Các bài suy niệm Chúa Nhật XXI NĂM C

Đăng lúc: Thứ bảy - 20/08/2016 02:24 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN_C


Lời Chúa: Is. 66,18-21; Dt. 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30


——-

DẪN NHẬP
Chủ đề : MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI GỌI
ĐÓN NHẬN ƠN CỨU ĐỘ
Lời Chúa : “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (Lc 13, 29).
Nhập lễ :
Kính thưa cộng đòan phụng vụ,
Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật 21 thường niên hôm nay mời gọi chúng ta hãy cố gắng vào qua cửa hẹp mà vào Nước Trời. Cửa hẹp ấy chính là sự hy sinh từ bỏ, hạ mình khiêm tốn để vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa mới vào được :
Loài người con cháu A-đam,
Được mời hưởng phúc Thiên đàng cùng Cha.
Chẳng còn phân biệt gần xa,
Miễn là tin nhận Lời Cha dạy truyền.
Bỏ mình đường hẹp đừng quên,
Chớ vin trước hiệu trở nên kiêu kỳ.
Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta bước đi trên con đường Chúa đã đi qua, con đường thập giá mà Chúa muốn mời gọi tất cả mọi người bước vào để đón nhận ơn cứu độ. Trong tâm tình đó, giờ đây chúng ta hãy thành tâm sám hối.
Sám hối :
X. Lạy Chúa, Chúa là Đấng Cứu độ trần gian. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa Kitô, Chúa mời gọi chúng con hãy cố gắng vào qua cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa, Chúa mở đường về Nước Trời bằng con đường thập giá của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
Kết: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
CĐ: Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Quang.

Mục lục

1. Gía trị nhất thời và niềm vui vĩnh cửu (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

2. Vào khung cửa hẹp  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Tìm tôn giáo dễ dãi  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

4. Chúa muốn cứu độ hết mọi người  (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

5. Cửa hẹp vào Thiên đàng (Lm. GB. Trần Văn Hào, SDB)

6. Đường hẹp  (Trầm Thiên Thu)

7. Thiên Chúa của mọi người  (Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ)

8. Đường chật – Cửa hẹp  (JM. Lam Thy, ĐVD)

9. Lời Chúa là cửa hẹp  (P. Trần Đình Phan Tiến)

10. Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp  (Fx. Đỗ Công Minh)

11. Chúa Nhật 21 Thường niên_C  (Lm. Antôn)

12. Cánh cửa Giêsu  (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

13. Hãy vào cửa của sự sống (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

14. Cửa hẹp là cửa nào? (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

15. Cửa hẹp đưa đến hạnh phúc muôn đời (Lm. Inhaxiô Trần Ngà)

16. Cửa hẹp  (Lm. Giuse Trần Việt Hùng)

17. Chiến đấu vào cửa hẹp  (AM. Trần Bình An)

18. Đừng để lỡ cơ hội vào Nước trời  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)

19. Vào khung cửa hẹp-  (Lm Giuse Nguyễn Hữu An)

20. Phấn đấu qua cửa hẹp vào Nước trời  (Lm. Đan Vinh)

 

 

GIÁ TRỊ NHẤT THỜI VÀ NIỀM VUI VĨNH CỬU

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Từ ngày 6-8-2016, trò chơi điện tử có tên là Pokémon Go đã xuất hiện tại Việt Nam sau khi đã được thu hút rất nhiều “game thủ” tại các nước trên thế giới. Rất nhanh chóng, trò chơi này đã gây sốt nơi các bạn trẻ người Việt. Đây là một trò chơi mà người chơi phải đi ra khỏi nhà theo hướng dẫn của chương trình để tìm kiếm những hình ảnh ảo trên mạng. Trò chơi này cho phép người chơi bắt, huấn luyện và trao đổi các Pokémon ảo dựa trên thế giới thực. Cách chơi của game Pokémon Go cũng tương tự như nội dung trong phim truyện cùng tên miêu tả: Người chơi sẽ đi khắp nơi, dùng quả cầu Poké Ball để tìm và thu phục những chú Pokémon trên đường đi. Pokémon Go có sức hấp dẫn lạ kỳ: nhiều người bỏ công việc, bỏ học hành để đi “bắt” pokémon. Họ ra đường phố, vào công viên, đến những nơi công cộng. Mắt họ dán vào màn hình của điện thoại, hầu như quên hết những gì xung quanh, bất kể đêm hay ngày. Đã có nhiều cảnh báo về nguy hiểm do trò chơi này, nhất là tai nạn giao thông xảy đến bất ngờ. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện chiến dịch kêu gọi người dân nâng cao nhận thức về những mối nguy hiểm mà Pokemon Go có thể gây ra, đồng thời, áp dụng những luật cấm nghiêm ngặt để hạn chế tối đa các vụ tai nạn đáng tiếc liên quan đến trò chơi này.

Sức hấp dẫn của Pokémon Go cho thấy người thời nay ham thích tìm kiếm những giá trị ảo, trong khi những giá trị tinh thần hoặc những giá trị đạo đức bị lãng quên hoặc coi thường. Những thông tin trên các trang mạng cho chúng ta thấy tình trạng tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng. Đây là phát biểu của Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên phó chánh án TAN tối cao, được đăng trên mạng Dân Trí ngày 16-8-2016: “10 năm qua, tham nhũng ngày càng “phát triển”, hầu như lĩnh vực nào cũng có, quy mô rất lớn khi có những vụ lên tới cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ, còn tính chất cực kỳ nghiêm trọng”. Rồi những thông tin về chạy chức, về gian lận trong việc thi cử, kể các các cuộc thi hoa hậu… cho thấy người ta coi nhẹ lương tâm và đạo đức con người”.

Cuộc sống con người là một hành trình hoàn thiện bản thân và tìm kiếm cho mình những giá trị vĩnh cửu. Chúa Giêsu đã khẳng định như thế. Trả lời một vấn nạn được đặt ra về số người được cứu thoát sẽ nhiều hay ít, Chúa khẳng định: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”. “Cửa hẹp” mà Chúa nói tới chính là sự tôi luyện bản thân, chấp nhận mọi thử thách và thiệt thòi để giữ cái tâm trong sáng trước những cám dỗ của những khuynh hướng xấu. Cuộc sống đời này chỉ là hữu hạn tạm thời, sẽ có lúc chấm dứt. Đạo đức hay tội lỗi của con người sẽ có lúc phải chịu xét xử để phân biệt vàng với thau, thánh thiện với tội lỗi, ánh sáng với tối tăm, chân thành với gian giảo. Những người chỉ tìm kiếm cho mình những giá trị ảo, một ngày nào đó sẽ tỉnh ngộ và thấy rằng những gì mình đã gắn bó điều vô bổ chóng qua. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến những người suốt đời làm điều bất chính, cuối cùng rồi cũng đến thời đến buổi phải trình diện trước nhan Thiên Chúa. Thay vì được đón tiếp, họ sẽ bị loại trừ, bởi suốt đời họ, đã tự chọn cho mình những ảo ảnh của trần gian.

Người tín hữu luôn ý thức mình sống trước nhan Chúa. Mọi tư tưởng và hành động của họ, Chúa luôn thấu hiểu. Ngài luôn mời gọi và tập họp mọi dân để làm thành một dân thánh, tức là dân của những người mến yêu và thực thi ý Chúa. Khi chuyên tâm cầu nguyện và cố gắng sống cuộc đời thanh sạch thánh thiện, chúng ta thuộc về dân thánh của Chúa, vì Chúa là Vua của mọi dân tộc trên trần gian. Ngài luôn yêu thương, nâng đỡ, quy tụ và chúc lành cho những ai thành tâm lầm điều thiện (Bài đọc I). Tin cậy vào tình thương của Chúa, mỗi chúng ta hãy kiên trì, đừng nản lòng khi Chúa sửa dạy. Khi chấp nhận để cho Chúa sửa dạy, chúng ta dù có hy sinh thiệt thòi chút ít, nhưng chắc chắc sự sửa dạy của Chúa sẽ giúp chúng ta nên hoàn thiện, như cây nho cần được cắt tỉa để sinh hoa kết trái (Bài đọc II).

Đức tin và lòng trông cậy nơi Chúa sẽ giúp chúng ta vượt lên những thử thách của cuộc đời để chọn lựa cho mình những giá trị đích thực của cuộc sống hôm nay, là bảo đảm cho nước trời mai sau. Nhờ nỗ lực cố gắng của bản thân, với ơn phù trợ và quyền năng của Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa đón tiếp trong ngay sau hết với những lời lẽ ngọt ngào yêu thương: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25,21).

Về mục lục

.

VÀO KHUNG CỬA HẸP

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong mùa thi vào đại học vừa qua, có nhiều bạn học sinh đã bị chứng suy dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí bị tâm thần. Lý do là các bạn phải học rất nhiều, phải phấn đấu để được vào đại học. Đại học hiện tại là một khung cửa hẹp. Trường lớp có ít mà số lượng sinh viên mỗi năm mỗi tăng. Thế nên các học sinh phải hết sức phấn đấu mới được vào.

Cảnh các thí sinh chen chúc trước các cổng trường đại học làm tôi nhớ đến bài Tin Mừng hôm nay. Ai muốn vào Nước Trời cũng phải đi qua khung cửa hẹp.

Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp. Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu.

Trước hết phải phấn đấu hạ mình xuống. Ở đời người ta thường phấn đấu để vươn lên. Người ở địa vị thấp phấn đấu để được địa vị cao. Người hèn kém phấn đấu để được trọng vọng. Người phải phục vụ phấn đấu để được người khác phục vụ mình. Nhưng trong Nước Trời thì ngược lại. Phải phấn đấu để đi xuống. Phải phấn đấu để tìm chỗ thấp hèn nhất. Phải phấn đấu để phục vụ anh em. Như lời Chúa dậy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”(Lc 14,11). “Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối”(Lc 14,10). “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ”(Lc 22,26). “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào”(Mc 10,15).

Sau đó phải phấn đấu để bé nhỏ lại. Thông thường ở đời người ta phấn đấu để to ra. Ai có nhà nhỏ phấn đấu để có nhà lớn hơn. Ai có ruộng vườn nhỏ cũng phấn đấu để vườn ruộng lớn rộng thêm. Ai cũng phấn đấu để có nhiều của cải hơn, có nhiều bằng cấp hơn, có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Trái lại, người muốn vào Nước Trời phải phấn đấu để trở nên bé nhỏ. Phải phấn đấu để trở nên nghèo. Phải phấn đấu để bỏ bớt của cải đi. “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”(Mt 19, 21). “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(Mt 5,3).

Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu.

Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu. Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp. Là Thày, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ. Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã để bị đối xử như một đại tội phạm. Người đã bị vùi dập xuống tận bùn đen.

Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ. Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.

Chúa Giêsu đã mở đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã qua. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người phấn đấu hạ mình khiêm tốn và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết “từ bỏ mình, vác thập giá mình”mà theo Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Cửa Nước Trời rất hẹp. Bạn có thấy mình còn cồng kềnh không?

2) Bạn thấy mình cần phải từ bỏ những gì để có thể gọn nhẹ tiến qua cửa hẹp?

3) Tuần này bạn sẽ phấn đấu làm gì để từ bỏ mình?

4) Chúa Giêsu đã làm thế nào để đi vào khung cửa hẹp?

Về mục lục

.

TÌM TÔN GIÁO DỄ DÃI

Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền

Con người ngày nay thích dễ dãi và luôn chiều theo tính xác thịt của mình. Nhất là sự dễ dãi trong luân thường đạo lý, nam nữ quan hệ bừa bãi chẳng cần tình yêu, đôi khi còn công khai trước đám đông. Không chỉ trai chưa vợ, gái chưa chồng mà hiện tượng chồng nọ vợ kia cũng bùng phát ngay cả trong những xứ đạo lâu năm! Người ta nhân danh tình yêu để rồi cố tình bỏ qua luân thường đạo lý. Người ta cũng đi tìm một tôn giáo dễ dãi luôn chiều theo họ, luôn ủng hộ họ. Và một khi họ thấy tôn giáo quá khắc khe là họ sẵn sàng bỏ đạo để sống theo ý thích của mình.

Theo tạp chí Newsweek cho biết: “Hàng giáo phẩm hôm nay cũng đang phải cạnh tranh trong một thế giới có nhiều sự lựa chọn, nếu không thích nghi sẽ làm cho các tín hữu rời khỏi Giáo Hội”.

Vì thế, nhiều giáo hội chấp nhận điều mà tạp chí Chicago Sun-Times gọi là “thông điệp dễ nghe, trục lợi, thậm chí vị kỷ… của Ki-tô giáo [và] bỏ qua Phúc âm”.

Điều này dẫn đến một loại tư tưởng trong tôn giáo mà người ta định nghĩa về Thiên Chúa theo ý riêng của họ, như luôn quảng bá “đạo nào cũng là đạo” để xem nhẹ Thiên Chúa và đồng hóa Ngài với thụ tạo. Giáo hội không còn chú tâm vào Thiên Chúa và những điều Ngài đòi hỏi con người, mà lấy con người làm trung tâm để đưa tôn giáo thích ứng với nhu cầu con người. Có thời người ta đề cao mục đích để ủng hộ mọi phương tiện như “có quyền lấy của người giầu để cho người nghèo”.

 Mục tiêu duy nhất của họ là đáp ứng nhu cầu của con người, bất chấp thỏa hiệp với thế gian và xa rời giáo lý của Thiên Chúa. Kết quả là tôn giáo của họ thành ra trống rỗng, không có giáo lý.

Những điều này khiến chúng ta nhớ tới lời của thánh Phaolo tông đồ đã viết: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.”. 2Tm 4: 3,4.

Xem ra những lời này đang ứng nghiệm trong thời đại hôm nay. Một thời đại con người tìm kiếm sự dễ dãi để bỏ qua hy sinh khổ chế, bỏ qua những tập tục truyền thống để sống theo tính xác thịt của mình. Con người ngày nay “có thể theo bất kỳ tôn giáo nào, nếu không bị bắt phải làm theo tiêu chuẩn đạo đức, tức họ cần một tôn giáo an ủi nhưng không đoán xét”. 
Ky-tô giáo vẫn được xem là cổ hũ khi không thích nghi với lối sống thoải mái của con người ngày nay. Khi Giáo hội vẫn đòi hôn nhân bất khả phân ly, vẫn đòi hỏi một vợ một chồng, không chấp nhận đồng tính và nghiêm cấm phá thai . . .

Giáo hội luôn bắt con người đi theo luật Chúa để sống công bằng với mọi người và có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Nếu một xã hội đề cao tính cá nhân thì sẽ không còn tôn trọng người khác đôi khi vì quyền lợi , thú vui cá nhân mà làm những chuyện hại đời hại người. . .

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy đi vào con đường hẹp. Con đường của hy sinh vì phải bỏ lại những thú vui mau qua, những đam mê tội lỗi để sống đúng với phẩm giá con người là “nhân linh ư vạn vật”. Con đường ấy mới dẫn ta tới chân trời hạnh phúc đời này và đời sau.

Người ta vẫn nói: “không có sự thành công nào xây dựng trên sự dễ dãi”, thế nên muốn đạt được Nước trời cũng phải đi vào con đường hy sinh để tránh xa những mời mọc dễ dãi trong hưởng thụ, trong đam mê xác thịt.
Xin cho mỗi người chúng ta biết sống đời này cho nghiêm túc để đời sau được hạnh phúc muôn đời. Hãy vì sự sống vĩnh cửu mà can đảm từ bỏ những lối đường tội lỗi hôm nay.

Nguyện xin Chúa là Đường là Sự Thật và là Sự Sống dẫn dắt chúng ta đi trong chân lý vẹn toàn. Amen.

Về mục lục

.

CHÚA MUỐN CỨU ĐỘ HẾT MỌI NGƯỜI

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ: chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta. (Is 66,18). Những lời trên của tiên tri Isaia, được vang lên trong phụng vụ, làm nổi bật chủ đề về ơn cứu độ phổ quát. Quả thật, bước vào Chúa nhật thứ XXI thường niên C, Phụng vụ Lời Chúa mời gọi chúng ta can đảm đi vào cửa hẹp là cửa dẫn tới ơn cứu độ phổ quát đời đời, đúng như Tin Mừng Luca loan báo: Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa ( Lc 13, 30)

Hiến chế Ánh sáng muôn dân số 1-2 của Công Đồng Vaticanô II khẳng định: Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15). Vì Giáo hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại… Những hoàn cảnh hiện tại làm cho nhiệm vụ của Giáo Hội thêm khẩn thiết hơn, để ngày nay mọi người liên hệ chặt chẽ hơn bởi nhiều ràng buộc xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng được hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Kitô.

Bởi ý định khôn ngoan nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ; Ngài đã quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh, và Ngài đã không từ bỏ con người sa ngã trong Adam, nhưng luôn ban sự trợ giúp để họ được cứu rỗi, nhờ Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, Con đầu lòng của tạo vật (Col 1,15). Thực vậy, từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn, Chúa Cha đó được trở nên Trưởng Tử trong nhiều anh em (Rm 8,29). Thế nên Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin kính Chúa Kitô vào trong Giáo Hội. Từ nguyên thủy, Giáo Hội được phác thảo bằng hình bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Israel và trong giao ước cũ, được thành lập trong thời cuối cùng, và được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống, rồi đến ngày tận thế sẽ kết thúc trong vinh quang. Bấy giờ, như chúng ta đọc thấy nơi thánh Grêrôriô I, mọi người công chính từ Adam, từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng sẽ được tập họp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha. Hiến chế Giáo hội Lumen Gentium, 1-2

Bài đọc I, Isaia khuyến khích dân chúng lưu đầy trở về, đây là điều cần thiết. Trên đường hồi hương, phải nhiệt thành không trễ nải, vì Đền thờ bị phá hủy, vua bị truất ngôi, đất đai bị người ngoài chiếm đóng. Giữa lúc đó, dân ngoại sống trà trộn với dân Do thái không đi đày, và dân Do thai tự hỏi nhau : Thiên Chúa mà cha ông họ ở Giêrusalem tin có còn không ? Isaia cho biết Thiên Chúa vẫn giữ với lời hứa: Ta đến quy tụ mọi dân tộcsẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc đến như của lễ dâng cho Chúa, họ cưỡi ngựa, đi xe, đi võng, cưỡi la, cưỡi lạc đà, đến núi thánh của Ta là Giêrusalem. (Is 66, 18-21)

Về phần mình, Thiên Chúa sẽ hoàn tất lời hứa. Trên thực tế, kiểu nói, sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc dân ngoại, nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là lời hứa tất cả mọi dân trên toàn cõi địa cầu. Ở đây, lời hứa : ơn cứu độ phổ quát cho toàn dân. Từ nay, anh em sẽ được hiểu là dân ở giữa dân ngoại. Quả thật, Thiên Chúa loan báo: Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ, và Ngài kết luận: Trong những dân đó, Ta sẽ chọn các tư tế, các thầy Lêvi.

Vậy là Thiên Chúa tự mạc khải mình là Đấng trung thành, giữ trọn điều đã loan báo.Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời (Tv 116,2).

Thư gửi tín hữu Do thái nói với chúng ta rằng Khi Thiên Chúa yêu ai, thì Ngài sửa dạy người ấy, vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con. Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí. Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt (Dt 12, 5-7.11-13).

Thiên Chúa không muốn cứu chúng ta mà không cần chúng ta! Và đây chính là lý do Đức Giêsu mời gọi chúng ta đi vào cửa hẹp. Các bản văn Chúa nhật tuần này gợi lên câu hỏi về tương quan giữa ta với Thiên Chúa. Nghe lời Đức Giêsu dạy mà thôi chưa đủ, cần phải sẻ chia cùng tấm bánh là chính Đức Giêsu, để được cứu chuộc. Chúng ta cam kết với nhau hoán cái, không ngừng đào sâu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa khi đổi mới cách nghĩ của chúng ta và từ bỏ gắn bó với những thứ không cần thiết ở thế giới chóng qua này. Nói cách khác, chúng ta ngoảnh mặt trước cái tôi vụ lợi, lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa. Chính Ngài là cửa hẹp (x. Ga 10). Chỉ có nơi Thiên Chúa, chúng ta mới có thể được cứu độ và được phục sinh, vượt qua cái chết với tất cả những quan niệm hạ giới để bước vào thượng giới của Thiên Chúa.

Lạy Chúa là Thiên Chúa trung thành, xin ban ơn sức mạnh cho chúng con, để với ơn Chúa, chúng con có được Chúa là Đấng mang lại cho chúng con gia nghiệp muôn đời Chúa hứa. Amen.

Về mục lục

.

CỬA HẸP VÀO THIÊN ĐÀNG

 Lm. GB. Trần Văn Hào

Trong truyền thống Á Đông, bữa ăn là dịp để sum họp gia đình hay bày tỏ tình liên đới xã hội. Các tác giả Tin Mừng cũng nhiều lần đề cập đến việc Chúa Giêsu đi dùng bữa, như tại nhà ông Lêvi, tại Bêtania hoặc Chúa đi ăn cưới ở Cana. Ngài đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi. Đặc biệt, Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể cũng trong khung cảnh một bữa ăn. Trong những lời giáo huấn, Chúa vẫn hay vay mượn hình ảnh bữa tiệc để mạc khải về mầu nhiệm Nước Trời. Bài Tin Mừng hôm nay là một ví dụ cụ thể.

Chúa Giêsu so sánh Nước Trời giống như một bữa tiệc và chúng ta là những thực khách được mời. Nhưng trong bữa tiệc này, Chúa muốn cảnh giác chúng ta ba điều. Trước hết cánh cửa dẫn vào bàn tiệc thì chật hẹp và chúng ta phải cố gắng phấn đấu để đi qua. Thứ đến, chúng ta phải nhanh chân vì sẽ đến lúc chủ nhà đứng dậy và khóa cửa lại. Sau cùng, bàn tiệc Nước Trời không phải là nơi chỉ dành cho những ai có lý lịch tốt, vì sẽ có nhiều người bị đuổi ra ngoài còn thiên hạ từ đông tây nam bắc sẽ được ngồi vào bàn tiệc. Đó là những huấn thị để nhắc nhở mỗi người chúng ta.

Bàn tiệc nước trời: Cùng đích mà chúng ta phải vươn tới

Nước Trời hay thiên đàng là phần thưởng tối hậu cho mọi Kitô hữu. Ngày xưa, Nữ hoàng Elizabeth của nước Anh đã ngạo nghễ tuyên bố: “Tôi chỉ xin Chúa cho tôi được trị vì trên ngai báu 40 năm, còn ngoài ra tôi không cần đến thiên đàng”. Chúa cho bà được làm nữ hoàng suốt 42 năm. Vàogiây phút cuối đời, khi sắp sửa đối diện trước cái chết, bà đã sợ hãi và hối tiếc vì lời thề thốt năm xưa. Đứng trước sự chết, người ta mới thấm thía được đâu là ý nghĩa cuộc đời với những câu hỏi đặt ra :‘Tôi từ đâu đến, tôi sống để làm gì và cuộc sống tôi sẽ đi về đâu?’. Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta dễ rơi vào tình trạng vô thần mang sắc thái hiện sinh, chỉ biết hưởng thụ trong giây phút hiện tại. Sau biến cố năm 1975, một vị cán bộ đã đứng lớp dạy chính trị và nói với các linh mục: “Thôi các vị hãy hợp tác với chúng tôi để xây dựng một xã hội phồn vinh, giàu có. Còn nếu mai sau có thiên đàng thì chúng tôi mừng cho các vị. Còn nếu không có, thì cũng chẳng sao!”. Nghe nói thế, nhiều linh mục lắc đầu và bụm miệng tủm tỉm cười. Quan niệm hiện sinh này ngày nay vẫn còn khá phổ biến, khi người ta chỉ lo hưởng thụ mà không nghĩ đến cùng đích mai sau.

Con đường chật hẹp và đầy chông gai

Con đường dẫn đến ơn cứu độ không phải là con đường rộng mở thênh thang, được đan dệt bằng những bông hoa và nụ cười. Đây là con đường gian nan đầy sỏi đá gai chông. Thánh Phaolô đã từng sánh ví cuộc lữ hành đức tin như một cuộc chạy đua trên thao trường. Chỉ những ai biết phấn đấu, kiên trì mới dành được chiến thắng sau hết. Thánh nữ Catarina đã nói: “Không bao giờ có ân huệ mà không mang chở Thập giá kèm theo. Có mây mù mới có mưa. Mưa ân sủng tuôn đổ xuống trên ta khởi đầu bằng lớp mây mù của những thử thách giăng kín”.

Chúa nói hôm nay: “Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào. Nhiều người tìm cách vào mà không thể được” (c.24). Cửa hẹp cần phải luồn, phải lách, phải qua gian khổ, phải biết đi vào sự tự hủy để được sống. ‘Chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời’ (lời kinh Hòa bình của Thánh Phanxicô Assisi)

Thiên đàng không theo chủ nghĩa lý lịch

Đây là điều Chúa Giêsu nhấn mạnh trong dụ ngôn hôm nay. Nhiều người thưa lên: “Chúng tôi đã từng ăn uống trước mặt Ngài”, nhưng Chúa trả lời họ : “Tôi không biết các anh từ đâu tới”.. Khi chúng ta đến trình diện trước mặt Chúa, Ngài không thích ngắm những bộ huy chương chúng ta đeo trên ngực để khoe những thành tích đạo đức. Ngài cũng chẳng bao giờ hỏi đến những bằng khen hoặc giấy khen để chứng nhận chúng ta là những Kitô hữucó lý lịch tốt. Bởi vì những thực khách trong bữa tiệc không phải được xét tuyển theo chủ nghĩa lý lịch. Chúa Giêsu đã từng nói với đám đông :“Không phải những ai cứ mở miệng nói “Lạy Chúa, Lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu”. Vì thế, trong phần kết của dụ ngôn hôm nay, Chúa nhắc lại tiêu chí căn bản để được cứu độ là phải khiêm tốn và tín thác vào Lòng Thương xót của Ngài: “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu và những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”. Sự khiêm hạ là điều kiện tối cần thiết để lãnh nhận ơn cứu độ. Người trộm bị đóng đinh bên phải Chúa đã có một quá khứ đặc kín tội ác, nhưng do khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi mình và tín thác vào lòng thương xót Chúa,ông đã trở thành vị thánh đầu tiên được Chúa Giêsu mở cửa thiên đàng đưa dẫn vào. Khiêm tốn và tin vào tình yêu Chúa là chìa khóa giúp chúng ta đạt đến ơn cứu độ và được đưa vào bàn tiệc Nước Trời mai sau.

Kết luận:

Trong năm thánh Lòng Thương xót, chúng ta được mời gọi hướng cuộc sống về với Chúa là Cha nhân hậu. Cánh cửa thiên đàng luôn mở rộng chờ đón chúng ta, nhưng con đường dẫn vào lại rất chật hẹp. Ơn cứu độ là một ơn nhưng không, do lòng thương xót của Chúa, song chỉ những ai bền đỗ đến cùng người đó mới được cứu thoát. Cửa hẹp vào thiên đàng chính là con đường Thập giá, con đường dẫn đến cái chết nhuốc khổ của Đức Giêsu, nhưng đây lại là con đường độc đạo duy nhất mà chúng ta phải dấn bước vào.

Về mục lục

.

ĐƯỜNG HẸP

Trầm Thiên Thu

Đường hẹp là đường không rộng, đường nhỏ, có thể khó đi hoặc dễ đi. Đường hẹp sao lại dễ đi? Thông thường, đường hẹp không dễ đi, nhưng đường hẹp dễ đi vì ít người đi, không chen lấn. Đường hẹp muốn nói ở đây là đường tâm linh, dài thăm thẳm, hun hút, có lúc dễ đi, có lúc khó đi, thậm chí còn quanh co và gồ ghề. Người ta cũng không thích đi vào loại đường hẹp này, nhưng dễ đi hay khó đi còn tùy cách đi của người đi vào.

Cuộc đời của mỗi người như một con đường, nhưng với các dạng khác nhau. Cuộc đời là đường chạy marathon dài vô tận, nếu không cố gắng thì chúng ta sẽ bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích; cuộc đời là đường chạy vượt rào, nếu không cố gắng thì chúng ta không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào; cuộc đời là đường chạy nước rút, nếu không cố gắng thì chúng ta sẽ là người chạy cuối cùng; cuộc đời là đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau thì chúng ta sẽ chiến thắng. Kể ra cũng nhiêu khê dữ nghen!

Không nhiêu khê thì đâu có là cuộc đời. Khó, khổ, thế mới đáng khen. Trong bài “Ngục Trung Thư”, danh sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) đã đặt vấn đề: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?”. Hơn nhau là thế! Thật vậy, Henry David Thoreau (1817-1862, văn sĩ, thi sĩ, sử gia và triết gia người Mỹ) cũng đã chân thành nhắn nhủ và động viên: “Hãy theo đui con đường mà bn cóth đi vi tình yêu và lòng tôn kính, dù nó có HP và QUANH CO đến mc nào.

Trình thuật Is 66:18-21 là phần đầu của “Diễn Từ Cánh Chung”, nhưng là phần cuối của sách Isaia. Thiên Chúa tuyên phán: “Còn Ta, Ta BIT RÕ vic làm và ý đnh ca chúng, Ta s đến tp hp mi dân tc và mi ngôn ng; h s đến và được thy vinh quang ca Ta. Ta s đt gia h mt du hiu và sai nhng k sng sót ca hđến các dân tc: Tác-sít, Pút, Lút, là nhng dân tho ngh cung nđến dân Tu-van, Gia-van, đến nhng hđo xa xăm chưa h được nghe nóđến Ta và chưa hthy vinh quang ca Ta. H s loan báo vinh quang ca Ta gia các dân tc.

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Thánh duy nhất (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv 20:26; Lv 21:8; Tv 89:36; Tv 99:5 & 9; Is 6:3; Br 4:22; Hs 11:9; Am 4:2; 1 Pr 1:16), Ngài cũng là Đấng thấu suốt mọi sự (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 12:4-6). Ngài không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai (Gc 1:13). Chúng ta không thể hiểu thấu sự tốt lành của Ngài.

Như lời mặc khải, Đức Chúa tiếp tục tuyên phán: “Ging như con cáÍt-ra-en mang l phm trên chén dĩa thanh sch đến Nhà Đc Chúa, người ta cũng s đưa tt cnhng anh em các ngươi thuc mi dân tc v làm l phm tiến dâng Đc Chúđưa bng nga, xe, võng cáng, la và lđà  v trên núi thánh ca Ta làGiêrusalem. Và c trong bn h, Ta s chn ly mt s làm tư tế, làm thy Lê-vi. Đó là quá trình Thiên Chúa biến đổi mọi thứ để tạo nên trời mới, đất mới – nơi chỉ có những thánh nhân vì chính Ngài là Đấng Thánh.

Thật vậy, nếu không tinh tuyền, chúng ta không thể nhìn thấy Thiên Chúa, sức phàm nhân không thể chịu nổi – tức là phải chết, như Ngài đã có lần nói với ông Môsê: “Ngươi không th xem thy tôn nhan Ta, vì con người không th thy Ta màvn sng (Xh 33:20).

Thế nhưng, nếu kiên trì đi hết con đường hẹp, phàm nhân sẽ trở thành thánh nhân và có thể chiêm ngắm Tôn Nhan Thiên Chúa mà không phải chết – tức là được trường sinh bất tử. Tác giả Thánh Vịnh kêu gọi mọi người cùng ca tụng Thiên Chúa:“Muôn nước hi, nào ca ngi Chúa, ngàn dâơi, hãy chúc tng Người! Vì tình Chúa thương ta tht là mãnh lit, lòng thành tín ca Người bn vng muôn năm. Alleluia(Tv 117:1-2).

Thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rt mc yêu mến chúng ta (Ep 2:4). Đó là chân lý. Thánh Vịnh 117 cũng đề cập điều này. Đây là Thánh Vịnh ngắn nhất trong số 150 Thánh Vịnh, chỉ có hai câu ngắn. Tuy nhiên, trong đó lại chứa đựng cả Đại dương Lòng Thương Xót bao la của Thiên Chúa.

Đường hẹp dẫn tới đường rộng thênh thang. Thuốc đắng lại khả dĩ trị bệnh. Thánh công nào cũng phải trải qua nhiều khổ luyện. Hạnh phúc nào cũng cần phải có vị đắng của hy sinh và vị mặn của nước mắt. Cái khó ló cái khôn, chứ không “bó” cái khôn. Đó là tiêu chuẩn tuyệt đối. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Anh em đã quên li khuyên nh được nói vi anh em như vi nhng người con: Con ơi, đng coi nh li Chúa sa dy, ch nn lòng khi Người khin trách. Vì Chúa thương ai thì mi sa dy k y, và có nhn ai làm con thì Người mi cho roi cho vt. Anh em hãy kiên trì đ cho Thiên Chúa sa dy. Ngườđi x vi anh em như vi nhng người con. Tht vy, có đa con nào mà người cha không sa dy? (Dt 12:5-7).

Về việc giáo dục trong gia đình, người Việt cũng có câu nói tương tự: “Thương con cho roi cho vt, ghét con cho ngt cho bùi. Tất nhiên câu này phải được hiểu ở nghĩa tương đối, không thể hiểu theo nghĩa đen và tuyệt đối. Không ai muốn bị sửa trị, nhưng có vậy mới thành nhân. Thánh Phaolô giải thích thêm: “Ngay lúc b sa dy thì chng ai ly làm vui thú mà ch thy bun phin. Nhưng sau đó, nhng người chu rèn luyn như thế s gđược hoa trái là bình an và công chính. Bi vy, hãy làm cho nhng bàn tay bn rn, nhng đu gi rã ri, nên mnh m. Hãy sađường cho thng mà đi, đ người què khi trt bước và hơn na, còđược cha lành (Dt 12:11-13).

Trình thuật Lc 13:22-30 cho biết rằng, đang khi trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Ngài: “Thưa Ngài, nhng ngườđược cu thoát thì ít, có phi không?”. Người bảo họ: “Hãychiếđu đ qua được ca hp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiu người s tìm cách vào mà không th được. Chúa Giêsu luôn “chơi sốc”, ai cũng thích đi đường rộng, đường thoáng, đường trải hoa, đường trải thảm, thế mà Ngài lại bảo phải đi đường hẹp. Ui da, “căng” thật đấy!

Căng thì căng thật đấy, có căng mới thẳng, nhưng không bị đứt. Chúa Giêsu giải thích rằng khi chủ nhà đã khoá cửa mà chúng ta còn đứng ở ngoài, gõ cửa, xin vào, thì chủ nhà sẽ bảo là không biết ai từ đâu đến. Lúc đó, chúng ta dẫn chứng là từng được ăn uống trước mặt chủ nhà và cũng đã từng được nghe chủ nhà giảng dạy trên các đường phố. Nhưng chủ nhà vẫn nhất quyết là không biết chúng ta từ đâu đến. Chủ nhà chính là Thiên Chúa. Nếu chúng ta là người không thích đi vào đường hẹp, chính Ngài sẽ nói thẳng với chúng ta: “Cút đi cho khut mt ta, hi tt c nhng quân làđiu bt chính!. Ôi, thật là đáng kinh sợ biết bao!

Mọi người đều có loại thập giá riêng của mình, Chúa biết sức ai thế nào thì trao cho loại thập giá vừa sức ngưới ấy: “Không mt th thách nàđã xy ra cho anh em màli vượt quá sc loài người. Thiên Chúa là Đng trung tín: Người s không đ anh em b th thách quá sc; nhưng khi đ anh em b th thách, Người s cho kết thúc tđp, đ anh em có sc chđng (1 Cr 10:13). Chắc chắn là vậy, vì Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, biết trước cả những gì chúng ta chưa nghĩ tới.

Có một đoàn người đi qua một khu rừng rậm, có nhiều thú dữ, mà đường đi khó khăn lắm. Ai cũng cố gắng vác thập giá của mình mà đi, người nhanh kẻ chậm, nhưng không một ai than thở điều gì. Trong số đó có một người cảm thấy thập giá của mình vừa dài vừa nặng, chỗ thì trơn, chỗ thì ráp, kê vai vào chỗ nào cũng khó, thế là anh ta quyết định cưa bớt cho khỏi dài, rồi lại đẽo bớt cho nhẹ hơn. Khi đến một thung lũng, mọi người đều dùng thập giá của mình làm cầu để đi qua. Ai cũng qua được hết, chỉ còn lại anh ta cứ loay hoay mãi mà không thể nào bắc thập giá qua thung thũng để làm cầu đi qua. Cuối cùng, đêm tối phủ xuống, tiếng thú dữ bắt đầu gầm rống vang cả khu rừng…

Số phận anh ta thế nào thì không nói cũng biết. Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói về số phận đời đời của những người chiều xác thịt như anh chàng kia: “By gi anh em s khóc lóc nghiến răng, khi thy cáông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tt ccác ngôn s đượ trong Nước Thiên Chúa, còn mình li b đui ra ngoài. Thiên hs t đông tây nam bđến d tic trong Nước Thiên Chúa.

Cuối trình thuật Tin Mừng hôm nay là một câu quan trọng và đáng lưu ý: “Có nhng k đng chót s lên hàng đu, và có nhng k đng đu s xung hàng chót(Lc 13:30). Kiểu hoán vị như thế này thực sự đáng để mỗi chúng ta phải “giật mình” mà xét mình một cách nghiêm túc – ít nhất là từ hôm nay, ngay lúc này!

