp cho chị nhìn về phía trước và sống một cuộc đời khác biệt.

 

2- Chúa Giêsu đã dạy điều này một cách rõ ràng ở một trường hợp khác, khi Người được mời dùng bữa ở nhà một người Pharisiêu (xem Luca 7:36-50), và có một người phụ nữ, được mọi người coi là một con người tội lỗi, đã tiến đến với Người. Chị đã đổ dầu thơm lên chân của Người, lấy nước mắt của chị mà rửa chân Người rồi lấy tóc của chị để lau khô (xem các câu 37-38). Để đáp ứng cho cái phản ứng nghi kỵ xấu xa của người Pharisiêu Chúa Giêsu đã trả lời rằng: "Tội lỗi của chị, cho dù có nhiều, cũng đã được tha thứ, vì chị đã yêu nhiều; còn ai được tha ít thì yêu ít" (câu 47).

 

Lòng tha thứ là dấu hiệu hiển thị nhất của tình yêu Chúa Cha, một tình yêu được Chúa Giêsu tìm cách mạc khải cho thấy bằng cả cuộc đời của Người. Hết mọi trang sách Phúc Âm đều được đánh dấu bởi cái thúc bách của một tình yêu thương yêu cho đến độ tha thứ. Ngay cả vào giây phút cuối cùng của cuộc đời trên trần gian của mình, lúc Người bị đóng đanh vào thập giá, Chúa Giêsu vẫn còn thốt lên những lời tha thứ: "Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết những gì họ làm" (Luca 23:34).

 

Không một cái gì được một tội nhân thống hối đặt trước lòng thương xót Chúa lại có thể bị loại khỏi cái vòng ôm ấp của lòng Ngài tha thứ. Vì thế, không ai trong chúng ta có quyền điều kiện hóa việc tha thứ. Lòng thương xót bao giờ cũng là một tác động nhưng không từ Cha trên trời của chúng ta, một tác động yêu thương vô điều kiện và bất cần công trạng. Bởi thế, chúng ta không thể liều mình chống lại cái tự do trọn vẹn của một tình yêu Thiên Chúa muốn dùng nó để tiến vào đời sống của mọi người.

 

Lòng thương xót là hành động cụ thể của tình yêu này, bằng việc tha thứ, biến đổi và xoay chuyển đời sống của chúng ta. Có thế, mầu nhiệm thần linh của lòng thương xót mới được tỏ hiện. Thiên Chúa là Đấng thương xót (xem Xuất Hành 34:6); lòng thương xót của Ngài bền vững đến muôn đời (xem Thánh Vịnh 136). Từ đời nọ đến đời kia lòng thương xót của Ngài bao trùm tất cả những ai tin tưởng vào Ngài và làm họ thay đổi, bằng việc cho họ được tham phần vào chính sự sống của Ngài.

 

Lòng Thương Xót Chúa nơi Ơn Tha Thứ mang lại Niềm Vui

 

3- Cõi lòng của hai người phụ nữ này vọt lên niềm vui dạt dào biết bao. Ơn tha thứ cuối cùng làm cho họ cảm thấy được tự do và vui sướng chưa bao giờ có. Những giọt nước mắt hổ thẹn và đau đớn biến thành nụ cười của một con người biết rằng mình được yêu thương. Lòng thương xót phát sinh niềm vui, vì cõi lòng của chúng ta hướng về niềm hy vọng của một cuộc sống mới. Niềm vui được tha thứ là niềm vui khôn xiết tả, nhưng nó tỏa rạng ra chung quanh chúng ta bất cứ ở đâu chúng ta cảm nghiệm được ơn tha thứ. Nguồn mạch của niềm vui được tha thứ này ở nơi tình yêu khiến Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta, phá đổ các bức tường vị kỷ vây bọc chúng ta, để biến chúng ta, về phần mình, trở thành những dụng cụ của lòng thương xót.

 

Về vấn đề này, ý nghĩa biết bao những lời lẽ phấn khởi ở trong một bản văn sơ khai của Kitô hữu: "Anh em hãy mặc lấy niềm vui là những gì bao giờ cũng hợp ý Thiên Chúa cùng được Ngài chấp nhận, và hãy hoan hưởng niềm vui. Vì tất cả những ai hân hoan vui vẻ thì thực hiện những gì là thiện hảo, suy nghĩ những gì là tốt lành, và bất chấp những gì là buồn thảm... Tất cả những ai loại trừ đi những gì là buồn thảm và mặc lấy niềm vui sẽ sống trong Thiên Chúa"(Shepherd of Hermas, XLII, 1-4). Cái cảm nghiệm được lòng thương xót mang lại niềm vui. Chớ gì chúng ta đừng bao giờ để cho niềm vui này bị cướp mất khỏi chúng ta bởi những rắc rối và lo toan của chúng ta. Chớ gì nó vẫn sâu đậm trong cõi lòng của chúng ta và giúp cho chúng ta có thể thanh thản đối diện với những biến cố trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

 

Trong một nền văn hóa thường bị chi phối bởi kỹ thuật, thì xuất phát nỗi buồn thảm và cô đơn, đặc biệt là nơi giới trẻ. Tương lai có thể bị rơi vào một thứ bất ổn không vững chắc. Điều ấy thường làm phát sinh ra những gì là chán chường, buồn bã và ngán ngẫm, dần dần dẫn đến chỗ thất vọng. Chúng ta cần chứng từ về niềm hy vọng và niềm vui đích thực nếu chúng ta xua tan những ảo ảnh tạo nên những thứ hứa hẹn hạnh phúc mau chóng và dễ dàng nơi thiên đường nhân tạo. Cái cảm giác sâu xa của tình trạng trống rỗng mà rất nhiều người cảm thấy được thắng vượt bởi niềm hy vọng chúng ta ôm ấp trong lòng và bởi niềm vui do hy vọng cống hiến. Chúng ta cần nhận thức rằng niềm vui nổi lên trong một tâm can được lòng thương xót chạm tới. Vậy chúng ta hãy nhớ những lời của Thánh Tông Đồ: "Anh em hãy luôn hân hoan trong Chúa" (Philiphe 4:4; xem 1Thessalonica 5:16).

 

4- Chúng ta đã cử hành một Năm Thánh sốt sắng nhờ đó chúng ta đã nhận được dồi dào ân sủng của lòng thương xót. Như một luồng gió mạnh nhưng lành mạnh, sự thiện hảo và lòng thương xót của Chúa đã thổi đi trên khắp thế giới. Bởi mỗi người chúng ta đã cảm nghiệm được sâu xa ánh mắt yêu thương này của Thiên Chúa, chúng ta không thể không bị tác động, vì ánh mắt của Ngài đang biến đổi cuộc đời của chúng ta.

 

Trên hết mọi sự, chúng ta cần phải tạ ơn Chúa mà thân thưa cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa, Chúa đã tỏ ra ưu ái với đất nước của Chúa... Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Chúa" (Thánh Vịnh 85:1-2). Đúng là như thế. Thiên Chúa đã triệt hạ các thứ lỗi phạm của chúng ta và quẳng tất cả mọi tội lỗi của chúng ta xuống vực sâu biển cả (xem Mica 7:19). Ngài không còn nhớ đến chúng, vì Ngài quẳng chúng ra đằng sau lưng của Ngài (xem Isaia 38:17). Như đông cách tây xa cách ra sao thì Ngài cũng đã loại trừ đi những gì chúng ta vấp phạm khỏi chúng ta (xem Thánh Vịnh 103:12).

 

Trong Năm Thánh này, Giáo Hội đã chăm chú lắng nghe và đã mạnh mẽ cảm nghiệm thấy sự hiện diện và gần gũi của Chúa Cha, Đấng nhờ Thánh Linh đã giúp cho Giáo Hội thấy được một cách rõ ràng hơn tặng ân và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô liên quan đến ơn tha thứ. Nó thực sự như là một cuộc viếng thăm mới của Chúa ở giữa chúng ta vậy. Chúng ta đã cảm thấy hơi thở ban sự sống phủ xuống trên Giáo Hội, và những lời của Người một lần nữa lại đã vạch ra sứ vụ của chúng ta: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh: các con tha tội cho ai thì tội của họ được tha; các con cầm tội ai thì tội của họ bị cầm lại" (Gioan 20:22-23).
 

Lòng Thương Xót Chúa nơi việc cử hành Phụng Vụ của Giáo Hội

 

 

5- Giờ đây, vào lúc bế mạc Năm Thánh này, là thời điểm nhìn đến tương lai và ý thức rằng tốt đẹp biết bao trong việc hân hoan, trung tín và nhiệt thành tiếp tục cảm nghiệm thấy sự phong phú của lòng thương xót Chúa. Các cộng đồng của chúng ta có thể vẫn sống động và chủ động trong việc tân truyền bá phúc âm hóa ở mức độ "cải thiện về mục vụ" là những gì chúng ta được kêu gọi thực hiện (Cf. Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 27) sẽ được hình thành hằng ngày bằng cách tái tấu quyền lực của lòng thương xót. Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của quyền lực của lòng thương xót này; chúng ta đừng làm buồn lòng Thần Linh, Đấng liên lỉ vạch ra những đường lối mới để theo, trong việc mang đến cho hết mọi người Phúc Âm cứu độ.

 

Trước hết, chúng ta được kêu gọi để cử hành lòng thương xót. Lời cầu nguyện của Giáo Hội thật là phong phú biết bao khi Giáo Hội kêu cầu Thiên Chúa như Người Cha của lòng từ bi nhân ái! Trong phụng vụ, lòng thương xót không chỉ được van xin đi van xin lại, mà còn thực sự được nhận lãnh cùng cảm nghiệm nữa. Từ đầu đến cuối của việc cử hành Thánh Thể, lòng thương xót liên lỉ hiện lên trong cuộc đối thoại giữa cộng đồng đang cầu nguyện và cõi lòng của Chúa Cha, Đấng hoan hỉ ban xuống tình yêu nhân hậu của Ngài.

 

Sau lời kêu van đầu tiên xin ơn tha thứ với lời cầu "Xin Chúa thương xót", chúng ta liền muốn được đoan chắc rằng: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót chúng con, tha thứ tội lỗi của chúng con và dẫn chúng con đến sự sống muôn đời". Bằng lòng tin tưởng này, cộng đồng qui tụ lại trước nhan Chúa, nhất là vào ngày phục sinh thánh thiện. Có nhiều lời "Tổng nguyện / Collect" muốn nhắc nhở chúng ta về đại tặng ân lòng thương xót. Trong Mùa Chay chẳng hẳn, chúng ta nguyện cầu rằng: "Ôi Thiên Chúa, tác giả của tất cả những gì là thương xót và thiện hảo, Đấng đã tỏ cho chúng con một phương dược chữa trị tội lỗi bằng chay tịnh, cầu nguyện và làm phúc, xin hãy ưu ái nhìn đến việc chúng con thú nhận thân phận thấp hèn của chúng con, để chúng con, những con người vì lương tâm cúi mình xuống, luôn được lòng thương xót Chúa nâng lên" (Roman Missal, Opening Prayer for the Third Sunday of Lent). Chúng ta cảm thấy thấm thía nơi lời Kinh Nguyện Thánh Thể hay ho với Kinh Tiền Tụng tuyên xưng rằng: "Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi vì lòng thương xót của mình Chúa đã sai đến cho chúng con Đấng Cứu Chuộc, để sống mọi sự giống như chúng con ngoại trừ tội lỗi" (Ibid., Preface for Sundays in Ordinary Time VII). Kinh Nguyện Thánh Thể Thứ Tư là một bài thánh ca chúc tụng lòng thương xót Chúa: "Theo lòng thương xót Chúa đã đến để cứu giúp tất cả mọi người, nhờ đó những ai tìm kiếm được gặp Chúa". "Xin Chúa thương đến tất cả chúng con" (Ibid., Eucharistic Prayer II) là lời kêu cầu tha thiết được vị linh mục ở Kinh Nguyện Thánh Thể này van xin cho được thông phần vào sự sống đời đời. Sau Kinh Lạy Cha, vị linh mục tiếp tục kêu cầu bình an và được cứu thoát khỏi tội lỗi bằng "sự trợ giúp của lòng thương xót Chúa". Và trước khi chúc bình an, được trao đổi như một thể hiện tình huynh đệ và tình yêu thương nhau theo chiều kích ơn tha thứ được nhận lãnh, vị linh mục cầu nguyện rằng: "Xin Chúa đừng nhìn đến tội lỗi của chúng con mà đến đức tin của Hội Thánh Chúa" (Ibid., Communion Rite). Nơi những lời cầu ấy, chúng ta khiêm tốn tin tưởng xin được tặng ân hiệp nhất và bình an cho Mẹ Thánh Giáo Hội. Việc cử hành lòng thương xót Chúa đạt tới tột đỉnh nơi Hiến Tế Thánh Thể, một cuộc tưởng niệm mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, nguồn mạch cứu độ cho hết mọi con người, cho lịch sử và cho toàn thế giới. Tắt một lời, mỗi giây phút của việc cứ hành Thánh Thể đều liên hệ tới lòng thương xót Chúa.

 

Lòng thương xót được dồi dào ban cho chúng ta trong đời sống bí tích. Không phải là chẳng có ý nghĩa là bao khi Giáo Hội đề cập đến lòng thương xót một cách rõ ràng nơi công thức hai "bí tích chữa lành", tức là bí tích Thống Hối Hòa Giải và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Ở bí tích đầu, công thức tha tội được đọc lên là: "Thiên Chúa là Cha giầu lòng từ bi nhân hậu, nhờ cái chết và phục sinh của Con Ngài đã hóa giải thế giới với chính mình Ngài và đã sai Thánh Linh ở giữa chúng ta để ban ơn tha thứ tội lỗi; bằng thừa tác vụ của Giáo Hội, xin Thiên Chúa ban cho con ơn tha thứ và bình an" (Rite of Penance, No. 46). Ở bí tích sau, công thức xức dầu được đọc như sau: "Bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa vì tình yêu và lòng thương xót của Ngài trợ giúp con bằng ân sủng Thánh Linh" (Sacrament of Anointing and Pastoral Care of the Sick, No. 76). Bởi thế, trong lời nguyện của Giáo Hội, những qui chiếu về lòng thương xót không phải chỉ có tính cách huấn dụ mà có tính cách hành sử cao cả, tức là khi chúng ta tin tưởng kêu cầu lòng thương xót thì chúng ta nhận được lòng thương xót, và khi chúng ta tuyên xưng lòng thương xót một cách sống động và thực hữu thì lòng thương xót biến đổi chúng ta. Đó là một yếu tố nền tảng của đức tin chúng ta, và chúng ta cần phải liên lỉ nhớ lấy. Ngay trước mạc khải về tội lỗi đã có mạc khải về một tình yêu khiến Thiên Chúa tạo dựng nên thế giới và loài người.

 

Tình yêu là tác động đầu tiên để Thiên Chúa qua đó mạc khải chính bản thân Ngài và hướng về chúng ta. Vậy chúng ta hãy mở lòng của chúng ta ra mà tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Tình yêu của Ngài luôn đi trước chúng ta, đồng hành với chúng ta và ở với chúng ta bất chấp chúng tội tội lỗi.

 

6- Theo chiều hướng ấy, việc nghe lời Chúa có một ý nghĩa đặc biệt. Mỗi Chúa Nhật, lời Chúa được công bố trong cộng đồng Kitô hữu để Ngày của Chúa được chiếu soi bởi mầu nhiệm vượt qua (Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum Concilium, 106). Trong việc cử hành Thánh Thể, chúng ta dường như chứng kiến thấy một cuộc đối thoại thực sự giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Ở các bài đọc Thánh Kinh, chúng ta trở về với lịch sử cứu độ của chúng ta qua việc loan truyền không ngừng công cuộc của lòng thương xót. Chúa tiếp tục nói với chúng ta hôm nay đây như nói với những người bạn; Ngài ở giữa chúng ta (ID., Dogmatic Constitution Dei Verbum, 2.) để đồng hành với chúng ta và để tỏ cho chúng ta thấy con đường sự sống. Lời của Ngài nói với các thứ nhu cầu và những nỗi lo âu thâm sâu của chúng ta, và cống hiến cho chúng ta một giải đáp hiệu nghiệm, nhờ đó chúng ta có thể cụ thể cảm nghiệm thấy sự gần gũi kề cận của Ngài đối với chúng ta. Bởi thế mà bài giảng có một tầm vóc quan trọng, trong đó "sự thật song hành với sự mỹ và sự thiện" (Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 142), nhờ vậy tâm can của tín hữu mới rung cảm trước sự cao cả trọng đại của lòng thương xót! Tôi hết sức kêu gọi là hãy thật cẩn thận dọn bài giảng và giảng dạy nói chung. Việc giảng dạy của vị linh mục sẽ sinh hoa kết trái ở chỗ chính bản thân ngài cảm nghiệm được lòng thiện hảo từ bi nhân hậu của Chúa. Việc truyền đạt niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta không phải là việc thực hành theo khoa ngữ học, mà là một điều kiện tỏ ra cái uy tín nơi vai trò linh mục của mình. Cái cảm nghiệm riêng tư về lòng thương xót là cách hay nhất để biến cái cảm nghiệm ấy thành một sứ điệp thực sự về niềm an ủi và việc hoán cải trong thừa tác mục vụ. Cả việc giảng dạy lẫn và việc dạy giáo lý đều là những gì cần duy trì bởi cõi lòng rung cảm này của đời sống Kitô hữu.

 

7- Thánh Kinh là câu chuyện cả thể về các kỳ công của lòng thương xót Chúa. Từng trang Thánh Kinh đều được thấm đẫm tình yêu thương của Chúa Cha, Đấng từ giây phút tạo dựng, đã muốn in ấn những dấu hiệu của tình Ngài yêu thương trên vũ trụ này. Qua những lời của  các vị tiên tri cũng như qua những văn bản khôn ngoan, Thánh Linh đã hình thành lịch sử của dân Israel như là một sự nhìn nhận việc gần gũi và tình yêu thương của Thiên Chúa, bất chấp sự bất trung của dân này. Đời sống và việc giảng dạy của Chúa Giêsu đã vĩnh viễn đánh dấu lịch sử của cộng đồng Kitô giáo, một cộng đồng đã thấy được sứ vụ của mình theo lệnh truyền của Chúa Kitô trong việc phải vĩnh viễn trở thành một dụng cụ của lòng thương xót và cho ơn tha thứ của Người (xem Gioan 20:23). Nhờ Thánh Kinh, được sinh động bởi đức tin của Giáo Hội, Chúa tiếp tục nói với vị Hôn Thê của mình, tỏ cho vị hôn thê này thấy đường lối cần phải theo để giúp cho Phúc Âm cứu độ có thể vươn đến toàn thể nhân loại. Tôi hết sức mong muốn rằng lời Chúa càng được cử hành hơn nữa, được biết đến và được gieo vãi, nhờ đó mầu nhiệm yêu thương tuôn chảy từ suối nguồn của lòng thương xót này được hiểu biết hơn bao giờ hết. Như Thánh Tông Đồ đã rõ ràng nói với chúng ta rằng: "Tất cả Thánh Kinh được Thiên Chúa tác động và có lợi cho việc giảng dạy, cho việc khiển trách, cho việc sửa bảo, và cho việc huấn luyện trong chính trực" (2Timotheu 3:16). 

 

Thật là lợi ích khi từng cộng đồng Kitô hữu, vào một ngày Chúa Nhật trong phụng niên, có thể lập lại những nỗ lực của mình trong việc làm cho Thánh Kinh được biết đến hơn nữa và phổ biến rộng rãi hơn nữa. Nó sẽ là một Chúa Nhật hoàn toàn giành cho lời Chúa, để cảm nhận thấy những kho tàng khôn thấu được chất chứa trong cuộc đối thoại liên lỉ giữa Chúa và dân của Người. Những khởi động sáng tạo có thể giúp làm cho ngày này thành một cơ hội để tín hữu trở nên những thông mạch sống động cho việc truyền đạt lời Chúa. Những khởi động như thế chắc chắn bao gồm cả lectio divina, nhờ đó việc đọc một cách nguyện cầu bản văn thánh sẽ giúp vào việc hỗ trợ và kiên cường đời sống thiêng liêng. Việc đọc như thế, tập trung vào các đề tài liên quan đến lòng thương xót, sẽ giúp cho có được một cảm nghiệm riêng tư về sự phong phú lớn lao của bản văn thánh - đọc theo chiều hướng của truyền thống thiêng liêng trong Giáo Hội - nhờ đó mới phát sinh ra những cử chỉ và việc làm bác ái cụ thể (Cf. BENEDICT XVI, Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini, 86-87).

 

8- Việc cử hành lòng thương xót diễn ra một cách rất đặc biệt nơi Bí Tích Thống Hối và Hòa Giải. Ở nơi đây chúng ta cảm thấy được Chúa Cha ấp ủ, Đấng tiến lên gặp gỡ chúng ta và ban lại cho chúng ta ơn được làm con cái nam nữ của Ngài. Chúng ta là các tội nhân và chúng ta vác gánh nặng xung khắc giữa những gì chúng ta muốn làm và những gì chúng ta thực sự làm (xem Roma 7:14-21). Tuy nhiên, ân sủng bao giờ cũng đi trước chúng ta và mặc bộ mặt của lòng thương xót giúp chúng ta hòa giải và được tha thứ. Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được tình yêu cao cả của Ngài đối với chúng ta vào chính lúc chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta là thành phần tội nhân. Ân sủng mạnh hơn tội lỗi: ân sủng chế ngự những gì là chống cưỡng, vì tình yêu thắng được tất cả mọi sự (xem 1Corinto 13:7).

 

Nơi bí tích Tha Thứ, Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy con đường trở về với Ngài và mời gọi chúng ta tái cảm nghiệm thấy việc gần gũi của Ngài. Ơn tha thứ này có thể nhận lãnh, trước hết, bằng việc bắt đầu sống bác ái yêu thương. Thánh Tông Đồ Phêrô đã nói với chúng ta điều này khi ngài viết rằng: "tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi" (1Phero 4:8). Chỉ một mình Thiên Chúa mới là Đấng tha thứ tội lỗi mà thôi, nhưng Ngài muốn rằng chúng ta phải sẵn sàng tha thứ cho người khác như Ngài đã tha thứ cho chúng ta: "Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" (Mathêu 6:12). Buồn biết bao khi lòng của chúng ta khép lại không thể tha thứ! Nỗi phẫn uất, niềm oán hận và việc trả thù là những gì chủ chốt, khiến cho đời sống của chúng ta bị khốn khổ và ngăn chặn việc chúng ta hân hoan dấn thân cho lòng thương xót.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận