Một cách đọc Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đăng lúc: Thứ năm - 03/07/2014 17:25 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
MỘT CÁCH ĐỌC TÔNG HUẤN 
“NIỀM VUI TIN MỪNG”
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
 
Đây là Tông huấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ, công bố ngày 24 tháng 11 năm 2013.
Nhìn chung, có thể có nhiều cách đọc Tông Huấn nầy, nhưng nổi bật có lẽ là hai cách đọc sau đây :

a) nỗ lực đọc qua lăng kính “cấu trúc bên ngơài” của bản văn, tức là chủ yếu dựa trên bản văn đã được viết ra, với 5 chương và 288 số, cách đọc nầy thuờng không khác gì mấy công việc sao chép lại “mục lục” của một cuốn sách, hay một “tóm lược” của một tóm lược;

b) nỗ lực xuất phát từ “cấu trúc bên trong” của Tông Huấn, tức là dựa trên phương pháp suy tư và luận chứng của chính tác giả về những vấn đề nầy, bởi vì chính cái “logic thần học bên trong” đó mới có thể giúp chúng ta hiểu được cách thấu đáo những vấn đề mà tác giả muốn nói thông qua bản văn, mà vốn không phải bao giờ cung có thể phản ảnh được trọn vẹn và chính xác những điều tác giả muốn nói.
Ở đây, chúng tôi chọn lựa cách đọc thứ hai, trên cơ sở cái logic thần học vốn điều hướng tư tưởng của Tông Huấn và của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vậy, đâu là cái “logic thần học bên trong” của Tông huấn “Niểm Vui Tin Mừng” (từ nay sẽ được viết tắt là NVTM) của Đức Thánh Cha Phanxicô ?

Truớc tiên, khi đọc lại một số bài phát biểu và bài viết của Đức Thánh Cha Phanxicô, người ta nhận ra rằng chìa khóa để có thể hiểu được toàn bộ tư tưởng của ngài, đặc biệt Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, đó là nền Thần học tự hủy hay Thần học Thập giá (chết và Phục sinh) của Thánh Phaolô. Cung như Đức Giêsu-Kitô, càng tự hủy mình đi để Thiên Chúa là tất cả, càng là Con Thiên Chúa, càng là Con Người, cung vậy, Giáo Hội kitô, tập thể cung như cá nhân, càng tự hủy mình đi, càng đi ra khỏi mình, để Đức Giêsu-Kitô là tất cả, càng là Thân Mình của Đức Giêsu-Kitô, càng là con Thiên Chúa và càng là người (NVTM, các chương 1, 2. 3 và 4). Như vậy, nền thần học tự hủy hay thần học Thập giá, cuối cùng trở nên một nền nhân luận kitô đích thực (Anthropologie chrétienne).
Thứ đến, người ta cung nhận ra rằng vẫn tiếp tục truyền thống tư tưởng của các Giáo phụ, đặc biệt, tư tưởng của văn hào Origênê, Đức Phanxicô, một đàng, xác tín rằng Đức Giêsu-Kitô chính là hiện thân của Tin Mừng của Thiên Chúa-Ba Ngôi muốn chia sẻ với loài người, vì thế, trong cùng lúc Ngài vừa là Đấng rao giảng Tin Mừng, vừa chính là hành vi rao giảng Tin Mừng; đàng khác, ngài cung xác tín rằng Giáo Hội, Thân Mình của Đức Giêsu-Kitô, tập thể cung như cá nhân, vì thế, phải tiếp tục những vai trò đó của Đức Giêsu-Kitô, giữa giòng lịch sử thế giới, tức là, Giáo hội kitô, trong cùng lúc vừa phải rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu-Kitô (bằng lời), vừa phải chính là hành vi rao giảng Tin Mừng về Đức Giêsu-Kitô (bằng chứng tá đời sống).
Toàn bộ Tông huấn, với 5 chương và 288 số đều là nhằm mục đích phản ảnh cho chúng ta những điều đó, hay xác tín đó của Đức Thánh Cha Phanxicô.

I.    NGUỒN CỘI CỦA NIỀM VUI VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC PHÚC ÂM HÓA LÀ CHÍNH ĐỨC GIÊSU-KITÔ, VỐN LÀ HIỆN THÂN CỦA TIN MỪNG (NVTM, các số từ 001-008) :