Đề cập con-đường-hẹp-đau-khổ, văn thi sĩ Clive Staples Lewis (Anh quốc) chia sẻ cảm nhận: “Thiên Chúa thm thì vi chúng ta khi chúng ta vui, nhưng Ngànói totrong lương tâm ca chúng ta khi chúng ta đau kh. Như vậy, chúng ta không nghe thấy tiếng Chúa chỉ vì chúng ta không muốn nghe hoặc cố ý làm ngơ mà thôi.

Các thánh là những người “ngược đời” nên các ngài yêu quý đau khổ và nói nhiều về đau khổ, nghĩa là các ngài thích đi vào Đường Hẹp. Thánh Phanxicô Assisi lý giải: “Tôi hy vng rt nhiu v cái hay, cái tt. Vì vy mà tt c đau kh đu là dthương. Thánh Vinh-sơn Phaolô (Vincent de Paul) so sánh: “Mt người càng tn ti trong vic yêu mến Thiên Chúa thì nhđnh càng yêu thích đau kh, chu b khinh thường, đó chính là du hiu ca la tình ái, nhng th kháđu là mây khói. Thánh Aloisiô Gonzaga: “Người nào mun yêu mến Thiên Chúa nhưng li không mun vì Ngài mà chđau kh thì không th yêu Ngài cách chân chính.

Còn Thánh Teresa Hài Đồng (Thérèse Martin de Lisieux) can đảm xác định: “Tôi thích s đơđiu ca s hy sinh vô danh ti mc xut thn. Nht mt cây kim vìyêu mến cũng có th hoán ci mt linh hn. Tôi thích hy sinh thm lng đ cu các linh hn. Tôi thđược trong nđau kh thm lng có s đau kh cđ, chínhđau kh là vic tông đ ca tôi. Tôđi tu Dòng Kíđ cu các linh hn và cu nguyn cho các linh mc. Tôi mun dùng Nước Tri ca tôđ làm nhng điu tt lành trên thế gian.

Nhờ ơn Chúa, Đường Hẹp sẽ trở nên Đại Lộ cho những người can đảm vượt qua chính mình. Đặc biệt là khi người ta đi vào đường hẹp, tâm hồn được mở rộng. Đức tin được chứng tỏ rõ nét trong nỗi đau khổ tột cùng, chứ không thể chứng minh bằng lời nói suông. Thánh nhân điển hình là Thánh Gióp, trong đau khổ tột cùng mà“ông Gióp không h phm ti cũng không buông li trách móc phđến Thiên Chúa (Gióp 1:22). Đó mới là đức tin đích thực, đức tin có hành động cụ thể, nếu không thì đó chỉ là đức tin “chết” (Gc 2:17 và 16).

Ly Thiên Chúa, xin giúp con biếđón nhn mi s vi c s ý thc và nim tín thác vào Ngài, xin cũng giúp con hành đng vì yêu mến Ngàđ sinh ích li cho các linh hn và cho chính con na. Con cu xin nhân danh Thánh TGiêsu, Đng cđ nhân loi. Amen.

Về mục lục

.

THIÊN CHÚA CỦA MỌI NGƯỜI

Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

Có thời người ta tưởng rằng Thiên Chúa chỉ cứu độ những người Do Thái và những ki-tô hữu. Với thời gian và mặc khải, người ta hiểu hơn về Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương và cứu độ tất cả mọi người.

Thiên Chúa đâu của riêng ai

Lời Chúa trong bài đọc thứ nhất trích sách tiên tri Isaya cho thấy hình ảnh mọi dân tộc thuộc mọi ngôn ngữ được thấy vinh quang của Thiên Chúa. Không chỉ vậy, Thiên Chúa còn sai một số người thuộc những dân tộc này tới những dân tộc xa hơn để rao giảng loan truyền về Thiên Chúa. Ngài còn chọn những người thuộc những dân tộc này làm tư tế cho Ngài.

Dân Do Thái không là dân tộc duy nhất được Thiên Chúa thương yêu. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi dân tộc thuộc mọi ngôn ngữ ở mọi thời đại. Tư tưởng trong sách tiên tri Isaya tuy dù có từ thời xa xưa, nhưng rất tiến bộ và vượt xa nhiều tư tưởng của thời gần đây. Ngay ngày nay, vẫn còn nhiều người tưởng rằng Thiên Chúa chỉ yêu thương và cứu độ những người Công Giáo hoặc ki-tô hữu. Đúng là nếu ai cố tình từ chối Thiên Chúa và Đức Yêsu khi họ biết rõ, thì người đó bị loại khỏi Nước Thiên Chúa; còn những ai vì không biết hay lầm lẫn mà không trở thành người Công giáo hoặc ki-tô hữu, thì vẫn được cứu độ cho dù họ không theo một tôn giáo nào (Hiến chế Giáo Hội, số 16). Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả mọi người, cho dù người đó chưa nhận biết Ngài.

Hãy đọc ý nghĩa những gì xảy ra cho mình

Thiên Chúa yêu thương con người. Tuy nhiên không vì thế mà Thiên Chúa làm tất cả những gì con người ao ước. Những gì không tốt cho con người, Thiên Chúa sẽ không làm cho họ. Tuy nhiên, nếu có gì tốt mà thậm chí trái ý con người, Thiên Chúa vẫn làm cho con người.

Những trái ý và thập giá xảy tới cho con người, có thể được coi như những thử thách và bài học Thiên Chúa dạy dỗ con người. Hãy cố gắng để nhận ra điều Ngài muốn nói với mỗi người qua những gì xảy tới cho mình trong cuộc đời. Thử thách và trái ý, có giá trị riêng của nó. Hãy cố gắng tận dụng, để triển nở và hạnh phúc hơn.

Hãy cố gắng vào qua cửa hẹp

Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ mọi người (1Tm.2, 4). Tuy vậy, được cứu độ hay không, cũng tuỳ thuộc con người. Hãy vào qua cửa hẹp. Nếu một người chọn thế gian và những xa hoa, không thể vào Nước Trời được.

Nếu không sống theo đường lối của Thiên Chúa hôm nay, lấy gì bảo đảm sẽ sống theo Chúa vào những giây phút cuối đời mình? Hiện tại là quan trọng. Thời gian của đời dương thế này rất quan trọng và không gì có thể thay thế được. Qua hành vi của con người trên dương thế này, người ta có thể giúp những người khác khi họ không còn làm gì được cho họ, như trường hợp những người bị thiểu năng, hoặc các linh hồn nơi luyện tội. Qua hành vi tại dương thế này, con người làm mình trở thành vĩnh cửu, làm mình trở thành thần, trở thành thánh.

Hãy vào qua cửa hẹp, là cách nói khuyến khích con người hãy sống theo lý trí, lương tâm, luật Chúa cũng như những gì là tốt lành. Đừng sống chỉ theo bản năng hoặc xúc cảm của mình. Hãy vào qua cửa hẹp, đòi người ta phải hy sinh và sống cho tha nhân, yêu thương tha nhân như Thiên Chúa yêu thương con người.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

  1. Nếu không theo Công giáo cũng được cứu độ, vậy tại sao còn cần phải là người Công giáo?
  2. Trở thành ki-tô hữu, có gì hơn người không theo một tôn giáo nào?
  3. Đâu là lý chứng cho thấy Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người?

Về mục lục

.

ĐƯỜNG CHẬT – CỬA HẸP

JM. Lam Thy ĐVD.

Khi suy niệm Lời Chúa CN XXI/TN-C (Lc 13, 22-30), mới đọc tiêu đề bài Tin Mừng, tự nhiên nảy sinh thắc mắc: Tại sao lại là “Cửa hẹp. Thiên Chúa ruồng bỏ người Do-thái bất trung và kêu mời dân ngoại”? Người It-ra-en bất trung bị ruồng bỏ và thay vào đó, Thiên Chúa kêu mời dân ngoại là điều dĩ nhiên; nhưng như thế thì có liên quan gì đến “cửa hẹp”? Bình tĩnh đọc tiếp mới thấy mối liên hệ giữa cửa hẹp và sự “ruồng bỏ người Do-thái bất trung”. Đó là câu chuyện “Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” Những người được cứu thoát tất nhiên là những người đã phải chiến đấu hết mình – thậm chí hy sinh cả tính mạng – để qua được cửa dẫn vào Nước Trời. Điều đó cho thấy cửa Nước Trời là cửa hẹp.

Đọc Tin Mừng Mat-thêu có cùng chủ đề thỉ vấn đề sáng tỏ hơn: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7, 13-14). Khi phải đi theo đường chật và phải tìm phương cách để vào được cửa hẹp thì tất nhiên sẽ “có nhiều người tìm cách vào mà không thể được”. Những người đó không ai khác hơn là những “người Do-thái bất trung”. Chỉ những người bất trung, không nghe và không tin vào Lời Ông Chủ, mới bị Ông Chủ đuổi: “Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính”. Riêng những người như “các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ” đã kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thù gian ác, một lòng trung tín với Ông Chủ, nên đã vượt qua được đường chật mà vào cửa hẹp để “được ở trong Nước Thiên Chúa”.

Hình ảnh cửa hẹp khiến người đọc hình dung ra ngay một sự khó khăn để có thể vượt qua được cửa đó, mà cửa đó lại là cửa vào Nước Thiên Chúa. Nói về Nước Thiên Chúa ai chẳng nghĩ rằng đó là một Nước, một Vương Quốc mênh mông không biên giới, vô hạn định. Đã không có giới hạn rõ rệt thì tại sao lại có cửa hẹp? Một lần nữa, Đức Giê-su lại dùng cách nói “ẩn dụ” với những “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời) trái ngược nhau nhằm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Trong Tin Mừng Mat-thêu, Lời dạy trên được diễn tả rõ hơn (như đã dẫn trên – Mt 7, 13-14). Cùng một ý, còn thấy “Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” (Mt 19, 23-26). Con lạc đà chui qua lỗ kim là một chuyện không tưởng, vậy mà còn dễ hơn người giàu có vào được Nước Thiên Chúa. Phải chăng cái lỗ kim ấy chính là cửa hẹp?

Cửa hẹp mà không phải cửa hẹp. Cửa hẹp là cửa khó vào. Muốn vượt qua được cửa hẹp phải biết thu nhỏ mình lại, mà thu nhỏ mình lại thì tức là phải ăn kiêng để giảm béo, bớt cân, còn phải trui rèn ý chí, tập luyện thể lực. Nói khác hơn là phải hãm mình ép xác, khiêm nhường chịu lụy. Thu nhỏ mình là “ai muốn đoạt áo trong của mình thì hãy cho họ luôn cả áo ngoài”, là “ai vả má bên trái thì hãy đưa cả má phải cho họ vả tiếp” (Mt 5, 38-44). Thu nhỏ mình là hành động của chính Người đã dạy về cửa hẹp, đó là: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-8). Song song với đức tính khiêm nhường chịu lụy, còn phải biết mở rộng trái tim, thực hành bác ái. Cũng vì thế, nên cửa hẹp chẳng ai muốn vào dù đã được mách bảo qua được cửa hẹp là vào được cõi phúc. Người ta chỉ thích đi tìm những cửa rộng, bởi đó là lối đi có những mời gọi ngọt ngào, những cuốn hút mê đắm.

Vào cửa hẹp phải như vậy, nên số người vào được cửa hẹp chỉ là thiểu số, còn đa số vẫn là những kẻ không vào được. Họ là ai? Đó là những người đã ăn uống ở trước mặt Chúa và đã thấy Người đi lại giảng dạy nơi phố xá của họ, nhưng vẫn làm điều phi nhân bạc nghĩa. Ðó là những người Na-da-ret đồng hương, những người Do-thái đồng thời với Ðức Giê-su – nhất là những kinh sư, luật sĩ, tư tế chỉ thích “ngồi trên toà ông Mô-sê” mà giảng dạy – đã không tin thì chớ, mà còn âm mưu giết hại cả Đấng Cứu Độ mình. Họ sẽ bị xua đuổi ra khỏi nhà đang có các tổ phụ và các tiên tri vui hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Họ sẽ bị tống ra ngoài, nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng; trong khi có nhiều người từ khắp nơi Ðông, Tây, Nam, Bắc (tức là dân ngoại) lại được vào dự tiệc Nước Trời. Tiêu đề bài Tin Mừng hôm nay đã nói lên tất cả: “Cửa hẹp. Thiên Chúa ruồng bỏ người Do-thái bất trung và kêu mời dân ngoại”.

Dân chính hiệu (được tuyển chọn) là những người đứng hàng đầu thì bị tống ra ngoài, để dân ngoại là những kẻ tới sau đứng ở hàng cuối lại được vào dự tiệc Nước Trời. Chuyện khó tin nhưng có thật 100% (“Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.” – Lc 13, 30). Thế đó! Cũng cần nói rõ Đức Giê-su chỉ nói “Có những kẻ…”, chớ không phải tất cả. Vậy thì không phải tất cả những kẻ “đứng hàng đầu” đều xuống cuối và tất cả những kẻ “đứng hàng cuối” sẽ được lên hàng đầu. Chung quy thì chỉ có những ai tin nghe và sốt sắng hành động theo Lời dạy của Đấng Cứu Thế, thì dù có tới sau, đứng cuối, cũng sẽ được lên hàng đầu. Và chỉ những kẻ bất lương mới bị tống ra ngoài mà thôi.

Nếu chỉ được mời gọi chọn đường chật, cửa hẹp để đạt được ước nguyện, thì chắc chắn đa phần đều ngán ngại. Tiền bán thế kỷ XX, học giả Nguyễn Bá Học viết một câu thật chí lý: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Chúng ta cũng có thể nói: “Hành trình chiếm hữu Nước Trời khó vượt qua không phải vì cửa hẹp, mà khó vì lòng người ngán ngại cửa hẹp mà thôi”. Trải qua 2000 năm, những tấm gương chọn cửa hẹp để vào được Nước Thiên Chúa có rất nhiều, nhiều không kể xiết. Từ các thánh hiển tu, ẩn tu, các thánh đồng trinh, đến các thánh nam cùng các thánh nữ, đặc biệt hơn cả là các thánh tử vì đạo đã chọn cách vượt qua cửa hẹp bằng chính sinh mạng của mình.

Tóm lại, để vào được Nước Thiên Chúa, để chiếm hữu được Nước Trời, không phải chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi quyết tâm đã đành, nhưng còn phải có được đức nhẫn nại, vượt khó, dám hy sinh, chấp nhận gian khổ thử thách, và nhất là phải bền lòng với Đức MẾN, kiên trung với Đức TIN mà mình đã phó dâng trọn cả cuộc đời; đồng thời phải biết CẬY nhờ vào Lửa Thánh Linh soi sáng hướng dẫn, hun đúc tâm can cho thêm dũng cảm vượt qua thử thách. Chỉ “những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính. Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.” (Dt 12, 11-13). Ước được như vậy.

Ôi! Lạy Chúa! Xin cho con được trở nên đơn sơ bé nhỏ, biết sống khiêm nhu tự hạ trong tâm tình hiền hậu “Mến Chúa yêu người”. Cúi xin Chúa thương ban Thần Chân Lý hướng dẫn dạy dỗ con biết đâu là cửa hẹp đường chật, đồng thời thêm sức cho con có đủ nghị lực và can đảm vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã trên con đường chật đầy cạm bẫy chông gai, để vào được cửa hẹp và nghỉ an trong Trái Tim Chúa. Ôi! Lạy Chúa! “Trong Trái Tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, trái tim con trong Trái Tim Người, nhỏ bé thôi, nhò bé thôi, là tình con trong khối Tình Người.” (TCCĐ “Trong Tim Chúa”).

Về mục lục

.

LỜI CHÚA LÀ CỬA HẸP

P. Trần Đình Phan Tiến

Lời Chúa là Cửa Hẹp, sống theo Lời Chúa là đi qua cửa hẹp. Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, vậy “ cửa hẹp” là gì? Thưa, đó là “chiến đấu nội tâm”. Ngày nay , chúng ta thấy , càng mở rộng đường, thì đường càng hẹp. Chúng ta thấy, có con đường rộng nào mà không bị hẹp, nạn kẹt xe cũng không “bỏ qua” những con đường rộng. Đường rộng “thênh thang” theo nhãn quan con mắt trần thế, chưa chắc là ”đường rộng”. Bởi vì, những con đường đi của trần thế vẫn luôn bị chật hẹp. Theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì thế gian “cần” đường rộng, đường càng rộng càng tốt. Nhưng, thực tế  những con đường rộng để đi của trần thế, thì không hẳn là những “con đường an toàn “ Thực tế, chúng ta nhìn thấy , những con đường chật hẹp, gồ ghề khó đi, lại là những con đường “ an toàn “ cho người đi từ cổ chí kim là như thế . Theo đó, thế gian luôn cần những con đường rộng, đi trên con đường rộng, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng, Chúa Giêsu  thì khác với thế gian, Người kêu gọi những ai bước theo Người, thì phải đi trên con đường hẹp, vì đường rộng sẽ dẫn đến diệt vong.

Vâng, từ thực tế nêu trên, Chúa Giêsu, đã đưa một dẫn chứng cụ thể về “ con đường tâm linh”. Con đường tâm linh, phải là ”con đường hẹp ”, có thể nói càng hẹp càng tốt. Con đường hẹp mà Chúa Giêsu nói chính là Lời Tin Mừng được gieo vào mảnh đất tâm hồn chúng ta.. Con đường hẹp của Tin Mừng chỉ đủ “lọt” một người đi. Nó không như con đường rộng thênh thang của thế gian. Vì chính Chúa Giêsu nói : “ Hãy chiến đấu để qua được của hẹp mà vào…” , vì Tôi nói cho anh em biết :  có nhiều kẻ muốn tìm cách  vào mà không được.” ( c 24)

Cửa hẹp, đường hẹp thì mặc nhiên khó vào, khó đi, tuy nhiên cũng có nhiều kẻ muốn vào mà không được. Điều nầy có nghĩa là, Nước Trời rộng thêng thang, nhưng “cửa” vào Nước Trời rất khó qua lọt. Đoan Lời Chúa hôm nay cũng có thể nói là đoan Lời Chúa : Quy chế nên thánh. Vì tất cả các thánh đều đi qua cửa hẹp, không có vị thánh nào đi cửa rộng mà vào được.

Tất cả những ai vào được Nước Trời đều là thánh, tuy nhiên, những vị thánh được tuyên phong bởi giáo hội là những vị thánh “xuất sắc”, ưu tuyển . Như, Mẹ Teresa Calcutta, mà ngày 04/09/2016 sắp tới đây, Giáo hội sẽ tuyên phong Mẹ cách công khai Mẹ là “ thánh ”, sau một thời gian là chân phước,. Chân Phước có nghĩa là cái Phúc Thật, theo Lời của Chúa Giêsu, trong tám mối Phúc Thật. Vâng, một tấm gương “Cửa Hẹp”, mà hôm nay , cũng chính nhờ Lời của Chúa Giêsu mà Mẹ đã phấn đấu suốt cuộc đời .

 Khởi đi từ bài đọc I ( Is 66, 18 -21) hôm nay, chúng ta thấy đọan ( Is 66, 18 -21) là đoạn cuối của Sách Isaia. Thiên Chúa sẽ quy tụ, sẽ tập hợp mọi dân, mọi nước, tức sự kêu gọi và tuyển chọn ngoài dân Dothai . Vì, dân Dothai luôn ngộ nhận rằng Thiên Chúa sẽ ban cho họ một thiên đường trần gian. Hôm nay, chính Chúa Giêsu nói rõ cho họ biết. “ Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót ” (c30)

Bài đọc II, ( Dt 12, 5 -7 : 11 -13), thánh Phaolo hôm nay cho chúng ta một ý nghĩa về “cửa hẹp“ đó là sự sửa dạy của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu ai, thì mới sửa dạy kẻ ấy. Như, chúng ta biết Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu. Vì vậy, ai muốn vào Nước Trời, thì phải được Thiên Chúa sửa dạy, chứ không phải ai muốn vào thì vào. Rõ ràng, thế gian là một mớ hỗn độn, tuy nhiên, trong sự hỗn độ ấy, không phải là mất hết trật tự, theo nghĩa đen, nhưng, về nghĩa bóng thì không ai có thể khống chế được. Như vậy, lúc đó chúng ta mới thấy Lời Chúa hôm nay giá trị biết bao.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã giáo huấn cho chúng con một công thức tuyệt vời đó là “ Cửa Hẹp”, vì nếu muốn vào Nước Trời, mà không qua cửa hẹp, thì thật là phí công. Vì cửa hẹp chính là lối đi chắc chắn để vào Nước Trời, vì ,Nước Trời chì duy nhất có một đường đi, đó là: “ÉP mình theo Chúa”. Xin cho mọi người nhận ra chân lý nầy hầu đến được bến bờ yêu thương là chính Chúa ./. Amen

Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối, xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc lẽ loi./. Amen.

Về mục lục

.

HÃY CHIẾN ĐẤU ĐỂ QUA CỬA HẸP

Fx. Đỗ Công Minh

Nhiều người khi được hỏi tại sao theo đạo Công Giáo? Tại sao lại tin vào Chúa? Họ trả lời thật dễ dàng : Để khi chết được vào nước Thiên đàng. Câu trả lời xem ra đơn giản, dễ dàng. Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca  cho thấy Đức Giêsu cảnh báo về điều ấy, khi trả lời một người phỏng vấn Người :”Thưa Ngài, người được cứu thóat thì ít, có phải không ? “. Chúa không trả lời thẳng là ít hay nhiều, hay tất cả. Chúa bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều kẻ sẽ tìm cách vào mà không thể được “.

Vào Thiên đàng để được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu sau cuộc sống trần gian, ai cũng mong được như vậy. Tất nhiên cửa đến không rộng mở để ai cũng thảnh thơi tiến vào. Con đường đạt đến hạnh phúc, như lời Đức Kitô là một con đường đi qua cửa hẹp, không phải vì Chúa hạn chế. Nhưng vì muốn đi con đường ấy thì phải chấp nhận đi vào khuôn khổ. Cũng  vì phải theo một khuôn khổ ,nên cửa vào chỉ vừa đủ cho những người biết chấp nhận chiến đấu mỗi ngày mà vào. Chiến đấu ở đây không phải là chiến đấu chống lại nhau để giành chỗ vào, mà là chiến đấu với chính bản thân mình. Con đường dẫn đến cửa vào đó là con đường nào? Chính là con đường Chúa đã đi qua để đem chính mình Người làm của lễ hiến tế Thiên Chúa Cha trên đồi Can-vê. Con đường thương khó đó dẫn chúng ta đến cửa nước Trời. Cửa hẹp nhưng lần lượt từng người, từng người được Chúa đón tiếp.

Nhiều người khi biết hạnh phúc nước trời Chúa hứa ban thì tìm mọi cách để vào, theo cách nghĩ của mình. Tưởng rằng với  công trạng nào đó nơi trần gian, tự cho mình có nhiều việc  đạo đức nên chắc chắn sẽ được đền bù khi đến trước tòa Chúa. Một số khác thì cho rằng mình đã  từng bao lần tham dự những cuộc lễ lớn trong đạo, đã từng cầu kinh, khấn khứa; dâng cúng lắm của, nhiều tiền. Tham gia những buổi hành hương dài ngày với biết bao tốn phí, trong lúc những người khác không dám làm như họ, hay không làm được như họ. Các vị ấy chắc mẩm Chúa sẽ cho vào qua cửa một cách thong dong, hoặc giả sử, cửa có đóng lại rồi thì khi gõ, Chúa  sẽ ra đón và mời vào.

Nhìn lại mình, con cũng đã từng nghĩ như thế. Con đã từng tự hào là yêu mến Chúa nhiều hơn người khác. Con tham gia nhiều hội đoàn, sẵn sàng có mặt trong các buổi sinh hoạt đạo đức xa gần. Kinh hạt con thuộc, thánh ca con thông thạo, đến chỗ nào con cũng được tiếng là người mộ đạo, sốt sắng, nhưng còn những người khác bên con, con chẳng hề quan tâm đến. Tính mê nết  xấu vẩn tồn tại trong con, con chưa dám rũ bỏ để nhẹ gánh mà đi qua cửa hẹp. Con vẫn chạy theo những  đam mê, ích kỷ cá nhân, vẫn tin Chúa ngòai môi miệng, với những họat động mang tính khoe khoang, hơn người . Xin Chúa giúp con sửa chữa bản thân mình.   

“ Lạy Chúa ! Con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường?

“ Lạy Chúa ! Xin cho con bước đi theo Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa ! Xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, đễ được sống với Ngài vinh quang “. AMEN. ( con đường Chúa đi –Văn Chi ).

Về mục lục

.

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN_C

Về mục lục

.

CÁNH CỬA GIÊSU

Lm. Jos. DĐH

Tục ngữ có câu : cúng quanh năm không bằng rằm tháng bảy. Trăm lời nói yêu, vạn lần khóc lóc nhớ thương, hẳn không bằng một lần hiếu thảo lúc cha mẹ đang hiện hữu trong gia đình. Cánh cửa mắc tiền, chưa chắc đã là cánh cửa vững vàng, cánh cửa vĩ đại nhất, chắc gì đã phải là cánh cửa hạnh phúc ? Làm người phải đắn phải đo, phải cân nặng nhẹ, phải dò sông sâu. Các học trò biết hỏi, biết thắc mắc là dấu hiệu tốt, người khôn ngoan luôn tìm trang bị cho mình kiến thức, nhưng chỉ những ai một lòng tìm kiếm sự sống đời đời, người ấy sẽ có cơ hội gặp được “cánh cửa Giêsu”.

Tại cuộc sống trần thế, người ta nói tới nhiều cánh cửa : cánh cửa đại học, cánh cửa quyền lực, cánh cửa tự do…., tất cả đều mở ra một hy vọng, dù xác xuất hạnh phúc chỉ tương đối. Đức Giêsu hôm xưa Ngài đã hướng đám đông tới “cửa hẹp”, hãy chiến đấu “qua cửa hẹp”, bí mật cánh cửa ấy sẽ rộng mở cho ta. Hôm nay đây, kẻ trước người sau tiếp tục khám phá cửa hẹp, chiến đấu vượt qua để đến với “vương quốc hạnh phúc”. Cửa hẹp là gì, đằng sau cửa hẹp được mô tả thế nào, từng người, từng tâm hồn, đang có nhiều phát hiện mới trong tương quan với Đức Giêsu và Nước Trời.

Ở đời người ta vẫn quan niệm : nhà cao, cửa rộng, vừa thông thoáng, vừa cho thấy sự sang trọng và đẳng cấp. Chúa Giêsu không đề cao chật hẹp theo nghĩa vật chất, Ngài đi con đường nhỏ hẹp, và mời gọi những ai theo Ngài hãy chiến đấu để cùng vượt qua cửa hẹp. Thực ra, Đức Giêsu chính là cánh cửa mở ra để những ai ở trong Ngài sẽ thấy được tình yêu, tìm được sự đỡ nâng. Đức Giêsu là quà tặng của những tâm hồn đang khao khát được bồi bổ tâm linh, Đức Giêsu là niềm vui cho những học trò đã từng được giải gỡ nhiều bài toán khó nơi tâm hồn.

Cha ông chúng ta để lại cho con cháu một kinh nghiệm : sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi. Chúa Giêsu đi qua cửa hẹp, Ngài gián tiếp nói con đường rộng rãi thênh thang là con đường dẫn đến sự chết, không có sự sống. Con đường nhỏ hẹp là con đường khó đi, do đó người ta sẽ bớt tự mãn, không cậy dựa vào mình, đồng thời biết khiêm tốn cần đến Chúa và anh chị em. Đi qua cửa hẹp là đi qua “cánh cửa Giêsu” để ta thấy được kế hoạch của tình yêu Chúa đang biến đổi tâm hồn ta nên xứng hợp với Nước Thiên Chúa. Dù nhiều vẫn tỏ ra mình khôn ngoan đã từng đọc, hiểu, được câu thành ngữ : ôm rơm rặm bụng, nhưng lại không bỏ bớt những cồng kềnh để qua cửa hẹp, hưởng hạnh phúc Nước Trời !

Để trả lời cho những thắc mắc về “ơn cứu độ”, Đức Giêsu đã gợi lên ý thức ai cũng phải qua cửa hẹp, phải chiến đấu, từ bỏ, hy sinh, sống tiết độ chừng mực với của cải, những đam mê trần thế. Chính vì nhiều người phát hiện ra đằng sau “cánh cửa Giêsu” là niềm vui, hạnh phúc, là vinh dự, tuy nhiên họ không phấn đấu, không sống từ bỏ, do đó họ muốn vào mà thể vào được. Các đấng bậc sinh thành đã từng phải thốt lên : nước đổ đầu vịt, một nỗi thất vọng vì con cái không đón nhận lời hay ý đẹp của cha mẹ.

Trong đời sống thiêng liêng, tìm đến Chúa Giêsu, nhưng không muốn lắng nghe, không muốn hiểu, để khỏi phải sống giáo huấn của Chúa thì đúng là : tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng. Đi con đường chật hẹp, hay sống từ bỏ, để qua “cánh cửa Giêsu” tiến vào hưởng hạnh phúc, luôn là cơ hội cho tất cả đông tây nam bắc đến dự tiệc Nước Thiên Chúa. Cánh cửa Giêsu có ý nhắc nhớ : người ta phải chịu gian lao khốn khó để được nên chín chắn ; người ta muốn thành danh phải tu luyện, và muốn nên thánh nhất định phải sống từ bỏ. Đối với người Kitô hữu trưởng thành, hạnh phúc là được cứu độ, vì thế phải cùng Chúa Giêsu để chiến đấu với những vướng bận của mình mà qua cửa hẹp.

Không phải chỉ vì sĩ diện, nhưng còn là nguy cơ mất hạnh phúc đời đời đối với người chưa dám sống từ bỏ, chưa thành khẩn đến với Chúa Giêsu và mong được tâm hồn biến đổi nên thánh đức. Đức Giêsu sẽ không vui gì khi chúng ta đặt câu hỏi ngớ ngẩn : phải chăng chỉ có ít người được cứu rỗi, hay mai sau con có được lên thiên đàng không ? Vì Chúa là tình yêu, nên thiết nghĩ ta nên đặt câu hỏi : linh hồn tôi ơi, bạn có muốn được hưởng phúc thiên đàng không ?

Tất nhiên, để trả lời là có, ai cũng phải cùng Chúa Giêsu đi qua cửa hẹp, ai cũng phải phấn đấu, chu toàn bổn phận như nén bạc ta đã lãnh nhận. Tìm gặp người hiền tài đâu phải dễ, còn thọ giáo và lĩnh hội được những nét tinh túy của bậc thánh hiền bao giờ cũng khó hơn cả ! Nếu đọc hiểu được gian truân vất vả, thất bại là mẹ của thành công, gian nan rèn luyện nhân cách, luôn cần phải có ý chí, để thành đạt, hay thành nhân, đều phải có khổ luyện, có kinh nghiệm. Bàn tiệc Nước Trời luôn đón nhận tất cả những ai thành tâm thiện chí, nếu chúng ta đi con đường hẹp của Chúa Giêsu. Amen.

Về mục lục

.

HÃY VÀO CỬA CỦA SỰ SỐNG

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Thiên Chúa là Cha yêu thương hết mọi người, vì thế, Người không loại trừ ai. Khi đến trong trần gian, Đức Giêsu đã thi hành sứ mạng ấy và không ngừng loan báo về lòng thương xót của Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng, sứ mạng này đã không làm cho người Dothái hài lòng, bởi lẽ họ luôn nghĩ chỉ mình dân tộc Israel mới được Thiên Chúa thương và cứu chuộc, còn các dân tộc khác chỉ là dân ngoại.

Chính vì lý do này, mà hôm nay, một người đã đứng lên hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, những người được cứu thoát thì ít, phải không Thầy”?

Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không trả lời cho biết số lượng và thành phần được cứu, mà nhân cơ hội này, Ngài đã vạch ra cho họ một con đường để được cứu chuộc, đó là: “Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24).  

  1. Bối cảnh tạo nên lời giáo huấn

Thánh sử Luca trình thuật cho chúng ta thấy câu chuyện được đặt vào giai đoạn Đức Giêsu tiến về thành Giêrusalem nhân dịp lễ Cung hiến Đền thờ.

Trên hành trình này, Đức Giêsu đã rảo qua các làng mạc, thị trấn để giảng dạy cho dân chúng. Ngài dạy họ phải sám hối, cầu nguyện và từ bỏ những thứ trái ngược với đức tin và đạo lý Tin Mừng để được cứu chuộc.

Khi nghe Đức Giêsu giảng, có một người đã cất tiếng hỏi Ngài: “Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít được cứu rỗi?” (Lc 13, 23). 

Câu hỏi này mang tính tập thể, bởi vì nó được khởi đi từ quan niệm độc tôn chủng tộc của người Dothái. Bởi vì người Dothái luôn nghĩ rằng: chỉ có những người thuộc dòng dõi con cháu Apraham, và phải ở trên phần đất mà cha ông truyền lại, hay ít ra là phải nói tiếng Dothái, vì đây là Tiếng Thánh, rồi phải sớm tối đọc kinh Shema thì mới được cứu độ.

Khi quan niệm như thế, họ đã loại bỏ hết những thành phần của các dân tộc khác và không chấp nhận lời rao giảng của Đức Giêsu về ơn cứu độ phổ quát cho mọi dân tộc.

Thừa hiểu được tâm trạng tự kiêu, tự đại, độc tôn, đặc lợi mà những người Dothái tự nhận cho mình, Đức Giêsu đã dạy cho họ một bài học.

Tuy nhiên, Ngài đã không trực tiếp trả lời câu hỏi được đưa ra. Bởi lẽ Đức Giêsu đến không phải để thỏa mãn tính tò mò của con người. Vì thế, Ngài từ chối trả lời các câu hỏi phụ thuộc.

Thật vậy, nếu trả lời là: “Chỉ có một số ít được vào”, thì phải chăng lại khơi lên tính tự mãn nơi dân tộc vốn có cái nhìn ích kỷ và hẹp hòi này, và lẽ đương nhiên, họ không cần cố gắng nữa vì nghĩ rằng: số ít ấy chính là dân tộc Dothái. Còn nếu Đức Giêus nói là: “Số người được cứu sẽ rất đông”, thì cũng sẽ làm cho mọi người thờ ơ, ỷ lại và cũng không cần cố gắng làm chi, vì đàng nào thì ơn cứu chuộc cũng sẽ đến với mình.

Chính vì lý do trên, mà Đức Giêsu đã không trả lời theo số lượng, nhưng Ngài nhắm tới phẩm chất. Bởi vì: ơn cứu chuộc là của Thiên Chúa, và Ngài ban cho hết mọi người, moi nơi và mọi thời, miễn sao những người muốn được cứu phải đi theo con đường của Thiên Chúa.

Chính thánh Phaolô cũng đã xác quyết rằng: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu độ” (1Tm 2,4). Và Đức Giêsu thì nói: “Cha các con Đấng ngự trên trời, không hề có ý để hư đi một người nào trong những kẻ bé mọn này” (Mt 18,14).

Nói như thế, không có nghĩa là cứ muốn vào là được, hay cứ ngồi lỳ và ỷ nại vào ơn Chúa, lại càng không phải cậy dựa vào uy thế của bản thân, hay dân tộc… Điều này cũng được Gioan Tẩy Giả nhắc nhở những người Pharisêu và Sađucêu: “Đừng ỷ mình là con cháu tổ phụAbraham…” (Mt 3,7t).

Vì thế, muốn được cứu, phải chiến đấu để mà vào. Không cố gắng sẽ chẳng được vào, vì con đường đưa tới ơn cứu chuộc là con đường hẹp.

  1. Muốn vào được Nước Trời, phải đi qua cửa hẹp

Khi nói đến vấn đề cửa hẹp, chúng ta cần hiểu biết thêm rằng:

Ở đất nước Dothái thời Đức Giêsu, dân chúng sống trong các thành phố và làng mạc được bao bọc bởi những bức tường thànhThời đó không có đèn điện. Vì thế, khi trời tối, các cổng dẫn vào thành phải được đóng cẩn thận và các cửa vào nhà cũng được đóng kín để tránh nguy cơ trộm cướp ban đêm.

Chính vì thế, mà những người đi ra khỏi thành, nếu về trễ thì không thể vào được cổng chính, vì các cổng chính đã đóng chặt và không ai dám mở cửa cho vì sợ kẻ thù tấn công…

Họ chỉ có thể lách vào các cổng phụ, còn gọi là cửa hẹp. Người Dothái cũng gọi cửa này là: “Mắt của cái kim”. Vì thế, chúng ta mới hiểu tại sao thánh sử Luca có nhắc đến ở chương 18, câu 25: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Thiên Chúa”. “Lỗ kim” ở đây chính là “cửa hẹp”. Thời đó người đi buôn thường chất đầy hành lý trên lưng lạc đà, muốn qua cửa hẹp thì phải vứt bỏ hết tất cả, và con lạc đà phải khom mình, quỳ gối thì mới mong lọt qua cửa này.

Khi Đức Giêsu lên tiếng mời gọi bước qua cửa hẹp, ấy là Ngài muốn mời gọi người đương thời phải từ bỏ những thứ không cần thiết và sẵn lòng bước qua cửa hẹp. Lời mời gọi ấy chính là biết sống chừng mực, thực thi huấn lệnh của Thiên Chúa cách trung thành và biết hy sinh cũng như chấp nhận mọi khó khăn… phải sống tự chủ và sống có trách nhiệm.

Tuy nhiên, không phải dửng dưng và nghĩ rằng: muốn vào lúc nào thì vào, không! Phải bước vào đúng lúc, đúng nơi, đúng giờ, vì: “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại” (Lc 13,25).

Như vậy, lời mời gọi phấn đấu để vào qua cửa hẹp, ấy chính là sự hoãn cải thường xuyên.

Dựa theo tư tưởng của thánh Phaolô, chúng ta có thể hiểu “qua cửa hẹp” là phải chiến đấu, cuộc chiến đấu cho đến cùng đường, phải đi vào con đường hẹp của Thập giá, phải can đảm chống lại sự lôi cuốn của ba thù, không thỏa hiệp, không nhân nhượng với chúng.

  1. Sứ điệp Lời Chúa

Con người thời nay thường chịu ảnh hưởng bởi nền văn minh hưởng thụ. Họ có khuynh hướng ăn sổi ở thì, chụp giật chớp nhoáng…

Lựa chọn này không chỉ dừng lại ở ngoài xã hội, nhưng nó còn ảnh hưởng và chi phối ngay cả đến đời sống đạo của nhiều người tín hữu. Vì thế, dù có đạo hay không có đạo, dù là Công Giáo hay tôn giáo khác, người ta thường chọn cho mình một sự thoải mái dễ chịu, không muốn gò bó.

Chẳng hạn như: theo đạo nhưng không muốn thực thi Lời Chúa, vì Lời Chúa làm ta phải dẹp bỏ nhiều thứ không phù hợp. Đi lễ phải lựa chọn cha. Cha nào giảng ngắn, giảng hay thì đi… Ít khi đi sớm, đến cận kề giờ lễ mới tới. Đến rồi thì viện đủ mọi lý do để ở ngoài theo kiểu đi lễ “ôm” và đi lễ “lòng vòng”. Lại có người thích giữ đạo theo kiểu “gốc cây”. Họ cũng chọn nhà thờ, nào là nhà thờ đẹp, rộng thoáng mát, và có ghế nệm êm, máy lạnh…

Khi tham dự thánh lễ, nếu cha giảng những giáo huấn của Giáo Hội mà đụng chạm đến cuộc sống của ta là khùng lên và tỏ vẻ khó chịu…

Lại có những người thường ưa nói hành, nói xấu người khác hơn là nhận ra và đón nhận điều tốt nơi anh chị em. Hay vẫn còn những người dùng tiền của công khó của cha mẹ, bản thân hay của người khác vào những chuyện bất chính… Rồi cũng không thiếu những bạn trẻ lao mình vào rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích…

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy cố gắng “đi qua cửa hẹp”, tức là phải từ bỏ những thứ không cần thiết và hãy cố gắng để  thay đổi cách sống cho phù hợp với đạo lý Tin Mừng. hãy biết cẩn trọng trong việc lựa chọn, bởi vì, cửa hẹp sẽ đẫn đến sự sống, còn cửa rộng và lối thênh thang như tiền của, sắc dục, và sự dễ dãi sẽ dẫn đến cái chết trầm luân muôn kiếp. Mặt khác, Lời Chúa còn nhắc cho chúng ta biết vào đúng lúc, đúng giờ, bởi vì: hãy sám hối khi ta còn có thể và có cơ hội, kẻo lỡ quá muộn, chúng ta sẽ không còn cơ hội nữa, lúc đó không ai cho vào và như một lẽ tất yếu, chúng ta sẽ bị quăng vào nơi khóc lóc và nghiến răng.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết đi trên con đường của Chúa đã đi, đó là con đường hẹp. Xin cho chúng con luôn biết khước từ những con đường thênh thang rộng rãi, vì con đường này sẽ dẫn đến diệt vong. Amen.

Về mục lục

.

CỬA HẸP LÀ CỬA NÀO?

                              Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty  

Phúc âm cho thấy; kẻ đặt vấn nạn cho Đức Giê-su có thể là một người Do Thái bất kỳ, vì Cựu Ước đã dạy cho toàn dân xác tín rằng: vương quốc vẻ vang của Đấng Thiên Sai (Messiah) sẽ chỉ dành cho những ai trung thành nắm giữ lề luật. Trước nội dung những lời rao giảng của Đức Giê-su về một Tin Mừng cứu độ phổ quát, mọi người Do Thái chân chính đều cảm thấy khó chịu; học thuyết mới này có nguy cơ tiêu diệt mọi nỗ lực giữ cặn kẽ luật pháp Mô-sê, mở đường cho lối sống buông thả về mặt chính trị cũng như tôn giáo. Chính câu hỏi được đặt ra tự nó đã hàm ý khảng định con đường luật pháp truyền thống mới thực sự là đúng đắn, là đáng khích lệ.

Câu trả lời của Đức Giê-su có vẻ chủ yếu nhắm thẳng vào tư duy này của người Do thái, vì Người cho thấy: họ đã không nắm bắt được tư tưởng nòng cốt của Cựu Ước, cũng như niềm tin đích thực của Áp-ra-ham, I-xa-ác, Gia-cóp và tất cả các ngôn sứ: toàn bộ nội dung Cựu Ước phải hướng tới việc đón nhận Tình Yêu cứu độ của đấng Mê-si-a. Đơn giản là người Do Thái đã hiểu sai, khi đồng hóa sự cứu rỗi với trung thành giữ lề luật; “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài”; nếu quả là như thế, nếu không phải những kẻ giữ lề luật được vào thiên đàng, thì ‘ai’ mới là những người được vào thiêng đàng? Câu hỏi này, cũng như các câu hỏi tương tự: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không? “Thưa Thầy, vậy thì ai mới được cứu rỗi?”; cho tới nay câu hỏi này vẫn còn là vấn nạn rất phổ thông của nhiều Ki-tô hữu chúng ta; và nó sẽ còn tiếp tục tiềm tàng trong thâm tâm của hầu hết mọi người.

Về vấn nạn này, câu trả lời của Đức Giê-su cũng rất thẳng thắn: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!” Hình ảnh tuy đã rõ ràng, nhưng nội dung thì chưa mấy sáng tỏ. Ta phải hiểu‘cửa hẹp’ theo nghĩa nào đây, cửa hẹp là cửa nào?

Ta vẫn thường nghe giải thích: cửa hẹp là ăn ngay ở lành, là sống lương thiện, là tuân giữ cặn kẽ các qui định luân lý đạo đức… Một nếp sống như thế chắc chắn đòi phải phấn đấu, phải chế ngự các tính mê nết xấu v.v…, và vì vậy chỉ những ai cặn kẽ giữ các điều đó mới xứng đáng được vào qua ‘cửa hẹp’ này, tức là được vào thiên đàng. Nói như thế nghe rất có vẻ hợp lý theo lý luận thông thường. Tuy nhiên ta vẫn cần khảng định rằng: Đức Giê-su đang đầ cập tới Tin Mừng cữu rỗi. Tương tự, nếu ta giải thích cửa hẹp là: trung thành giữ đạo, là năng đi nhà thờ, là đọc kinh tối sớm…, thì làm sao giải thích được điều Đức Giê-su không ngừng khảng định: ‘cửa hẹp’ này không hề khép lại để ngăn cản nhiều người muốn được vào: “Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa”. Ngược lại, cửa hẹp này lại đóng lại trước nhiều người đã từng lên tiếng: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. Họ chưa chắc sẽ được lọt vào! Theo Đức Giê-su thì chính hạng người sau này lại rất dễ bị gạt ra ngoài: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta!

Dựa trên toàn bộ nội dung Tin Mừng thì khiêm cung thống hối để đón nhận lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa mới đích thực là cánh của hẹp và thấp mà mọi người cần phấn đấu vào cho bằng được. Gio-an Tiền Hô đã kêu gọi dân chúng thống hối như điều kiện thiết yếu để chuẩn bị đón đấng Mê-si-a…, nhưng nhiều người Do thái đã không chấp nhận lời rao giảng của Gio-an, cho dầu không ít người trong số họ thực tình mong đợi đấng Thiên Sai đến; “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. Đức Giê-su khi rao giảng nội dung này cách quyết liệt, thì chính nhóm Biệt Phái, luật sĩ, Sa-đốc và Hê-rốt đã tìm cách chống lại. Họ là những hạng người vốn tự coi mình có địa vị cao trọng trong xã hội hơn nhiều kẻ khác, kể cả về diện vật chất như giầu sang chức quyền, lẫn về diện tinh thần – tôn giáo như công chính đạo đức. Ngược lại, những người vốn dĩ bị coi là tội lỗi, thấp hèn (hạng thu thuế, gái điếm, tật nguyền…) mới là những kẻ thực thi lời mời gọi sám hối của Gio-an, và rộng mở đón nhận Tin Mừng thương xót của Đức Giê-su. Toàn bộ các tường thuật Tin mừng đều đã không ngừng xác minh thực tế này; do đó, thật dễ hiểu khi Đức Giê-su đưa ra kết luận: “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng hàng đầu sẽ xuống hàng chót”.

Như vậy ‘cửa hẹp’ đối với Tin Mừng phải là: lòng khiêm nhường thống hối; điều này Ki-tô hữu chúng ta luôn xác tín: không ai sẽ được cứu rỗi nếu không vào Nước Trời qua cánh cửa hẹp này, đơn giản là vì không một ai là cao trọng, là trong sạch trước mặt Thiên Chúa. Ki-tô hữu chúng ta đã chính thức bước qua cửa hẹp này ngày chịu phép Thánh Tẩy, ngày mà mỗi người chúng ta chân thành thống hối và xưng thú các tội lỗi mình trước toàn thể cộng đoàn Giáo Hội; rồi chúng ta còn tiếp tục bước qua ngưỡng cửa đó trong suốt đời sống mình mỗi khi đi xưng tội, để khiêm tốn nhìn nhận những yếu hèn của mình và rộng mở cõi lòng đón nhận ơn cứu rỗi; bước qua ‘cửa hẹp’ này là điều kiện thiết yếu mà tất cả mọi người chúng ta – không trừ một ai, cho dầu có được nâng lên tới địa vị cao trọng tới mấy – đều phải thực hiện.

Lạy Chúa, xin cho con luôn mãi duy trì được nơi mình lòng khiêm cung thống hối; đó chính là điều kiện tiên quyết để con đón nhận hồng ân thương xót cứu độ của Chúa. Cho dầu con có đạt được bất cứ điều tốt lành, thánh thiện nào trong cuộc sống, xin hãy cho con vẫn cứ khiêm nhường cúi mình chui qua cửa hẹp Tin Mừng. Xin Mẹ Maria, người nữ tì khiêm hạ của Gia-vê, gìn giữ xác hồn con luôn thấp hèn, để như Mẹ, con biết luôn rộng mở tâm hồn đón lấy lòng từ nhân của Thiên Chúa cứu độ. A-men .

Về mục lục

.

CỬA HẸP ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC MUÔN ĐỜI

Lm. Inhaxiô Trần Ngà

Khi có người hỏi: “Thưa Ngài, có ít người được cứu thoát thôi, phải không” Chúa Giê-su không trả lời có nhiều hay ít. Nhiều hay ít là tuỳ vào sự định đoạt của mỗi người. Và nhân cơ hội nầy, Chúa Giê-su chỉ dạy một lối đi giúp cho con người đạt được ơn cứu độ: Đó là đi vào cửa hẹp. Ngài nói: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.”

Thế là, muốn vào Nước Trời, muốn nhận được ơn cứu độ, phải theo cửa hẹp, đường hẹp mà vào.

Nhưng tại sao phải đi vào cửa hẹp?

Thiên Chúa đã dựng nên trái đất và Ngài quy định cho nó phải quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo nhất định và không bao giờ được đi trệch ra ngoài. Thế là trái đất phải quay theo đúng quỹ đạo Chúa vạch ra cho mình không hề sai lệch.

Bao lâu trái đất còn đi theo đúng quỹ đạo, tức con đường hẹp mà Thiên Chúa ấn định cho nó, thì mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp, cuộc sống sẽ ổn định, hài hoà. Nhưng giả sử trái đất không đi theo quỹ đạo gò bó, chật hẹp nầy, mà đi trệch ra ngoài cho thong dong thoải mái, thì đó là ngày tận cùng của thế giới!

Trong lĩnh vực giao thông đường sắt, nhà thiết kế đã tạo ra hai đường ray chật hẹp cho con tàu chạy trên đó. Bao lâu con tàu nương theo hai đường sắt chật hẹp ấy mà tiến tới, thì nó sẽ về ga cuối an toàn. Nhưng nếu đầu tàu muốn thoát ra khỏi hai đường sắt gò bó, để được tự do trên những con đường thênh thang, để băng mình qua những cánh đồng bát ngát, thì nó sẽ gây ra thảm họa đau thương!

Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa cũng vạch ra cho họ một “quỹ đạo”, đó là quy luật yêu thương. Đây cũng là con đường hẹp, vì muốn sống yêu thương thì phải từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, phải quên mình để phục vụ tha nhân. Nhưng nếu con người đi trật ra ngoài “quỹ đạo yêu thương”, họ phải nhận lấy hậu quả vô cùng tai hại.

Đường hẹp đưa đến vinh quang

Con đường hẹp của học sinh, sinh viên, của nhà nghiên cứu là gác bỏ những thú vui và nếp sống an nhàn… để miệt mài nghiên cứu học tập, nhờ đó, họ đạt được những thành quả lớn lao.

Nói chung, bất kỳ một thành tích hay một kết quả lớn lao trong bất cứ lĩnh vực nào cũng chỉ được gặt hái bằng những hy sinh phấn đấu, bằng những nỗ lực kiên trì, tức là phải thông qua đường hẹp mới đạt được chúng.

Không theo đường hẹp là tự rước hoạ cho mình

Nếu mỗi người chúng ta không đi theo đường hẹp Chúa Giê-su đề nghị mà cứ sống buông thả theo đam mê dục vọng hư hèn của mình, thì số phận chúng ta cũng như con tàu đi trật đường ray; chúng ta sẽ gánh lấy thảm họa. Mai đây, chúng ta có nài van với Chúa rằng:  “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào!”, thì Chúa sẽ bảo: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!” và “bấy giờ chúng ta sẽ khóc lóc nghiến răng…” (Lc 13, 28)

Lạy Chúa Giê-su,

Mặc dù là Thiên Chúa cao cả và quyền năng, thế mà Chúa cũng đã chọn con đường hẹp, là tự xóa bỏ mình đi, trở thành tôi tớ trung thành của Thiên Chúa Cha, vâng lời Chúa Cha trong mọi sự cho đến chết. (Philip 2: 6-11)

Xin cho đoàn con biết vâng theo lời Chúa dạy, noi theo việc Chúa làm để đi theo con đường hẹp mà Chúa mời gọi, là sống theo luật yêu thương bác ái, nhờ đó, chúng con sẽ được an bình hạnh phúc đến muôn đời.

Về mục lục

.

CỬA HẸP

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Những thách thức gian truân trong cuộc sống là những bước thang thanh luyện và lối hẹp tiến lên.

Thiên Chúa đã chọn dân Do-thái làm dân riêng để chuẩn bị đón nhận ơn cứu độ. Thiên Chúa đã từng bước dẫn dắt lịch sử của Dân riêng qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Qua dân này, Thiên Chúa đã mạc khải về chính mình, về vũ trụ và con người. Được chuẩn bị đón nhận Đấng Cứu Thế là một ưu quyền. Tuy nhiên, Ơn Cứu Độ lại phổ quát ban cho hết mọi người. Không người nào hay dân tộc nào có đặc quyền sở hữu ơn cứu độ. Để nhận lãnh ơn cứu độ, mỗi cá nhân phải biết mở rộng tâm hồn đón nhận. Nước Trời được mở ra cho mọi người tiến vào. Không một ai là ưu tuyển được tự động bước vào Nước Trời. Tiên tri Isaia đã trình bày: Đây Chúa phán: “Ta đã biết các việc làm và tư tưởng của chúng; Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ: Chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta (Is 66, 18). Chúa sẽ qui tụ mọi dân từ khắp nơi, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ hay bất cứ sự khác biệt nào. Ai muốn tham dự Nước Chúa, hãy bước vào qua cửa hẹp.

Isaia đã nói tiên tri về một trời mới và đất mới. Một dòng dõi trường tồn. Thiên Chúa sẽ qui tụ mọi người tin về một mối: Vì chưng lời Chúa rằng: Cũng như Ta tạo thành trời mới, đất mới đứng vững trước mặt Ta thế nào, thì dòng dõi ngươi và danh tánh các ngươi sẽ vững bền như vậy” (Is 66, 22). Một viễn tượng cao vời và một niềm hy vọng tuyệt đối vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đã hơn hai ngàn năm trăm năm từ khi tiên tri Isaia xuất hiện, cuộc lữ hành đức tin tiếp tục diễn tiến từ đời này qua đời kia. Niềm hy vọng trời mới và đất mới là cùng đích của mọi loài thụ tạo. Thiên Chúa hiện hữu tự đời đời. Các thế hệ con người nối tiếp và hành trình sống niềm tin vẫn luôn tiến tới. Mỗi người chúng ta được mời gọi bước vào chương trình cứu độ và chung kết sẽ được diện kiến vinh quang Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng cửa Nước Trời rộng mở nhưng không phải tất cả mọi người đều vào được. Trong khi Chúa giảng: Có kẻ hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?” Chúa Giêsu không trả lời nhiều hay ít người được cứu độ, nhưng Chúa đã mở ra một lối vào. Không ai có vé đặc biệt hay ưu quyền dành riêng. Mọi người đều bình đẳng trên con đường tiến về quê trời. Chúa Giêsu phán rằng: “Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được (Lc 13, 24). Cửa rộng rãi thênh thang sẽ dẫn vào nơi hoan lạc của trần thế hưởng thụ và tiêu xài. Cửa rộng rãi tự do sẽ dẫn chúng ta vào con đường cụt. Chúa Giêsu nhập thế qua cửa hẹp. Cửa hẹp là lối đi lên. Cửa hẹp đòi hỏi phải từ bỏ, hy sinh và tiết chế. Cửa hẹp dẫn lối vào Nước Trời. Đúng thế, không mấy người thích đi vào cửa hẹp. Vì qua cửa hẹp đòi hỏi phải sống khiêm hạ, trau dồi nhân đức và sống khổ hạnh. Sống khoan dung độ lượng tha thứ bỏ qua những vướng bận cuộc đời.

Chúa Giêsu ví Ngài như là cửa chuồng chiên, ai qua cửa mà vào sẽ tìm được nơi an nghỉ thỏa thuê. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với Ngài qua lối cửa hẹp. Ngài không thường hiện diện ở những nơi nhà cao cửa rộng hoặc nơi biệt thự khang trang, mà là nơi sườn núi, ngoài cánh đồng, nơi hoang mạc, chỗ nghèo hèn, bên bãi biển và nơi cung đường. Chúa mở lối vào qua cửa hẹp bằng Tám Mối phúc thật và luật yêu thương bác ái. Cửa hẹp là cửa an lạc, thanh thản và thánh thiện. Con đường hẹp cũng là con đường đi lên núi sọ. Con đường Chúa đã đi qua là con đường thánh giá, đau khổ và từ bỏ. Mọi tín hữu, dù sống trong bậc tu trì hay bậc sống gia đình đều được mời gọi đi vào con đường hẹp. Con đường hy sinh và từ bỏ ý riêng, để cùng nhau sánh bước trên con đường trọn lành. Bước theo Chúa vào con đường hẹp sẽ dẫn tới hạnh phúc Nước Trời.

Đi theo Chúa vào con đường hẹp thì không dễ. Không phải mọi người đều hưởng ứng chấp thuận. Thực tế, chúng ta rất ngại phải từ bỏ hay buông bỏ những sự lỉnh kỉnh ở đời như những thói hư tật xấu gắn liền với con người trong đời sống hằng ngày. Bỏ đi những thói xấu hay tội lỗi, chúng ta tiếc xót lắm. Chúng ta than van rằng đã vất vả làm việc cả tuần, cuối tuần phải hưởng thụ nhậu nhẹt chơi bời chút đỉnh cho vui cuộc đời. Vào cuối tuần mới có giờ rảnh rang, chúng ta phải đi giải trí Casino đôi chút chứ. Cửa rộng hay cửa hẹp có khác gì. Nghĩ rằng cuộc sống có là bao, hưởng thụ đi kẻo muộn. Có tiền bạc rủng rỉnh, nên tiêu xài mua sắm cho thỏa lòng ước mong. Chúng ta không muốn bị gò bó trong những luật lệ bị cấm đoán. Cùng thi đua với chúng bạn, chúng ta cứ thong dong hưởng phước cuộc đời. Tin là đời chúng ta còn dài, không cần phải lo lắng chi nhiều. Thế là chúng ta đang chuyển bước sang con đường rộng rãi thênh thang với hoa thơm cỏ lạ.

Đôi khi nghĩ thầm rằng chúng ta là những tín hữu ngoan đạo rồi. Chúng ta đã lãnh nhận các Bí Tích đầy đủ, tham dự các ngày lễ Chúa Nhật và lễ Trọng, xưng tội một năm một lần và đọc kinh sáng tối mỗi ngày. Hơn nữa, chúng ta yên trí mình là đạo gốc nhiều đời đã có ông bà, cha mẹ và bà con lối xóm gia hộ để có vé vào cửa Nước Trời. Chúng ta cũng đã cố gắng gia nhập các Hội Đoàn để sống đạo. Chúng ta cũng không muốn ai can thiệp vào đời sống riêng tư. Chúng ta không muốn bị nghe lời cảnh tỉnh và sửa dậy qua lời Chúa hằng tuần nơi tòa giảng. Thích nghe (tiếng ngoại quốc) mà không hiểu thì vẫn vui hơn, vì không bị lương tâm cắn rứt. Chúng ta an vui với cách sống riêng của mình và thù ghét những ai chắn đường cản lối bước ta đi. Đôi khi nghĩ rằng chúng ta độc lập tự do quyết định đường đời của mình, không cần ai nhắc nhở sửa dậy. Hãy biết lắng nghe!

Thánh Phaolô tha thiết mời gọi thái độ khiêm hạ: Anh em thân mến, anh em đã quên lời yên ủi tôi nói với anh em, như nói với những người con rằng: “Hỡi con, con chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, và đừng nản chí khi Người quở trách con (Dt 12, 5). Chúa đánh động tâm hồn chúng ta qua nhiều cách. Có rất nhiều khi chúng ta đang xa lạc vào đường lầm nhưng không nhận ra. Như Vua Đavít chỉ nhận ra lỗi lầm khi tiên tri Nathan gợi ý và sửa dạy. Những thói quen cuộc sống tạo thành tính tình cỗ hữu sai lầm, có người nói rằng tính tôi là vậy đó, ai chịu được thì chịu. Cần có những ánh sáng dọi chiếu để nhận diện ra chính mình. Chúa thương chúng ta nên Chúa sửa dạy: Vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con (Dt 12, 6). Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Những thách thức gian truân trong cuộc sống là những bước thang thanh luyện và lối hẹp tiến lên.

Không phải cứ mang danh Kitô hữu là chúng ta bảo đảm được dự phần phúc thiên đàng. Không chỉ thưa lạy Chúa, lạy Chúa mà chúng ta được vào Nước Trời, mà là dành cho những ai làm theo thánh ý Chúa. Việc sống và thực hành lời của Chúa phải sinh hoa kết qủa tốt. Đức tin phải có hành động tốt mới phát triển. Chúng ta đặt niềm tin nơi Chúa như thánh Phaolô đã dậy rằng hãy chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin. Đừng để công lao cuộc sống đạo của chúng ta ra vô ích. Chúng ta phải chiến đấu tới cùng để đạt triều thiên sự sống. Chung hưởng hạnh phúc với các tổ phụ cha ông, đừng để bị gạt ra ngoài như kẻ gian ác: Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài, nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng (Lc 13, 28).

Lạy Chúa, cửa Nước Trời luôn rộng mở. Ngõ vào cửa Nước Trời là ngõ hẹp. Xin cho chúng con biết trút bỏ những tham sân si và bận vướng cuộc đời để thanh thản bước theo Chúa. Xin Chúa dẫn dắt chúng con đi vào đường ngay nẻo chính. Amen.

Về mục lục

.

CHIẾN ĐẤU VÀO CỬA HẸP

AM. Trần Bình An

Vào Chúa Nhật ngày 14/4/1985, Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, Linh Mục Tom Maniyangat đang trên đường đi tới một Nhà Thờ truyền giáo ở phía Bắc của Kerala, Ấn Độ, để dâng Thánh Lễ, và ngài đã bị tử nạn. Xe của ngài đụng thẳng đầu một xe jeep. Ngài được chở vội tới nhà thương, cách chỗ xảy ra tai nạn khoảng 70 cây số, nhưng ngài đã qua đời trên đường. Linh Hồn cha Tom lìa khỏi xác, nên cha cảm nghiệm được là ngài đã chết. Ngài nhìn thấy thi thể ngài, và người ta đang chở ngài tới nhà thương. Cha nghe được tiếng người ta khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện cho cha. Rồi cha gặp Thiên Thần Bản Mệnh, nói với cha: “Tôi sẽ dẫn Linh Mục lên Trời. Chúa muốn gặp và nói chuyện với Linh Mục.” Thiên Thần cũng nói rằng, trên đường đi, ngài cũng muốn cho cha thấy Hỏa Ngục và Luyện Ngục nữa.“Trước tiên,Thiên Thần dẫn tôi xuống chứng kiến Hoả Ngục. Đó là một quang cảnh thật ghê sợ. Tôi thấy Satan và các quỷ dữ, thấy những ngọn lửa không hề tắt với sức nóng 2.000 độ Fahrenheit, thấy dòi bọ lúc nhúc, thấy người ta rên la và đánh đập nhau,thấy những người khác đang bị bày quỷ dữ tra tấn hành hạ.” Tôi được nói cho biết trong Địa Ngục có bảy“cấp bậc,” hoặc bảy tầng đau khổ. Những người “phạm hết tội trọng này đến tội trọng khác,” khi sống trên dương thế, phải chịu sức nóng ghê gớm nhất. Thân hình họ trông rất xấu xí và rất ghê rợn như những con quái vật đáng sợ. Thiên Thần cho tôi biết tất cả những đau khổ này là do các tội trọng không hối cải. Tôi được thấy một số người mà tôi quen biết, nhưng tôi không được phép tiết lộ danh tánh. Những tội khiến họ bị trầm luân phần lớn là do phá thai, dâm dục, thù hận, không tha thứ và tội phạm thánh. Thiên Thần nói với tôi rằng, nếu họ sám hối, họ sẽ tránh được Hoả Ngục, mà chỉ phải vào Luyện Ngục thôi. Tôi cũng hiểu rằng, một số người sám hối tội lỗi, có thể được thanh luyện trên trái đất qua những đau khổ họ phải chịu. Bằng cách này, họ có thể tránh được Luyện Ngục và bay thẳng lên Thiên Đàng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong Hoả Ngục gồm cả Giám mục, Linh Mục, một vài người tôi không thể ngờ. Vì họ đã hướng dẫn lạc đường cho người khác, bởi những lời dạy sai lầm và bởi gương xấu của họ.

Sau đó, Thiên Thần Bản Mệnh dẫn tôi tới thăm Luyện Ngục.  Đau khổ chính của những Linh Hồn này là sự bị chia cắt với Thiên Chúa. Có một số người trong Luyện Ngục đã phạm vô số tội trọng khi còn sống, nhưng họ đã làm hoà với Thiên Chúa trước khi họ chết.  Mặc dù những Linh Hồn này bị đau khổ ghê gớm, nhưng họ vẫn cảm nhận được sự bình an và nhận biết rằng, một ngày kia họ sẽ được phúc nhìn thấy Thiên Chúa. Họ xin tôi cầu nguyện cho họ, và nhờ tôi nói lại với người khác cầu nguyện cho họ nữa. Khi chúng ta cầu nguyện cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, chúng ta sẽ nhận được sự biết ơn của họ và do đó, họ cũng sẽ cầu nguyện cho chúng ta khi được lên Thiên Đàng.

Tiếp theo, Thiên Thần Bản Mệnh dẫn tôi lên Thiên Đàng, ngang qua một đường hầm với ánh sáng chói lọi. Tôi chưa bao giờ cảm nghiệm được sự bình an và niềm vui này trong đời. Và rồi đột nhiên, cửa Trời mở ra, và tôi nghe thấy tiếng nhạc du dương nhất mà tôi chưa từng được nghe. Các Thiên Thần đang ca hát, chúc tụng Thiên Chúa. Tôi được nhìn thấy tất cả các thánh, nhất là Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse, và nhiều Giám Mục, Linh Mục thánh thiện, sáng chói như những vì sao. Khi tôi thấy mình ở trước mặt Chúa, Ngài phán với tôi:“Cha muốn con trở lại thế gian. Trong cuộc sống thứ hai của con, con sẽ là dụng cụ bình an và chữa lành cho dân Cha. Con sẽ làm việc ở nước ngoài và sẽ nói ngôn ngữ nước ngoài. Với ơn Cha, mọi sự đều có thể cho con”.  Sau những lời này, Đức Mẹ phán với tôi: “Hãy làm những gì Ngài bảo con (Ga. 2, 5). Mẹ sẽ giúp con trong sứ vụ của con.” Không lời lẽ nào có thể diễn tả được vẻ đẹp đẽ, nét huy hoàng của Thiên Đàng! Nơi đó, chúng ta sẽ được sống đời đời trong bình an và hạnh phúc, vượt xa hàng triệu lần sự tưởng tượng của chúng ta. Thiên Chúa bội phần tốt đẹp hơn bất cứ tưởng tượng nào chúng ta có thể nghĩ tới. Nhan Thánh Người ngời sáng và đẹp đẽ, hơn hàng ngàn mặt trời đang mọc. Các tấm hình đẹp đẽ chúng ta thấy trên dương thế chỉ là bóng mờ của sự lộng lẫy của Người mà thôi.  Mẹ Maria ở bên cạnh Chúa Giêsu. Người rất đẹp đẽ, sáng láng. Thiên Đàng là Nhà Thật của tất cả chúng ta: Tất cả chúng ta được tạo dựng để vào Thiên Đàng và đời đời vui hưởng Thiên Chúa.  

Khi người ta di chuyển thi thể của tôi tới nhà xác, Linh Hồn tôi liền nhập vào xác. Tôi cảm thấy rất đau đớn vì nhiều thương tích do các xương bị gẫy. Tôi bắt đầu rên. Các người chung quanh tôi hết sức sợ hãi, hốt hoảng vừa chạy vừa la. Một người trong số họ đến gặp bác sĩ:“Thi thể cha đang rên rỉ!” Bác sĩ vội chạy tới khám nghiệm, liền quả quyết:“Cha vẫn còn sống. Đúng là một phép lạ! Hãy mau chở ngài tới nhà thương…”(Nguồn: FOSS/web Phinomenon)

Trong Tin Mừng Chúa nhật 21 Thường niên hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo ngày chung cuộc của mỗi người. Nếu ai chiến đấu quyết liệt vào cửa hẹp, thì sẽ được cứu rỗi. Bằng không, khi cửa đóng sẽ vô phương nài nỉ xin vào trong. Những hình ảnh tuyệt diệu trên Nước Chúa, mà Linh mục Tom Maniyangat thị kiến, càng khẳng định thêm niềm hy vọng của những ai đi theo Chúa đến cùng.

 

Chiến đấu vào Cửa Hẹp 

“Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ: chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta.” (Is 66, 18) Ơn cứu độ mang tính phổ quát rộng rãi dành cho mọi người, mọi nơi, mọi dân tộc, không loại trừ bất cứ ai, dù theo tôn giáo nào, khuynh hướng nào, như Lời Chúa phán qua ngôn sứ Isaia. Lòng Thương Xót Thiên Chúa không muốn hư mất bất cứ ai. Đức Giêsu đã công khai khẳng định trước toàn thể công chúng: “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” (Mt 18, 14)

Tuy nhiên, ơn cứu độ lại còn mang tính đặc thù, riêng rẽ cá nhân, dành hẳn cho mỗi người. Chính vì thế, Đức Giêsu làm lơ, không trả lời cụ thể câu hỏi huyênh hoang, trâng tráo, ngạo mạn, tự đắc, tự mãn, tự phụ: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Cứ y như bản thân, nhóm mình, phe ta, đã được ghi thẳng vào sổ được cứu rỗi. Thay vì tỏ bất bình, Người thản nhiên, chân tình, vui vẻ, thân thương hướng dẫn, khuyên nhủ, nhắc người hỏi: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” 

Chiến đấu với chính mình, với kẻ nội thù đang ẩn sâu, nấp kín, đang nằm vùng, cài cắm ngay trong thân xác và tâm hồn vị kỷ, là ưu tiên nhất. Vì thế, điều kiện khởi sự theo Chúa chính là từ “bỏ mình.” Thoát ra khỏi ách nô lệ bản năng, tham sân si, lợi lộc, nô lệ tiền tài, vật chất, tiện nghi, nô lệ hào quang danh vọng.“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. (Mc 8, 34)

Chiến đấu với cái tôi, vốn được ảo tưởng là trung tâm vũ trụ, là một cuộc chiến dai dẳng, khốc liệt và trường kỳ. Thường người ta hay lấy quan điểm, cái nhìn chủ quan, cá nhân, hạn hẹp, phiến diện, lệch lạc, méo mó của mình làm tiêu chuẩn, áp đặt cho tha nhân, có khi cho cả Đấng Tạo Hoá. Vậy không chiến thắng nổi chính bản thân, làm chủ bản thân, thì đừng mơ bước vào cánh cửa chật chội, nhỏ hẹp, vì Nước Trời dành cho những ai mạnh mẽ đấu tranh, như Đức Giêsu đã quả quyết:“Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.” (Mt 11, 12; Lc 16, 16)

Dĩ nhiên, không thể nào chiến thắng cái tôi xác thịt ích kỷ, thế gian mưu ma chước quỷ, với thiên hình vạn trạng, nếu không có hồng ân Chúa trợ lực, qua cầu nguyện và hãm mình chay tịnh. “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao.” (Ep 6, 12).

Thánh Phaolô đã hoàn toàn phó thác và trông cậy quyền năng Thiên Chúa: “Tôi chiến đấu với sức mạnh của Chúa Kitô vốn tác động mạnh mẽ nơi tôi” (Cl 1, 29). Thánh nhân còn ân cần khuyến khích mọi người, qua thư gửi anh Timôthê: “Anh hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin, giành cho được sự sống đời đời.”(1Tm 6, 12)

Vơ vét, gom góp, chất đầy lòng tham, ham muốn ngồn ngột, lỉnh kỉnh tiện nghi hưởng thụ, cồng kềnh đam mê, háo danh, háo lợi, thì làm sao có thể vào “cửa hẹp”? Trong khi, Đức Giêsu lại là cửa định mệnh: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.” (Ga 10, 9).

Người đã làm gương, đã thân chinh qua cánh cửa hẹp đó, bằng cuộc tử nạn đau đớn. Rồi sau đó, Người được phục sinh vinh hiển. Vì thế, Người luôn kêu gọi mọi người cố gắng phấn đấu vào được cửa hẹp: “Hãy chọn con đường nhỏ hẹp, vì cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7, 14)

Chiến đấu trước khi cửa đóng

Con đường dẫn đến cửa hẹp cũng được Đức Giêsu tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, vì:“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14, 6) Con đường từ bỏ mình, vác khổ giá. Con đường hy sinh, hãm mình. Con đường đơn sơ, khiêm nhường, trong sạch, nghèo khó, vâng phục. Con đường tái sanh, hồn nhiên, ngây thơ như em bé, phó thác như con với cha mẹ. Con đường ăn năn, sám hối kiếp đi hoang trở về với Người Cha Nhân Từ.

Nhưng phận người thì mong manh, mỏng dòn, yếu đuối, sớm nở tối tàn lúc nào chẳng hay. Chẳng biết khi nào cánh cửa cuộc đời khép chặt lại. Vậy cố gắng phấn đấu sống giây phút hiện tại tròn đầy bổn phận và trách nhiệm, chính là vâng phục Thánh Ý Chúa, chính là xả kỷ vị tha, sống cho, sống vì, sống với tha nhân, cùng với tình yêu nồng nàn bác ái, dấn thân phục vụ. Đừng như các cô trinh nữ dại khờ gõ cửa, năn nỉ vô vọng: “Thưa ngài, thưa ngài, mở cửa cho chúng tôi với.” Rồi chỉ nghe câu trả lời hết sức phũ phàng: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!”(Mt 25, 11-12)

Đừng tự mãn con nhà đạo gốc, tự mãn chăm lễ chầu, kinh nguyện, tự mãn giữ đạo máy móc theo luật định, vì chắc chắn sẽ nghe lời khước từ lạnh lùng: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính.” 

Đừng để lúc sắp bước chân vào ngưỡng cửa đời đời, con hối tiếc vì đã đổi “của thiệt” lấy toàn “đồ giả”. (Đường Hy Vọng, số 676)

Lạy Chúa Giêsu, xin luôn thức tỉnh chúng con trong từng phút giây, đừng mê hoặc theo bản năng, thế gian và ma quỷ, mà luôn quyết liệt chiến đấu chống lại mọi cám dỗ của sự dữ, của văn minh sự chết, để có thể vào được cửa hẹp bất cứ khi nào Chúa gọi.

Khấn xin Mẹ Maria cầu bầu, che chở, giúp đỡ cho chúng khi nay và khi lâm tử, luôn sẵn sàng dọn mình bước vào cửa hẹp, hầu được cứu rỗi. Amen.

Về mục lục

.

ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘI VÀO NƯỚC TRỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Trong cuộc đời con người, cơ hội thuận lợi có khi chỉ đến một lần, ai nắm bắt được sẽ thành công, ai bỏ lỡ sẽ không còn cơ hội khác. Ước mơ của học sinh là bước chân vào đị, nhưng không phải tất cả đều có cơ hội vượt qua vòng thi tuyển nếu không chuyên chăm; Tại các phiên tòa, sau khi tuyên án, các bị cáo thường xin tòa một cơ hội để chuộc lại lỗi lầm, nhưng đã quá trễ; Thời điểm này là cơ hội tốt nhất để Việt Nam khởi kiện đòi lại chủ quyền Biển Đông. Bỏ qua cơ hội này, việc giành lại chủ quyền sẽ càng khó khăn hơn nữa cho các thế hệ mai sau.
Lời Chúa cho thấy, để bước vào Nước Trời, mỗi người phải biết nhanh chóng tận dụng hết mọi cơ hội, mọi khả năng hiện tại để giành lấy mục tiêu chung cuộc cho đời mình. Để lỡ cơ hội này, chúng ta sẽ không còn bất cứ một cơ hội nào khác và sẽ phải ân hận hối tiếc cả đời.
Sau khi nghe Chúa Giêsu rao giảng và những đòi buộc của Nước Trời, nhiều người nghe nghĩ rằng, như thế thì cơ hội vào Nước Trời chỉ dành cho số ít người. Vì vậy, họ đã đặt vấn đề với Chúa Giêsu : Thưa Ngài, phải chăng những người được cứu thoát chỉ là số ít ? Chúa Giêsu trả lời : Vấn đề không phải là nhiều hay ít, nhưng vấn đề ở chỗ ai vượt qua cửa hẹp, kẻ ấy sẽ được cứu độ.
Nước Trời luôn đủ chỗ cho tất cả mọi người và Thiên Chúa là Cha luôn mở rộng vòng tay để chờ đón mọi con cái của Ngài. Thiên Chúa đã nói qua tiên tri Isaia rằng : Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ, họ sẽ đến và được thấy vinh quang của Ta. Thiên Chúa cho thấy, Ngài không bao giờ giới hạn tình yêu và tình thương cứu độ, nhưng trao ban và mời gọi tất cả mọi người, mọi dân tộc chung hưởng. Tất cả các dân, bất cứ ai mở lòng ra đón nhận Chúa và giới răn lề luật của Ngài thì được cứu độ.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh cửa hẹp để mời gọi mọi người phải không ngừng chiến đấu để bước vào Nước Trời. Cửa hẹp Chúa Giêsu nói tới không phải là cửa hậu, cũng không phải là cánh cửa đút lót theo kiểu thế gian, nhưng là một con đường chiến đấu liên tục với bản thân và với ngoại cảnh. Cửa rộng là sự dễ dãi, tự do buông thả, là lối sống buông chiều theo bản năng và những lôi kéo của cám dỗ, xã hội. Trái lại, cửa hẹp đòi phải hy sinh, tiết chế, làm chủ bản thân. Bước qua cửa hẹp, chúng ta không thể mang những hành lý cồng kềnh, những bận vướng là những gai góc trên mỗi người, những tính hư tật xấu, ích kỷ nhỏ nhen, nhưng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng thanh thoát.
Thiên Chúa không loại trừ ai. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại cho mỗi người có một khoảng thời gian nhất định, ai tận dụng được thời gian của mình để sống theo lời dạy của Chúa, người ấy sẽ thành công ; ai không tận dụng được, sẽ là người trễ hẹn. Trễ một chuyến bay, một chuyến tàu, người ta có thể đón chuyến tàu khác, nhưng ai để trễ chuyến tàu cuộc đời, sẽ vĩnh viễn bị loại trừ.
Chúa Giêsu cho thấy, người ta sẽ không thể nại vào lý do gì để có thể thay đổi tình thế. Dù có gõ cửa, có năn nỉ, cũng sẽ bị nghe những lời từ chối : Ta không biết các người là ai. Trong xã hội ngày nay, người ta thường dựa vào quyền thế, con ông cháu cha, chạy chức chạy quyền bằng quyền lực, lót tay để đạt được địa vị. Tấm vé vào được Nước Trời không thể đút lót hối lộ, cũng không thể cậy thân, cậy thế.  Người ta cũng không thể nại vào lý do gốc gác hay thân quen như kiểu thế gian, cũng không thể dựa vào lý lịch gia đình để vào Nước Trời. Để có thể được chọn vào số những người được hưởng ơn cứu độ, đòi mỗi người phải nỗ lực bằng chính nghị lực bản thân.
Ta không biết các ngươi từ đâu mà tới là lời từ chối thật đau đớn dành cho những kẻ biến mình trở nên xa lạ với Thiên Chúa. Chắc chắn Chúa biết rõ mỗi người và tâm trí của mỗi người. Những kẻ để mình trở thành xa lạ, là những người từ chối Thiên Chúa, không muốn để Thiên Chúa trở thành bạn thân của mình thì bị từ chối. Lí lẽ mà những kẻ bị từ chối đưa ra : Chúng tôi đã từng ăn uống trước mặt Ngài và Ngài từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi, không chứng minh được tương quan cá nhân của họ với Thiên Chúa, họ đã tỏ ra dửng dưng với lời giảng dạy của Chúa. Vì thế, họ bị xếp vào số những kẻ làm điều bất chính.
Những kẻ bỏ lỡ cơ hội được cứu độ sẽ hối hận, nuối tiếc, họ phải khóc lóc nghiến răng. Đau khổ lớn nhất cho những kẻ này là sự tuyệt vọng vĩnh viễn. Trong khi Apbraham, Isaac, Giacop, các ngôn sứ và các người công chính từ Đông sang Tây được vào dự tiệc cưới Nước Trời, còn mình thì bị loại ra ngoài. Lời này, Chúa nhắm đến những người Do Thái thường tự hào mình là con cháu các tổ phụ Abraham, Isaac. Họ nghĩ mình đương nhiên được hưởng ơn cứu độ mà không cần phải cố gắng. Lời cảnh báo của Chúa Giêsu cho thấy, dù là con cháu Ambraham, dù là bổn đạo gốc cũng có thể bị loại ra ngoài nếu mỗi người không cố gắng giành cơ hội vào dự tiệc Nước Trời.
Một số người trong xã hội đang sống trong tình trạng ỷ nại, ỷ nại vào thế giá của gia đình, của tiền bạc và các mối quan hệ xã hội. Có nhiều người nghĩ rằng, có tiền là mua được quyền lực địa vị, cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền. Từ đó tạo ra một lối sống coi thường luật pháp và các quy chuẩn xã hội cũng như tạo ra bất công xã hội. Lối sống ỷ nại này cũng đang thể hiện trong đời sống đức tin của nhiều tín hữu. Nhiều người an phận với một vài việc đạo đức hời hợt bên ngoài mà không gặp gỡ riêng tư với Chúa. Có người sống đạo không cố gắng, ngại hy sinh, chỉ giữ đạo cách thụ động cho khỏi vi phạm luật. Nhiều người đến với Chúa mỗi ngày Chúa nhật như một việc bắt buộc, cho hết giờ, hơn là đến để ca tụng tạ ơn Chúa. 
Một số Kitô hữu chỉ biết đòi hỏi quyền lợi nhưng lại không có trách nhiệm. Giống như những kẻ bị từ chối trong câu chuyện hôm nay, nhiều người kể lể công trạng của mình. Họ sống trong giáo xứ một cách hời hợt, trốn tránh trách nhiệm, như những kẻ xa lạ, khi chạm đến quyền lợi, họ kể lể công trạng : bố tôi đã từng làm việc, tôi đã từng đóng góp, tôi là ân nhân, tôi phải được thế này, thế kia…
Là con của Thiên Chúa, muốn được vào chung hưởng ơn cứu độ, mỗi người được mời gọi phải cố gắng hết mình, sống hết tình với Chúa và Giáo Hội. Con đường theo Chúa không thể là một giai đoạn, mà phải là trọn cả cuộc đời bước theo giáo huấn của Chúa với lòng tin tưởng và yêu mến. Chúng ta không thể đi tắt đón đầu, cũng không thể là kẻ cơ hội nhất thời, nhưng phải bước đi trên con đường hẹp mỗi ngày. Chúng ta phải chấp nhận loại bỏ những hành trang cồng kềnh, những gai góc vướng mắc trong cuộc sống để mỗi ngày trở nên thanh thoát nhẹ nhàng hơn. Bước qua cửa hẹp, đòi chúng ta phải hy sinh từ bỏ mỗi ngày và uốn mình theo khuôn mẫu của Tin Mừng. 
Là con của Giáo Hội, mỗi người phải thể hiện cách cụ thể mình là một thành viên tích cực trong việc xây dựng Giáo Hội. Giáo Hội thu nhỏ là giáo xứ, là gia đình. Chính từ Giáo Hội và qua Giáo Hội, ơn cứu độ của Thiên Chúa được trao ban cho mọi người. Vì thế, hãy hết mình gắn bó với Giáo Hội là mẹ và là thầy của chúng ta. Hãy cùng với mọi thành phần Giáo Hội chung tay góp sức làm cho gương mặt của Chúa ngày càng rạng rỡ hơn.
Sau cùng là thành viên trong gia đình, chúng ta được mời gọi tận dụng mọi cơ hội để làm cho gia đình mình nên hạnh phúc hơn, êm ấm thuận hòa hơn, đạo đức, thánh thiện hơn. Mỗi người phải chấp nhận hy sinh, từ bỏ tự ái nóng nảy và những thú vui cá nhân, để vun đắp cho cái chung của gia đình.
Xin Chúa cho chúng ta biết tận dụng thời gian Chúa ban để sống thánh giây phút hiện tại, sống tốt tương quan cá nhân với Chúa và với anh em, nhờ đó chúng ta có thể đạt được ơn cứu độ đời đời. Amen.

Về mục lục

.

VÀO KHUNG CỬA HẸP-

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An 

Sự thường ở đời là nhà cao cửa rộng, ai cũng thích, ai cũng muốn xây nhà như vậy. Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lại nói về ngôi nhà rộng mênh mông mà cửa vào lại quá nhỏ, ngôi nhà ấy muôn dân đông tây lũ lượt tìm đến, nhưng chừng như lối vào lại bị giới hạn. Chúa Giêsu gọi đó là “khung cửa hẹp” và nhắn nhủ môn đệ cần phấn đấu đi qua cửa hẹp, vì cửa hẹp dẫn vào sự sống, còn cửa rộng chỉ dẫn tới hư mất. Nhưng thế nào là phấn đấu đi qua cửa hẹp?

 

Cửa hẹp là cửa khó đi qua, chỉ dành cho ít người, những ai thực sự muốn đi qua, những ai thực sự cố gắng, dù phải chấp nhận nhiều hy sinh, bỏ bớt hành lý, hoặc con người phải nhỏ lại mới qua lọt. Kinh Thánh dùng hình ảnh cửa hẹp để chỉ những đòi hỏi của Nước trời, của Ơn Cứu độ, của Hạnh phúc thần linh mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ.

 

Hẹp ở đây không có nghĩa là hẹp hòi, là kém giá trị, nhưng ám chỉ sự khó khăn, sự phấn đấu quyết liệt cần phải có, nhất là sự phấn đấu với chính mình, sự lao nhọc vất vả, sự hy sinh từ bỏ. Chúa Giêsu nói rất rõ: hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào…vì có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được. Lời Chúa Giêsu dành cho mọi môn đệ của Chúa. Ai muốn làm môn đệ, phải đi qua cửa hẹp.

 

  1. Cửa hẹp mà không chật

 

Cửa vào Nước Trời tuy hẹp, nhưng không chật. Trong bài đọc, Tiên tri Isaia với những lời văn rõ ràng, trình bày ý định của Thiên Chúa muốn qui tụ mọi dân tộc, mọi quốc gia thành một dân duy nhất sẽ tin vào Ngài, đến với Ngài và hưởng hạnh phúc muôn đời với Ngài. Tuy nhiên, cũng phải có điều kiện, đó là lễ phẩm tiến dâng Đức Chúa.

 

Cửa vào Nước Trời tuy hẹp, nhưng không chật. Tác giả thư Do thái trong bài đọc 2 viết rằng: vì những ai được Chúa thương thì Ngài sẽ nhận làm con, và Cha ở đâu thì con cũng sẽ ở đó. Tuy nhiên, cũng phải có điều kiện, đó là vâng nghe lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Ngài khiển trách.

 

Cửa vào Nước Trời tuy hẹp, nhưng không chật. Bài Tin Mừng nói đến sự nỗ lực suốt hành trình đức tin. Vì tất cả mọi người đều được mời gọi vào nhà Chúa Cha và được tham dự Bàn tiệc Thiên quốc. Nhưng không có nghĩa là muốn vào là được. Cánh cửa thì hẹp, muốn vào cần phải nỗ lực. Nỗ lực sống thực thi ý Chúa; nỗ lực trung thành với niềm tin của mình và nỗ lực sống tình bác ái yêu thương.

 

Cả ba bài đọc Thánh Kinh cho thấy: Bất luận là ai cũng có thể được vào Nước Trời, miễn là phải cố gắng. Người ta sẽ từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam vào dự tiệc Nước Trời. Tất cả là do nỗ lực và thành tâm thiện chí của mỗi cá nhân; không do định mệnh, không do đặc quyền đặc lợi, cũng không có chế độ ưu tiên nào, chỉ có sự tự do và quyết tâm đi vào của mỗi người trong đức tin mà thôi.

 

2. Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp.

 

Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Cánh cửa vào Nước Trời dầu có hẹp nhưng vẫn đủ rộng để đón mọi người và từng người đi vào, vì Chúa Giêsu đã từng nói: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu.

 

a. Trước hết phải phấn đấu hạ mình xuống.

 

Ở đời người ta thường phấn đấu để vươn lên. Người ở địa vị thấp phấn đấu để được địa vị cao. Người hèn kém phấn đấu để được trọng vọng. Người phải phục vụ phấn đấu để được người khác phục vụ mình. Nhưng trong Nước Trời thì ngược lại. Phải phấn đấu để đi xuống. Phải phấn đấu để tìm chỗ thấp hèn nhất. Phải phấn đấu để phục vụ anh em. Như lời Chúa dậy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14, 11). “Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối” (Lc 14, 10). “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22, 26). “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10, 15).

 

  1. Sau đó phải phấn đấu để bé nhỏ lại.

 

Thông thường ở đời người ta phấn đấu để to ra. Ai đang có chức nhỏ thì phấn đấu để có chức to hơn. Ai có nhà nhỏ phấn đấu để có nhà lớn hơn. Ai có ruộng vườn nhỏ cũng phấn đấu để vườn ruộng lớn rộng thêm. Ai cũng phấn đấu để có nhiều của cải hơn, có nhiều bằng cấp hơn, có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Trái lại, người muốn vào Nước Trời phải phấn đấu để trở nên bé nhỏ. Phải phấn đấu để trở nên nghèo. Phải phấn đấu để bỏ bớt của cải đi. “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19, 21). “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3).

 

  1. Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Ðức Giêsu.

 

Theo suy niệm của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, kích thước của Đức Giêsu thấp và bé.

 

a. Cửa này thấp vì Ðức Giêsu đã hạ mình thẳm sâu.

 

Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp. Là Thầy, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ. Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã để bị đối xử như một đại tội phạm. Người đã bị vùi dập xuống tận bùn đen.

 

b. Cửa này bé vì Ðức Giêsu đã trở nên bé nhỏ.

 

Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.

 

Ðức Giêsu đã mở đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Ðức Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Ðức Giêsu đã qua. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Ðức Giêsu phấn đấu hạ mình thẳm sâu và thu mình thành bé nhỏ nghèo hàn. Chỉ những ai hạ mình khiêm tốn và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.

 

Trong thực tế của Nước Trời, cửa không làm bằng vật chất, nhưng là Lề Luật và các phương tiện nên thánh, đúng hơn là các phương tiện dẫn vào Nước Trời. Nước Trời đây phải hiểu theo nghĩa trong Phúc Âm mà Chúa Giêsu nói qua các dụ ngôn; do đó, Nước Trời vừa mang tính hữu hình, vừa tồn tại vĩnh cửu, và vì thế, nó vẫn tiếp tục cho đến ngày tận thế trong ý nghĩa loan báo Tin Mừng về Nước Trời. Người ta sẽ nhận ra ngay tính cách hẹp và rộng của Nước Trời nếu hiểu rõ ràng và chính xác ý nghĩa các Lề Luật, các phương tiện nên thánh và các giáo huấn của Chúa Giêsu.

 

Khung cửa hẹp, con đường hẹp là con đường tu đức mà Chúa dạy, nhưng đó không phải là mục tiêu. Mục tiêu là ơn cứu độ, là hạnh phúc, là niềm vui, là Nước Trời, là tình yêu và sự sống mà Chúa dành cho ta. Mục tiêu ấy ta chưa đạt được cách trọn vẹn ở đời này, nhưng cũng đã đạt được một phần nào ngay trong hành trình của cuộc sống.

 

Hãy bước theo Đức Kitô. Hãy trở nên giống Ngài bằng cách chấp nhận những khổ đau, những thập giá. Vì đó chính là khung cửa hẹp, chúng ta cần phải bước qua để tiến vào cõi sống vĩnh cửu, để chiếm lấy vinh quang phục sinh.

Về mục lục

.

PHẤN ĐẤU QUA CỬA HẸP VÀO NƯỚC TRỜI

Lm. Đan Vinh

I. HỌC LỜI CHÚA

  1. TIN MỪNG : Lc 13,22-30

(22) Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. (23) Có kẻ hỏi Người : “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?” Người bảo họ : (24) “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào. Vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. (25) Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa mà nói : “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !”, thì ông sẽ bảo anh em : “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (26) Bấy giờ anh em mới nói : “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. (27) Nhưng ông sẽ đáp với anh em : “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” (28) “Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. (29) Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. (30) Và kìa, có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”.

  1. Ý CHÍNH Trong Tin mừng hôm nay, Luca ghi lại Lời Đức Giêsu trả lời cho hai câu hỏi: Câu hỏi một : Ai sẽ được ơn cứu độ ? Thưa hết mọi người đều được hưởng ơn cứu độ với các tổ phụ của dân Do thái, đang khi chính dân này lại bị loại ra ngoài. Câu hỏi hai : Muốn được hưởng ơn cứu độ đòi người ta phải làm gì ? Thưa đòi người ta phải chiến đấu để vào qua cửa hẹp.
  2. CHÚ THÍCH :

– C 22-24 : + Đức Giêsu ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy :Trên đường từ miền Galilê (Bắc), theo đường bộ về Thủ đô Giêrusalem thuộc miền Giuđê (Nam), Đức Giêsu đã đi ngang qua nhiều thành thị làng mạc. Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ? : Thời Đức Giêsu có hai quan niệm về ơn cứu độ trái ngược nhau: Phe lạc quan thì cho rằng bất cứ ai gốc Do thái, tuân giữ Luật pháp Môsê, thì đương nhiên sẽ được ơn cứu độ. Còn phe bi quan, chịu ảnh hưởng của sách mạo thư (4 Esdra) thì chỉ có rất ít người được ơn cứu độ mà thôi. Hãy chiến đấu để qua được cửu hẹp mà vào : Đức Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi của người kia, mà Người khuyên hãy cố gắng phấn đấu và bền chí để được cứu thoát (x. Lc 16,16 ; Mt 11,12 ; 24,13). Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được Không vào được vì đã quá muộn (x. c. 25), hoặc vì muốn đi con đường rộng thênh thang là đường dẫn tới diệt vong (x. Mt 7,13-14), hay vì khổ người quá to, vì tham lam tiền bạc thú vui nên không thể đi lọt qua được cửa hẹp.

– 25-27 + Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại : “Cửa khóa lại” là biểu tượng của ngày tận thế chung toàn thể nhân loại hay giờ chết riêng của mỗi người. Những kẻ không sống theo ý Chúa, khi phải ra trước tòa Chúa phán xét thì đã muộn, vì bấy giờ cửa đã khóa lại. + “Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi vào !”Đợi đến lúc chết hay lúc tận thế mới chịu hồi tâm sám hối và nài xin vị Thẩm phán mở cửa cho vào thì đã muộn. + “Ta không biết các anh từ đâu đến !” Đây là kiểu nói Do thái, tương đương với câu: “Ta không biết các ngươi là ai”. Vị Thẩm phán không nhận những người Do thái xấu xa làm gia nhân. Để được làm dân Thiên Chúa thì nguyên việc thuộc dòng giống Áp-ra-ham không đủ (x. Lc 3,8 ; Ga 8,33-41), mà còn phải biết đón nhận Đức Giêsu, nghĩa là phải được vị Thẩm phán cánh chung nhận biết nữa (x. Lc 13,25-27). Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi : “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ những người Do thái sống đồng thời với Đức Giêsu, đã được mắt thấy tai nghe những lời giảng dạy và các phép lạ Người làm. Họ tưởng rằng sự liên hệ ấy là bảo đảm cho họ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng họ đã lầm. + “Ta không biết các anh từ đâu đến” : Lời tuyên bố được lặp lại hai lần nói lên sự dứt khoát từ chối những kẻ cố chấp không tin Đức Giêsu và không chịu ăn năn sám hối được vào Nước Thiên Chúa. + “Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” Hình phạt đau khổ nhất trong hỏa ngục là không được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa, không được nhận Người là Cha của mình.

– C 28-30: + Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng: Kiểu nói này diễn tả hình phạt hỏa ngục, dành cho những kẻ làm điều gian ác. Trong hỏa ngục, chúng sẽ phải khóc lóc đau khổ và nghiến răng tức giận. Khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa: Những ai đi qua cửa hẹp nghĩa là sống công chính sẽ được về với các Tổ phụ dân Do thái là Áp-ra-ham, I-sa-ác, Gia-cóp và các Ngôn sứ, nghĩa là sẽ được hưởng ơn cứu độ. Giống như trường hợp Ladarô nghèo khổ khi chết được thiên thần đem vào lòng Tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 16,22). Còn mình lại bị đuổi ra bên ngoài: Những người Do thái cố chấp không chịu đón nhận Tin mừng Đức Giêsu rao giảng sẽ bị loại ra ngoài và chịu hình phạt. Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót: Người Do thái luôn được ưu tiên đón nhận ơn cứu độ (x. Cv 3,26). Nhưng họ đã từ chối, nên Tin mừng đã được rao giảng cho dân ngoại (x. Cv 13,46; 18,6). Như vậy là có sự thay đổi thứ tự trước sau giữa dân Do thái và dân ngoại.

  1. CÂU HỎI 1) Đức Giêsu dạy phải đi con đường nào để được ơn cứu độ ? 2) Hành động của ông chủ khóa cửa lại diễn tả điều gì ? 3) Muốn được ơn cứu độ thì nguyên việc thuộc dòng giống Do thái, và được sống đồng thời với Đức Giêsu đã đủ chưa ? Đòi người ta phải có những điều kiện quan trọng nào khác ? 4) Điểm nổi bật nhất giúp phân biệt giữa thiên đàng với hỏa ngục là gì và những ai sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa ?

 

II. SỐNG LỜI CHÚA

  1. LỜI CHÚA : “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24).
  2. CÂU CHUYỆN :

1) CON ĐƯỜNG RỘNG RÃI SẼ DẪN ĐẾN BẤT HẠNH :

Một đôi vợ chồng trẻ kia đều là công nhân trong xí nghiệp may. Họ mới lấy nhau và sống hòa hợp hạnh phúc trong một căn phòng chật hẹp. Họ bàn nhau phải kiếm nhiều tiền để mua một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng với đồng lương công nhân như hiện nay thì đủ sống được cũng còn là may. Rồi một hôm cô vợ được một người quen giới thiệu chỗ làm mới là làm chiêu đãi viên trong một quán bia ôm. Công việc này lại được tiền “bo” của khách cao gấp chục lần so với đồng lương công nhân trước đó. Anh chồng vì muốn sớm đổi đời nên đã đồng ý cho vợ đi làm. Anh hy vọng sau một thời gian vài ba năm ăn nhịn để dành, hai vợ chồng sẽ mua được ngôi nhà ưng ý và sẽ cho vợ nghỉ làm. Nhưng sự việc xảy ra lại không đơn giản như họ nghĩ. Từ khi đi bán bia ôm, cô vợ làm ra nhiều tiền và được nhiều người vừa giàu có lại vừa có địa vị theo đuổi tán tỉnh, dần dần cô đã thay đổi tính nết trở thành một con người khác hẳn. Cô không còn mặn nồng với người chồng mà cô đánh giá là bất tài, lười biếng và chỉ biết ăn bám vào vợ. Từ suy nghĩ trên, cô thường tỏ ra khinh thường chồng và ăn nói chua ngoa. Cô cũng hay gắt gỏng và la lối chồng bằng những lời nói thô tục, khiến anh cảm thấy buồn bực. Anh ta chỉ còn biết bầu bạn với rượu bia để giải sầu. Cuộc sống chung của hai người không còn nồng ấm và vui vẻ như trước kia. Cuối cùng họ đã nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Thật đúng như lời Chúa phán: “Con đường rộng rãi là đường dẫn tới hư mất” (Mt 7,13), và người đời cũng có câu “sự thành công không đến ngẫu nhiên, nhưng chính là kết quả của những cố gắng liên tục kèm theo sự kiên trì lâu dài” hoặc “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

2) “CÓ NHNG K ĐNG CHÓT S LÊN HÀNG ĐU :

Một buổi trưa hè yên tĩnh, thánh Phêrô đang nghỉ trưa thì nghe thấy có tiếng kèn kêu “pin pin” trước cổng thiên đàng, rồi một người đàn bà sang trọng đeo nhiều vàng bạc trang sức từ trong chiếc xe hơi sang trọng đi cùng anh tài xế đến xin vào thiên đàng. Thánh Phêrô liền ra mở cổng dẫn vào. Khi đi tới khu nhà biệt thự sang trọng, thánh Phêrô liền lấy chìa khóa trao cho anh tài xế vào ở trong một ngôi nhà đồ sộ. Bà chủ nghĩ thầm : “Gã tài xế của mình mà còn được ở trong ngôi nhà khang trang như thế, thì chắc mình sẽ được ở một dinh thự đẳng cấp đến chừng nào”. Nhưng sau đó thánh Phêrô lại dẫn bà chủ đến một túp lều lụp xụp ở góc vườn và nói :

– Cái chòi kia chính là nhà của bà.

Bà nhà giàu liền tỏ thái độ bất bình và nói :

– Ngài có bị lộn không đó ? Tôi mà lại phải ở trong cái chòi tồi tàn kia hay sao ?

Thánh Phêrô liền trả lời :

– Thưa bà, ta không bị lộn đâu. Vì với số vật liệu ít oi mà bà đã gởi lên thiên đàng, ta chỉ có thể làm được một cái chòi như vậy mà thôi !

Đó thật là một bất ngờ cho “những kẻ đứng đầu”. Họ là những người được Chúa ban cho danh vọng giàu có, nhưng lại có lối sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân, mà không biết chia sẻ cho người đau khổ bất hạnh như Lời Chúa dạy. Chính thói tham lam ích kỷ đã biến họ từ một người đứng hàng đầu trở thành người đứng hàng chót trong Nước Trời.

3) VIỆC BÁC ÁI CHỈ CÓ GIÁ TRỊ NẾU ĐƯỢC THỰC HIỆN NGAY KHI CÒN SỐNG :                                                                                                                

“Một ông nhà giàu đã than phiền với một người bạn thân : “Nhiều người không thích tôi. Họ cho rằng tôi là một người ích kỷ và keo kiệt. Nhưng họ đâu biết rằng tôi đã nhờ luật sư làm chúc thư, trong đó tôi hứa sau khi chết, tôi sẽ tặng tất cả tài sản để làm việc bác ái từ thiện”.

Ông bạn kia liền nói: “Ồ, câu chuyện của ông làm tôi liên tưởng đến cuộc trò chuyện giữa hai con bò và heo. Heo phàn nàn với bò: “Cả hai chúng ta đều cho loài người những gì thuộc về mình: Bạn chỉ cho họ sữa tươi để uống, còn tôi còn cho họ nhiều hơn thế: nào là thịt để làm dăm bông, tiết canh, lòng heo và cả giò heo nữa… Thế mà loài người lại khinh thường tôi, mà lại tỏ ra âu yếm vuốt ve bạn. Tại sao họ lại cư xử bất công với loài heo chúng tôi như thế ?’

Bò suy nghĩ một lát rồi chậm rãi cho heo biết nguyên nhân : “Bạn nói đúng lắm. Nhưng có sự khác biệt giữa lòng tốt của tôi và lòng tốt của bạn là : bạn chỉ cho loài người các món ăn ngon sau khi bạn chết; còn tôi, tôi đã cho họ sữa uống hằng ngày ngay lúc tôi đang sống !”

  1. THẢO LUẬN : 1) Đối với các tín hữu hôm nay : Cửa hẹp là gì ? 2) Tôi hiện đang mắc thói hư nào nghiêm trọng nhất ? 3) Trong những ngày này, tôi sẽ làm gì cụ thể để tu sửa thói hư ấy hầu xứng đáng được Chúa đón nhận vào Nước Trời đời sau ?
  2. SUY NIỆM :

Tin mừng hôm nay trình bày về những điều kiện để được gia nhập vào trong Nước Thiên Chúa do Đức Giêsu thiết lập là: Phải vào qua cửa hẹp, phải vào kịp thời trước khi cửa đóng, và phải đủ các điều kiện để được vào trong Nước Thiên Chúa.

1) PHẢI BƯỚC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA NGANG QUA CỬA HẸP :

– Đức Giêsu đã tự ví mình là cửa chuồng chiên : “Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Người đòi những ai muốn vào Nước Thiên Chúa phải bước qua cửa hẹp : “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”. Theo thánh Phaolô : “Bước qua cửa hẹp” là phải chiến đấu đến cùng, phải đi con đường hẹp của thập giá, phải can đảm chống lại sự cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, đồng thời luôn làm theo thánh ý Chúa Cha như lời Chúa Giêsu : ”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

– Bước qua cửa hẹp là chọn sống theo các đòi hỏi của Tin Mừng : là đi con đường chật hẹp, leo dốc ít người muốn theo, là đường thánh giá mà Đức Giêsu đã xin bỏ ý riêng để vâng phục ý Chúa Cha (x Lc 22,41). Người cũng đòi các môn đệ phải chọn cửa hẹp noi gương Người : “Ai mun theo tôiphải từ b mình, vác thậpgiá mình hằng ngày mà theo (Lc 9,23).

– Bước qua cửa hẹp đòi phải loại trừ “cái tôi” :  Ở đây là chiến đấu với “cái tôi” ích kỷ của mình, cái tôi nặng nề vì những vun quén cá nhân, “cái tôi” phình to ra vì sự tự mãn tự kiêu và tham vọng cao. Thật ra cửa vào sự sống không hẹp bao nhiêu, nhưng đã trở nên hẹp vì “cái tôi” quá to. Cần phải làm cho “cái tôi” ấy nhỏ lại mới được vào Nước Trời (x. Mt 18,3). “Cái tôi” của chúng ta luôn có khuynh hướng bành trướng do sự thu tích tri thức, tiền bạc, khả năng. Cả kinh nghiệm, tuổi tác, chức vụ cũng có thể làm cho “cái tôi” ấy bị xơ cứng và phình to ra. Để trở nên như trẻ nhỏ, chúng ta cần phải đươc ơn Chúa dần dần biến đổi nên khiêm nhường tự hạ hơn (x. Mt 18,3-7). Đây là một cuộc chiến đấu với chính mình. Khi huỷ mình ra không, ta sẽ dễ đi qua cửa hẹp và dễ vào trong Nước Trời. Hãy noi gương khiêm hạ của Gioan Tẩy giả khi trả lời các môn đệ về tương quan giữa ông với Đấng Thiên Sai Giêsu : “Người phải nổi bật lêncòn thầy phải lu mờ đi  (Ga 3,30).

2) PHẢI NHANH CHÂN ĐỂ KỊP THỜI BƯỚC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA : 

Thời gian rất cấp bách, đòi mỗi người phải mau chóng quyết định bước vào Nước Thiên Chúa ngay hôm nay, vì để sang ngày mai sẽ là quá trễ. Phải bắt đầu ngay từ bây giờ và ở đây (hic et nunc) : Vì mỗi giây phút, mỗi biến cố trong cuộc đời chúng ta đều có giá trị đưa ta vào hay ngăn chặn ta lại. Tránh đừng để “khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại” ta mới đến gõ cửa nài van : “Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !” thì đã quá muộn. Vì bấy giờ chủ sẽ bảo : “Các anh đấy ư ? Ta không biết các anh từ đâu đến !” (Lc 13,25). 

3) ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA :

– Phải chiến đấu mới vào được Nước Trời Đời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục để vượt qua “cái tôi” ích kỷ và phải nhanh chân chiến đấu để vào Nước Trời trước khi quá muộn. Ơn Cứu độ là của Chúa ban cho, nhưng đòi ta phải kiên trì cầu xin và biết giơ tay đón nhận. Ước gì đừng bao giờ chúng ta tự hào vì mình đã biết Chúa, nhưng phải luôn khiêm hạ, đơn sơ như trẻ thơ để Chúa biết và thừa nhận ta khi nói với chúng ta : “Khá lắm ! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !” (Mt 25,21).

– “Ta không biết các ngươi” Nhiều người Do thái đã đến chậm khi cửa Nước Trời đã đóng lại. Họ gõ cửa đòi vào. Họ tưởng mình chắc sẽ có một chỗ nơi bàn tiệc Nước Trời, vì họ đã từng ngồi đồng bàn với Đức Giêsu, và đã nhiều lần nghe Người giảng dạy, đã chứng kiến các phép lạ Người làm. Thế nhưng họ đã bị Chúa từ chối : “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi những quân làm điều bất chính !” (Lc 13,27). Chúa cũng có thể nói với mỗi người chúng ta như vậy, nếu chúng ta dù có chăm chỉ học hỏi Kinh thánh và cầu nguyện, có siêng năng xưng tội rước lễ, nhưng lại không thực hành theo Lời Chúa dạy, không chịu mở cửa tâm hồn để mời Chúa vào làm chủ cuộc đời của ta.

– Sống sứ điệp Tin Mừng hôm nay :

Có khi nào chúng ta nghĩ rằng mình cũng ở trong số những người bị đuổi đi cho khuất mắt Chúa và trong số những quân làm điều bất chính nói trên hay không ?  Lời chữa mình của người Do thái cũng có thể là của nhiều tín hữu chúng ta hôm nay : Vì chúng ta đã từng năng dự thánh lễ và nghe giảng lời Chúa, từng là thành viên Hội đồng Mục vụ hay Ban Chấp Hành các hội đoàn công giáo tiến hành… Nhưng điều quan trọng Chúa đòi phải có là phẩm chất đức tin chứ không phải chỉ là danh hiệu tín hữu. Phẩm chất của người Kitô hữu là sống theo Lời Chúa dạy và luôn chiến đấu loại bỏ các thói hư để có thể vào được Nước Trời ngang qua cửa hẹp.

Để bước qua một cánh cửa hẹp, chúng ta phải tập thói quen bác ái : luôn quên mình để sống khiêm nhường phục vụ tha nhân, quyết tâm loại trừ các thói hư cồng kềnh không thể lọt vào Nước Trời là tham lam tiền bạc, tranh giành nhau địa vị cao thấp, ham hưởng thụ các lạc thú bất chính: nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, cờ bạc cá độ gây tán gia bại sản… Những thói hư cồng kềnh đó còn là thói ích kỷ, làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân bên cạnh…

Vất bỏ những thói hư nói trên quả thật không dễ dàng, vì đây là một cuộc “chiến đấu” nội tâm trường kỳ đầy khó khăn. Tuy vậy, chúng ta không được nản lòng, vì xác tín rằng : có Chúa Kitô luôn đồng hành với chúng ta. Người sẽ cử Thánh Thần đến ở lại với chúng ta nếu chúng ta biết cầu xin và sẵn sàng đón nhận ơn Thánh Thần. Vào giờ chết của chúng ta, Chúa Giêsu sẽ đón nhận chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời với tổ phụ Ápraham là “Cha các tín hữu”. 

  1. LỜI CẦU :

LẠY CHÚA GIÊSU. Cửa hẹp ít người muốn bước vào, nhưng Chúa lại chọn đi qua cửa hẹp và đòi chúng con cũng phải qua cửa ấy để vào Nước Trời. Cửa hẹp chúng con phải qua chính là những đau khổ thập giá, là sự hy sinh từ bỏ các đam mê lạc thú bất chính… Xin cho chúng con luôn biết chọn đi con đường hẹp, dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe của Tin Mừng. Ước gì khi dâng lên Chúa những lời cầu nguyện, kèm theo sự hãm mình cùng những đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, chúng con sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa và hy vọng chắc sẽ được Chúa đón nhận vào hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời đời sau.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Về mục lục

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận