Cuộc họp báo trình bày “Năm Đời sống Thánh hiến 2015″

Đăng lúc: Thứ hai - 08/12/2014 10:28 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

Cuộc họp báo trình bày “Năm Đời sống Thánh hiến 2015″

 

Cuộc họp báo ngày 31-01-2014
Trình bày
NĂM CỦA ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN 2015

Bài trình bày của Đức Hồng Y Joao Braz De AvizTổng Trưởng Bộ về Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ

Xin chào thăm tất cả mọi người!

Các Ký giả thân mến, tôi xin chào thăm và cám ơn tất cả Quý Vị, vì sự hiện diện của Quý Vị và vì sự chú ý Quý Vị dành cho Bậc Sống Thánh Hiến; tôi cũng xin cám ơn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã sẵn sàng đón nhận và thật nồng nhiệt giúp có "Cuộc Họp Báo", này mà chúng tôi nghĩ là được thực hiện Bộ Các Hiệp Hội về Đời Sống Thánh Hiến và các Hội Đời Sống Tông Đồ. Trong dịp này chúng tôi cũng xin gửi lời chào thăm của tất cả các Nhân Viên của Bộ Tu Sĩ nói trên (khoảng 50 người), và, chắc chắn, của tất cả các Nam Nữ Tu Sĩ trên toàn thế giới, tới Quý Vị.

Ngày 29-11-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô, sau cuộc gặp gỡ với 120 Vị Bề Trên Tổng Quyền của các Dòng Tu Nam tại Phòng của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, trong Thành Vatican, được diễn ra trong bầu khí vui mừng và rất tự nhiên - Đức Thánh Cha Phanxicô đã "giang cánh tay", và nói, khi trả lời cho một số câu hỏi - , để loan báo rằng năm 2015 sẽ dành cho Đời Sống Thánh Hiến. Tin này, được đón nhận với một tràng vỗ tay thật dài của Đại Hội, đã được loan báo từ Phủ Quốc Vụ Khanh cho Đức Tổng Thư Ký của Bộ chúng tôi một vài ngày trước đó. Như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nhận đề nghị mà Đức Hồng Y Tổng Trưởng và Đức Tổng Giám Mục Tổng Thư Ký của Bộ Các Hiệp Hội Đời Sống Thánh Hiến và Các Hiệp Hội về Đời Sống Tông Đồ, sau khi lắng nghe bao nhiêu người Thánh Hiến, đã trình bày lên Đức Thánh Cha mấy ngày trước đó, trong một buổi triều yết riêng cho các Vị nói trên. Trong dịp này, Ngài đã chấp thuận đề nghị trên bằng lời nói chấp nhận của Ngài.

Tiếp theo chỉ thị của Đức Thánh Cha được chuyển đạt từ Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ chúng tôi đang tiến hành việc chuẩn bị cho Năm dành cho Tu sĩ này. Bây giờ, chúng tôi có thể thông báo cho Quý Vị các mục tiêu của năm này, Năm mà chúng tôi coi là một thời điểm của ơn thánh cho Đời Sống Thánh Hiến và cho Giáo Hội, và xin loan báo một số sáng kiến được đề ra cách cụ thể trong thời gian diễn tiến của Năm này.

Trước tiên chúng tôi xin nói rằng Năm về Đời Sống Thánh Hiến đã được nghĩ tới trong bối cảnh 50 năm sau Công Đồng Chung Vatican II, và đặc biệt hơn, trong dịp kỷ niệm 50 năm từ ngày công bố Sắc Lệnh của Công Đồng Đức ái toàn hảo(Perfectae caritatis) về việc canh tân đời sống thánh hiến.

Chúng tôi nghĩ rằng Công Đồng đã thổi một luồng gió của Chúa Thánh Thần, không chỉ cho toàn thể Giáo Hội, nhưng, có lẽ, một cách đặc biệt, cho Đời Sống Thánh Hiến. Chúng tôi cũng nghĩ rằng trong 50 năm nay, Đời Sống Thánh Hiến đã trải qua một hành trình rất phong phú của việc canh tân, chắc là không thiếu các khó khăn và cực nhọc, trong sự dấn thân tuân theo những gì Công Đồng đã xin người thánh hiến: là trung thành với Đức Kitô, với Giáo Hội, với đặc sủng riêng của mình và với con người thời nay (xem Sắc Lệnh về Đời Thánh Hiến, số 2).

Chính khi chúng ta nhận ra suốt 50 năm cách xa Công Đồng là một thời điểm của ơn thánh cho Đời Sống Thánh Hiến, trong những gì được ghi nhận về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng đem chúng ta sống, ngay cả với các yếu đuối và các bất trung của chúng ta, cảm nghiệm về lòng từ bi thương xót của tình yêu của Thiên Chúa, chúng tôi cũng muốn rằng Năm này là một dịp để "nhớ lại một cách nhưng không" một quá khứ vừa qua điĐó là mục tiêu thứ nhất của Năm về Đời Sống Thánh Hiến.

Đời Sống Thánh Hiến, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại trong cuộc gặp các Bề Trên Tổng Quyền, "thật là phức tạp, được làm nên do tội lỗi và ơn thánh". Trong Năm này chúng ta muốn nhận biết và xưng thú sự yếu đuối của chúng ta, nhưng chúng ta cũng muốn "kêu la lên" cho thế giới, với sức mạnh và với niềm vui, sự thánh thiện và sức sống hiện hữu trong Đời Sống Thánh Hiến. Bao nhiêu cuộc sống thánh thiện, dù bao nhiêu lần cuộc sống này được giấu ẩn nhưng không vì thế mà thiếu phong phú, trong các đan viện, các tu viện, các nhà của Người Thánh Hiến, sự thánh thiện đem những con người, nam cũng như nữ này, trở nên "hình ảnh sống động" của Thiên Chúa "ba lần thánh"! Xác tín này đem chúng ta xưng thú với Thánh Tông Đồ Phaolô rằng "ở đâu tràn lan tội lỗi, thì ở đó tràn lan ơn sủng". Chúng tôi cũng mời gọi các Mục tử, các linh mục và giáo dân, hợp với lời cám ơn của chúng tôi vì ơn huệ Đời Sống Thánh Hiến ban cho thế giới và cho chính Giáo Hội.

Với cái nhìn tích cực về thời gian của ơn thánh này đi từ Công Đồng Chung cho tới ngày nay, chúng tôi muốn - và đây là mục tiêu thứ hai - "ôm ấp tương lai với niềm hy vọng"Chúng ta biết rõ rằng thời điểm hiện tại thật là "tế nhị và khó nhọc", như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xác quyết trong Tông huấn về Đời sống thánh hiến(xem số 13) và rằng cơn khủng hoảng mà xã hội và chính Giáo Hội đang trải qua, đụng chạm một cách trọn vẹn tới Đời Sống Thánh Hiến. Nhưng chúng tôi muốn nhìn nhận cơn khủng hoảng này không như một căn phòng trước giờ chết, nhưng như một thời điểm (kairos), một dịp thuận tiện cho việc thăng tiến sâu xa và, vì thế như làm thăng tiến niềm hy vọng, có lý do từ việc chắc chắn rằng Đời Sống Thánh Hiến không bao giờ có thể biến mất trong Giáo Hội, bởi vì "đời sống này được chính Chúa Giêsu muốn như một phần không thể lấy đi của Giáo Hội của Ngài" (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói với các Giám Mục Nước Brazil, trong một cuộc viếng mộ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, "ad limina", ngày 5-11-2010). Đứng trước biết bao nhiêu "ngôn sứ giả", chúng ta muốn dừng lại như là những người nam nữ đầy hy vọng; một niềm hy vọng không dựa trên các "cỗ xe và con ngựa" của chúng ta, nghĩa là dựa trên sức mạnh của chúng ta, dựa trên các con số của chúng ta, nhưng dựa trên Đấng, mà nơi Ngài chúng ta có câu trả lời cho niềm tín thác của chúng ta. Trong Ngài không ai lấy đi được niềm hy vọng của chúng ta.

Niềm hy vọng này không làm chúng ta, và về điều này, các người thánh hiến ý thức rõ, không sống hiện tại một cách thật đam mê - đó là mục tiêu thứ ba của Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Sự đam mê nói tới tình yêu thương, tình bạn chân thực, sự hiệp thông sâu xa... Tất cả những điều này chúng ta nói tới, khi chúng ta nói về Đời Sống Thánh Hiến, và đó là điều đem lại vẻ đẹp cho đời sống của biết bao nhiêu người, nam và nữ, tuyên khấn các lời khuyên phúc âm và bước theo, "thật gần" hơn nữa, Đức Kitô trong bậc sống này. Năm về Đời Sống Thánh Hiến sẽ là một giây phút quan trọng cho việc "rao giảng Phúc Âm" chính ơn gọi của mình và làm chứng về vẻ đẹp của việc đi theo Đức Kitô (sequela Christi) trong nhiều hình thức, trong đó biểu lộ sự sống của chúng ta. Các Người Thánh Hiến đón nhận chứng tá để lại cho họ từ các vị sáng lập nam nữ của mình. Được thúc đẩy bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Năm này, họ muốn "đánh thức thế giới dậy" với chứng tá ngôn sứ của họ, đặc biệt với sự hiện diện của họ trong những nơi ngoài lề của cuộc sống trong khó nghèo và tư tưởng, cũng như Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin các Bề Trên Tổng Quyền.

Các Người Thánh Hiến, nam nữ, ý thức rằng, ngoài việc kể lại lịch sử vĩ đại mà họ đã viết ra trong quá khứ, họ còn được mời gọi để viết ra một lịch sử không kém đẹp đẽ và lớn lao về tương lai (xem Tông huấn về đời sống thánh hiến, số 110). Tất cả điều này sẽ làm cho người thánh hiến tiếp tục việc canh tân mà Công Đồng Vatican đã đề ra, làm mạnh mẽ mối liên hệ của họ với Đức Kitô, làm mạnh mẽ đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, trong sứ mệnh của họ, và để lưu tâm lo cho một việc huấn luyện xứng hợp với các thách đố của thời đại chúng ta, theo cách là "tái đề nghị một cách can đảm" và với "sự trung tín đầy năng động" cũng như đầy sáng tạo (xem Tông huấn về đời sống thánh hiến, số 37) kinh nghiệm của các Vị sáng lập, nam cũng như nữ, của họ.

Đó là những mục tiêu chính của Năm Về Đời Sống Thánh Hiến, về việc này chúng ta cảm tạ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Sau đây là bài trình bày của Vị Tổng Thư Ký của Bộ Tu Sĩ, Đức Cha José Rodriquez Carballo, về một vài sáng kiến cho Năm này.

***

Bài trình bày của Đức Cha José Rodriguez Carballo

Tôi cũng xin kính chào Quý Vị tất cả và cám ơn Quý Vị, vì những gì Quý Vị sẽ làm để đồng hành với chúng tôi trong Năm dành cho Đời Sống Thánh Hiến, sẽ được cử hành trong năm 2015, dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Sắc LệnhĐức ái toàn hảo, văn kiện, mà theo ý chúng tôi, tiếp tục là một điểm quy chiếu bắt buộc phải hướng tới.

Trong bài trình bày của tôi, trước tiên, tôi muốn thông báo cho Quý Vị rằng chúng tôi sẽ trình lên Đức Thánh Cha là Năm về Đời Sống Thánh Hiến bắt đầu vào tháng 10 sắp tới, cùng lúc với việc công bố Hiến chế của Công Đồng Ánh sáng muôn dân, đặc biệt từ chương thứ VI của Hiến chế này, là chương nói về đời sống thánh hiến. Chúng tôi sẽ đề nghị là Năm về Đời Sống Thánh Hiến sẽ kết thúc vào tháng 11 năm 2015.

Các hoạt động chính được dự phóng cho Năm này, mà tôi chắc chắn để định nghĩa là Năm của ơn thánh cho Giáo Hội và đặc biệt cho Đời Sống Thánh Hiến, sẽ là:

- Khai mạc chính thức Năm Về Đời Sống Thánh Hiến với Thánh Lễ đồng thế trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô, có thể do Đức Thánh Cha chủ sự. Buổi cử hành này, tùy thuộc vào lịch trình các hoạt động của Đức Thánh Cha, có thể là ngày 21-11-2014, ngày thế giới "cho các người cầu nguyện" (pro orantibus).

- Đại Hội của Bộ Tu Sĩ, sẽ họp vào tháng tới, tháng 11, và, bắt đầu với câu nói của Chúa Giêsu "rượu mới trong bình mới" , sẽ có chủ đề : Cái mới của Đời Sống Thánh Hiến khởi sự từ Công Đồng Chung Vatican II.

- Các cuộc gặp gỡ quốc tế khác nhau tại Roma. Trong đó dự định có các cuộc gặp gỡ sau đây:

- Cuộc gặp gỡ các Tu Sĩ Trẻ : gồm các Tập Sinh, Tu Sĩ khấn tạm và Tu Sĩ khấn trọn đời, với ít là 10 năm khấn;

- Cuộc gặp gỡ các Người Huấn Luyện;

- Đại Hội Quốc tế thần học về Đời Sống Thánh Hiến, được tổ chức do Bộ Tu Sĩ, do Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền (USG) và Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền của Italia (UISG) và với sự cộng tác của Các Đại Học Giáo Hoàng, về đề tài: "Canh tân Đời Sống Thánh Hiến dưới ánh sáng của Công Đồng và các viễn tượng tương lai";

- Triển lãm quốc tế về đề tài: "Đời Sống Thánh Hiến Phúc Âm trong lịch sử con người", với nhiều khâu theo đặc sủng khác nhau;

Tất cả các cuộc gặp gỡ này sẽ được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ với Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền (USG) và Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền của Italia (UISG), và được dự liệu kéo dài trong một tuần lễ. Vào cuối mỗi giai đoạn sẽ xin một cuộc Triều Yết với Đức Thánh Cha.

Vào thời điểm kết thúc Năm về Năm Đời Sống Thánh Hiến, chúng tôi nghĩ tới một Thánh Lễ đồng tế do Đức Thánh Cha chủ sự. Có thể, luôn tùy theo lịch sinh hoạt của Đức Thánh Cha, ngày 21-11-2015, kỷ niệm 50 năm ban hành Sắc Lệnh Đức ái toàn hảo.

Để chuẩn bị Năm này, Bộ Tu Sĩ dự định cho công bố, mỗi 4 tháng, một thư luân lưu về các đề tài liên hệ tới đời sông thánh hiến. Thư thứ nhất loại này sẽ ra công bố vào ngày 2-2 năm nay, dịp Ngày thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến, và sẽ dành cho Giáo Huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về đời sống thánh hiến. Với chủ đề sau: "Anh Chị Em hãy vui lên".

Luôn trong phần chuẩn bị Năm về Đời sống Thánh Hiến, Bộ của chúng tôi, lấy lại mong muốn của Đức Thánh Cha, sẽ tổ chức một buổi học hỏi (Symposium) về việc điều hành các của cải vật chất, kinh tế và gia sản từ phía các Tu Sĩ. Cuộc học hỏi - Symposium này, được dự tính, chính yếu là cho các Bề Trên Tổng Quyền và các Vị Tổng Quản Lý và Quản Lý các Tỉnh Dòng, sẽ được tổ chức vào các ngày 8-9 tháng 3 năm nay tại Giảng đường Đại Học "Antonianum" ở Roma (Học Viện Antonianum của các Cha Dòng Thánh Phanxicô, đường Merulana, Roma, chú thích của chúng tôi).

Với các Nữ Đan Sĩ chiêm niệm, chúng tôi sẽ đề nghị một vài sáng kiến cho Năm về Đời Sống Thánh Hiến trong cái nhìn riêng về hình thức đặc biệt của đời sống của họ. Một trong các sáng kiến này là "Vòng xích thế giới của lời cầu nguyện giữa các Đan Viện".

Với tất cả các sáng kiến này chúng tôi muốn có một khâu về huấn luyện, vì biết rằng việc huấn luyện giữ vai trò quan trọng hiện tại và tương lại của ý nghĩa Phúc Âm của Đời Sống Thánh Hiến.

Thông tin thứ hai mà chúng tôi muốn cống hiến cho Quý Vị liên hệ tới một vài văn kiện đang được Bộ này soạn thảo.

Trong sự cộng tác chặt chẽ với Bộ Giám Mục, do lệnh của Đức Thánh Cha, đang có những bước đầu tiên về việc xét lại văn kiện Các mối liên hệ hỗ tương (Mutuae relationes), về mối liên hệ giữa Giám Mục và các Tu Sĩ trong Giáo Hội.

Cũng luôn theo lệnh của Đức Thánh Cha, sẽ tiến hành việc hiện thực hóa huấn thịPhu Nhân của Ngôi Lời (Verbi Sponsa)nói về sự tự trị và lũy cấm của các Nữ Tu hoàn toàn chiêm niệm.

Chúng tôi cũng dự liệu có thể kết thúc, trong thời gian ngắn, việc soạn thảo văn kiện về đời sống và sứ vụ của các Tu Huynh.

Cũng trong thời gian ngắn, chúng tôi cũng dự liệu cống hiến cho các Hiệp Hội về Đời Sống Thánh Hiến, những đường nét hướng dẫn và những định hướng về việc xử lý của cải.

Bản văn thứ nhất đang được soạn thảo nhắm vào ơn gọi và sứ vụ của các Tu Huynh thuộc các Dòng Tu Huynh. Đó là một văn kiện, dựa vào đó, cần phải làm việc nhiều, cùng cộng tác chặt chẽ với các Dòng liên hệ, và chúng tôi hy vọng sẽ sớm được xuất bản.

Một văn kiện khác mà Bộ này đang tiến hành, cho dù còn ở gia đoạn đầu, là việc xem lại văn kiện Verbi Sponsa về đời sống chiêm niệm, với chú ý đặc biệt tới việc tự trị của các Tu Viện và các Đan Viện. Văn kiện hiện thời hướng dẫn hai yếu tố chính của hình thức đời sống hoàn toàn trong lũy cấm, khi Verbi Sponsa, tương đối mới, được công bố ngày 13-5-1999. Nhưng tiến trình thay đổi của đời sống chiêm niệm trong những năm gần đây cho thấy là cần phải xem lại luật lệ hiện hành về lũy cấm và sự tự trị, khi nhắm đặc biệt tới cả việc huấn luyện. Việc xét lại này sẽ được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ với các Nữ Đan Sĩ chiêm niệm.

Trong suốt Năm về Năm về Đời Sống Thánh Hiến, chúng ta chờ đợi từ Đức Thánh Cha một Tông Huấn mới về đời sống chiêm niệm thay thế cho văn kiện hiện thờiSponsa Christi, do Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố năm 1950.

Một văn kiện thứ ba mà Bộ này, với sự cộng tác của Bộ Giám Mục, sẽ khởi sự trong thời gian ngắn để làm việc là xem lại văn kiện Mutuae relationes. Cách đây 10 năm, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã xin xem lại văn kiện này, là văn kiện hướng dẫn các mối tương quan giữa Giám Mục và Tu Sĩ. Như nhiều nơi đã xin, ngày này việc xem xét lại này được coi là khẩn thiết. Đức Thánh Cha đã cho chỉ thị cho 2 Bộ liên hệ bắt tay vào việc xem lại này.

Một văn kiện cuối cùng là việc xử lý các của cải vật chất từ phía các người thánh hiến. Điều này là một đề tài thường được nói tới trong công việc của Bộ chúng tôi. Văn kiện khá kỹ lưỡng và chúng tôi nghĩ là sẽ được công bố trong những tháng gần đây. Với văn kiện này chúng tôi muốn công hiến cho các Tu Sĩ những nét chỉ đạo và hướng dẫn phải lưu ý trước các tình huống phức tạp xuất hiện trong phạm vi này.

Tôi kết thúc bài trình bày của tôi với lời mời các Hội Đồng các Tu Sĩ và Các Hiệp Hội các Bề Trên Thượng Cấp hãy có chương trình rõ rệt cho Năm này và cho chúng tôi biết các đề nghị giúp chúng tôi thu xếp và giúp sống Năm Về Đời Sống Thánh Hiến một cách thế nào để thực sự nên một "Năm của Ơn Thánh".

Xin cám ơn sự chú ý của Quý Vị.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 31-01-2014. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 31-01-2014).
 

Bài giảng Thánh lễ khai mạc Năm Đời sống Thánh hiến

 

 
 

KHAI MẠC NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
(Hs 2,16.21–22; Pl 3,8–14; Mt 19,16–26)

1. Anh chị em rất thân mến, hôm nay chúng ta long trọng khai mạc Năm Đời sống Thánh hiến, mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã “mở ra”. Đây là một dịp thuận lợi, để tất cả Giáo hội, trong đó có chúng ta, suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của Đời sống Thánh hiến, và để cho luồng gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào Giáo hội, hầu có thể canh tân đời sống Giáo Hội tốt đẹp hơn. Giáo hội tại Việt Nam quả thật đã và đang là môi trường tốt đẹp cho sự nảy nở các ơn gọi đa dạng của Đời sống Thánh hiến. Trăm hoa đua nở trong Giáo hội tại Việt Nam, và Đất nước Việt Nam còn cung cấp “hoa muôn sắc” cho Giáo hội Chúa Kitô tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

2. Để Thánh lễ mà chúng ta cử hành sáng nay được sốt sắng và có ý nghĩa, trước hết hãy để cho ánh sáng Lời Chúa soi chiếu trên chúng ta. Bài đọc tiên tri Hôsê nhắc lại “hôn ước vĩnh cữu” giữa Thiên Chúa với Dân Người, xây dựng trên Tình thương và Lòng thương xót của Thiên Chúa, Niềm tin và sự trung thành của Dân. Trong lịch sử cứu độ, Dân Thiên Chúa đã nhiều lần bất tín, bất trung, nhưng Thiên Chúa là “Đấng Trung Thành mãi”, với Lời Hứa, với Hôn ước Người đã thiết lập.

3. Bài đọc thư Phaolô gửi giáo đoàn Philipphê giúp chúng ta đi vào trọng tâm của Đời sống Thánh hiến là “quan hệ thân mật” tối đa giữa tâm hồn được hiến thánh và Đức Giêsu Kitô. Câu nói thời danh và ngắn gọn của Thánh Phaolô là kim chỉ nam cho mọi tâm hồn thánh hiến: “Đối với tôi, sống là Chúa Kitô” (Pl 1,21). Chúa Kitô là “lẽ sống”, là “sự sống”, là Niềm vui của đời thánh hiến. Nơi nào có Chúa, nơi đó có Niềm vui. Nơi nào có các tu sĩ đích thực, nơi đó có niềm vui, vì có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng mà các tu sĩ bước theo cách sát gần. Có Chúa Thánh Thần, là Tình Yêu và là Nguồn Vui.

4. Người tu sĩ say mê bước theo Chúa Kitô, sống cuộc đời hiện tại mà Chúa ban cho mình. Thánh Phaolô đã viết: “mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,8). Người tu sĩ coi của cải, danh vọng như rác, để “được Đức Kitô, được kết hợp với Đức Kitô”. Tu sĩ muốn sống trọn vẹn ơn gọi phép rửa, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, cùng chết với Chúa để cùng sống lại với Người. Không phải như thế là đã đạt được mục đích cuối cùng của đời mình, đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu! Không ai có thể trở nên hoàn thiện trong giây lát, nhưng còn có cả cuộc đời để hành trình, để lao mình về phía trước (x. Pl 3,13).

5. Thánh Phaolô dạy “quên đi chặng đường đã qua”, là quên đi quá khứ của mỗi người, chứ không quên lịch sử của Hội dòng; nguồn gốc và đặc sủng của Hội dòng. Ôn cố nhi tri tân: ôn lại điều cũ, thì biết được điều mới, trở về nguồn, thì mới có thể khám phá ra những điều mới mẽ, chưa được khai thác. Cội nguồn đầu tiên và cơ bản nhất vẫn là Chúa Kitô, và xuất phát lại từ Chúa Kitô là điều hết sức cần thiết để canh tân đổi mới. Theo Thánh Gioan Thánh Giá, Chúa Kitô là “Kho tàng vô giá, không bao giờ khai thác hết được. Từ nơi Thiên Chúa và Chúa Kitô, chúng ta nhận được Thần Khí Sáng Tạo (Spiritus Creator), Đấng đổi mới mọi sự, và hướng chúng ta đến Trời mới Đất mới.”

6. Đức Thánh Cha Phanxicô mong các tu sĩ thực sự đóng vai trò ngôn sứ: “các con hãy đánh thức thế giới”. ‘Tính cách triệt để của Tin Mừng’ là một đòi hỏi đối với mọi Kitô hữu, nhưng là đòi hỏi đặc biệt hơn đối với các tu sĩ. Các tu sĩ phải là những chứng nhân cho Tình yêu của Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn nơi Đức Kitô, nơi cuộc sống tại thế, cái chết khổ nhục và sự Phục Sinh vinh quang. Tu sĩ là người nói cho những người khác biết, bằng chính đời sống của mình, ‘Chân Lý tuyệt vời và cao cả’ về Tình yêu của Thiên Chúa: Tình yêu chiến thắng tội lỗi, sự dữ và sự chết.

7. Bài Tin Mừng Mátthêu thì làm nổi bật khía cạnh từ bỏ và tinh thần khó nghèo của đời tu: “muốn theo Chúa Giêsu, phải bán hết tài sản, chia cho người nghèo, sẽ được kho tàng trên Trời” (x. Mt 19,21). Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục các tu sĩ đứng về phía các người nghèo và những người cô thế cô thân, giống như các ngôn sứ và như chính Thiên Chúa. Có những lúc chúng ta sợ và trốn chạy vai trò ngôn sứ, như các tiên tri Êlia, Giêrêmia, và Giôna chẳng hạn, vì ngại nói sự thật, không muốn lội ngược dòng. Hãy can đảm lên và đừng sợ, vì chúng ta luôn có Chúa ở cùng.

8. Tương Lai thuộc về Thiên Chúa, và thuộc về những ai can đảm và kiên trì: ai bền đỗ đến cùng, thì sẽ được cứu thoát. Anh chị em tu sĩ còn được kêu gọi làm chứng cho “hạnh phúc mai này của loài người”. Anh chị em vừa là lữ hành, vừa là phúc nhân giống như Chúa Giêsu, tuy vẫn còn ở giữa muôn vàn đau khổ và thử thách, đã có lúc thoáng thấy “hạnh phúc đời đời”, vì sự sống đời đời là “nhận biết Chúa Cha là Thiên Chúa đích thực và duy nhất và Đấng Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô” (x. Ga 17,3). Theo Đức Thánh cha Phanxicô, cuộc đời tu sĩ là “một lời tuyên xưng liên lỉ Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa (Confessio Trinitatis), là “dấu chỉ của tình huynh đệ phổ quát” (signum fraternitatis), giấc mơ của Chúa Giêsu, thể hiện dần dần trong “cuộc đời phục vụ tình bác ái” (servitium caritatis).

9. Đời sống tu sĩ là một cuộc sống đa chiều, với hai chiều kích cơ bản nối kết chặt chẽ với nhau, giống như “Cây Thánh Giá”: chiều đứng nối kết con người với Thiên Chúa, chiều ngang, nối kết mọi người với nhau. Thánh giá là “lá cờ chiến thắng của Kitô hữu”; Thánh giá dẫn tới Phục Sinh. Chúa Phục Sinh là Hy Vọng, là Lẽ Sống, và là Mục Đích cuối cùng của đời ta, là Cùng Đích mà Thiên Chúa nhắm tới cho chúng ta, và nhờ Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta đến. Chúng ta, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, cùng đồng hành. Có cả Mẹ Maria đồng hành với chúng ta nữa, vậy chúng ta hãy thương yêu, khích lệ nhau và nương tựa vào nhau, để cuộc lữ hành của chúng ta, đi qua trần thế, hướng về Quê Trời, luôn mạnh dạn và phấn khởi.

Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, thứ Bảy ngày 06.12.2014

+ Phaolô BÙI VĂN ĐỌC
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Tin Giáo phận