Giáo Hội Kitô chỉ là Tin Mừng, là Niềm Vui, khi Giáo Hội “là” Thân Mình của Ngài, “là” chính Ngài, hay mang trong mình chính Ngài, hay “có” Ngài, Đấng vốn là Tin Mừng, là Tình Yêu, là Niềm Vui của Thiên Chúa-Ba Ngôi.
Bởi vì Đức Giêsu-Kitô chính là hiện thân của Tin Mừng (NVTM, số 209), vì thế, Ngài chính là nguồn gốc của mọi niềm vui cho những ai gặp gỡ được Ngài, có được Ngài, có Ngài ở cùng, và qua Ngài, gặp gỡ được tha nhân, đặc biệt, những con người hèn mọn :
Là người rao giảng Tin Mừng tưyệt hảo và là hiện thân của Tin Mừng, Đức Giêsu đặc biệt tự đồng hóa mình với những người hèn mọn.” [Mt 25, 40] (NVTM, số 209).
Niềm vui của Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp được Đức Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người thì được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh…” (NVTM, số 001).
Tôi không bao giờ thấy chán khi lặp lại lời của Đức Bênêđictô đua chúng ta vào chính tâm điểm của Tin Mừng : ‘Là Kitô-hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một con người, sự gặp gỡ đem đến cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định’ [Thông điệp DEUS CARITAS EST, số 1].” (NVTM, số 007).
Tôi kêu mời mọi kitô-hữu ở khắp nơi, ngay lúc nầy, đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Đức Giêsu-Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình…” (NVTM, số 003).
Niềm vui do gặp gỡ nầy có được khi người ta thoát ra khỏi cái khung trời chật hẹp của hiện sinh vị kỷ của mình để đi ra gặp gỡ tha nhân, đặc biệt, những người hèn mọn, bất hạnh, khổ đau, bởi vì, Đức Giêsu đã tự đồng hóa mình với họ :
Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Ngài không còn được cảm thấy, và uớc muốn làm điều thiện bị phai mờ…” (NVTM, số 002).
Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu-Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói  cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires : Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nho nhưốc vì đi ra ngơài đuờng, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng luới các nỗi ám ảnh và các thủ tục. Nếu có cái gì đáng phải khiến chúng ta trăn trở và áy náy lương tâm, thì đó chính là sự kiện nhiều anh chị em chúng ta đang sống mà không có ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Đức Giêsu-Kitô, không có một cộng đoàn đức tin nâng đỡ họ, không tìm thấy ý nghĩa và mục tiêu trong đời. Tôi mong rằng, thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cấu trúc làm cho chúng ta có một cảm giác an toàn giả tạo, những qui tắc biến chúng ta thành những quan tòa tàn nhẫn, với những thói quen làm chúng ta cảm thấy an thân, trong khi ở ngơài cửa người ta đang chết đói và Đức Giêsu không ngừng nói với chúng ta : ‘Anh em hãy cho họ ăn đi !’ [Mc 6, 37]” (NVTM, số 49).
Khi kêu gọi người Kitô-hữu đảm nhận nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, Hội Thánh chỉ đơn giản vạch ra cho họ thấy nguồn mạch đích thực của sự hoàn thành bản thân. Bởi vì ‘ở đây chúng ta khám phá ra một qui luật sâu xa của thực tại : đó là chúng ta đạt được sự sống và làm cho nó phát triển tùy theo mức độ chúng ta từ bỏ nó để trao ban sự sống cho người khác. Đây chắc chắn là ý nghĩa của truyền giáo’. Do đó người loan báo Tin Mừng không bao giờ được mang bộ mặt của một người vừa đi đua đám về…” (NVTM, số 010).
Đó chính là một thứ nhân luận kitô (Anthropologie chrétienne) đích thực, một thứ nhân luận xây dựng trên nền thần học tự hủy của Thánh Phaolô, nền thần học về Thập Giá (chết và Phục sinh), tức là càng tự hủy mình đi để Thiên Chúa là tất cả, và cùng với Ngài là tha nhân, con người càng là mình hơn, Giáo Hội càng là mình hơn...
Chỉ nhờ sự gặp gỡ nầy – hay sự gặp gỡ mới mẻ nầy – với tình yêu của Thiên Chúa, được triển nở thành một tình bạn phong phú, chúng ta được giải phóng khỏi sự chật hẹp và khép kín của mình. Chúng ta trở thành con người đầy đủ khi chúng ta vuợt lên trên bình diện nhân loại, khi chúng ta để mình được Thiên Chúa đua vuợt qua chính mình để đạt tới sự thật đầy đủ nhất về hiện hữu của mình…” (NVTM, số 008).
Thật vậy, rao giảng Tin Mừng không đơn giản chỉ có nghĩa là truyền đạt một mớ giáo lý, một thứ ý thức hệ trừu tượng nào đó dù có cao siêu bao nhiêu, nhưng là chia sẻ niềm tin vào Đức Giêsu-Kitô của mình cho tha nhân, hay nói cách khác, là chia sẻ chính Ngài cho tha nhân, qua việc chia sẻ chính bản thân mình cho tha nhân.
Đó chính là điều vẫn thuờng được gọi là chứng ta bằng đời sống; ngơài ra, còn phải làm chứng bằng lời rao giảng. Hai nỗ lực nầy phải luôn song hành với nhau.

II.    SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG CỦA GIÁO HỘI, THÂN MÌNH CỦA ĐỨC GIÊSU-KITÔ :
Vấn đề trước tiên là phải “định vị lại” : a) chủ thể loan báo Tin Mừng; b) đối tượng được loan báo Tin Mừng; c) môi truờng mà cả chủ thể lẫn đối tượng đang hiện diện trong đó.

II.1- Liên quan đến chủ thể loan báo Tin Mừng :
Vấn đề “chủ thể loan báo Tin Mừng”, tập thể cung như cá nhân, được đề cập đến trong trong toàn bộ Tông Huấn, nhưng cách đặc biệt trong các Chương I, Chương III, Chương V. Đức Thánh Cha, trước tiên, gợi ý cho thấy những chủ thể “phải là” và, thứ đến, phân tích những chủ thể “không nên là” :
II.1.1- Những chủ thể “phải là” :
II.1.1.a- Chương I (NVTM, các số 019-049) :

II.1.1.a.a- Một cuộc canh tân không thể trì hoãn của Hội Thánh :
Tôi uớc mo một ‘chọn lựa truyền giáo’, nghĩa là một nỗ lực truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để các thói quen, các cách hành động, các giờ giấc và các chương trình, ngôn ngữ và các cơ cấu của Hội Thánh có thể được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của Hội Thánh.” (NVTM, số 27).

II.1.1.a.b- Một Hội Thánh “đi ra” :
Hội Thánh “đi ra” là một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo đi buớc trước, dấn thân và nâng đỡ, sinh hoa trái và vui mừng…” (NVTM, số 024).

II.1.1.a.c- Một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo (cấp giáo xứ, giáo phận và giáo hội toàn cầu [NVTM, các số 25-33]) :
Tôi hy vọng tất cả các cộng đoàn sẽ dành những cố gắng cần thiết để tiến tới theo con đuờng của một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo, không thể để tình hình tiếp tục như hiện tại. Việc ‘quản trị thuần túy’ đã trở nên bất cập. Trên khắp thế giới, chúng ta phải ‘thuờng xuyên trong trạng thái truyền giáo’.” (NVTM, số 025).

II.1.1.a.d- Hội Thánh, “người mẹ với trái tim rộng mở” (NVTM, các số 046-049) :
Vì vậy, chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu-Kitô…Nếu có gì đáng phải khiến chúng ta trăn trở và áy náy lương tâm, thì đó chính là sự kiện nhiều anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Đức Giêsu Kitô, không có một cộng đoàn đức tin nâng đỡ họ, không tìm thấy ý nghĩa và mục tiêu trong đời. Tôi mong rằng, thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cấu trúc làm cho chúng có một cảm giác an toàn giả tạo, những qui tắc biến chúng ta thành những quan tòa tàn nhẫn, với những thói quen làm chúng ta cảm thấy an thân, trong khi ngơài cửa người ta đang chết đói và Đức Giêsu không ngừng nói với chúng ta : ‘Anh em hãy cho họ ăn đi !’ [Mc 6, 37).” (NVTM, số 049).

II.1.1.b- Chương III (NVTM, các số 110-175) :

II.1.1.b.a- “Toàn thể dân Chúa rao giảng Tin Mừng” :
Loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của Hội Thánh.” (NVTM, số 111).

II.1.1.b.b- “Một dân tộc cho mọi người” (NVTM, các số 112-114) :
Ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là công trình của lòng từ bi của Người. Không một cố gắng nhân loại nào, dù tốt đến đâu, có thể làm chúng ta xứng đáng được một hồng ân như thế. Bằng ân sủng độc đáo của Người, Thiên Chúa kéo chúng ta lại với Người và làm chúng ta nên một với Người. Người sai Thần Khí Người đến với tâm hồn chúng ta để làm chúng ta trở nên con cái Người, biến đổi chúng ta và giúp chúng ta có thể đáp lại tình thương của Người bằng đời sống chúng ta. Hội Thánh được Đức Kitô Giêsu sai đến như là bí tích cứu độ của Thiên Chúa…” (NVTM, số 112).

II.1.1.b.c- “Một dân với nhiều khuôn mặt” (NVTM, các số 115-118) :
Dân Thiên Chúa được nhập thể giữa các dân tộc trên thế giới, mỗi dân tộc với nền văn hóa riêng của mình…Ân sủng đòi hỏi văn hóa, và ân huệ của Thiên Chúa được nhập thể trong nền văn hóa của những ai đón nhận ân huệ ấy.” (NVTM, số 115).

II.1.1.c- Chương V (NVTM, các số 259-288) :

II.1.1.c.a-  “Những người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần” :
Những người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần là những người dung cảm mở lòng mình ra cho hoạt động của Chúa Thánh Thần. Vào ngày lễ Ngu Tưần, Chúa Thánh Thần đã làm cho các tông đồ ra khỏi chính mình và biến họ thành sứ giả công bố các kỳ công của Thiên Chúa, có khả năng nói cho mỗi người bằng thứ tiếng riêng của họ. Chúa Thánh Thần cung ban cho họ ơn can đảm để công bố sự mới mẻ của Tin Mừng một cách dạn di mọi thời và mọi nơi, cả khi gặp chống đối…” (NVTM, số 259).

II.1.1.c.b- “Hoạt động nhiệm mầu của Đức Kitô Phục Sinh và của Thần Khí Ngài” nơi Hội Thánh :
Trong chương 2, chúng ta đã suy tư về sự thiếu vắng một linh đạo thâm sâu dẫn đến thái độ bi quan, cam chịu và hoài nghi. Một số người không dấn thân cho truyền giáo bởi vì họ nghi sẽ chẳng thay đổi được gì và có cố gắng bao nhiêu cung vô ích. Họ nghi : ‘Sao tôi phải từ bỏ các tiện nghi và thú vui nếu tôi chẳng thấy có kết quả gì ?’ Thái độ nầy khiến người ta không thể làm người truyền giáo. Đây chỉ là một cái cớ dối trá để tiếp tục bị vuớng mắc trong tiện nghi, lười biếng, bất mãn một cách vu vo và ích kỷ, trống rỗng. Nó là một thái độ tự hủy diệt, vì ‘người ta không thể sống mà không có hy vọng : cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa và không thể chịu đụng nổi’.Nếu chúng ta nghi rằng không cái gì thay đổi được, chúng ta phải nhớ rằng Đức Giêsu Kitô đã chiến thắn tội lỗi và sự chết và bây giờ là Đấng toàn năng. Đức Giêsu Kitô đang sống thực sự…Tin Mừng kể cho chúng ta rằng khi các tông đồ bắt đầu đi rao giảng, ‘Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng’ (Mc 16, 20). Đó cung là điều đang xảy ra hôm nay…” (NVTM, số 275).

II.1.2- Những chủ thể “không nên là” :

Cách sâu sắc, Đức Thánh Cha Phanxicô phân tích cho thấy não trạng và những thái độ không thích hợp với công cuộc loan báo Tin Mừng, đặc biệt tinh thần thế tục trong đời sống thiêng liêng hiện nay :
+ “Núp duới dáng vẻ của lòng đạo đức và thậm chí lòng yêu đối với Hội Thánh, tính thế tục thiêng liêng hệ tại việc không tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà là tìm vinh quang loài người và sự thỏa mãn của bản thân…(NVTM, số 093).
+ “Tính thế tục này có thể gia tăng bằng hai cách có liên hệ mật thiết với nhau. Một là sự hấp dẫn của thuyết ngộ đạo, một đức tin thuần túy chủ quan chỉ quan tâm duy nhất tới một kinh nghiệm nào đó hay một tập hợp các ý niệm và các thông tin có mục đích an ủi và soi sáng, nhưng rốt cuộc nó giam hãm một cá nhân trong các tư tưởng và tình cảm của mình. Hai là thuyết tân-Pêlagiô mang tính tự phụ của những người ỷ vào sức riêng của mình và coi mình hơn những người khác vì biết được một số qui luật hoặc trung thành một cách cố chấp với một kiểu công giáo đặc thù của quá khứ…Trong cả hai truờng hợp, người ta không thực sự quan tâm tới Đức Kitô hay người khác. Đây là những biểu hiện của một thái độ tự tại lấy con người làm trung tâm. Không thể nghi rằng một động lực loan báo Tin Mừng đích thực có thể phát sinh từ những hình thức biến chất nầy của Kitô giáo.” (NVTM, số 094).
+ “Tính thế tục nguy hiểm nầy được thấy rõ trong một số thái độ có vẻ đối chọi nhau nhưng tất cả đều mang một thái độ tự phụ muốn ‘giành quyền kiểm soát của Hội Thánh’. Nơi một số người, chúng ta thấy một sự quan tâm phô trương đối vối phụng vụ, giáo lý hay uy tín của Hội Thánh, nhưng không hề lo cho Tin Mừng có một tác động thực sự đối với các tín hữu và các như cầu của thời đại. Theo cách nầy, đời sống của Hội Thánh bị biến thành một cổ vật trong viện bảo tàng hay một vật thuộc sở hữu của mtộ nhóm uu tú. Nơi những người, tính thế tục nầy ẩn nấp bên duới vẻ hào nhoáng của lợi lộc xã hội và chính trị, hay duới sự kiêu căng vì họ có khả năng xử lý các vấn đề thực tế, hay một sự say mê đối với các chương trình tự lực và tự thể hiện mình. Tính thế tục cung có thể được biểu hiện bằng việc muốn được người khác để ý tới, xuất hiện với đủ vẻ sang trọng trong đời sống xã hội, trong các buổi gặp gỡ, tiệc tùng và tiếp tân. Nó cung có thề dẫn tới một não trạng doanh nghiệp, luôn bận bịu với các công việc quản lý, các vấn đề thống kê, kế hoạch và đánh giá mà lợi ích chính không phải là dân Chúa nhưng là Giáo Hội xét như một tổ chức. Không hề có dấu ấn của Đức Kitô nhập thể, chịu đóng đinh và phục sinh; các nhóm uu tú khép kín được hình thành, và không có cố gắng nào để đi ra bên ngơài tìm kiếm những người còn xa cách hay đám quần chúng bao la đang khát Đức Kitô. Nhiệt huyết Tin Mừng bị thay thế bằng sự huởng thụ trống rỗng của tính tự mãn và buông thả.” (NVTM, số 095; xem thêm các số 096-097)).

II.2- Liên quan đến đối tượng được loan báo Tin Mừng :
Có hai vấn đề : a) liên quan đến con người và bối cảnh thế giới và xã hội trong đó con người đang sống; b) liên quan đến một số điểm nhấn trong nỗ lực loan báo Tin Mừng ngày hôm nay.

II.2.1- Con người trong bối cảnh thế giới và xã hội mà con người đang sống hôm nay :

II.2.1.a- Lãnh vực văn hóa :
Chúng ta cung loan báo Tin Mừng khi cố gắng đối mặt với các thách thức có thể xuất hiện. Có khi những thách thức nầy có thể đến duới dạng những cuộc tấn công thực sự vào tự do tôn giáo hay những cuộc bách đạo mới nhằm vào người kitô-hữu; tại một số nuớc, tình trạng nầy đã tới mức báo động của sự căm thù và bạo lực. Tại nhiều nơi, thách thức nổi trội hơn là sự lan rộng của chủ nghĩa dững dung và chủ nghĩa tưong đối, gắn liền với sự thất vọng và khủng hoảng ý thức hệ xuất hiện như một phản ứng chống lại bất cứ cái gì có vẻ độc tài. Tình trạng nầy không chỉ làm hại Hội Thánh mà cung làm hại toàn thể xã hội…” (NVTM, số 061).

II.2.1.b- Lãnh vực kinh tế :
“Nói không với một nền kinh tế loại trừ” (NVTM, số 053-54).
“Nói không với ngẫu thần mới là tiền bạc” (NVTM, số 055).
“Nói không với một hệ thống tài chánh thống trị thay vì phục vụ” (NVTM, các số 057-058).
“Nói không với tình trạng bất bình đẳng, nguồn gốc của bạo lực” (NVTM, các số 059-060).

II.2.1.c- Lãnh vực tôn giáo :
“Nói có với thách thức của một linh đạo truyền giáo” (NVTM, các số 078-080).
“Nói không với ích kỷ và nguội lạnh thiêng liêng” (NVTM, các số 081-083).
“Nói không với thái độ bi quan vô bổ” (NVTM, các số 084-085).
“Nói có với các mối tưong quan mới do Đức Kitô đem đến” (NVTM, các số 087-092).
“Nói không với tính thế tục trong đời sống thiêng liêng” (NVTM, các số 093-097).
“Nói không với việc tranh chấp lẫn nhau” (NVTM, các số 098-101).

II.2.2- Một số điểm nhấn :

II.2.2.1- Về con người :

II.2.2.1.a- “Vị trí đặc biệt của người nghèo trong dân Thiên Chúa” (NVTM, cac số 197-201) :
Đối với Hội Thánh, lựa chọn người nghèo là một phạm trù chủ yếu thần học hơn là một phạm trù xã hội học, chính trị hay triết học. Thiên Chúa tỏ ‘lòng thương xót của Người trước tiên’ cho những người nghèo. Sự ưu ái nầy của Thiên Chúa có những hệ quả cho đời sống đức tin của người kitô-hữu, vì chúng ta được kêu gọi để có ‘tâm tình như Chúa Giêsu-Kitô’ (Pl 2, 5). Được gợi hứng bởi điều nầy, Hội Thánh đã có sự chọn lựa vì người nghèo, được hiểu như là một hình thức đặc biệt của vị trí hàng đầu trong việc thực thi bác ái Kitô-giáo mà toàn thể truyền thống của Hội Thánh luôn làm chứng’…” (NVTM, số 198).

II.2.2.1.b- “Quan tâm tới những thành phần dễ bị tổn thương” (NVTM, các số 209-216) : 
Điều cơ bản là phải tiếp cận các hình thức mới của tình trạng nghèo khó và dễ tổn thương mà chúng ta được kêu gọi đi vào để nhận ra Đức Kitô chịu đau khổ , cả khi việc nầy có vẻ như không mang lại cho chúng ta ích lợi cụ thể và tức thời nào. Tôi nghi đến những người vô gia cư, những người nghiện ngập, những người tị nạn, những dân tộc bản địa, những người già đang ngày càng bị cô lập và bỏ rơi, và nhiều thành phần khác…” (NVTM, số 210).

II.2.2.2- Về “Công ích và hòa bình trong xã hội” (NVTN, các số 217-237) :

II.2.2.2.a- “Thời gian lớn hơn không gian” (NVTM, các số 222-225) :
Nguyên tắc nầy [thời gian lớn hơn không gian] giúp chúng ta hoạt động từ từ nhưng chắc chắn, không bị ám ảnh bởi những kết quả tức thì. Nó giúp chúng ta kiên nhẫn chịu đựng những khó khăn và nghịch cảnh, hay những thay đổi không tránh khỏi trong kế hoạch của mình. Nó mời gọi chúng ta chấp nhận sự căng thẳng giữa sự viên mãn và sự giới hạn, và dành uu tiên cho thời gian…Dành uu tiên cho thời gian có nghĩa là quan tâm tới việc khởi động các qui trình hơn là chiến hữ không gian. Thời gian điều khiển các không gian, soi sáng chúng và biến chúng thành những mắt xích trong một chuỗi xích kéo dài, không có khả năng quay nguợc trở lại. Vì vậy, cái chúng ta cần là dành uu tiên cho các hành động phát sinh các qui trình mới trong xã hội và lôi kéo sự tham gia  của những người khác và những nhóm khác, những người có thể phát triển chúng tới chỗ chúng sinh hoa kết quả trong các biến cố lịch sử quan trọng. Không lo âu, nhưng đầy những xác tín rõ ràng và sự bền bỉ.” (NVTM, số 223).

II.2.2.2.b- “Hiệp nhất thắng xung đột” (NVTM, các số 226-230) :
Xung đột không thể được làm ngơ hay che dấu. Phải đối diện với nó. Nhưng nếu chúng ta bị mắc kẹt trong xung đột, chúng ta mất tầm nhìn, chân trời của chúng ta bị thu nhỏ lại và chính thực tại bắt đầu tan rã. Ở trong xung đột, chúng ta mất ý thức về sự duy nhất sâu xa của thức tại.” (NVTM, số 226).
Bằng cách nầy, việc xây dựng hiệp thông giữa những bất đồng là điều có thể, nhưng nó chỉ có thể đạt được bởi những con người tưyệt vời biết vuợt lên trên bề mặt của xung đột và nhìn người khác trong nhân phẩm sâu xa nhất của họ…” (NVTM, số 228).

II.2.2.2.c- “Thực tại lớn hơn ý tưởng” (NVTM, các số 231-233) :
Cung có một sự căng thẳng thuờng xuyên giữa các ý tưởng và các thực tại. Các thực tại thì hiện hữu, còn các ý tưởng thì được làm ra. Phải có sự đối thoại liên tục giữa thực tại và ý tưởng, nếu không các ý tưởng sẽ trở thành xa rời thực tại. Thật nguy hiểm khi chỉ dừng lại ở những lời nói suông, những hình ảnh và những bài diễn văn lời hay ý đẹp…” (NVTM, số 231).
Các ý tưởng là kết quả của sự khai triển các khái niệm, chúng được dùng để truyền thông, hiểu biết và thực hành. Các ý tưởng tách rời khỏi thực tại thuờng tạo ra những hình thức duy tâm và duy danh vô bổ, cùng lắm cung chỉ giúp phân loại và định nghĩa, nhưng chắc chắn không dẫn đến hành động…” NVTM, số 232).

II.2.2.2.d- “Toàn thể lớn hơn thành phần” (NVTM, các số 234-237) :
Toàn thể lớn hơn thành phần, nhưng cung lớn hơn tổng số các thành phần. Vì vậy, không cần bị ám ảnh quá nhiều bởi những vấn đề hạn hẹp và riêng biệt. Chúng ta cần không ngừng mở rộng chân trời của mình để thấy cái tốt lớn hơn mà tất cả chúng ta đều được huởng. Nhưng phải làm điều nầy mà không tìm cách trốn tránh hay nhổ bỏ gốc rễ. Chúng ta cần cắm sâu các gốc rễ của mình vào mãnh đất phì nhiêu và lịch sử quê quán mình, đó là một quà tặng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể làm ở qui mô nhỏ, trong khu vực chúng ta ở, nhưng với một nhãn quan lớn hơn. Và những người sống hết lòng trong một cộng đồng cung không ần mất đi cá tính hay che dấu căn tính của họ : trái lại, họ nhận được những động lực mới để thăng tiến bản thân. Không cần bóp nghẹt cái toàn thể, cung không cần làm cho cái đặc thù trở nên cằn cỗi.” (NVTM, số 235).

II.2.2.3- Về một số phương pháp, phương tiện và công cụ loan báo Tin Mừng cho ngày hôm nay (NVTM, chương III) :

II.2.2.3.a- “Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo bình dân” (NVTM, các số 122-126) :
Lòng đạo bình dân như là kết quả của Tin Mừng hội nhập trong văn hóa, là một sức mạnh Phúc-Âm-hóa tích cực mà chúng takhông được coi nhẹ : nếu không, chúng ta sẽ không thể nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần. Trái lại, chúng ta được kêu gọi cổ vu và tăng cuờng lòng đạo bình dân để đi sâu vào tiến trình không bao giờ kết thc1 của hội nhập văn hóa. Các biểu hiện của lòng đạo bình dân dạy chúng ta nhiều điều; với những ai có khả năng đọc được những biểu hiện nầy, chúng là một locus theologicus [‘hiện truờng thần học’] mà chúng ta phải chú ý, đặc biệt ở thời điểm chúng ta đang hướng về cuộc tân Phúc-Âm-hóa.” (NVTM, số 126).

II.2.2.3.b- “Tiếp xúc người với người” (NVTM, các số 127-129) :
Ngày nay, khi Hội Thánh tìm kiếm các trải nghiệm về một cuộc canh tân truyền giáo sâu xa, có một loại rao giảng mà mỗi người chúng ta phải coi như một bổn phận hằng ngày. Nó liên quan tới việc đem Tin Mừng tới những người chúng ta gặp gỡ, dù họ là những người lân cận hay hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Đây là việc rao giảng không chính thức diễn ra trong một cuộc trò chuyện, giống như kiểu các thừa sai thuờng làm khi thăm viếng các gia đình. Là môn đệ có nghĩa là luôn luôn sẵn sàng đem tình thương của Đức Giêsu đến với người khác, và điều nầy có thể xảy ra một cách bất ngờ và ở bất cứ đâu : trên đuờng phố, trong một công viên thành phố, khi làm việc, lúc đi đuờng.” (NVTM, số 127).

II.2.2.3.c- “Văn hóa, tư tưởng và giáo dục” (NVTM, các số 132-134) :
+ “…Trong sự dấn thân truyền giáo của mình, Hội Thánh trân trọng và khuyến khích đặc sủng của các nhà thần học và các cố gắng học thuật của họ để thăng tiến cuộc đối thoại với thế giới văn hóa và khoa học…Tưy nhiên, khi làm công việc nầy họ phải luôn nhớ rằng Hội Thánh và thần học hiện hữu là để loan báo Tin Mừng, và không được bằng lòng với một thứ thần học bàn giấy.” (NVTM, số 133).
+ “Các truờng đại học là những môi truờng nổi bật để diễn tả mạch lạc và phát triển sự dấn thân truyền giáo này một cách liên ngành và tích hợp. Các truờng công giáo, vốn luôn cố gắng kết hợp công việc giáo dục với việc rao giảng Tin Mừng một cách minh nhiên, là một nguồn lực quí giá nhất cho việc Phúc-Âm-hóa văn hóa, kể cả trong các quốc gia và các thành phố mà hoàn cảnh thù nghịch ở đó thách thức chúng ta phải có óc sáng tạo nhiều hơn trong việc tìm ra những phương pháp thích hợp.” (NVTM, số 134).

II.2.2.3.d- Bài giảng (NVTM, các số 135-159) :

II.2.2.3.d.a- Vai trò và vị trí của Bài giảng :
+ “Bây giờ chúng ta nhìn vào việc giảng trong Phụng vụ mà các mục tử cần phải xem xét cách nghiêm túc. Tôi sẽ bàn một cách đặc biệt, và thậm chí hơi tỉ mỉ, về bài giảng và sự chuẩn bị bài giảng, vì có quá nhiều mối quan tâm đã được bày tỏ về tác vụ quan trọng nầy và chúng ta không thể làm ngơ. Bài giảng là viên đá thử để đánh giá sự gần gui và khả năng truyền thông của người mục tử với dân chúng. Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở  vì các bài giảng : giáo dân khổ vì phải nghe các bài giảng, còn các giáo sĩ khổ vì phải giảng bài !...” (NVTM, số 135).
+ “Bối cảnh nầy [phụng vụ] đòi hỏi việc giảng phải qui hướng được cộng đoàn và cả giảng viên hướng về một sự hiệp thông với Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, vốn thay đổi được cuộc sống. Điều nầy đòi hỏi lời của giảng viên không được giữ vai trò lấn át, mà phải làm sao cho Chúa được tỏa sáng hơn là thừa tác viên.” (NVTM, số 138).

II.2.2.3.d.b- Phải nói năng như thế nào ?
+ “Như mẹ nói với con” :
Khung cảnh nầy, vừa mang tính từ mẫu vừa mang tính hội thánh, trong đó diễn ra cuộc đối thoại giữa Chúa và dân của Người, phải được khuyến khích bởi sự gần gui của giảng viên, sự ấm áp của âm giọng, sự đơn sơ không phô trương cách nói, và sự vui vẻ trong các điệu bộ của giảng viên. Cho dù bài giảng đôi khi có thể có phần tẻ nhạt, nhưng nếu có tinh thần từ mẫu và hội thánh, nó sẽ luôn luôn hiệu quả, giống như những lời khuyên bảo nhàm chán của một người mẹ, khi đến lúc, cung sinh hoa kết quả trong lòng các con của bà.” (NVTM, số 140).
+ “Những lời nói làm trái tim bừng cháy” :
“…Người giảng có nhiệm vụ tưyệt vời nhưng khó khăn là kết nối những trái tim yêu thương, trái tim của Chúa và của dân Người. Đối thoại giữa Thiên Chúa với dân của Người kiện cuờng giao uớc giữa họ và củng cố tình bác ái…Tự bản chất, lời là một phương tiện và cần phải có không chỉ là hai người đối thoại mà cung cần một người trung gian để trình bày lời đúng theo nghĩa của nó, với sự xác tín rằng ‘chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu’ (2 Cr 4, 5)”. (NVTM, số 143).

II.2.2.3.d.c- Việc chuẩn bị Bài giảng (NVTM, các số 145-159) :
+ “Kính cẩn đối với sự thật” (NVTM, các số 146-148) :
“…Đây là sự khiêm tốn của con tim nhìn nhận rằng Lời luôn luôn vuợt quá chúng ta, ‘chúng ta không phải là chủ, người sở hữu, nhưng là người giữ gìn, người loan báo và người phục vụ Lời’. Thái độ khiêm nhường và cung kính nầy được biểu lộ qua việc dành thời gian để học Lời một cách hết sức kỹ luỡng và với một lòng kính sợ thánh thiện để không xuyên tạc Lời. Để cắt nghĩa một bản văn Kinh Thánh, chúng ta cần nhẫn nại, gạt sang một bên mọi quan tâm khác, và dành cho nó thời giờ, sự quan tâm và cầm lòng cầm trí…Chuẩn bị giảng đòi hỏi tình yêu. Chúng ta chỉ dành những thời giờ yên tinh cho những sự vật và những người mình yêu; và ở đây chúng ta đang nói chuyện với Thiên Chúa mà chúng ta yêu, một Thiên Chúa muốn nói chuyện với chúng ta. Vì tinh yêu nầy, chúng ta có thể dảnh đủ thời giờ chúng ta cần, như mọi người môn đệ đích thực : ‘Lạy Cháu, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe’ (1 S 3,9).” (NVTM, số 146).
+ “Cá nhân hóa Lời Chúa” (NVTM, các số 149-151) :
“…Vì tất cả các lý do trên, trước khi sửa soạn những gì mình sẽ thực sự nói ra khi giảng, chúng ta cần để cho lời thâm nhập chúng ta, cung là lời sẽ thâm nhập người khác, vì đó là một lời sinh động và sắc bén, như thanh guom ‘xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cung như tư tưởng của lòng người’ (Dt 4, 12). Đây là điều rất quan trọng trong hoạt động mục vụ. Ngày nay cung vậy, người ta thích nghe những chứng nhân hơn : họ ‘khát sự chân thực’ và ‘đòi có những người rao giảng Tin Mừng nói cho họ về một vị Thiên Chúa mà mình biết và thân quen, như thể đang nhìn thấy Người’.” (NVTM, số 150).
+ “Đọc sách thiêng” (lectio divina) (NVTM, các số 152-153) :
“…Việc đọc sách thiêng [lectio divina] phải bắt đầu với nghĩa chữ của bản văn. Nếu không, chúng ta có thể dễ dàng bắt bản văn nói điều mà chúng ta nói điều mà chúng ta nghi là thuận tiện, ích lợi để xác nhận các quyết định trước đó của chúng ta, hợp với lối suy nghi của chúng ta. Rốt cuộc sẽ chẳng khác gì sử dụng một điều thánh thiêng vì lợi ích riêng của chúng ta rồi truyền lại sự lẫn lộn nầy sang cho dân Chúa…” (NVTM, số 152).
+ “Lắng nghe dân chúng” (NVTM, các số 154-155) :
Người giảng thuyết cung cần để tai nghe dân và tìm xem các tín hữu cần nghe những gì. Người giảng thuyết phải nhìn xem thế giới, nhưng cung phải nhìn xem người dân. Bằng cách nầy họ học biết được về ‘những uớc vọng, những nguồn lực và những giới hạn, những cách cầu nguyện, yêu thương, quan niệm về cuộc đời và thế giới, là những cái tạo ra sự khác biệt giữa một cuộc gặp gỡ nầy với một cuộc gặp gỡ khác’, trong khi chú ý ‘tới những con người cụ thể, sử dụng ngôn ngữ của họ, các ký hiệu và biểu tượng của họ, trả lời các câu hỏi họ đặt ra’. Họ phải có khả năng liên kết sứ điệp của bản văn Kinh Thánh với một tình huống nhân loại, với một kinh nghiệm kêu gào ánh sáng của lời Chúa.” (NVTM, số 154).
+ “Các nguồn hỗ trợ giảng thuyết” (NVTM, các số 156-159) :
Một thầy giáo cư từng nói với tôi, một bài giảng tốt phải có ‘một ý tưởng, một tâm tình, một hình ảnh’.” (NVTM, số 157).
Vì vậy, chúng ta cần bảo đảm bài giảng của chúng ta có một chủ đề thống nhất, có trật tự rõ ràng và có sự mạch lạc giữa các câu, để dân có thể theo một cách dễ dàng và nắm được triền lý luận của bài giảng.” (NVTM, số 158).
Bài giảng tốt không quan tâm nhiều tới việc nói ra điều gì không được làm, nhưng gợi ý chúng ta có thể làm gì tốt hơn. Bất luận thế nào, nếu kêu gọi chú ý tới một điều gì tiêu cực, nó cung phải cố gắng vạch ra một giá trị tích cực và hấp dẫn, nếu không nó sẽ bị mắc kẹt giữa những lời phàn nàn, than vãn, phê bình và trách móc. Giảng tích cực luôn luôn cống hiến hy vọng, vạch ra tưong lai, không để chúng ta mắc kẹt trong tiêu cực.” (NVTM, số 159).
Tưy chủ yếu được xây dựng trên những quan tâm mục vụ, hơn là thần học tín lý và giáo luật, Tông huấn NIỀM VUI TIN MỪNG cung cấp cho chúng ta, các linh mục, rất nhiều những kinh nghiệm, những định hướng, những hướng dẫn rất quí giá trong nỗ lực Tân-Phúc-Âm hóa mà Giáo Hội đang mời gọi chúng ta dấn thân vào, để chia sẻ Đức Giêsu-Kitô và Tin Mừng của Ngài cho mọi người…
 
 
ĐỀ TÀI HỘI THẢO (GỢI Ý) :
 
Trong tư cách là hiện thân của Tin Mừng của Đức Giêsu-Kitô, là những linh mục, chúng ta phải thể hiện điều đó như thế nào :
 
Trong tiếp xúc với mọi người (giáo cung như lương);
Qua cung cách tiếp đón, ứng xử;
Qua lời ăn tiếng nói;
Những dấu ấn nào phải được để lại nơi những người mà chúng ta tiếp xúc…
 
     II-     Là những người có sứ mạng loan báo Tin Mừng của (và về) Đức Giêsu-Kitô cho tất cả mọi người, chúng ta phải giảng như thế nào, phải chuẩn bị bài giảng như thế nào ? Vai trò và vị trí của bài giảng phải như thế nào, trong sinh hoạt mục vụ của chúng ta ?
 
 
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG.
 
(Thuờng huấn linh mục GPPT, ngày 01-7-2014).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận