Các bài suy niệm Chúa Nhật XVI NĂM C

Đăng lúc: Thứ năm - 14/07/2016 20:47 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN_C

Lời Chúa: St 18,1-15;  Cl 1,24-28;  Lc 10,38-42

——-
DẪN NHẬP
Lời Chúa : “Chỉ có một sự cần mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,42).
Nhập lễ :
Kính thưa cộng đòan phụng vụ,
Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật 16 thường niên hôm nay cho chúng ta thấy, hai thái độ đón tiếp Chúa Giêsu của hai chị em Mátta và Maria. Chúa Giêsu đã đề cao thái độ lắng nghe Lời Chúa của Maria. Vì muốn phục vụ tốt, cần phải lắng nghe Lời Chúa để biết cách thực hiện ý Chúa :
Một điều cần thiết mà thôi,
Ma - ri đã chọn suốt đời còn nguyên.
Lắng nghe Lời Chúa loan truyền,
Rồi đem áp dụng làm nền đối nhân.
Yêu người như Chúa hiến thân.
Hy sinh giúp đỡ thông phần khổ đau.
Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta biết mở rộng cánh cửa tâm hồn, để lắng nghe và đón nhận Lời Chúa như là Vị Thượng Khách của đời mình. Đồng thời, suy gẫm để nhận ra giáo huấn của Chúa muốn chúng ta rao giảng. Trong tâm tình đó, giờ đây chúng ta hãy thành tâm sám hối.
Sám hối :
X. Lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian để cứu chữa chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa Kitô, Chúa dạy chúng con lắng nghe và giữ Lời Thiên Chúa là người có phúc. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
Kết: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
CĐ: Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Quang.

 

Mục lục

2. Phục vụ trong trật tự (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Bệnh trầm cảm thời đại (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

4. Chọn phần tốt nhất (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

5. Phần tốt nhất  (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

6. Tinh thần phục vụ  (Trầm Thiên Thu)

7. Làm việc và cầu nguyện(Lm. GB. Trần Văn Hào, SDB)

8. Chọn phần tốt nhất là chiêm ngắm thập giá (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

9. Em con đã chọn phần tốt nhất  (Fx. Đỗ Công Minh)

10. Những mẫu gương sáng ngời(Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ)

11. Lắng nghe và đón nhận Lời Chúa là người khôn ngoan (Vinc. Ngọc Biển)

12. Gia đình chị em Maria (Lm. Giacôbê Tạ Chúc)

13. Phục vụ và lắng nghe Chúa (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

14. Để cho Lời Chúa soi dẫn cuộc đời (Lm. Inhaxiô Trần Ngà)

15. Chúa Nhật 16 Thường niên_C (Lm. Antôn)

 

 

PHỤC VỤ TRONG TRẬT TỰ

Tgm. Ngô Quang Kiệt

Thoạt nghe bài Tin mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế?
 
Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo.
 
Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình.
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: “Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình.
 
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: “Tay trái không biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. “Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
 
Trật tự thứ hai: Phục vụ phải biết lắng nghe.
Trước hết phải biết lắng nghe lòng mình xem có đức bác ái không. Nếu không có đức bác ái thì mọi việc phục vụ dù có lớn lao cũng trở thành vô ích như lời thánh Phao-lô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3).
 
Thứ đến phải biết lắng nghe đối tượng phục vụ. Một phục vụ tốt phải đúng lúc, đúng nơi, đúng cách, đúng nhu cầu. Nhưng trên hết phục vụ phải biết lắng nghe Lời Chúa. Việc phục vụ của ta chỉ tốt và có ý nghĩa khi ta làm đúng ý Chúa muốn. Muốn biết ý Chúa, phải lắng nghe tiếng Chúa trong Tin mừng, qua cầu nguyện và tiếp xúc tâm sự với Chúa trong bí tích Thánh Thể. Lời Chúa là đèn soi bước chân ta, là ánh sáng hướng dẫn ta trong mọi hoạt động. Lắng nghe Lời Chúa làm cho hoạt động được vững vàng. Đó là xây nhà trên đá (cf. Lc 6, 47).
 
Trật tự cuối cùng: Phục vụ phải biết nghỉ ngơi.
Cuộc sống văn minh hiện đại ngày càng cuốn con người vào cơn lốc hoạt động đến ngộp thở. Người ta không còn thời giờ cho gia đình, cho bạn bè, và nhất là cho đời sống tâm linh. Tại các nước phương Tây, con người đang biến thành những cỗ máy làm việc, làm việc không ngừng. Đó là một đời sống mất quân bình, rất nguy hiểm.
 
Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nhiều lần nhắc nhở chúng ta: “Đừng quá băn khoăn lo lắng”. Hôm nay Chúa nhắc lại với bà Martha một lần nữa: “Đừng băn khoăn lo lắng quá”. Chúa không chê trách công việc bà làm, nhưng Chúa chê trách thái độ lăng xăng, lo lắng thái quá. Chúa mời gọi bà hãy biết nghỉ ngơi, biết giữ bình an nội tâm trong một đời sống quân bình bằng cách biết cầu nguyện. Cầu nguyện là nghỉ ngơi bên Chúa. Cầu nguyện tạo cho ta một khoảng không gian và thời gian, nhờ đó đời sống tâm linh phát triển. Chính nhờ những giây phút cầu nguyện bên Chúa mà sinh lực ta được phục hồi. Và ta có thể phục vụ tốt hơn.
 
Lời Chúa kêu gọi bà Martha, Chúa cũng muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay: “Con đừng quá băn khoăn lo lắng cho cuộc sống. Hãy biết đến bên Cha mà nghỉ ngơi. Cha sẽ bổ sức cho con. Hãy chọn lấy phần tốt nhất như Maria. Đó là một kho tàng bền vững mãi mãi”.
 
Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đến bên Chúa nghỉ ngơi. Để nhờ Chúa hướng dẫn, việc phục vụ của chúng ta sẽ theo đúng ý Chúa muốn và để đời sống tâm linh ta được phát triển toàn diện trong một nếp sống quân bình. Amen.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Cầu nguyện là lắng nghe Chúa nói với mình, là gặp gỡ Chúa trong tình con thảo. Hiện nay bạn cầu nguyện thế nào? Có sốt sắng không? Có nhiều thời gian cầu nguyện không?
  2. Bạn đọc kinh nhiều, nhưng bạn có cầm trí không, hay chỉ đọc như máy?
  3. Khi phục vụ, bạn có thực sự quên mình, hay phục vụ để được tiếng là người đạo đức, để hơn người?
  4. Muốn việc phục vụ thực sự tốt đẹp, ta cần có thái độ nào?

Về mục lục

.

BỆNH TRẦM CẢM THỜI ĐẠI

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Có thể nói con người hôm nay đang rơi vào bệnh trầm cảm. Một căn bệnh khiến họ không thể tiếp xúc thân tình với nhau. Một căn bệnh khiến con người lạnh lùng cho dù sống bên nhau hay dù sống trong một căn nhà. Đây là căn bệnh mà chúng ta dễ thấy trong các sinh hoạt gia đình là: việc ai người ấy làm, phòng ai người ấy ở. Mỗi người đều có một không gian riêng, máy móc, điện thoại, vi tính riêng!
Con người hôm nay chú trọng tới bản thân, tới nhu cầu cá nhân đến mức độ thờ ơ với chính những người thân trong gia đình. Thậm chí vợ chồng chẳng có gì để nói với nhau. Con cái ngoài giờ ở nhà trường là thời gian ở nhà ôm điện thoại, Ipad, laptop,  . . .; Cha mẹ chỉ lo bôn ba kiếm tiền nên về tới nhà cũng chỉ muốn nghỉ ngơi yên tĩnh cho riêng mình.
Xem ra thế giới càng văn minh, con người càng vội vã, bận rộn. Người ta có trăm ngàn công việc để quan tâm nên tình người bị xao nhãng. Người ta mải mê với công danh sự nghiệp mà quên đi tình người. Điều đáng sợ cho con người hôm nay là không còn thời giờ bên Chúa. Họ đi lễ vội vàng. Họ đến muộn nhưng về sớm. Họ đi lễ nhưng không gặp Chúa vì chỉ tranh thủ đi lễ cho xong. Họ có thể ngồi hàng giờ bên quán cafe tám chuyện với nhau nhưng lại không thể ngồi yên đến năm phút để tưởng nhớ đến Chúa. Họ bận rộn công việc làm ăn buôn bán mà quên rằng có một Đấng luôn chúc phúc cho việc làm ăn của mình. Họ quên sự hiện diện của Chúa. Họ quên cám ơn Chúa. Họ mải mê với công việc và vui chơi giải trí mà quên rằng cuộc đời của họ được như vậy là bởi ơn trời ban xuống.
Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy quảng đại dành thời giờ cho Chúa. Chúa vẫn viếng thăm chúng ta. Chúa vẫn đang lặng lẽ viếng thăm hồn ta. Hãy mở rộng lòng đón nhận Chúa. Hãy ngồi lại bên Chúa để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban, để thưa chuyện với Chúa về những khó khăn mà chúng ta đang trải qua.
Việc chúng ta dành thời giờ cho Chúa có ích cho chúng ta hơn là cho Chúa. Vì qua thời giờ bên Chúa ta kín múc được muôn vàn ơn thánh của Chúa. Ta cầu xin ơn trên ban xuống cho cuộc đời chúng ta. Ta phó dâng vào sự quan phòng của Chúa những ưu tư khó khăn trong cuộc đời chúng ta.
Đồng thời cũng hãy biết dành thời giờ cho nhau. Nếu không dành thời giờ cho nhau chúng ta có khác nào cái máy chỉ biết làm theo chương trình định sẵn. Một cái máy vô cảm, lạnh lùng đến đáng sợ! Một cái máy không có tình cảm sẽ làm cho cuộc sống tẻ nhạt vì thiếu tình yêu, thiếu sự quan tâm rồi dần dần tình người cũng nhạt phai
Hôm nay Chúa cũng nói với Matta như đang nói với chúng ta là đừng quá bôn ba lo lắng nhiều chuyện. Hãy dành thời giờ ngồi lại bên Chúa và bên nhau. Mâm cao cỗ đầy không bằng tình người tràn đầy. Đôi khi bữa cơm cũng mất ngon vì thiếu tình người. Con người cần cơm bánh nhưng cần hơn là sự quan tâm chăm sóc cho nhau. Tình thương không chỉ mang lại cho nhau hạnh phúc mà còn giúp nhau thăng tiến đi lên. Ngược lại, nếu không có tình thương con người sẽ rơi vào cô đơn, chán chường, trầm cảm và thất vọng . . .
Hãy chữa trị căn bệnh trầm cảm này bằng sự khiêm tốn để thấy rằng mình cần Chúa và cần anh em. Cần khiêm tốn để thấy rằng không có Chúa con người không thể làm được điều gì sẽ giúp ta siêng năng đến với Chúa. Cần khiêm tốn để thấy rằng “không ai là một hòn đảo” để biết sống liên đới với nhau trong sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta biết ưu tiên cho việc thờ phượng Chúa và biết dành thời giờ cho nhau. Ước gì chúng ta đừng phung phí thời giờ trong những giải trí vô bổ, những đam mê bất chính, nhưng hãy sống từng giây phút trong sự hiệp thông với Chúa và anh em. Amen.

Về mục lục

.

CHỌN PHẦN TỐT NHẤT

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Đức Hồng y Fx. Nguyễn Văn Thuận bị chính quyền cộng sản bắt khi ngài đang tiến hành những công việc của Giáo phận như mở Đại Chủng viện, các Dòng tu, các khoá huấn luyện… Ai sẽ là người kế nhiệm để lo những công việc mục vụ quan trọng này?. Ở trong tù, ngài lo lắng và ưu tư từ ngày này qua ngày khác. Rồi đến một ngày, ngài nhận ra rằng: “Tất cả những gì tôi đang lo lắng là việc của Chúa. Còn lúc này đây, Chúa muốn cho tôi tìm chính ý Chúa. Tôi đang làm việc cho Chúa thì tại sao lại lo lắng những công việc của Chúa. Nếu đã đạt được ý Chúa thì công việc của Chúa khắc có người lo”. Và từ lúc ấy, ngài tìm được bình an. Ngài chỉ tìm ý Chúa, còn công việc của Chúa thì người này lo, người khác lo và Chúa quan phòng luôn tiếp tục. Ngài nhận định: “Không phải Maria ngồi yên dưới chân Chúa vì làm biếng. Phúc Âm không phong thánh cho người làm biếng. Maria chọn phần tốt nhất: nghe Chúa nói, để Lời Chúa thấm tận tâm can, lay chuyển mình, làm việc trong mình. Có gì hoạt động bằng sự lột xác, sự biến đổi ấy?” (ĐHV 147).

Tin mừng hôm nay kể chuyện hai chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu, mỗi người mỗi cách.

Maria ngồi bên chân Chúa với tâm thế lắng nghe. Cô không làm gì, không nói gì, chỉ ngồi nghe. Cô đón tiếp Chúa Giêsu với một phong cách tốt nhất.

Matta lo việc bếp núc, phục vụ ăn uống. Có lẽ Matta ganh tị với em nên khiếu nại với Chúa: “Thưa Thầy, em con để một mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Matta trách em, nhưng cũng là một cách kể công và khoe mình quan trọng và có thể coi đó như một lời trách khéo đối với Chúa Giêsu.

Nhưng Chúa nhẹ nhàng đáp lại: “Matta, Matta ơi, con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất “. Chúa đã khen Maria biết chọn phần tốt nhất. Chọn phần tốt nhất không phải là chọn làm nhiều, nhưng là biết nghe, hiểu và làm theo ý Chúa. Việc lắng nghe để nhận ra thánh ý Chúa nhiều khi đòi hỏi người ta phải biết cầu nguyện, phải giữ một tâm hồn thanh tĩnh và phải biết tập trung cao độ để nhận ra được thánh ý Chúa.

Người ta thường giải thích câu nói của Chúa Giêsu như một sự đề cao chiêm niệm trên hoạt động. Matta tiêu biểu cho đời sống hoạt động, lo lắng về những nhu cầu vật chất. Maria tiêu biểu cho đời sống chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Trên thiên đàng người ta chỉ còn chiêm ngắm Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu. Như thế, Maria đã đạt tới cùng đích của đời sống Kitô hữu. “Phần hơn” của cô là ở chỗ đó. Có Chúa rồi, “chiếm hữu” được Chúa rồi thì còn gì hơn nữa!

Chúa Giêsu đón nhận sự phục vụ ân cần của Matta và đưa ra bậc thang giá trị, cần “chọn phần tốt nhất”. Chọn Lời Chúa và lắng nghe. Đó chính là “phần tốt nhất” như lời Tv 119: “Lạy Chúa, con đã nói, phần của con là tuân giữ Lời Ngài ”. Lắng nghe Lời chính là xây dựng nhà mình trên đá (Lc 6,47-49). Lắng nghe Lời giúp tâm hồn trở thành mảnh đất trổ sinh hoa trái (Lc 8,4-15). Hạnh phúc của Đức Maria là “lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,27-28).

Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ của Matta và Maria đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Ðiều Chúa muốn nhắc cho Matta là: việc cốt yếu đối với người môn đệ là “nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”. Nhiều lần, Chúa nói về điều cốt yếu ấy: “Phúc cho ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,28); “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21; Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35). Điều cốt yếu ở đây không phải là ưu tiên về thời gian (làm cái này trước rồi làm cái kia sau) hay số lượng (làm “việc Chúa” nhiều, làm “việc đời” ít)… nhưng ưu tiên về giá trị. Khi làm việc gì, nếu mình tận tình làm việc cho đẹp lòng Chúa, như Chúa muốn, thì mình vẫn đang chọn phần tốt nhất như cô Maria bởi vì mình vẫn đang qui chiếu về Chúa, đang lắng nghe lời Chúa và thi hành thánh ý Chúa về đời mình. Thánh Phaolô dạy: “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).

Hoạt động và cầu nguyện là nhịp sống đời Kitô hữu. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. Cầu nguyện làm nền tảng cho mọi hoạt động.Nhờ cầu nguyện nên việc phục vụ tha nhân được tốt hơn. Mẹ Têrêxa Calcutta và các Nữ tu dù bận rộn công việc hằng ngày vẫn luôn dành thời giờ tham dự Thánh lễ, chầu Thánh Thể. Mẹ luôn là gương sáng cho các Nữ tu, cầu nguyện trước khi hoạt động. Mỗi ngày dành một giờ chầu Mình Thánh Chúa, sau đó mới đến các nơi nghèo nàn ở Calcutta để chăm sóc những người nghèo khổ hoặc đi vào trong các căn nhà tồi tàn giúp những người hấp hối được chết lành.

Tham dự Thánh lễ chính là lúc chúng ta như Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu lắng nghe Lời Ngài. Đến với Chúa, xin đừng dè sẻn cò kè thời giờ, đừng lật đật vội vã đến trễ về trước, xin đừng dự lễ kiểu “đạo gốc cây”, “đạo vòng vòng” ở ngoài sân nhà thờ. Xin đừng đến với Chúa chỉ vì bắt buộc, miễn cưỡng, sợ tội. Hãy đến với Chúa như một người con thảo, đến để gặp Chúa, lắng nghe Lời Chúa, đến là vì lòng yêu mến Chúa và muốn sống hiếu thảo với Ngài mà thôi.

Thánh lễ cũng chính là lúc Chúa đến thăm và ban ơn sủng cho chúng ta. Hãy quý trọng sự hiện diện của Chúa. Hãy tham dự tích cực, linh động, cầu nguyện sốt mến, thưa chuyện với Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể ban thêm cho chúng ta đức tin, tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ để chúng ta dấn thân phục vụ anh em.

Lạy Chúa Giêsu,

Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.

Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.

Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Người.

Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.

Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con.

Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa. Amen. (Mana)

Về mục lục

.

PHẦN TỐT NHẤT

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ  

Khung cảnh gia đình

Hôm nay, thánh sử Luca thuật lại cho chúng ta chuyện gia đình của Matta và Maria. Hàng ngày gia đình của họ ra sao chúng ta không hay biết, chỉ khi cô chị Matta rước Chúa Giêsu vào nhà và tất bật làm cơm thiết đãi Chúa, còn cô em thì ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người chúng ta mới có chuyện (x. Lc 10,38-42). Gia đình Matta và Maria còn có cậu em trai là Lazarô không thấy nói tới.

Chúng ta cùng tưởng tượng cảnh diễn ra trong nhà này : người chị chạy lên chạy xuống, còn người em ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với Khách. Một lúc sau, người chị Matta, chắc cảm thấy mệt nhọc, nên đã lên tiếng nói với vị Khách: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình, mà không quan tâm sao sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với?” (Lc 10,40). Xem ra cô chị Matta không những bất bình với cô em là Maria mà còn cả với Khách mời nữa.

Thái độ cần phải có

Chính câu nói này của Chúa Giêsu làm nảy sinh những khuynh hướng khác nhau. Có người cảm thấy tiếc cho Matta, vì Maria đã bỏ mặc tất cả mọi công việc cho Matta, trong lúc cô ta vui hưởng cuộc nói chuyện với Chúa Giêsu, khi Matta đến phàn nàn, Chúa Giêsu lại nói: “Matta, Matta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,41-42). Vậy là việc cô làm chưa phải là tốt nhất.

Khuynh hướng khác cho rằng, Chúa Giêsu không có ý phê phán thái độ hiếu khách của Matta khi Người nêu bật hành vi của Maria “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người.” Tuy nhiên, khi phải chọn lựa thì Chúa Giêsu vẫn thích kẻ “nghe” lời Người hơn là loay hoay chuyện cơm nước…Người cũng cho biết đây là “phần tốt nhất.”

Hẳn Chúa Giêsu không làm một cuộc so sánh về hai thái độ: một của Matta tất bật với việc tiếp đãi Khách, và một của Maria ngồi bên chân Khách để trò chuyện. Trong thực tế, cả hai thái độ này đều cần thiết: tinh thần hiếu khách được biểu lộ cụ thể qua việc chuẩn bị bữa ăn, nhưng cũng được thể hiện không kém qua sự hàn huyên tâm sự. Chúa Giêsu đề cao thái độ của Maria, nhưng không hề giảm thái độ của Matta. Chúa không chê hoạt động, lại càng không trách sự tiếp đón quảng đại, Người chỉ muốn mượn hình ảnh của Maria để nói lên thái độ cơ bản con người phải có đối với Thiên Chúa là lắng nghe lời Chúa. Lời Chúa thì vững bền và mang lại ý nghĩa cho các hoạt động hằng ngày của chúng ta.

Gương của Matta và Maria

Matta và Maria trong Tin Mừng hôm nay nêu gương cho chúng ta và bảo chúng ta rằng nhân đức không chỉ có một mặt, vì trong việc tông đồ, người này làm việc tích cực, hết sức mình, người kia quan tâm đến việc rao giảng Lời Chúa. Nếu sự quan tâm này kết hợp sâu xa với đức tin, thì sẽ rất tốt cho công việc.

 “Maria đã chọn phần tốt nhất”. Chúng ta cũng thế, chúng ta cần phải cố gắng, để có được điều mà không ai lấy mất được, nên cần phải lằng nghe. Lắng nghe ở đây không phải là đãng trí, nhưng là chú ý ; vì ngay cả hạt giống lời Chúa từ trời xuống cũng bị lấy mất, nếu hạt giống đó gieo bên vệ đường, không được gieo vào đất tốt, tức là nghe nhưng không được đón nhận (x. Lc 8, 5.12)

Lắng nghe lời Chúa như cô Maria là khôn ngoan, vì đây là việc làm cao cả và hoàn hảo nhất. Lo lắng phục vụ là cần thiết, nhưng làm sao để những lo lắng phục vụ không cản trở ta đón nhận Lời Chúa từ trời xuống. Hãy khoan đừng có chỉ chích phê bình hay kết án những sự nhàn rỗi, những người mà chúng ta sẽ thấy họ làm việc tất bật để có được sự khôn ngoan, như Salomon, một con người hiền hòa, đã nài xin Chúa gửi Đức khôn ngoan của Ngài tới cự ngụ nơi nhà ông, khi thưa : “Lạy Chúa, xin gửi Đức không ngoan Ngài tới, để phù trì và đồng lao cộng khổ với con ” (Kn 9, 10). Tuy nhiên đấy không phải là lời trách móc những việc Matta làm : Maria được Chúa Giêsu thích hơn vì Maria đã chọn phần tốt nhất. Người là Đấng giầu có, và Người trao ban cho cả Matta và Maria cách quảng đại ; Maria là người nữ khôn ngoan, vì cô biết nhận ra và chọn lựa điều quan trọng nhất.

Các Tông Đồ cũng cho rằng : “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải” (Tđcv 6,2). Khi đứng giữa hai điều, một là rao giảng Lời Chúa, hai là phục vụ, tất cả đều là việc khôn ngoan : Stêphanô cùng với Philipphê, Pơrôkhôrô, Nicano, Timôn, Pácmêna và ông Nicôla, đã chọn việc phục vụ, với tư cách là thầy phó tế, và các ngài đã hoàn thành cách thật khôn ngoan (Tđcv 6,5.8)… Như thế, Giáo hội là một thân thể, các bộ phận tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể : “Vậy mắt không có thể bảo tay: “Tao không cần đến mày”; đầu cũng không thể bảo hai chân: “Tao không cần chúng mày” (1 Cr 12, 21)… Nếu có một vài chi thể quan trọng nhất, thì các bộ phận khác cũng không kém phần quan trọng. Sự khôn ngoan ở trong đầu, còn hoạt động thể hiện nơi những bàn tay.

Lời Chúa trong cuộc đời

Con người đang đánh mất dần ý thức về sự thánh thiêng, trong một thế giới đề cao quá mức những thực tại vật chất. Người Kitô hữu phải lấy việc lắng nghe Lời Chúa là điều quan trọng nhất. Chúng ta có thể lắng nghe tiếng Chúa, bằng cách suy niệm Kinh Thánh với đức tin, bằng cách tĩnh tâm cầu nguyện riêng cá nhân cũng như cộng đoàn, bằng việc im lặng mặc niệm trước Thánh Thể; từ Nhà Tạm, Chúa Kitô nói với chúng ta về tình yêu của Người. Ðặc biệt vào ngày Chúa Nhật, những người kitô được mời gọi đến gặp gỡ và lắng nghe Chúa. Ðiều này được thực hiện cách trọn vẹn, nhờ qua việc tham dự vào Thánh Lễ, trong đó Chúa Kitô dọn ra cho các tín hữu bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Bánh ban sự sống. Tuy nhiên, những giây phút cầu nguyện và suy tư, những giây phút nghỉ ngơi và sống tình huynh đệ, cũng có thể góp phần hữu ích vào việc thánh hóa ngày của Chúa.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ lời Chúa, xin Mẹ giúp chúng con gắn bó cùng Chúa cho đến trọn đời. Amen.

Về mục lục

.

TINH THẦN PHỤC VỤ

Trầm Thiên Thu

Nhà giáo dục William Arthur Ward (1921–1994, Hoa Kỳ) nhận định: “Chúng ta phi im lng trước khi có th lng nghe. Chúng ta phi lng nghe trước khi có th hc hi. Chúng ta phi hc hi trước khi có th chun b. Chúng ta phi chun b trước khi có th phng s. Chúng ta phi phng s trước khi có th dđường.

Phụng sự là phục vụ hết lòng: phụng sự Thiên Chúa, phụng sự nhân loại, phụng sự tổ quốc, phụng sự lý tưởng,… Đó là dạng phục vụ “cao cấp”. Có khiêm nhường thì mới khả dĩ phục vụ. Không hề đơn giản!

Johann Wolfgang von Goethe (1749–1832 – văn sĩ, khoa học gia, kịch tác gia, họa sĩ, người Đức) nói: “Đi tôi chng là gì nếu tôi không còn hích cho người khác. Sống hữu ích cho người khác là giúp đỡ người khác, nghĩa là phục vụ vậy.

Có nhiều dạng phục vụ, nhưng quan trọng là phong cách phục vụ. Miễn cưỡng hay tự nguyện? Tài năng là món quà đi kèm với bổn phận phụng sự thế giới, chứ không phải vinh danh chính mình, bởi vì tài năng không phải do chính mình tạo nên, mà do Thiên Chúa ban. Vả lại, nếu không có Thiên Chúa tác động, hướng dẫn và trợ giúp, chúng ta không thể làm được gì cả. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã xác định:“Không có Thy, anh em chng làm gì được” (Ga 15:5).

Trình thuật St 18:1-10 cho chúng ta biết tinh thần phục vụ của Tổ phụ Ápraham dành cho khách đến nhà.

Một hôm, Đức Chúa hiện ra với ông Ápraham tại cụm sồi Mamrê, khi ông đang ngồi ở cửa lều, vào lúc nóng nực nhất trong ngày. Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất lạy và nói: “Thưa Ngài, nếu tôđượđp lòng Ngài, xin Ngàđng đi qua màkhông ghé thăm tôi t Ngài. Đ tôi cho ly chút nước, mi các ngài ra chân ri nm ngh dưới gc cây. Tôi xin đi lít bánh, đ các ngài dùng cho chc d, trước khi tiếp tđi, vì các ngàđã ghé thăm tôi t các ngàđây!. Khách trả lời: “Xin clàm như ông va nói!.

Rửa chân là phong tục của người Do Thái khi họ đón tiếp khách tới nhà. Chúa Giêsu đã dùng phong tục này để dạy chúng ta bài học yêu thương và phục vụ trong khi dùng Bữa Tiệc Ly với các môn đệ. Rửa chân là điều bình thường nhưng lại không dễ thực hiện. Quả thật, nhưng gì xem chừng là đơn giản nhất thì lại phức tạp nhất. Chẳng hạn, những chuỗi DNA đơn giản mà lại khả dĩ tạo nên sự sống kỳ diệu, con người không thể làm được, có sẵn đó mà tìm hiểu cũng tốn công sức mới hiểu được phần nào mà thôi. Thế mà vẫn có những người không muốn tin vào Thiên Chúa!

Rồi ông Ápraham vội vã vào lều tìm bà Sara mà bảo bà lấy ba thúng tinh bột để làm bánh đãi khách. Còn ông đi bắt một con bê mềm và ngon, giao cho người đầy tớ để làm thịt. Ông còn lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa. Phong cách phục vụ của ông Ápraham thật là chu đáo và khiêm nhường.

Vị khách hỏi ông: “Bà Sara v ông đâu?. Ông nói rằng bà xã ở trong lều. Vị khách cho biết một điều quan trọng: “Sang năm, tôi s tr li thăông, và khi đó bà Sara v ông s có mt con trai. Lạ thế nhỉ! Bởi vì lúc này cụ ông Ápraham đã 75 tuổi và cụ bà Sara đã 70 tuổi. Hai vợ chồng già còn son này cũng vẫn cầu xin như vậy từ lâu lắm rồi. Ôi, lời hứa kia là điều quá đỗi lạ lùng đối với phàm nhân, nhưng đối với Thiên Chúa thì chỉ là “chuyện nhỏ”.

Quả thật, “ai trông cậy Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng” (Tv 22:6), bởi vì “Ngài luôn gần gũi những tấm lòng tan vỡ và cứu những tâm thần thất vọng ê chề” (Tv 34:19). Vợ chồng ông Ápraham luôn tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và họ đã được mãn nguyện theo như niềm tin của họ.

Ai là người được vào ngụ trong nhà Chúa và được ở trên núi thánh của Ngài? Tác giả Thánh Vịnh cho biết rằng đó là “những người sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan, không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã” (Tv 15:2-3).

Những người ăn ngay nói thật thì không dám mon men tới đường lối xấu xa. Họ “coi khinh phường gian ác, trọng ai kính Chúa Trời, lỡ thề mà bị thiệt thì cũng chẳng rút lời, cho vay không đặt lãi, chẳng nhận quà hối lộ mà hại đến người ngay” (Tv 15:4-5a). Người Việt có câu nói hay: “Tránh voi chng xu mt nào. Rất thực tế!

Đó là những con người của Chân Lý, của Công Lý, của Tám Mối Phúc – tức là những người luôn hết lòng phụng sư Thiên Chúa, và họ thực sự là con cái của Ngài. Chắc chắn rằng những ai sống và làm những điều tốt lành như vậy thì sẽ “không hề nao núng, chẳng hề chuyển lay bao giờ” (Tv 15:5b). Điều quan trọng và diễm phúc là họ đã có “thẻ xanh” và sẽ trở nên Công Dân của Nước Trời.

Với kinh nghiệm dày dạn của bản thân, Thánh Phaolô chân thành chia sẻ: “Gi đây,tôi vui mng được chđau kh vì anh em. Nhng gian nan th thách Đc Kitôcòn phi chu, tôxin mang ly vào thân cho đ mc, vì lích cho thân th Người là Hi Thánh. Tôđã tr nên người PHC V Hi Thánh, theo K HOCH Thiên Chúđã u thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là tôphi rao ging li ca Người cho trn vn, rao ging mu nhiđã được gi kín t bao thđi và qua bao thế h, nhưng nay đã được t ra cho dân thánh ca Thiên Chúa (Cl 1:24-26). Phụng sự Thiên Chúa là thế đó. Phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo hội, phục vụ tha nhân.

Phục vụ để làm gì? Thánh Phaolô cho biết: “Ngườđã mun cho h được biết mu nhim này phong phú và hin hách biết bao gia các dân ngoi: đó là chính Đc Kitô đang  gia anh em, Đng ban cho chúng ta nim hy vng đt ti vinh quang. Chính Người là Đng chúng tôi rao ging, khi khuyên bo mi người và dy d mi người vi tt c s khôn ngoan, đ giúp mi người nên hoàn thin trong Đc Kitô”(Cl 1:27-28). Vâng, hoàn thiện để nên thánh. Nhưng nên thánh một mình là ích kỷ, không hợp ý Chúa. Ngài muốn chúng ta phải cùng dìu nhau lên Đỉnh Tình Yêu – cả Tabor và Can-vê. Như vậy mới có thể trở nên Công Dân của Nước Trời mai sau.

Ước gì mỗi chúng ta đều mạnh dạn và hãnh diện nói được như Thánh Phaolô:“Chính vì mđích y mà tôi phvt v chiếđu, nh sc lc ca Người hotđng mnh m trong tôi (Cl 1:29). Đó là phong cách phục vụ lẫn nhau, phục vụ vì Thiên Chúa, chứ không vì mục đích nào khác.

Trình thuật Lc 10:38-42 là câu chuyện về hai chị em Mácta và Maria. Hai con người, hai động thái, hai phong cách phục vụ. Cả hai người đều là phụ nữ, phải chăng Thiên Chúa đã tiền định tinh thần phục vụ nơi phụ nữ? Rất có thể, nhưng chúng ta lại có xu hướng coi thường phụ nữ, coi thường những người phục vụ. Nếu vậy thì trái ngược với phong cách của Thiên Chúa.

Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giêsu vào làng kia (tức là làng Bêtania). Nhà này có ba chị em là cô Mácta, cô Maria và cậu Ladarô. Cô Mácta đón Ngài vào nhà. Sau đó, cô em Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Ngài dạy. Không biết hôm nay cậu Ladarô đi đâu mà không thấy ra mặt. Cô Mácta tất bật lo việc phục vụ, nấu nướng. Cô làm một mình có lẽ cũng mệt, nên cô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thy, em con đ mình con phc v, mà Thy không đ ý ti sao? Xin Thy bo nó giúp con mt tay!. Nhưng Chúa đáp: “Mácta ơi! Ch băn khoăn lo lng nhiu chuyn quá! Ch có mt chuyn cn thiết mà thôi. Maria đã chn phn tt nht và s không b lđi.

Chắc hẳn Chúa Giêsu không có ý chê những người lo việc bếp núc, lo phục vụ ở “hậu trường”, mà Ngài chỉ nhắc khéo là “đừng thái quá”, cứ chú trọng cái phụ thuộc mà xao lãng điều chính yếu. Thế thôi!

Thật vậy, không có những người dựng cảnh sân khấu thì vở diễn không thể ra mắt công chúng, không có người lồng tiếng thì bộ phim không thể trình chiếu, không có người nấu nướng thì không thể có bữa tiệc ngon,… Nhiều dạng khác cũng vậy. Công việc phụ mà quan trọng. Đặc biệt về tâm linh, phục vụ là một ơn gọi. Bất cứ ai cũng có ơn gọi này.

Chúa Giêsu luôn đề cao tinh thần phục vụ: “Ai mun làm ln gia anh em thì phi làm người phc v anh em (Mt 20:26; Mc 10:43). Và Ngài hứa: “Ai phc v Thy thìhãy theo Thy; và Th đâu, k phc v Thy cũng s  đó. Ai phc v Thy, Cha ca Thy s quý trng ngườy (Ga 12:26).

Tóm lại, Chúa Giêsu muốn mọi người phải sống “phục vụ chứ KHÔNG hưởng thụ” (Mt 20:28; Mc 10:45). Nhưng phải lưu ý đến tinh thần phục vụ: Phải tận tâm vì Chúa chứ không vì thứ gì khác! Vả lại, ID hoặc thẻ căn cước (Việt Nam gọi là “chứng minh nhân dân”) không thuộc về thế gian này, mà thuộc về “cõi trên”, tức là Thiên Đàng, Nước Trời. Thế gian này, cõi đời này chỉ là cõi tạm, là nơi quá độ, là “ngưỡng vượt qua” để vào cõi vĩnh hằng.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biếáp dng bài hc v tinh thn phc v ca Mui: sn sàng hòa tan vào mi th đ làm cho mi th tt hơn, Mui không còn là Mui na, ri không ai có th nhn ra Mui, và cũng chng ai còn nhđến Mui, nhưng Mui vn chp nhn. Con cu xin nhân danh Thánh TGiêsu, Đng cđ nhân loại. Amen.

Về mục lục

.

LÀM VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN

 Lm. GB. Trần Văn Hào

Con người là một huyền nhiệm, được Thiên Chúa dựng nên có hồn và xác. Con người phải làm việc để có của ăn nuôi thân xác, nhưng chúng ta cũng cần cầu nguyện để có lương thực nuôi linh hồn. ‘Làm việc và cầu nguyện’ (Orare et laborare) là châm ngôn sống của Thánh Biển Đức, đồng thời cũng là sứ điệp mà lời Chúa nhắn gửi chúng ta hôm nay, đặc biệt qua 2 hình ảnh Matta và Maria được phác vẽ trong Tin mừng.

Hai vị thánh với 2 dung mạo khác nhau.

Sự thánh thiện của Matta và Maria được biểu tỏ qua 2 dạng thức. Matta thì lăng xăng phục vụ Chúa qua những bận rộn bên ngoài, còn Maria thì ngồi thinh lặng bên chân Chúa để nghe những lời Ngài ngỏ trao. Chúa Giêsu nói: “Matta, con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện. Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”. Không phải Chúa chê trách Matta về những bận rộn bên ngoài, nhưng Chúa mời gọi tất cả chúng ta phải quy hướng mọi việc trong cuộc sống về với Chúa để diễn bày tình yêu đối với Ngài. Những hoạt động để phục vụ thì rất tốt, nhưng nếu không khởi nguồn từ tình yêu quy hướng về Chúa, thì đó chỉ là những công việc từ thiện, thuần túy mang chiều kích xã hội bề ngoài mà thôi. Đức Thánh Cha Piô 12 gọi đó là lạc giáo (hérésie de l’action), một loại chủ nghĩa duy hoạt động, thiếu vắng chiều kích linh thánh bên trong. Mẹ Têrêsa Calcutta dạy các con cái mình mỗi ngày phải dành ít nhất một tiếng đồng hồ để nguyện ngắm, hầu kín múc sức mạnh nơi tình yêu Thiên Chúa trước khi bắt tay vào công việc dấn thân phục vụ người nghèo.

Sa mạc hóa tâm hồn: Thinh lặng để lắng nghe.

Hình ảnh của Maria được Chúa Giêsu đánh giá rất cao hôm nay. Maria đã rút lui vào trong cô tịch của sa mạc tâm hồn để nghe Chúa nói. Trong Thánh kinh, sa mạc là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người và cũng là nơi con người đến gặp gỡ Thiên Chúa. Trong sa mạc, Thiên Chúa ngỏ trao sứ mạng. Cũng trong sa mạc, con người được Thiên Chúa giáo dục và hướng dẫn. Đó là cách thế để chúng ta tìm lại cho mình sự bình an và sức mạnh vươn tới, giữa những bươn chải và chộn rộn của cuộc sống hằng ngày. Ngày xưa, Araham đã đi vào sa mạc Ả Rập để gặp Đức Chúa Giavê và đón nhận sứ mạng trở nên tổ phụ một dân tộc đông đúc. Môise cũng đi vào sa mạc Sua để được Chúa ban chỉ lệnh đưa dẫn đoàn dân ra khỏi Ai cập. Trước khi tiến vào đất hứa, dân Israel cũng phải kinh qua cuộc hành trình 40 năm trong sa mạc để được Thiên Chúa sửa dậy. Giữa những lo toan của cuộc sống đời thường hôm nay, Chúa cũng muốn chúng ta biến tâm hồn mình thành sa mạc để trong tĩnh lặng, chúng ta nghe được tiếng Chúa và được nuôi dưỡng bằng chính lời hằng sống của Ngài. Trong tĩnh lặng giữa đêm khuya, Samuel đã nghe thấy tiếng Chúa đang gọi ông. Cũng giữa đêm trường vắng lặng, Thánh Giuse đã nghe tiếng Chúa mời gọi để đón nhận Maria về nhà và sau đó dẫn đưa gia đình Nazareth trốn sang Ai Cập. Sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống, đặc biệt những lo toan về tiền bạc, về chức quyền, là những tiếng động ầm ĩ cản che đôi tai của cõi lòng, khiến chúng ta không thể nào nghe được những điều Thiên Chúa đang nói với chúng ta.

Cầu nguyện trước hết là biết nghe tiếng Chúa.

Một nhà tu đức nọ đã phân định việc cầu nguyện gồm 4 cấp độ. Cấp độ sơ đẳng đầu tiên : Tôi nói Chúa nghe. Cấp độ cao hơn: Chúa nói tôi nghe. Cấp độ thứ 3: Không ai nói, cả 2 đều nghe. Và đỉnh cao của việc cầu nguyện là ở cấp độ sau cùng, chúng ta đến gặp Chúa, không ai nói, chẳng ai nghe, tất cả thinh lặng hoàn toàn để đi vào sự hiệp thông một cách trọn vẹn. Khi đến nhà thờ cầu nguyện, chúng ta vẫn thường đọc các câu kinh, lắm khi giống như một cái máy vô hồn, nhưng chúng ta dễ quên mất điều quan trọng là cần tập sống thinh lặng để nghe những điều Chúa muốn nói với chúng ta. Maria là hình mẫu tuyệt hảo về việc cầu nguyện. Cô đã gác lại nhưng chộn rộn vướng bận bên ngoài, không phải vì lười biếng hay thích đùn đẩy công việc cho người khác. Nhưng, lý do duy nhất như Chúa Giêsu đã nói, chính là : “Chỉ có một chuyện cần thiết hơn. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bao giờ bị lấy đi”. Ông Mahatma Gandhi đã từng bộc bạch : “Tôi không phải là một ẩn sỹ hay một khoa học gia nhưng tôi tự hào là một người biết cầu nguyện. Chính cầu nguyện đã cứu thoát đời tôi”.

Kết luận

Nơi các vị thánh lớn, chúng ta luôn thấy có sự kết hợp hài hòa giữa làm việc và cầu nguyện. DonBosco vẫn được mệnh danh là con người ‘chiêm niệm trong hoạt động’. Trở nên một nhà thần bí (mystic) không phải chỉ là suốt ngày ngồi đọc kinh hay ngất trí trong nhà thờ, nhưng quan trọng hơn cả là biết kín múc tình yêu từ nơi Thiên Chúa trong chiêm nghiệm và đem tình yêu ấy dàn trải trong mọi hoạt động tông đồ hằng ngày. Maria và Matta mà bài Tin mừng hôm nay nói tới đã trở nên mẫu gương cho tất cả mọi người chúng ta ngày hôm nay.

Về mục lục

.

CHỌN PHẦN TỐT NHẤT LÀ CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ

 Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Cô Mác-ta đón Thầy Giê-su như khách quí vào nhà mình, và cô tất bật phục vụ khách, một công việc cần thiết và bắt buộc đối với bất kì ai đón tiếp khách quí; thế nhưng không hiểu sao, Đức Giê-su lại dám khảng định là: việc cô đang nhiệt tâm chu toàn là điều không mấy cần thiết! Còn tác phong thụ động – mất thì giờ của cô em Ma-ri-a ngồi yên và lắng nghe, thì lại được Ngưởi đề cao và khen ngợi là: ‘đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi’.

Chúng ta vẫn thường nghĩ: Ki-tô hữu (hơn nữa tu sĩ và linh mục) là những người đón tiếp Đức Ki-tô vào đời mình; có thể chúng ta đã được dạy dỗ và huấn luyện rằng, phải sống làm sao cho Chúa – Vị Thượng Khách được hài lòng. Để được như thế ta phải cặn kẽ nắm giữ mọi điều răn và luật lệ, phải làm lành lánh dữ, phải lập nhiều công đức, phải làm nhiều việc thiện…; tóm lại, đời sống đạo của ta phải là một cuộc sống khá tất bật để lo sao hết lòng phụng sự Chúa (như vẫn quen nói thế!). Giáo lý, và có lẽ cả nền thần học nữa, đã không ngừng dạy điều đó, cũng như tất cả mọi người đều cho rằng: suy nghĩ trên là hoàn toàn chính xác.

Thế nhưng, chính câu trả lời của Đức Giê-su, khi đáp lại lời yêu cầu rất chính đáng của cô Mác-ta, buộc ta phải đặt lại vấn đề: lối suy nghĩ phổ thông kia có hoàn toàn ‘đúng’ hay không? “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”, và đó không phải là: tất bật phục vụ của Mác-ta, mà là: “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy” của Ma-ri-a. Điều này làm ta phải đặt câu hỏi: cụ thể điều gì mới là cần thiết nhất trong đời Ki-tô hữu? Có điều gì còn quan trọng và cao quí hơn cả giữ các điều răn, chu toàn lề luật, làm lành lánh dữ và thực thi công bằng bác ái không? Thinh lặng ngồi bên Chúa để lắng nghe Lời Yêu Thương của lòng nhân ái, yên lặng đứng bên Thập Giá (cùng với Mẹ Ma-ri-a) để chiêm ngắm Lời Cứu Độ của Giê-su, chẳng lẽ lại là điều quan trọng nhất hay sao; chẳng lẽ các Ki-tô hữu nhất thiết phải làm điều này hơn là điều kia, và ưu tiên đưa vào chương trình sống của mình hay sao? Nếu thật là như thế, thì lời Đức Giê-su nhắc nhở cô Mác-ta cũng sẽ phải áp dụng cho mọi Ki-tô hữu chúng ta trong việc giữ đạo (đăc biệt cho các linh mục và tu sĩ bề bộn trong công việc mục vụ tông đồ): “Mác-ta! Mác-ta ơi! Con băn khoan lo lắng nhiều chuyện quá!

Về phần mình, tôi không dám nghĩ như thế; tôi vẫn cố xua đuổi tư tưởng này ra khỏi đầu vì lẽ: nó như quá ngược ngạo với những gì thói thường người ta vẫn làm trong đời sống đạo. Ngay trong tư cách linh mục, từ lâu lắm rồi, tôi vẫn tâm niệm là: phải dạy cho các tín hữu sống sao cho xứng với ơn gọi của họ. Các bài giảng của tôi vẫn chủ yếu mang tính luân lý, chỉ dạy cho giáo dân biết sống sao cho phải đạo: phải làm lành lánh dữ, phải ra công làm nhiều việc thiện để làm cho Chúa được vui thỏa. Trong số các công tác mục vụ tôi thi hành trong đời linh mục thì, nỗ lực làm cho tín hữu biết chiêm ngắm Thập Giá có vẻ như đã bị tôi coi nhẹ, hoặc cho là chỉ thứ yếu! Sau khi được tôi dạy dỗ, không biết có bao nhiêu giáo dân nhận ra rằng: điều cần thiết nhất cho niềm tin của họ là lắng nghe Lời Cứu Độ, là chiêm ngắm Thập Giá, và trọn vẹn tín thác vào lòng Chúa xót thương. Ngay cả việc cử hành Thánh Lễ cũng thường bị tôi trình bày như, một chu toàn bổn phận phụng tự, mà Chúa – vị khách quí đang ngự đến đáng được tôn thờ và cung nghinh; thay vì là chiêm ngắm và đón nhận Thập Giá tình yêu; chẳng trách gì ngay cả các giáo dân của tôi được coi là đạo đức nhất cũng chỉ rất mực quan tâm tới việc phụng thờ Chúa và giúp đỡ đồng loại, thế còn chiêm ngắm lòng thương xót Chúa thì còn quá ít, quá xa lạ, hoặc không mấy được coi trọng đề cao.

Và tất cả các điều trên là hậu quả tất yếu của một quan niệm đã ăn rễ quá sâu nơi các Ki-tô hữu chúng ta, đó là: mối bận tâm lo lắng hàng đầu luôn phải là làm sao cho ‘danh Chúa được rạng rỡ vinh quang’. Với Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su muốn gửi tới mỗi chúng ta lời nhắn nhủ: còn có một điều cần thiết và phải được dành ưu tiên hơn nữa, trong lãnh vực giờ giấc cũng như lưu ý quan tâm, đó là lắng nghe và chiêm ngắm Lời Giê-su Thập Giá – Lời của lòng thương xót cứu độ.

Phải chăng khi đề cao vị trí trung tâm của Thánh Lễ, Giáo Hội không muốn điều gì hơn là: tạo cho các tín hữu dịp ‘thụ động’ ‘ngồi bên chân và lắng nghe’ Lời Tình Yêu Cứu Độ như cô Ma-ri-a ngày xưa?

Lạy Chúa từ nhân, xin hãy dạy cho con biết thụ động như Ma-ri-a là cứ ngồi bên chân Chúa, và cũng biết như chị, đón nhận và chăm chú nghe Lời Tình Yêu. Xin giúp con bớt tất bật với các việc phục vụ – mục vụ, để dành quan tâm nhiều hơn cho chiêm ngắm Thập Giá. Xin cho mỗi Thánh Lễ con cử hành trở thành một cuộc chiêm ngưỡng và đón nhận vô điều kiện tình yêu Chúa trao ban. Được như thế, con mới có thể hướng dẫn và giúp cho nhiều tín hữu chọn và làm được điều tốt nhất mà Chúa hằng mong đợi. A-men

Về mục lục

.

EM CON ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT

Fx. Đỗ Công Minh  

        Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại một câu chuyện hết sức đời thường, ai cũng đã từng gặp trong cuộc sống, nhất là khi đón khách quý đến nhà. Chuyện kể lại việc Chúa Giêsu đến thăm nhà hai chị em Mattha và Maria, Mattha là chị. Đón khách, nhất là một vị khách quý như Thầy Giêsu, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ trong cả  vùng là điều  vinh hạnh cho gia đình. Chính vì vậy, người chị cả phải  dọn nhà cửa, dọn bữa ăn để mời khách, đó là điều đương nhiên. Còn cô em, Maria cũng vui mừng không kém, nhưng là em nên không lo lắng gì mấy đến việc cơm nước, bởi từ lâu nay trong nhà đã có bà chị lo cả. Maria  nghe biết Thầy Giêsu rao giảng, nhưng chưa một lần được diện kiến Ngừơi, chưa bao giờ được thưa chuyện, trao đổi với Người một cách trực diện. Hôm nay quả là dịp may hiếm có, cô xoắn xít bên Người , “ngồi bên  chân Chúa để mà nghe lời Người”.

 

       Chị lo bếp núc, em lo tiếp khách, trò chuyện với khách, xem ra là chuyện bình thường trong mỗi gia đình. Thế nhưng chính vì muốn công việc đón tiếp Đức Kitô thật sự tươm tất, không để Người chê cười nếu chẳng may có điều gì không trọn hảo. Mattha đã lo lắng nhiều, đã chuẩn bị nhiều.  Rồi trong sự đa đoan ấy, cô cần có em phụ giúp một tay, nên có lẽ hơi bực bội trong lòng. Đó là tâm lý bình thường của một con người, không có gì đáng trách. Nhưng cũng vì tâm lý cố hữu của một  người phụ nữ khiến Matha lên tiếng, không phải chỉ là phiền trách em mình, mà lây sang cả vị khách quí. “Lạy Thầy , em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao ? “. Chính sự nôn nóng đã làm cho Mattha  đánh mất đi thiện chí của mình. Cô quay sang đòi hỏi Chúa “ Xin Thầy bảo em con giúp con (  với chứ ! ). Đức Giêsu đã không phê phán Mattha, Người chỉ khéo léo nhắc cô đang trong tâm trạng bối rối “Mattha, Mattha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi : Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất “.

 

      Chúa không cho rằng việc chuẩn bị về của ăn thức uống là không cần thiết, nhưng thông qua việc đến thăm hai chị em, Người muốn tỏ cho con người hiểu được sứ mạng của Người đến trần gian. Người là một vị Thiên sai mà có tiếng từ Trời vọng lên : “ Này là con ta yêu dấu , hãy vâng nghe lời Người” . Mattha nhìn Đức Giêsu như một vị khách quý, một người Thầy dạy trong dân. Còn Maria, cô nhận ra Thầy Giêsu là đấng được sai đến trong dân Israel để cứu độ con người . Cô đã tận dụng những giây phút quý giá bên Người để đón nhận Lời Người. Cả hai chị em đều  chọn Chúa, đều muốn làm vui lòng Chúa. Nhưng với Mattha, cô muốn Chúa theo ý cô, cô muốn Chúa phải nhìn nhận thiện chí của cô là đang phục vụ Người. Còn Maria, cô muốn được lắng nghe Lời Chúa, muốn được trao trọn vẹn lòng mến đến Chúa, trao trọn cuộc đời cho Chúa mà không kể công sức mình. Chỉ xin Chúa thực hiện nơi cô bất cứ điều gì Người muốn, như Đức Maria thân mẫu Chúa từng thưa với sứ thần.

 

     Ngày hôm nay, trước biết bao thần tượng ảo trên thế giới này khiến con người, nhất là các bạn trẻ, đang chạy theo. Xin cho con biết chọn lựa, biết nhận ra và xác tín rằng Đức Kitô là đối tượng lón nhất và duy nhất của cuộc đời con . Xin Chúa giúp con đừng mải mê, bối rối, lo lắng về nhiều chuyện mà quên đi việc cần làm là mỗi ngày dành ra ít phút, kề bên Chúa để được nghe Lời Người vọng lên trong tâm hồn con.

 

     “ Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong đêm tối. Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc lẻ loi. Xin cho con cất tiếng lên trả lời vừa khi con nghe Chúa. Xin cho con biết thân thưa: Lạy Ngài, Ngài muốn con làm chi? “ .

Về mục lục

.

NHỮNG MẪU GƯƠNG SÁNG NGỜI

Lm. Phạm Thanh Liêm

Ba bài đọc của Chúa Nhật hôm nay cho thấy những tấm gương sống Lời Chúa trong những hoàn cảnh khác nhau: Abraham, Maria và Phaolô.
 
Chọn điều tốt nhất
Đức Giêsu trên đường rao giảng, ghé vào một gia đình rất quý mến Ngài. Đó là gia đình của Martha, Maria và Lazarô. Cô Martha lo làm đồ ăn đãi khách. Có lẽ có cả các tông đồ cùng ở với Đức Giêsu, vì thế Martha một mình làm bếp cho mười sáu người ăn. Với gia đình này, Đức Giêsu và các tông đồ là những vị khách quý, nên có thể đây là bữa tiệc. Biết bao việc phải làm, thế mà Maria vẫn ngồi bên chân Đức Giêsu và nghe Ngài giảng dạy. Chắc Martha đã ra hiệu hoặc nói với Maria giúp mình, nhưng Maria vẫn giữ lập trường: ngồi tiếp chuyện Đức Giêsu, ngồi nghe Ngài giảng dạy. Không thể chịu nổi nữa, Martha đã xin Đức Giêsu can thiệp: “em con để một mình con với bao nhiêu việc, xin thầy bảo nó giúp con một tay”.
 
Theo nhiều người, Martha hoàn toàn có lý. Cả Maria lẫn Đức Giêsu đều không được tế nhị lắm. Có lẽ Martha không chỉ trách Maria, mà trách cả Đức Giêsu như thể Đức Giêsu vô tình không để ý đến vất vả của Martha.
 
“Martha, chị lo lắng về nhiều chuyện quá. Chỉ cần một điều thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và không ai cướp đi được”. Trên đời có nhiều điều có thể làm, phải chọn điều nào quan trọng và cần thiết để làm. Trong trường hợp này, không cần phải làm nhiều món để đãi Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài. Không cần phải vất vả như vậy. Tại sao lại phải làm nhiều món, và điều đó lại là không quan trọng (đối với Đức Giêsu), để rồi phải càm ràm oán trách người khác. Maria đã chọn nghe Lời Chúa, và cũng sẵn sàng chấp nhận bị chị càm ràm, và cả người đời càm ràm chê trách, như thể là người lười, như thể là người không tế nhị và không biết giúp đỡ chị nữa.
 
Không có một bản lĩnh và một chọn lựa dứt khoát, không thể hành xử như Maria được. Trong cuộc sống, tôi đã chọn điều gì là quan trọng?
 
Niềm nở ân cần tiếp đón tha nhân
“Đang ngồi hóng mát, nhìn lên Abraham thấy “ba vị” đang đứng gần. Abraham chạy lại, cúi mình chào các vị, mời các vị khách rửa chân cho thoải mái trong một môi trường nóng bức, và dùng bữa”. Với Abraham, đây không phải là những người quen thường gặp, thế nhưng Abraham đã tiếp đón rất ân cần tử tế. Thái độ hiếu khách của Abraham đã làm tương quan giữa Abraham và khách trở nên rất tốt, đến độ các vị khách đã “tỏ mình” cho Abraham.
 
Thái độ hiếu khách của Abraham đặt vấn đề cho con người ngày nay. Thái độ sống của tôi đối với những người tôi gặp gỡ như thế nào? Abraham đã đón tiếp tha nhân, và cuộc đón tiếp này đã trở thành cuộc đón tiếp Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng đã đồng hoá mình với những người nghèo, đến độ ai đón tiếp người nghèo là đón tiếp Chúa, ai cho người nghèo ăn là cho Chúa ăn, ai đi thăm và giúp đỡ người nghèo là đi thăm và đón tiếp Chúa (Mt.25, 31tt). Đối xử với con người, là đối xử với Thiên Chúa.
 
Rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô
Cả cuộc sống của Phaolô sau khi trở lại, là rao giảng, phục vụ Tin Mừng. Ngài được gọi để được sai đi rao giảng, và Ngài đã thực hiện sứ mạng của Ngài trong mọi hoàn cảnh, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm. Ngài rao giảng cả khi ở trong tù, cho cả người Do Thái lẫn người ngoại, cho người đời bình thường cũng như cho những người có địa vị và thế lực. Ngài vui ngay cả trong những khổ đau, và Ngài muốn “hoàn tất” những gì còn thiếu trong thân thể Giáo Hội. Với Phaolô, Ngài “học no học đói”, Ngài làm tất cả để Chúa được tôn vinh hơn.
 
Với Phaolô, Đức Giêsu là Tin Mừng. Đức Giêsu là mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở, nay được mặc khải cho con người. Đức Giêsu Kitô là tất cả đối với Phaolô, Ngài sẵn sàng bỏ tất cả để được Đức Giêsu Kitô.
 
Phaolô trở thành con người tuyệt vời, nhờ thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Ước gì mỗi người không mắc cỡ nhưng can đảm tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Tin Mừng. Chính nhờ Đức Giêsu Kitô mà mỗi người Kitô hữu trở thành người tuyệt vời.
 
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

  1. Bạn có chấp nhận chọn lựa của Maria không? Tại sao?
  2. Theo bạn, hiếu khách có còn giá trị trong xã hội hiện tại không? Xin cho biết lý do.
  3. Có cần phải rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại ngày nay không? Tin vào Tin Mừng giúp gì cho con người ngày nay?

Về mục lục

.

LẮNG NGHE VÀ ĐÓN NHẬN LỜI CHÚA LÀ NGƯỜI KHÔN NGOAN

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Trong truyền thống Việt Nam, văn hoá ứng xử qua việc giao tiếp là quan trọng. Điều này đã được cha ông chúng ta rất đề cao. Qua việc đón tiếp khách, người ta đánh giá được sự hiếu khách hay thờ ơ của gia chủ; đồng thời nó cũng thể hiện sự văn minh và nền giáo dục của gia đình đó như thế nào!

Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu ghé thăm gia đình của Martha. Nơi đây, Ngài nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của hai chị em trong gia đình này. Hai cách đón tiếp khác nhau, nhưng đều thể hiện sự kính trọng, yêu mến mà hai cô dành cho Đức Giêsu. Tuy nhiên, kết quả lại khác nhau, bởi vì hệ tại ở hành vi lựa chọn.  

  1. Cần lắm một lựa chọn đúng đắn

Kinh nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta thấy: có rất nhiều điều cần phải “lựa” và“chọn”.  Khi còn nhỏ, cha mẹ lựa chọn cho con cái trường nào tốt để gửi vào học; khi lớn lên một chút, ta lựa chọn bạn để chơi, lựa chọn thầy để học; lựa chọn nghề để mưu sinh, lựa chọn người yêu để cưới; lựa chọn một cung cách, một lập trường, một lý tưởng để sống… Nhưng có lẽ điều cần thiết nhất vẫn là lựa chọn một chân lý để làm chủ đạo cho cuộc đời.

Như vậy, có biết bao điều cần phải lựa chọn. Lựa chọn cái tốt, tốt vừa, tốt hơn, hay tốt nhất? Đây chính là điều đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, đắn đo trước khi chọn.

Nếu lựa chọn trong đời thường là lọc ra những thứ không cần thiết và chọn cho mình những thứ cần dùng. Thì lựa chọn theo Kinh Thánh chính là lắng nghe tiếng Chúa và thực thi điều mình đã tiếp nhận. 

Chọn lựa được coi là “đích đến” và “bánh lái” cho cuộc đời nếu lựa chọn đó là tốt, là đúng. Còn nếu lựa chọn sai thì sẽ bị tác hại khôn lường.

Hôm nay, bài Tin Mừng cho chúng ta thấy: Martha lựa chọn phục vụ Đức Giêsu qua việc nấu nướng để thiết đãi Ngài một bữa ăn thịnh soạn. Còn Maria thì lựa chọn việc ngồi để lắng nghe Đức Giêsu dạy bảo. Hai thái độ đều tốt. Một bề ngoài. Một bề trong. Nhưng giá trị thì lại khác nhau. Bởi vì Maria đã chọn phần tốt nhất, còn Martha có thể đã chọn phần tốt hoặc tốt hơn chứ chưa phải là tốt nhất.

  1. Lắng nghe và đón nhận Lời Chúa là người khôn ngoan

Thật vậy, lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành phải là điều quan trọng nhất, bởi vì: mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa vẫn luôn tồn tại.

Tác giả sách Isaia đã nhắc lại lời Đức Chúa phán với dân của Người như sau: “Giả như ngươi lưu ý đến mệnh lệnh của Ta, thì sự bình an của ngươi chan chứa như dòng sông, sự công chính của ngươi sẽ dạt dào như sóng biển, tên của ngươi sẽ chẳng bao giờ bị huỷ diệt, chẳng bao giờ bị xoá bỏ khỏi mắt Ta” (Is 48,18-19b).

Chính vì điều này mà cô Maria đã lựa chọn điều tốt nhất là được ở bên Đức Giêsu (x. Lc 10,42) và nghe lời Ngài dạy (x. Lc 10,39). Cô đã chọn cho mình phần phúc Nước Trời, bởi lẽ, Đức Giêsu chính là nội dung của Tin Mừng, là hiện thân của Nước Hằng Sống. Vì thế, có Đức Giêsu ở cùng là được cả Nước Trời. Nghe được Lời Ngài nói với mình và đem ra thực hành thì được ví như “… người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá ” (Mt 7, 25). 

Bởi vì, Đức Giêsu là kho tàng quý giá mà Thiên Chúa Cha đã đem trồng vào trong mảnh vườn nhân loại. Sống trong Ngài là được trở nên nghĩa thiết với Ngài và được Ngài yêu thương, để Ngài ở đâu, chúng ta cũng sẽ được ở đó với Ngài. Cô Maria trong bài Tin Mừng hôm nay đã hội đủ các yêu tố trên, nên cô đáng được Đức Giêsu khen là người có phúc khi nói: “Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.

  1. Sứ điệp Lời Chúa

Giáo Hội được Đức Giêsu thiết lập để lưu truyền Lời Chúa cho con người. Lời đó là Lời Chân Lý, Lời Hằng Sống. Chính Lời Chúa đã nuôi sống Giáo Hội qua mọi thăng trầm của lịch sử. Vì thế, “Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa như chính Thân Thể Ngài”. 

Khi dành cho Lời Chúa một vị trí quan trọng và ngang hàng với chính Chúa như thế, Giáo Hội muốn xác tín niềm tin của mình vào sức mạnh vạn năng của Lời Chúa. Điều này đã được Công Đồng Vaticanô II khẳng định: “Lời Chúa có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (x. DV., số 21).

Nhưng, tiếc thay, vì quen lối sống đạo xưa kia, nên chúng ta nhiều khi chỉ thuộc kinh mà không mấy coi trọng Lời Chúa! ngược lại, nhiều gia đình lại coi cuốn Lời Chúa như một vật trang trí hay kính trọng theo kiểu “kính nhi viễn chi”.

Khi nói như thế, chúng ta không có ý phủ nhận lối sống đạo bình dân của cha ông, vì trên thực tế, đời sống đạo truyền thống này đã sinh ra cho Giáo Hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, và hôm nay, chúng ta được kế thừa niềm tin cũng nhờ cung cách sống đạo bình dân đó.

Tuy nhiên, chúng ta quên mất rằng, mọi lời Giáo Huấn hay Truyền Thống của Giáo Hội cũng như mọi lời kinh từ bao thế hệ đều được bắt nguồn và suy tư từ Lời Chúa. Nếu chúng ta am tường và hiểu biết Lời Chúa càng nhiều, thì đời sống đạo của chúng ta càng sống động và sâu sắc. Chính thánh Giêrônimô đã nói: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”. Vì thế, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gợi lên cho chúng ta giá trị của Lời Chúa khi viết: “Đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời” (x. Thư Chung 1980, số 8). 

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm hình ảnh, thái độ của Maria, nhất là hãy cảm nghiệm lời chúc phúc của Đức Giêsu dành cho cô, từ đó, rút ra cho mình một thái độ tích cực với Lời Chúa như:

Chăm chỉ đọc, suy gẫm Lời Chúa cách yêu mến; đồng thời biết thinh lặng, nhạy bén để khám phá ra sứ điệp của Lời Chúa và đem ra thực hành. Đây chính là thái độ của người khôn ngoan khi xây dựng ngôi nhà cuộc đời mình trên nền tảng Lời Chúa. Để mưa xa, bão táp, phong ba có dồn dập tư bề, thì nhà ấy vẫn vững vàng.

Ngược lại, nếu chỉ đọc Lời Chúa cách hời hợp, qua lần chiếu lệ, thì Lời Chúa không những không tác sinh trong tâm hồn, mà nhiều khi lại còn bị chúng ta bóp méo và uốn nắn theo thiển ý của chính mình. Từ đó, sinh ra lối sống đạo hình thức, hời hợt bên ngoài hay chỉ là người mang danh và đeo cái mác Công Giáo, chứ thực ra không phải là người mang Đạo trong mình.  

Ước gì Lời Chúa khen ngợi cô Maria khi xưa vì đã biết chọn phần tốt nhất cũng là lời tác phúc cho mỗi chúng ta hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm lý tưởng và lẽ sống cho cuộc đời.  Xin cho chúng con biết yêu mến và lắng nghe Lời Chúa bằng thái độ của người môn đệ. Và, xin cho chúng con biết đem Lời Chúa ra để thực hành trong cuộc sống hiện tại. Amen.

Về mục lục

.

GIA ĐÌNH CHỊ EM MARIA

Lm. Giacôbê Tạ Chúc

Trong cuộc đời công khai giảng dạy, Chúa Giêsu được nhiều người thương mến và giúp đỡ. Trong số đó không thiếu những người phụ nữ đi theo Chúa, cách đặc biệt một gia đình mà Chúa thường đến thăm và quan tâm tận tình: gia đình của chị em bà Matta và Maria. Các Tin mừng ghi nhận ít là ba lần Chúa đến nhà chị em này (Ga 11, 1-45; 12, 1-11; Lc 10, 38-42).

Làng Bêtania

Nói đến gia đình Matta và Maria chúng ta không thể nào không nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của hai Thánh nữ. Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi Cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô, Mátta và Maria (Ga 11,1). Là nơi Chúa cho Lazarô sống lại (Ga 11). Bêtania bây giờ là El-Azariyeh, “nhà của Lazarô”. Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”. Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khoảng 5000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khỏang một giờ đồng hồ”.

Mátta và Maria

Câu chuyện Chúa Giêsu vào nhà Mátta và Maria nghỉ ngơi, khi cùng với các môn đệ đang  trên đường rao giảng Tin mừng, cho chúng ta một nét đẹp trong chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình. Trong khi cô em là Maria đang ngồi lắng nghe lời chúa, thì Mátta tất bật với công việc một người nội trợ thật tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ, thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, năng động như Mátta. Nếu làm một cuộc so sánh hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria là người thiên về đời sống nội tâm, còn Mátta thì hướng đến sự chia sẻ và trao ban. Cả hai đều là những cách thế thể hiện một tình yêu đón nhận từ Thiên Chúa và tặng ban cho con người. Vả lại, Maria là người em nên có khi hơi ỷ lại một chút, công việc bếp núc cũng có phần nặng nhọc và cần đến sự khéo léo và tài tình, nên dành cho người chị thì có lẻ tốt hơn.

Một lần khác, khi ra chào đón Chúa Giêsu vào thăm trong hòan cảnh người em mới qua đời, Mátta bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,21). Lazarô đã chết, thế nhưng Mátta vẫn tin rằng Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói cách khác Mátta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng Messia mà thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.

Lắng nghe và thực thi Lời Chúa dạy

Tin mừng dù ghi nhận sự khác biệt của hai chị em Maria và Mát-ta trong việc đón nhận lời Chúa, một bên là tĩnh lặng của tâm hồn, một bên là xao động của từng đường gân thớ thịt. Thế nhưng không ai có thể phủ nhận con tim của cả hai đang dạt dào tình yêu mến Thiên Chúa một cách vô bờ bến, trong con người của Mát-ta và Maria.

Kết hợp những nét đẹp rạng ngời của cả hai chị em, mỗi người sẽ thấy được việc lắng nghe và thực thi lời Chúa, chỉ là hai cách thế diễn tả của một tình yêu Giêsu.

Về mục lục

.

PHỤC VỤ VÀ LẮNG NGHE CHÚA

Lm. Giuse Độ Đức Trí

Việt Nam từ trước tới nay vẫn được biết đến như một dân tộc có lòng hiếu khách. Ngày xưa ở vùng quê, các ngôi nhà hàng xóm thường không cần hàng rào, mọi người có thể đi tắt qua sân, ghé vào thăm nhau bất cứ lúc nào. Có dịp thăm các gia đình vùng quê, chúng ta sẽ thấy còn lại những nét đẹp của lòng hiếu khách. Mỗi khi có khách, dù lạ hay quen, người miền quê đều đón tiếp hết sức niềm nở ân cần. Tuy nhiên, cuộc sống kinh tế khá hơn, dường như đã làm phai mờ lòng hiếu khách nơi nhiều người. Các ngôi nhà liền sân được thay thế bằng tường cao rào kín, những cuộc viếng thăm của xóm giềng cũng ít đi. Người được thăm dường như cũng tỏ ra dè chừng, nghi ngờ khi có khách lạ đến nhà. Trong họ hàng ruột thịt, các cuộc thăm viếng dần được thay thế bởi những cú điện thoại, hoặc con cái có về thăm cha mẹ cũng hết sức vội vàng. Con người thời hiện đại có thể có rất nhiều giờ ăn nhậu với bạn, nhiều giờ cho đối tác, nhưng lại có ít giờ cho gia đình vợ con và nhất là cho cha mẹ.

Không chỉ trong tương quan xã hội và gia đình đang dần mất đi sự gặp gỡ, mà trong đời sống đức tin, con người cũng đánh mất hoặc xem thường việc gặp gỡ, tiếp xúc với Thiên Chúa.

Các bài đọc ngày Chúa nhật XVI hôm nay chỉ cho chúng ta những thái độ cần thiết phải có khi đón tiếp Chúa. Câu chuyện ông Apbraham trong bài đọc một cho chúng ta một khung cảnh gần gũi như một làng quê Việt Nam. Một buổi trưa hè nóng nực, Apbraham ra hóng mát tại gốc cây sồi ngay cửa lều thì thấy có ba vị khách lạ đi ngang qua. Vừa trông thấy, ông vội chạy ra đón khách và sụp xuống đất lạy. Ông đã thể hiện tấm lòng trọng kính đối với ba vị khách này. Ông còn nài nỉ : Nếu đẹp lòng quý Ngài, xin quý Ngài ghé thăm nhà tôi, rửa mặt, dùng bữa. Ông đã chuẩn bị bữa trưa cho ba vị khách, chính ông đứng hầu bàn trong khi các vị khách dùng bữa. Trước khi ra đi, ba vị khách đã để lại cho Apbraham một niềm vui và hy vọng khi hứa với ông : Bằng rầy sang năm, tôi trở lại, Sara vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai.

Ba vị khách chính là Thiên Chúa đã đến thăm Apbraham như thăm người bạn. Apbraham đã thể hiện thái độ trọng kính và hiếu khách đối với Thiên Chúa. Ông hết sức nhiệt tình quảng đại với Thiên Chúa và nài ép Chúa ở lại với gia đình ông. Đáp lại lòng hiếu khách của Apbraham, Thiên Chúa đã chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của Apbraham và Ngài đã lấp đầy khát khao ấy bằng lời hứa cho ông có được con trai nối dõi. Câu chuyện cũng cho thấy, Thiên Chúa không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của con người, Ngài sẽ trả lại cho con người gấp trăm gấp ngàn lần những gì con người dám quảng đại dành cho Chúa.

Tin Mừng Luca cũng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu viếng thăm gia đình Matta, Maria và Lazarô. Các thành viên trong gia đình này đã đón tiếp Chúa như một vị ngôn sứ và như một người bạn, tức là vừa kính trọng vừa thân thiết. Đối với Chúa Giêsu, Ngài vẫn coi Lazarô như bạn thân, và gia đình Matta-Maria là điểm dừng chân của Chúa mỗi khi lên Giêrusalem. Với sự niềm nở, hiếu khách, khi nghe tin Chúa Giêsu còn ở đầu làng, Matta là chị, đã mau chóng chạy ra đón Chúa Giêsu vào nhà. Việc chạy ra tận đầu làng để đón Chúa thể hiện lòng yêu mến và sự khao khát được gặp Chúa.

Nhưng có chuyện đã xảy ra trong gia đình. Hai chị em Matta và Maria có hai hai cách thức và hai thái độ đón tiếp Chúa khác nhau. Cô Matta tất bật phục vụ, lo chuyện cơm nước, còn cô Maria lại ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Người dạy. Có lúc, cô Matta đã sốt ruột, dường như trách Chúa : Sao Thầy không bảo em con giúp con một tay ? Chúa đã trả lời : Matta, con lo lắng nhiều việc quá, chỉ có một việc cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.

Hình ảnh Matta bận rộn và Maria chăm chú ngồi bên chân Chúa để nghe lời Người là hình ảnh hai nếp sống đạo trong Giáo hội, nếp sống hoạt động tông đồ phục vụ và nếp sống chiêm niệm suy gẫm lời Chúa. Chúa không chê, không loại trừ những hoạt động bên ngoài của cô Matta, cũng không từ chối việc cô tất bật phục vụ Chúa, nhưng Chúa muốn nhắc cho Matta một điều cần thiết nhất và quan trọng nhất, đó là việc cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa như Maria. Trong đời sống của mỗi tín hữu cũng như người tông đồ, các hoạt động bên ngoài, dù là những hoạt động công ích hoặc hoạt động vì Chúa, vì anh em, cũng dễ làm cho con người vơi cạn nguồn năng lượng. Đàng khác, các hoạt động tông đồ bác ái có nguy cơ trở thành việc làm không phải vì Chúa mà vì bản thân, trở nên trống rỗng, nếu không thường xuyên ngồi bên chân Chúa để được nghe, được tiếp thêm năng lượng và để điều chỉnh lại mục tiêu.

Một nguy cơ khác dễ xảy ra nơi những con người hoạt động tông đồ, làm việc cho Chúa đó là một thứ tự hào tự mãn về thành quả mình đạt được và trách cứ, phê bình người khác như cô Matta. Cô Matta không chỉ trách cô Maria đã không giúp gì được cho mình trong việc phục vụ, mà cô Matta còn thầm trách Chúa Giêsu đã không quan tâm tới cô, không công bằng với cô, vì cô vất vả phục vụ nhiều hơn cô em Maria. Cô muốn được Chúa chú ý đến mình nhiều hơn.

Chúa Giêsu đã điều chỉnh thái độ và suy nghĩ của Matta và chỉ cho Matta biết đâu là thứ tự ưu tiên mà người môn đệ của Chúa cần có : Chị lo lắng nhiều chuyện quá, chỉ có một chuyện cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy đi. Việc phục vụ của Matta là tốt và là cần thiết nhưng chỉ như thế thôi chưa đủ. Chúa muốn người hoạt động tông đồ luôn phải giữ được thế cân bằng giữa việc phục vụ và cầu nguyện, hoạt động tay chân và việc lắng nghe, suy niệm Lời Chúa. Việc nghe và suy gẫm Lời Chúa sẽ trở thành nguồn năng lượng và là động lực cho hoạt động tông đồ. Chúa Giêsu còn khẳng định việc nghe và suy gẫm Lời Chúa là điều tốt nhất và là ưu tiên nhất trong đời sống của người tín hữu. Chọn lựa ngồi bên chân Chúa như cô Maria để lắng nghe Lời Chúa là chọn lựa khôn ngoan và là chọn lựa tốt nhất. Vì bất cứ ai ở gần bên Chúa, ngồi dưới chân Chúa trong tư thế và thái độ của một học trò ngoan ngoãn, sẽ đón nhận được sự dạy bảo của Chúa và không ai có thể lấy đi mối tương quan thân tình với Chúa.

Như đã chia sẻ ở trên, trong đời sống đức tin, nhiều người đã tỏ ra không quan tâm hoặc đánh mất việc đón tiếp Chúa và nghe Lời Chúa. Chúa vẫn đứng ở cửa nhà, Chúa đang gõ cửa tâm hồn, nhưng nhiều người đã cố tình bỏ qua tiếng mời gọi của Chúa, họ khóa chặt cửa lòng không muốn để Chúa bước vào tâm hồn mình. Trong cuộc sống, người ta không muốn cho khách vào nhà vì sợ phiền phức, sợ mất thời giờ, mất tài sản và cũng có thể vì căn nhà luộm thuộm, dơ bẩn nên không muốn khách bước vào. Cũng vậy, nhiều người không muốn đón Chúa vào tâm hồn vì sợ phiền phức, sợ phải gặp Chúa, sợ mất giờ, sợ Chúa chạm đến các chỗ lỉnh kỉnh trong tâm hồn.

Nhiều người ngày nay không khác gì cô Matta, để mình bận rộn vào quá nhiều việc : lo cho gia đình, cơm áo gạo tiền, công danh sự nghiệp, khiến họ không còn giờ cho Chúa và không còn giờ để ngồi lại lắng nhe Lời Chúa dạy bảo. Cũng có những Kitô hữu đang nhiệt thành với công việc tông đồ, nhưng đã đánh mất động lực và nguồn năng lượng, đánh mất thói quen thường xuyên ngồi bên chân Chúa để nghe và suy gẫm. Vì thế, công việc tông đồ của họ trở nên trống rỗng, việc bác ái từ thiện không còn là việc được thúc đẩy bởi lòng mến, nhưng bởi cái tôi và sự háo danh của mình.

Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, biết chọn đâu là phần tốt nhất cho cuộc đời mình, chọn những gì là bền vững, không bị ai lấy đi như cô Maria đã chọn. Cuộc sống vội ngày nay khiến cho nhiều người trẻ chạy đua theo nhịp sống xã hội, khiến họ không còn giờ để dừng lại, cũng không còn giờ để ngồi lại bên chân Chúa để nghe Lời Ngài. Vì thế, nhiều người đã bị hổng chân, trở nên trống rỗng trong đời sống đức tin.

Xin Chúa cho mỗi người biết mở lòng ra để đón Chúa Thánh Thể vào tâm hồn mình mỗi ngày, Chúa sẽ trả lại cho chúng ta gấp trăm ngàn lần sự quảng đại của chúng ta như Chúa đã trả lại cho Apbraham. Chúa cũng sẽ chỉ cho chúng biết chọn lựa cách sống tốt nhất cho đời sống linh hồn và cả thể xác chúng ta. Amen.

Về mục lục

.

ĐỂ CHO LỜI CHÚA SOI DẪN CUỘC ĐỜI

Lm. Inhaxiô Trần Ngà

Hôm ấy, Chúa Giê-su đến thăm gia đình Mác-ta. Mác-ta tất bật lo việc nấu nướng để hầu hạ Chúa, hy vọng Chúa sẽ rất hài lòng về sự tiếp đãi ân cần, chu đáo và tận tình như thế.

Vậy mà Chúa Giê-su lại đề cao thái độ chăm chú lắng nghe của Maria hơn và trách Mác-ta: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10, 41-42)

Nhiều lần trong Tin mừng, Chúa Giê-su khẳng định với mọi người rằng lắng nghe và thi hành Lời Chúa là điều cần thiết và quan trọng nhất.
 

Lời Chúa là ánh sáng soi đường

Lắng nghe Lời Chúa là việc cần thiết nhất vì Lời Chúa là đèn soi cho loài người tiến bước trong đêm tối và vượt qua bao giông tố của cuộc đời. Thánh vịnh 119 viết: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119,105). Nhờ ngọn đèn nầy, người lầm lạc thấy được chân lý, người tội lỗi được hoán cải để sống đời thánh thiện, người thất vọng được tìm thấy niềm tin và hy vọng tràn trề…

Thiếu Lời Chúa, nhân loại như đang chìm trong tối tăm.

Một chiếc xe phải vượt qua nhiều đoạn đường đèo quanh co, cheo leo hiểm trở trong đêm tối mà không có đèn soi thì sẽ lao xuống vực. Đời người với bao nhiêu thăng trầm thách thức của cuộc sống khác gì chiếc xe vượt đèo kia, nếu không được ánh sáng của Lời Chúa soi dẫn, chắc chắn sẽ không thoát khỏi tai ương.
 

Lời Chúa mang lại giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề của cuộc sống

Trong thời kỳ đất nước Việt Nam chúng ta bị đặt dưới ách đô hộ của người Pháp thì tại Nam Á, nước Ấn-độ, một đất nước to lớn hơn nhiều, cũng bị đặt dưới ách thống trị của người Anh. Đế quốc Anh cũng hùng cường không thua kém gì đế quốc Pháp. Cả nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Ấn đều đứng lên để lật đổ chế độ thực dân và giành độc lập cho xứ sở mình.

Trong cuộc đấu tranh nầy, nhân dân Việt Nam phải dùng đến bạo lực, đến khí giới và đã trả giá cho nền độc lập bằng vô vàn sinh mạng và máu xương!

Trong khi đó, tại Ấn-độ, dưới tài lãnh đạo của thánh Gandhi, người dân Ấn đấu tranh bằng đường lối ôn hoà bất bạo động, họ làm theo lời dạy của Chúa Giê-su, đó là: “Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét các ngươi… Ai vả má bên nầy thì hãy chìa má bên kia ra…” (Luca 6, 27-28).

Bằng đường lối bất bạo động học từ Tin mừng của Chúa Giê-su, Gandhi và nhân dân Ấn-độ đã lật đổ được đế quốc Anh, bẻ gãy ách thống trị của người Anh, giành lại độc lập cho quê hương xứ sở mà không cần đến khí giới.

Vài chục năm sau, tại Hoa-kỳ, mục sư Martin Luther King cũng đã dùng Lời Chúa soi sáng cho cuộc đấu tranh bất bạo động của mình và ông đã đạt được thắng lợi vẻ vang, buộc người da trắng nhìn nhận, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của người da đen mà không cần đến khí giới.

Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của mục sư King bị đánh bom. Một đám đông những người da đen ủng hộ ông tỏ ra giận dữ và tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ để trả thù cho ông. Bấy giờ mục sư King nói với họ: “Đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong giận dữ! Ai có vũ khí, xin hãy đem về; ai không có vũ khí, xin đừng thủ đắc chúng. Chúng ta không thể giải quyết vấn nạn này bằng những vụ bạo động trả đũa… Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng, bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng chúng ta yêu họ. Lời dạy của Chúa Giê-su vẫn còn vang vọng đến hôm nay: “Hãy yêu thương kẻ thù, hãy chúc phúc cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình” (Lc 6,27-28). Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu để đáp trả lòng thù hận.”

Nhờ đấu tranh theo đường lối yêu thương và hoà dịu của Tin mừng, người da đen đã thành công rực rỡ: Chừng 45 năm sau ngày phát động đấu tranh bất bạo động (1963), một người da đen (Obama) đã được bầu làm tổng thống Hoa-kỳ.

Như thế, Lời Chúa đã thật sự đem lại những giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề trong xã hội và đời sống.

Lạy Chúa Giê-su,

Lời dạy của Chúa như ngọn hải đăng soi đường cho nhân loại giữa biển đời tăm tối; Lời Chúa như kim chỉ nam chỉ lối cho người lạc bước giữa rừng sâu.

Xin cho chúng con luôn quý trọng Lời Chúa và để cho Lời Chúa hướng dẫn mọi hoạt động hằng ngày của mình, nhờ đó, cuộc đời chúng con sẽ luôn được an vui hạnh phúc.

Chúa nhật XVI- Năm C (Lc 10,38-42)
ĐÓN RƯỚC CHÚA VÀO NHÀ

Tin mừng rất nhiều lần ghi nhận trên con đường sứ vụ, Đức Giê-su đã ghé thăm nhiều gia đình, hoặc cá nhân, hoặc tập thể: một lần xuất hiện ở một gia đình có đám cưới cho con cái họ, ở Ca-na. Rồi lần khác Chúa ghé lại dùng bữa với nhà ông Gia-kêu. Khi khác nữa Chúa đến thăm nhà nhạc Mẫu của ông Phê-rô khi hay tin bà đang lâm bệnh. Và cũng có những lần Chúa đến dùng bữa trong nhà những người Biệt Phái, Pharisieu…Hôm nay, cách đặc biệt hơn Chúa vào nhà của Mát-ta và Maria. Một địa chỉ quen thuộc ở Bê-ta-ni-a, nơi hành trình dừng chân sau những bận rộn với sứ mạng Tông đồ.
Cũng như tổ phụ Abraham xưa, khi Sứ Thần Thiên Chúa được sai đến, ông đã đón rước các Ngài vào ngôi nhà của mình. Cũng vậy, hai chị em Maria và Mát-ta cũng hết sức niềm nở và nhiệt tình tiếp đón Chúa, theo hai cách thức khác nhau.
Cách đón tiếp của Mát-ta
Có phần giống với Abraham khi tiếp đón người của Thiên Chúa. Ông chạy ra đón các vị, sấp mình lạy và thưa: “ Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Đấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Đấng đã ghé vào nhà con"(St 18,1-10). Mát-ta bận rộn không ngơi nghỉ, chắc hẳn ngoài Chúa ra cũng còn các Tông đồ khác nữa. Một bữa cơm bình dân thôi, thế nhưng không đơn giản chút nào. Muốn ăn phải lăn vào bếp, người chị cả trong gia đình tất bật lo lắng cho Chúa một bữa cơm, trong khi đó thì người em, cứ cận kề bên Chúa, không màng chi tới những lao nhọc của chị mình. Có một chút gì đó bực nhọc và cay cay. Người em Maria chắc phải biết điều này chứ? Sao vô tâm đến vậy. Bao dồn nén và không còn kìm hãm được nữa, Mát-ta đành nhờ vào sự can thiệp của Thầy: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Lời cầu cứu này, phần do công việc, và có lẻ phần khác nữa là hơi ghen tức với cô em Maria.
Và cung cách của Maria
Từ lúc Chúa vào nhà, chắc cũng do ỷ lại vào chị, nên Maria chỉ biết ngồi dưới chân Chúa, để lắng nghe lời Ngài chỉ dạy. Trầm tư và sâu lắng, cô em chăm chú đón nhận những giáo huấn của Chúa Giê-su, mặc cho xung quanh và ngay tại gia đình mình, người chị đang rất bận rộn với việc tiếp đãi khách. Maria vẫn biết mọi sự đang diễn ra. Thay vì đứng lên để giúp chị một tay, thì cô lại tiếp tục một chọn lựa chỉ để riêng mình: chọn phần tốt nhất.
Còn Chúa Giê-su thì sao? Ngài thấu tỏ hết mọi tâm can của con người. Hai chị em Mát-ta và Maria, đều là những con người thiện chí, hết lòng yêu mến Chúa và đã tích cực cộng tác với Chúa trong sứ mạng loan báo Tin mừng. Chúa không hạ thấp cử chỉ phục vụ như Mát-ta, vì cần lắm những con người như cô: hăng hái, sẵn sàng hy sinh thời giờ, tiền của và cả công sức, cho những công đức, được vun trồng trong sứ mạng của những người môn đệ Đức Giê-su. Miệt mài lo toan cho những hoạt động để mở mang nước Chúa, bất chấp những thiếu thốn, những chông gai chất chồng, để làm cho Hội Thánh ngày càng lớn mạnh và vững mạnh, cả về chất cũng như về lượng. Cung cách phục vụ của Mát-ta vẫn là một phần tốt nhất cho hết thảy mọi người, trong cuộc sống ngày hôm nay. Khi khen ngợi cô em Maria đã chọn phần tốt nhất, Chúa Giê-su muốn gợi lên việc thi hành sứ mạng của Ngài, cần xây dựng trên một nền móng vững chắc, đó chính là lời Chúa. Có lắng nghe, cũng như được thấm nhuần vào trong tâm hồn, thì mới có thể mang ra để thực hành. Cũng như thức ăn có được tiêu hóa tốt thì mới trở thành máu và thịt nuôi sống con người.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón tiếp Chúa, vào ngôi nhà tâm hồn mình, và biết cầu nguyện để gặp Chúa và biết làm việc để phục vụ anh chị em mình. Amen.
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận