Thứ Hai Tuần 27 TN
- Thứ hai - 06/10/2014 03:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
THỨ HAI TUẦN 27 TN: Th. Bru-nô, linh mục
Bài đọc (Gl 1, 6-12)
Anh em thân mến, tôi ngạc nhiên thấy anh em thay lòng đổi dạ chóng như thế đối với Ðấng đã kêu gọi anh em thông phần vào ân sủng của Ðức Kitô, để anh em quay sang một tin mừng khác: Tin mừng khác làm gì có, chỉ có những kẻ phá rối anh em và muốn anh em đảo lộn Tin Mừng của Ðức Kitô. Nhưng cho dù chúng tôi, hay một thiên thần nào từ trời đến giảng tin mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã rao giảng cho anh em, thì người đó bị chúc dữ. Như chúng tôi đã nói trước, và giờ đây tôi xin nói lại rằng: Nếu ai trong anh em rao giảng cho anh em Tin Mừng khác hơn điều anh em đã lãnh nhận, thì người đó bị chúc dữ.
Giờ đây, tôi phải làm vừa lòng người ta hay là Thiên Chúa? Nào có phải tôi tìm cách làm vừa lòng người ta sao? Nếu tôi còn làm vừa lòng thiên hạ, thì tôi không phải là đầy tớ của Ðức Kitô.
Anh em thân mến, tôi cho anh em biết rằng Tin Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc về loài người, vì tôi không nhận cũng không học với loài người, nhưng là do Ðức Giêsu Kitô mạc khải.
Tin Mừng (Lc 10, 25-37)
Khi ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?”
Chúa Giêsu nói tiếp: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông”.
“Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”.
Thánh Brunô, Linh mục (1030?-1101)
Ngài sinh tại Cologne, Đức quốc, là thầy dạy nổi tiếng tại Rheims và được bổ nhiệm làm Chưởng ấn Tổng giáo phận lúc 45 tuổi. Ngài hỗ trợ ĐGH Grêgôriô VII trong việc chống lại sự suy thoái của giáo sĩ và tham gia vào việc cách chức Tổng giám mục Manasses bê bối.
Ngài muốn sống cô tịch, cầu nguyện, và thuyết phục một số bạn bè cùng ngài sống ẩn tu. Sau một thời gian, ngài rời nơi này vì không thích hợp, qua một người bạn, ngài được tặng ít đất và lập Dòng Chartreuse (do đó mà có tên gọi Carthusians). Khí hậu, hoang mạc, đồi núi và không ai có thể đến, bảo đảm thinh lặng, khó nghèo.
Ngài và các bạn xây một nhà nguyện nhỏ với những phòng cá nhân ở xa nhau. Mỗi ngày gặp nhau đọc kinh sáng và kinh chiều, thời gian còn lại họ sống trong cô tịch, chỉ ăn cùng nhau vào các ngày lễ lớn. Công việc chính của họ là sao chép các bản thảo.
ĐGH nghe tiếng thánh thiện của Lm Brunô liền cho mời tới Rôma. Khi ĐGH phải trốn khỏi Rôma, Thánh Brunô cũng phải chuyển chỗ. Sau khi từ chối chức giám mục, ngài sống những năm cuối đời ở hoang địa Calabria. Ngài không được tuyên thánh chính thức, vì Dòng Carthusian không muốn mọi sự công khai. ĐGH Clêmentô cho mừng lễ nhớ ngài từ năm 1674.
Suy niệm 1: NƯỚC TRỜI Ở GIỮA CHÚNG TA
“Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?… Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (Lc 10,25.30)
Suy niệm: Ai cũng mong muốn xây dựng cho mình sự nghiệp, một sự nghiệp không chỉ tồn tại vững bền trong đời mình mà còn lưu truyền lại cho đời con đời cháu, và thậm chí một sự nghiệp tồn tại mãi mãi, như vị luật sĩ kia mong mỏi: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Niềm mong mỏi thật cao xa, nhưng giải pháp Chúa đưa ra để đạt được hạnh phúc Nước Trời thì ở ngay tầm tay của mỗi người. Hạnh phúc Nước Trời được bắt đầu qua cách sống của chúng ta với những người xung quanh, đó là yêu thương người thân cận như chính mình. Nếu chúng ta không tìm được nước ấy trong anh chị em mình, thì chúng ta chưa có gia nghiệp đời đời.
Mời Bạn: Chúa đâu có thách đố chúng ta phải ‘trèo cao, lặn sâu’, mà Ngài đặt chúng ta trong những mối tương quan ngay bên cạnh mình (huyết thống, phu phụ, huynh đệ …). Đó là những người thân cận nhất với chúng ta mà cần giang tay đón nhận và xả thân phục vụ. Lúc đó, hạnh phúc đời đời đang ở trong tầm tay của bạn, Nước Trời đã bắt đầu hình thành ngay ở đời này rồi.
Chia sẻ: Ít nhiều Bạn cũng đã từng giúp đỡ những người đang gặp những cảnh khốn khó. Bạn nhận thấy những việc đó giúp tinh thần Tin Mừng của Đức Kitô được toả sáng như thế nào?
Sống Lời Chúa: “Người thân cận” nhất của bạn hôm nay là ai? Bạn cố gắng tìm ra chia sẻ những gì tốt đẹp nhất với người ấy cách mau chóng và quảng đại.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy được hình ảnh của Chúa nơi anh chị em con, để con không từ chối khi có dịp giúp đỡ tha nhân. Amen.
Suy niệm 2
Bài tin mừng hôm nay kể lại cuộc đối thoại của Chúa Giesu và người luật sĩ về đức ái và về việc thực thi đức ai. “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời” người luật sĩ hỏi một câu hỏi mà ông đã biết được câu trả lời, vì khi Chúa Giêsu hỏi trong sách luật viết gì ông đã trả lời rất chính xác. Phải chăng ông muốn thử Chúa Giêsu?
Có lẽ câu hỏi của người luật sĩ hôm nay cũng là nỗi thao thức khao khát của mỗi người kitô hữu chúng ta. Chúng ta khao khát được sự sống đời đời, muốn được lên thiên đàng và chúng ta cũng biết phải làm gì để được điều đó. Nhưng chúng ta cũng như những người biệt phái chỉ còn thiếu có một điều thôi. Chúa Giêsu đã nhắc nhở người luật sĩ cũng như nhắt mỗi người chúng ta “hãy đi và làm như vậy”.
Vâng, chúng ta biết muốn lên thiêng đàng thì phải yêu mến Chúa hết lòng, nghe lời Chúa dạy và thực thi bác ái yêu thương đối với anh em mình. Nhưng từ cái hiểu biết đến hành động sao mà khó quá.
Yêu Chúa hết lòng là phải dành thời gian cho Chúa, thờ phượng Chúa bằng cách đi lễ, đọc kinh, nhưng sao chúng ta cảm thấy như không có giờ dành cho những chuyện đó.
Yêu mến tha nhân, thực thi bác ái là chúng ta làm với hết tấm lòng, nhưng sao khi chúng ta làm thì vẫn còn những toan tính cá nhân, hơn thua, vụ lợi.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết nhớ lời Chúa dạy hôm nay “Hãy đi và làm như vậy”, nghĩa là đi làm bác ái, thực thi lời Chúa dạy với lòng yêu mến chân thành.
***
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã hiến ban chính Máu Thịt làm của ăn cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết hiến dâng chính mình làm lễ vật tình yêu cho Chúa, và cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Người đời thường ích kỷ, vụ lợi. Tình người còn mang nhiều toan tính hẹp hòi. Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp? Có mấy ai yêu thương đến quên cả chính mình? Xin tha thứ cho tình người còn khiếm khuyết nơi chúng con. Xin Chúa kiện toàn đức ái nơi chúng con. Một đức ái vô vị lợi, luôn hướng đến tha nhân trong tinh thần xả kỷ hy sinh. Một đức ái chân thành để chúng con quên mình mà phục vụ lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết vượt ra khỏi những toan tính tầm thường, để chúng con sống quảng đại với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương xót trước những đau khổ của tha nhân, và sẵn lòng chia sẻ với họ bằng một tình mến yêu chân thành. Amen.
Suy Niệm 3: Người Samaritanô Nhân Hậu
Một phóng viên nọ muốn biết cách đối xử với con người thế nào, ông đã giả vờ làm người bị thương nằm bên vệ đường cùng với chiếc xe bị hư của ông. Nhiều người đã đi qua..., cuối cùng có một người dừng xe lại xem xét và đến trạm gọi điện thoại cho cảnh sát. Người phóng viên đã cẩn thận ghi các số xe đã chạy qua, sau đó, ông đến tận nhà họ để phỏng vấn. Mỗi người đều nói lên lý do của mình, nhưng không ai nghĩ mình một ngày kia có thể rơi vào hoàn cảnh như thế: bàn tay của mình đưa ra để mong tìm được sự nâng đỡ của người khác mà không gặp được.
Người Samaritanô nhân hậu được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu. Dĩ nhiên, các tư tế, lêvi có lý do của họ: họ đã sống đúng luật, tuy nhiên luật đã giết chết lòng yêu thương của con người vì trọng mặt chữ mà thôi. Chúa Giêsu đã vượt qua luật lệ và hướng dẫn tâm hồn con người lên cao, đi vào chiều sâu của bác ái. Ngài đã đến với từng con người, Ngài không đứng xa nhìn con người đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Như người Samaritanô nhân hậu, Ngài đến gần bên con người, Ngài nhìn họ với ánh mắt đầy trắc ẩn, cảm thông, Ngài cúi xuống băng bó các vết thương của họ và còn tình nguyện trả nợ cho họ bằng giá máu của Ngài khi chấp nhận chết trên Thập giá để cứu sống và đưa họ về quê trời.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo gương mẫu của người Samaritanô nhân hậu là hình ảnh của chính Chúa. Chung quanh chúng ta còn biết bao nạn nhân, dưới nhiều hình thức, đang chờ bàn tay nâng đỡ của chúng ta. Nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì? Có thể chúng ta không có tiền bạc, nhưng một lời nói, một nụ cười, một cử chỉ, một việc làm tốt cũng có sức xoa dịu và cảm thông với những nỗi khổ đau của đồng loại.
Nguyện xin Chúa kiện cường lòng bác ái của chúng ta, một lòng bác ái biết tìm đến, dừng lại và xoa dịu những nỗi khổ đau của người khác; một lòng bác ái vị tha, không bị lấm bẩn bởi bản tính ích kỷ trục lợi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Biến Ðổi Tâm Hồn
Chủ đề chính của đoạn Phúc Âm trên đây là tình yêu thương đối với người lân cận và chủ đề được nhắc đến do bởi hai câu hỏi của luật sĩ: "Tôi phải làm sao để được sống đời đời?" và "Ai là người anh em tôi?"
Chúa Giêsu đã để cho chính luật sĩ phải trả lời cho câu hỏi thứ nhất: "Tôi phải làm gì để được sống đời đời?", và vị luật sĩ đã trả lời đúng trăm phần trăm, dựa trên chính lời Kinh Thánh mà ông đã biết nằm lòng. Và nếu đã biết rõ như vậy rồi thì đâu còn lý do gì để hỏi Chúa Giêsu nữa. Không cần phải luật sĩ mới trả lời cho câu hỏi này, mọi thành phần dân Chúa đều có thể trả lời. Vấn đề là nơi câu hỏi thứ hai: "Ai là người anh em tôi?" Sự hiểu biết thông thái của luật sĩ làm ông ta lúng túng vì hẳn thật vào thời Chúa Giêsu có nhiều trường phái luật sĩ khác nhau đã cố gắng trả lời cho câu hỏi này, nhưng chưa có câu trả lời nào thỏa đáng cả. Có trường phái cho rằng người lân cận mà luật Môisen buộc phải yêu thương là cha mẹ, bạn bè, người đồng hương. Như thế, nhà luật sĩ có lý do để hỏi Chúa Giêsu: "Ai là anh em tôi?", ông muốn biết những giới hạn của tình thương đối với anh chị em để rồi từ đó xác định những bổn phận cần phải tuân giữ. Chúa Giêsu trả lời bằng dụ ngôn người Samari nhân hậu để giúp cho luật sĩ biết là không có giới hạn nào cho tình thương đối với anh chị em và bất cứ ai cần trợ giúp thì người đó là anh chị em của mình. Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu đã đặt lại vấn đề như sau: "Ai trong số những kẻ qua đường là người anh em của kẻ bị cướp?", và dĩ nhiên luật sĩ cũng đã trả lời đúng: "Thưa là kẻ có lòng thương xót người ấy".
Giải quyết vấn đề trên bình diện tri thức hiểu biết xem ra rất dễ, chỉ cần một chút hướng dẫn như Chúa Giêsu đã làm trong dụ ngôn thì ta có thể biết được câu trả lời cho vấn đề, nhưng để vào nước Chúa không phải chỉ có biết mà thôi, cũng không phải chỉ nói Lạy Chúa, Lạy Chúa mà thôi, nhưng còn phải thực hành, phải làm nữa, phải thực hiện lời dạy của Chúa và phải làm ngay không được chần chờ.
"Hãy đi và làm như vậy!" xem ra Chúa Giêsu không muốn vị luật sĩ ở lại để tranh luận lý thuyết với Chúa mãi mãi mà hãy dấn thân hành động, vì thế liền sau câu trả lời thứ hai của vị luật sĩ, Chúa Giêsu khuyến khích ngay: "Hãy đi và làm như vậy!"
Khi phải hành động giúp đỡ anh chị em, chúng ta thường hay có thái độ chần chờ, tìm sự chân thành lý do để tránh né để khỏi phải cho đi, để khỏi phải làm ngay công việc bác ái phải làm. Vì thế, vấn đề là luôn luôn phải sẵn sàng phục vụ, vấn đề bắt đầu từ tâm hồn của chúng ta trước, vì phải có tâm hồn yêu thương, cần canh tân chính mình trước. Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu đã đổi lại viễn tượng, đã đổi lại câu hỏi của luật sĩ, câu hỏi không còn là: "Ai là anh em ta?" nhưng là: "Ai là anh em của người bị nạn?"
Khi tâm hồn chúng ta đã được biến đổi rồi, đã có đầy tình yêu Chúa rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng chu toàn mệnh lệnh yêu thương của Chúa hơn, sẽ yêu thương như Chúa, yêu thương không giới hạn, không tính toán, yêu thương cả đến hy sinh mạng sống mình. Không có tình yêu này to lớn hơn tình yêu của kẻ hiến mạng sống mình cho người mình thương. Vấn đề không phải là biết: "Ai là anh em của tôi?" nhưng vấn đề là biến đổi tâm hồn chúng ta để chúng ta trở thành người lân cận, người anh em của tất cả những anh chị em chung quanh chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp con canh tân chính tâm hồn mình trước và giúp con trở thành người lân cận của tất cả mọi người, mọi nơi và mọi lúc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Ai là người thân cận của tôi?
Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sự sồng đời đời làm gia nghiệp?”Người đáp: “Trong luật đã viết gì? ông đọc thế nào? Ông ấy thưa: “ngươi hãy yêu mến Đức Chúa,Thiên Chúa của ngươi, và người thân cận như chính mình.” (Lc.10, 25-27)
Đây là vấn đề chính luôn luôn được đặt ra qua các thời đại: Ai là người thân cận của tôi? Chính ở điều này, Đức Kitô đã hoàn thành một cuộc cách mạng vĩ đại. Người sắp cho ông luật sĩ một bài học sáng giá về bác ái qua một dụ ngôn rất ý nghĩa và rõ nét.
Ông đã hỏi Ngài: “Ai là người thân cận của tôi?”Đức Kitô đã giải đáp vấn đề cho chúng ta biết cách thực hiện ai là người thân cận của chúng ta. Trong những người chung quanh tôi, những người tôi gặp, ai là anh chị em tôi? Đức Kitô nói: “Một người nào đó đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch và đánh nhừ tử người ấy rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết bên lề đường. Tình cờ có thầy tư tế cũng đi xuống con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi! cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, bỏ tránh qua bên kia mà đi! nhưng một người Samari đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương, ông lại gần lấy dầu rượu băng bó vết thương người ấy, đặt lên lừa, đưa về quán trọ mà săn sóc, lấy tiền nhờ chủ quán cứu chữa bệnh nhân!
Một người Samari nào đó chẳng quen biết! thuộc dân tộc ly giáo với Do-thái, họ không thờ Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem nhưng ở núi Garidim! Thế mà ông đã lo chăm sóc cho một người cùng khổ hoạn nạn cướp bóc đánh đập và gánh lấy trách nhiệm cứu chữa. Ông không cần biết đó là ai, dân mình hay dân khác, bạn hay thù! không kể đến tốn phí bao nhiêu! ông chỉ thấy đó là một người cần giúp đỡ. Bác ái không từ bỏ một ai trong bất cứ một hoàn cảnh nào, nơi nào, thuộc hạng nào! bác ái có mặt mọi nơi, nơi nào có khổ sở cần xoa dịu giúp đỡ là có bàn tay êm ái nâng đỡ, có lòng tận lực chi trả, có lời an ủi âm thầm tâm sự, thông cảm mọi cảnh éo le, chia sẻ mọi cuộc sống ngoài lề xã hội, băng bó những xung đột, âu yếm những người bị bỏ rơi, hy vọng làm sáng lên những nơi đen tối, chia vui cho những nơi bị xáo trộn, bất ổn.
Bác ái hiện diện khắp nơi, nơi nào có tiếng nhân loại kêu cùng khổ là có con tim đến tiếp cứu, đến biến đổi nó lên tươi sáng. Bác ái hiện diện trên mọi trận tuyến, bạn cũng như thù, tương trợ lẫn nhau trong khắp thế giới. Lúc đó và chỉ như thế, chúng ta mới là anh chị em thân cận với nhau.
GF
SUY NIỆM 6:
1. “Ai là người thân cận của tôi?”
Nếu câu hỏi thứ nhất của người luật sĩ là một câu hỏi rất hay: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”, thì câu hỏi thứ hai mà ông nêu ra: “Ai là người thân cận của tôi?”, phải chăng là một câu hỏi ngớ ngẩn? Vì người thân cận hiển nhiên là người bên cạnh, là người chung quanh, hàng xóm láng giềng!
Có lẽ không phải như vậy, vì người luật sĩ muốn cho thấy đây là một trong những vấn đề lớn ông đang thao thức, và chắc chắc cũng là vấn đề mà nhóm, cộng đoàn, thậm chí dân tộc của ông thao thức. Bởi vì, tuy là gần nhau, nhưng chưa chắc đã là thân cận, tuy ở chung, nhưng chưa chắc đã là anh em, chị em, bởi vì không chỉ có những ranh giới hữu hình, nhưng còn có cả nhiều ranh giới vô hình nữa, phân cách người với người:
§ Công chính và tội lỗi.
§ Ô uế và thanh sạch.
§ Người bệnh và người khỏe mạnh.
§ Nhóm của mình và những nhóm khác.
§ Khác biệt về tôn giáo, quan điểm, tính tình…
§ Dân Do Thái và dân ngoại, nam và nữ, tự do và nô lệ, chủ và tớ…
2. “Hãy đi, ông cũng hãy làm như thế”
Đức Giê-su sẽ giúp cho vị luật sĩ vượt qua cách suy nghĩ lối mòn của mình: thay vì tôi ngồi một chỗ tìm cách định nghĩa người thân cận của tôi là ai, rồi sau đó tôi mới đi thực hành lòng mến đối với họ, Đức Giê-su kể cho ông nghe một dụ ngôn, và sau đó, Người đặt câu hỏi:
Theo ông, ai trong ba người đã là người thân cận của người bị nạn?
Người luật sĩ trả lời một cách dễ dàng:
Đó là người tỏ lòng thương xót đối với anh ta.
Và Đức Giê-su mời gọi ông:
Hãy đi, ông cũng hãy làm như thế.
Nghĩa là hãy làm cho mình trở thành người thân cận của người khác, đặc biệt là người cần đến lòng thương xót. Dụ ngôn của Chúa không xác định một hành vi cụ thể phải cố thực hiện (bởi vì, mấy khi mà chúng ta gặp một tình huống như vậy để thực hành), nhưng diễn tả sức năng động của lòng yêu mến mà luật nói đến:
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.
Năng động tình yêu mà dụ ngôn của Đức Giê-su muốn diễn tả:
- Không phổ quát giống như những định nghĩa mà những người làm luật cố đưa ra, để xác định ai là người thân cận.
- Vượt qua các rào cản của lề luật, và của những ranh giới hữu hình và vô hình phân cách người với người, nhóm với nhóm.
- Và diễn tả sức năng động, thúc đẩy chúng ta ra khỏi chính mình, để hướng về người khác, dù người này là ai.
3. Thiên Chúa trở nên người thân cận của chúng ta nơi Đức Ki-tô
Ngoài ra, dụ ngôn còn có một ý nghĩa khác, hình ảnh người Samari nhân hậu diễn tả cho chúng ta cách tuyệt vời chính cung cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh. Bởi vì, chúng ta cũng giống như người bị nạn bởi sự dữ, tội lỗi, bởi bạo lực, lòng ghen ghét. Lề luật miễn trừ cho thầy tư tế và thầy Lê-vi không hành động trong trường hợp này, để có thể tiếp tụ lo thánh vụ. Có thể nói, Lề Luật cũng miễn cho Ngôi Lời Thiên Chúa can thiệp; nhưng thay vì Người tránh xa một bên để đi qua, bỏ mặc loài người chúng ta dở sống dở chết, Người chạnh lòng thương, dừng lại để cứu vớt chúng ta; khi làm thế, Người đã vượt qua rất nhiều ranh giới:
- Thiên Chúa và con người.
- Trên trời và dưới đất; vĩnh cửu và thời gian.
- Thánh thiện và tội lỗi.
- Thanh sạch và ô uế.
Hơn nữa còn hạ mình trở nên giống chúng ta, không chỉ trong thân phận con người, mà con tự đặt mình trong hoàn cảnh bị hại, bởi vì trong cuộc Thương Khó, ngài tự nguyện trở thành nạn nhân, và chịu đóng đinh trên Thánh Giá, để vừa cảm thông với mọi nỗi đau khổ của loài người chúng ta, kể cả cái chết (x. Dt 4, 14-16) và vừa mở đường cho chúng ta đi vào cõi hằng sống. Như lời Thánh Vịnh diễn tả:
Đường của Chúa băng qua biển rộng,
lối của Ngài rẽ nước mênh mông,
mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.
(Tv 77, 20)
Xin cho chúng ta cảm nghiệm sâu xa Tình Yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, được thể hiện nơi Đức Giê-su, để chúng ta sống Tình Yêu này một cách chủ động ngay trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và trong môi trường sống của chúng ta, nghĩa là làm cho mình trở nên người thân cận của người khác, như Thiên Chúa đã làm cho mình trở nên người thân cận của chúng ta nơi Đức Giê-su Ki-tô.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
Bài đọc (Gl 1, 6-12)
Anh em thân mến, tôi ngạc nhiên thấy anh em thay lòng đổi dạ chóng như thế đối với Ðấng đã kêu gọi anh em thông phần vào ân sủng của Ðức Kitô, để anh em quay sang một tin mừng khác: Tin mừng khác làm gì có, chỉ có những kẻ phá rối anh em và muốn anh em đảo lộn Tin Mừng của Ðức Kitô. Nhưng cho dù chúng tôi, hay một thiên thần nào từ trời đến giảng tin mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã rao giảng cho anh em, thì người đó bị chúc dữ. Như chúng tôi đã nói trước, và giờ đây tôi xin nói lại rằng: Nếu ai trong anh em rao giảng cho anh em Tin Mừng khác hơn điều anh em đã lãnh nhận, thì người đó bị chúc dữ.
Giờ đây, tôi phải làm vừa lòng người ta hay là Thiên Chúa? Nào có phải tôi tìm cách làm vừa lòng người ta sao? Nếu tôi còn làm vừa lòng thiên hạ, thì tôi không phải là đầy tớ của Ðức Kitô.
Anh em thân mến, tôi cho anh em biết rằng Tin Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc về loài người, vì tôi không nhận cũng không học với loài người, nhưng là do Ðức Giêsu Kitô mạc khải.
Tin Mừng (Lc 10, 25-37)
Khi ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?”
Chúa Giêsu nói tiếp: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông”.
“Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”.
Thánh Brunô, Linh mục (1030?-1101)
Ngài sinh tại Cologne, Đức quốc, là thầy dạy nổi tiếng tại Rheims và được bổ nhiệm làm Chưởng ấn Tổng giáo phận lúc 45 tuổi. Ngài hỗ trợ ĐGH Grêgôriô VII trong việc chống lại sự suy thoái của giáo sĩ và tham gia vào việc cách chức Tổng giám mục Manasses bê bối.
Ngài muốn sống cô tịch, cầu nguyện, và thuyết phục một số bạn bè cùng ngài sống ẩn tu. Sau một thời gian, ngài rời nơi này vì không thích hợp, qua một người bạn, ngài được tặng ít đất và lập Dòng Chartreuse (do đó mà có tên gọi Carthusians). Khí hậu, hoang mạc, đồi núi và không ai có thể đến, bảo đảm thinh lặng, khó nghèo.
Ngài và các bạn xây một nhà nguyện nhỏ với những phòng cá nhân ở xa nhau. Mỗi ngày gặp nhau đọc kinh sáng và kinh chiều, thời gian còn lại họ sống trong cô tịch, chỉ ăn cùng nhau vào các ngày lễ lớn. Công việc chính của họ là sao chép các bản thảo.
ĐGH nghe tiếng thánh thiện của Lm Brunô liền cho mời tới Rôma. Khi ĐGH phải trốn khỏi Rôma, Thánh Brunô cũng phải chuyển chỗ. Sau khi từ chối chức giám mục, ngài sống những năm cuối đời ở hoang địa Calabria. Ngài không được tuyên thánh chính thức, vì Dòng Carthusian không muốn mọi sự công khai. ĐGH Clêmentô cho mừng lễ nhớ ngài từ năm 1674.
Suy niệm 1: NƯỚC TRỜI Ở GIỮA CHÚNG TA
“Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?… Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (Lc 10,25.30)
Suy niệm: Ai cũng mong muốn xây dựng cho mình sự nghiệp, một sự nghiệp không chỉ tồn tại vững bền trong đời mình mà còn lưu truyền lại cho đời con đời cháu, và thậm chí một sự nghiệp tồn tại mãi mãi, như vị luật sĩ kia mong mỏi: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Niềm mong mỏi thật cao xa, nhưng giải pháp Chúa đưa ra để đạt được hạnh phúc Nước Trời thì ở ngay tầm tay của mỗi người. Hạnh phúc Nước Trời được bắt đầu qua cách sống của chúng ta với những người xung quanh, đó là yêu thương người thân cận như chính mình. Nếu chúng ta không tìm được nước ấy trong anh chị em mình, thì chúng ta chưa có gia nghiệp đời đời.
Mời Bạn: Chúa đâu có thách đố chúng ta phải ‘trèo cao, lặn sâu’, mà Ngài đặt chúng ta trong những mối tương quan ngay bên cạnh mình (huyết thống, phu phụ, huynh đệ …). Đó là những người thân cận nhất với chúng ta mà cần giang tay đón nhận và xả thân phục vụ. Lúc đó, hạnh phúc đời đời đang ở trong tầm tay của bạn, Nước Trời đã bắt đầu hình thành ngay ở đời này rồi.
Chia sẻ: Ít nhiều Bạn cũng đã từng giúp đỡ những người đang gặp những cảnh khốn khó. Bạn nhận thấy những việc đó giúp tinh thần Tin Mừng của Đức Kitô được toả sáng như thế nào?
Sống Lời Chúa: “Người thân cận” nhất của bạn hôm nay là ai? Bạn cố gắng tìm ra chia sẻ những gì tốt đẹp nhất với người ấy cách mau chóng và quảng đại.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy được hình ảnh của Chúa nơi anh chị em con, để con không từ chối khi có dịp giúp đỡ tha nhân. Amen.
Suy niệm 2
Bài tin mừng hôm nay kể lại cuộc đối thoại của Chúa Giesu và người luật sĩ về đức ái và về việc thực thi đức ai. “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời” người luật sĩ hỏi một câu hỏi mà ông đã biết được câu trả lời, vì khi Chúa Giêsu hỏi trong sách luật viết gì ông đã trả lời rất chính xác. Phải chăng ông muốn thử Chúa Giêsu?
Có lẽ câu hỏi của người luật sĩ hôm nay cũng là nỗi thao thức khao khát của mỗi người kitô hữu chúng ta. Chúng ta khao khát được sự sống đời đời, muốn được lên thiên đàng và chúng ta cũng biết phải làm gì để được điều đó. Nhưng chúng ta cũng như những người biệt phái chỉ còn thiếu có một điều thôi. Chúa Giêsu đã nhắc nhở người luật sĩ cũng như nhắt mỗi người chúng ta “hãy đi và làm như vậy”.
Vâng, chúng ta biết muốn lên thiêng đàng thì phải yêu mến Chúa hết lòng, nghe lời Chúa dạy và thực thi bác ái yêu thương đối với anh em mình. Nhưng từ cái hiểu biết đến hành động sao mà khó quá.
Yêu Chúa hết lòng là phải dành thời gian cho Chúa, thờ phượng Chúa bằng cách đi lễ, đọc kinh, nhưng sao chúng ta cảm thấy như không có giờ dành cho những chuyện đó.
Yêu mến tha nhân, thực thi bác ái là chúng ta làm với hết tấm lòng, nhưng sao khi chúng ta làm thì vẫn còn những toan tính cá nhân, hơn thua, vụ lợi.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết nhớ lời Chúa dạy hôm nay “Hãy đi và làm như vậy”, nghĩa là đi làm bác ái, thực thi lời Chúa dạy với lòng yêu mến chân thành.
***
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã hiến ban chính Máu Thịt làm của ăn cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết hiến dâng chính mình làm lễ vật tình yêu cho Chúa, và cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Người đời thường ích kỷ, vụ lợi. Tình người còn mang nhiều toan tính hẹp hòi. Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp? Có mấy ai yêu thương đến quên cả chính mình? Xin tha thứ cho tình người còn khiếm khuyết nơi chúng con. Xin Chúa kiện toàn đức ái nơi chúng con. Một đức ái vô vị lợi, luôn hướng đến tha nhân trong tinh thần xả kỷ hy sinh. Một đức ái chân thành để chúng con quên mình mà phục vụ lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết vượt ra khỏi những toan tính tầm thường, để chúng con sống quảng đại với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương xót trước những đau khổ của tha nhân, và sẵn lòng chia sẻ với họ bằng một tình mến yêu chân thành. Amen.
Suy Niệm 3: Người Samaritanô Nhân Hậu
Một phóng viên nọ muốn biết cách đối xử với con người thế nào, ông đã giả vờ làm người bị thương nằm bên vệ đường cùng với chiếc xe bị hư của ông. Nhiều người đã đi qua..., cuối cùng có một người dừng xe lại xem xét và đến trạm gọi điện thoại cho cảnh sát. Người phóng viên đã cẩn thận ghi các số xe đã chạy qua, sau đó, ông đến tận nhà họ để phỏng vấn. Mỗi người đều nói lên lý do của mình, nhưng không ai nghĩ mình một ngày kia có thể rơi vào hoàn cảnh như thế: bàn tay của mình đưa ra để mong tìm được sự nâng đỡ của người khác mà không gặp được.
Người Samaritanô nhân hậu được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu. Dĩ nhiên, các tư tế, lêvi có lý do của họ: họ đã sống đúng luật, tuy nhiên luật đã giết chết lòng yêu thương của con người vì trọng mặt chữ mà thôi. Chúa Giêsu đã vượt qua luật lệ và hướng dẫn tâm hồn con người lên cao, đi vào chiều sâu của bác ái. Ngài đã đến với từng con người, Ngài không đứng xa nhìn con người đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Như người Samaritanô nhân hậu, Ngài đến gần bên con người, Ngài nhìn họ với ánh mắt đầy trắc ẩn, cảm thông, Ngài cúi xuống băng bó các vết thương của họ và còn tình nguyện trả nợ cho họ bằng giá máu của Ngài khi chấp nhận chết trên Thập giá để cứu sống và đưa họ về quê trời.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo gương mẫu của người Samaritanô nhân hậu là hình ảnh của chính Chúa. Chung quanh chúng ta còn biết bao nạn nhân, dưới nhiều hình thức, đang chờ bàn tay nâng đỡ của chúng ta. Nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì? Có thể chúng ta không có tiền bạc, nhưng một lời nói, một nụ cười, một cử chỉ, một việc làm tốt cũng có sức xoa dịu và cảm thông với những nỗi khổ đau của đồng loại.
Nguyện xin Chúa kiện cường lòng bác ái của chúng ta, một lòng bác ái biết tìm đến, dừng lại và xoa dịu những nỗi khổ đau của người khác; một lòng bác ái vị tha, không bị lấm bẩn bởi bản tính ích kỷ trục lợi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Biến Ðổi Tâm Hồn
Chủ đề chính của đoạn Phúc Âm trên đây là tình yêu thương đối với người lân cận và chủ đề được nhắc đến do bởi hai câu hỏi của luật sĩ: "Tôi phải làm sao để được sống đời đời?" và "Ai là người anh em tôi?"
Chúa Giêsu đã để cho chính luật sĩ phải trả lời cho câu hỏi thứ nhất: "Tôi phải làm gì để được sống đời đời?", và vị luật sĩ đã trả lời đúng trăm phần trăm, dựa trên chính lời Kinh Thánh mà ông đã biết nằm lòng. Và nếu đã biết rõ như vậy rồi thì đâu còn lý do gì để hỏi Chúa Giêsu nữa. Không cần phải luật sĩ mới trả lời cho câu hỏi này, mọi thành phần dân Chúa đều có thể trả lời. Vấn đề là nơi câu hỏi thứ hai: "Ai là người anh em tôi?" Sự hiểu biết thông thái của luật sĩ làm ông ta lúng túng vì hẳn thật vào thời Chúa Giêsu có nhiều trường phái luật sĩ khác nhau đã cố gắng trả lời cho câu hỏi này, nhưng chưa có câu trả lời nào thỏa đáng cả. Có trường phái cho rằng người lân cận mà luật Môisen buộc phải yêu thương là cha mẹ, bạn bè, người đồng hương. Như thế, nhà luật sĩ có lý do để hỏi Chúa Giêsu: "Ai là anh em tôi?", ông muốn biết những giới hạn của tình thương đối với anh chị em để rồi từ đó xác định những bổn phận cần phải tuân giữ. Chúa Giêsu trả lời bằng dụ ngôn người Samari nhân hậu để giúp cho luật sĩ biết là không có giới hạn nào cho tình thương đối với anh chị em và bất cứ ai cần trợ giúp thì người đó là anh chị em của mình. Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu đã đặt lại vấn đề như sau: "Ai trong số những kẻ qua đường là người anh em của kẻ bị cướp?", và dĩ nhiên luật sĩ cũng đã trả lời đúng: "Thưa là kẻ có lòng thương xót người ấy".
Giải quyết vấn đề trên bình diện tri thức hiểu biết xem ra rất dễ, chỉ cần một chút hướng dẫn như Chúa Giêsu đã làm trong dụ ngôn thì ta có thể biết được câu trả lời cho vấn đề, nhưng để vào nước Chúa không phải chỉ có biết mà thôi, cũng không phải chỉ nói Lạy Chúa, Lạy Chúa mà thôi, nhưng còn phải thực hành, phải làm nữa, phải thực hiện lời dạy của Chúa và phải làm ngay không được chần chờ.
"Hãy đi và làm như vậy!" xem ra Chúa Giêsu không muốn vị luật sĩ ở lại để tranh luận lý thuyết với Chúa mãi mãi mà hãy dấn thân hành động, vì thế liền sau câu trả lời thứ hai của vị luật sĩ, Chúa Giêsu khuyến khích ngay: "Hãy đi và làm như vậy!"
Khi phải hành động giúp đỡ anh chị em, chúng ta thường hay có thái độ chần chờ, tìm sự chân thành lý do để tránh né để khỏi phải cho đi, để khỏi phải làm ngay công việc bác ái phải làm. Vì thế, vấn đề là luôn luôn phải sẵn sàng phục vụ, vấn đề bắt đầu từ tâm hồn của chúng ta trước, vì phải có tâm hồn yêu thương, cần canh tân chính mình trước. Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu đã đổi lại viễn tượng, đã đổi lại câu hỏi của luật sĩ, câu hỏi không còn là: "Ai là anh em ta?" nhưng là: "Ai là anh em của người bị nạn?"
Khi tâm hồn chúng ta đã được biến đổi rồi, đã có đầy tình yêu Chúa rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng chu toàn mệnh lệnh yêu thương của Chúa hơn, sẽ yêu thương như Chúa, yêu thương không giới hạn, không tính toán, yêu thương cả đến hy sinh mạng sống mình. Không có tình yêu này to lớn hơn tình yêu của kẻ hiến mạng sống mình cho người mình thương. Vấn đề không phải là biết: "Ai là anh em của tôi?" nhưng vấn đề là biến đổi tâm hồn chúng ta để chúng ta trở thành người lân cận, người anh em của tất cả những anh chị em chung quanh chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp con canh tân chính tâm hồn mình trước và giúp con trở thành người lân cận của tất cả mọi người, mọi nơi và mọi lúc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Ai là người thân cận của tôi?
Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sự sồng đời đời làm gia nghiệp?”Người đáp: “Trong luật đã viết gì? ông đọc thế nào? Ông ấy thưa: “ngươi hãy yêu mến Đức Chúa,Thiên Chúa của ngươi, và người thân cận như chính mình.” (Lc.10, 25-27)
Đây là vấn đề chính luôn luôn được đặt ra qua các thời đại: Ai là người thân cận của tôi? Chính ở điều này, Đức Kitô đã hoàn thành một cuộc cách mạng vĩ đại. Người sắp cho ông luật sĩ một bài học sáng giá về bác ái qua một dụ ngôn rất ý nghĩa và rõ nét.
Ông đã hỏi Ngài: “Ai là người thân cận của tôi?”Đức Kitô đã giải đáp vấn đề cho chúng ta biết cách thực hiện ai là người thân cận của chúng ta. Trong những người chung quanh tôi, những người tôi gặp, ai là anh chị em tôi? Đức Kitô nói: “Một người nào đó đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch và đánh nhừ tử người ấy rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết bên lề đường. Tình cờ có thầy tư tế cũng đi xuống con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi! cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, bỏ tránh qua bên kia mà đi! nhưng một người Samari đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương, ông lại gần lấy dầu rượu băng bó vết thương người ấy, đặt lên lừa, đưa về quán trọ mà săn sóc, lấy tiền nhờ chủ quán cứu chữa bệnh nhân!
Một người Samari nào đó chẳng quen biết! thuộc dân tộc ly giáo với Do-thái, họ không thờ Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem nhưng ở núi Garidim! Thế mà ông đã lo chăm sóc cho một người cùng khổ hoạn nạn cướp bóc đánh đập và gánh lấy trách nhiệm cứu chữa. Ông không cần biết đó là ai, dân mình hay dân khác, bạn hay thù! không kể đến tốn phí bao nhiêu! ông chỉ thấy đó là một người cần giúp đỡ. Bác ái không từ bỏ một ai trong bất cứ một hoàn cảnh nào, nơi nào, thuộc hạng nào! bác ái có mặt mọi nơi, nơi nào có khổ sở cần xoa dịu giúp đỡ là có bàn tay êm ái nâng đỡ, có lòng tận lực chi trả, có lời an ủi âm thầm tâm sự, thông cảm mọi cảnh éo le, chia sẻ mọi cuộc sống ngoài lề xã hội, băng bó những xung đột, âu yếm những người bị bỏ rơi, hy vọng làm sáng lên những nơi đen tối, chia vui cho những nơi bị xáo trộn, bất ổn.
Bác ái hiện diện khắp nơi, nơi nào có tiếng nhân loại kêu cùng khổ là có con tim đến tiếp cứu, đến biến đổi nó lên tươi sáng. Bác ái hiện diện trên mọi trận tuyến, bạn cũng như thù, tương trợ lẫn nhau trong khắp thế giới. Lúc đó và chỉ như thế, chúng ta mới là anh chị em thân cận với nhau.
GF
SUY NIỆM 6:
1. “Ai là người thân cận của tôi?”
Nếu câu hỏi thứ nhất của người luật sĩ là một câu hỏi rất hay: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”, thì câu hỏi thứ hai mà ông nêu ra: “Ai là người thân cận của tôi?”, phải chăng là một câu hỏi ngớ ngẩn? Vì người thân cận hiển nhiên là người bên cạnh, là người chung quanh, hàng xóm láng giềng!
Có lẽ không phải như vậy, vì người luật sĩ muốn cho thấy đây là một trong những vấn đề lớn ông đang thao thức, và chắc chắc cũng là vấn đề mà nhóm, cộng đoàn, thậm chí dân tộc của ông thao thức. Bởi vì, tuy là gần nhau, nhưng chưa chắc đã là thân cận, tuy ở chung, nhưng chưa chắc đã là anh em, chị em, bởi vì không chỉ có những ranh giới hữu hình, nhưng còn có cả nhiều ranh giới vô hình nữa, phân cách người với người:
§ Công chính và tội lỗi.
§ Ô uế và thanh sạch.
§ Người bệnh và người khỏe mạnh.
§ Nhóm của mình và những nhóm khác.
§ Khác biệt về tôn giáo, quan điểm, tính tình…
§ Dân Do Thái và dân ngoại, nam và nữ, tự do và nô lệ, chủ và tớ…
2. “Hãy đi, ông cũng hãy làm như thế”
Đức Giê-su sẽ giúp cho vị luật sĩ vượt qua cách suy nghĩ lối mòn của mình: thay vì tôi ngồi một chỗ tìm cách định nghĩa người thân cận của tôi là ai, rồi sau đó tôi mới đi thực hành lòng mến đối với họ, Đức Giê-su kể cho ông nghe một dụ ngôn, và sau đó, Người đặt câu hỏi:
Theo ông, ai trong ba người đã là người thân cận của người bị nạn?
Người luật sĩ trả lời một cách dễ dàng:
Đó là người tỏ lòng thương xót đối với anh ta.
Và Đức Giê-su mời gọi ông:
Hãy đi, ông cũng hãy làm như thế.
Nghĩa là hãy làm cho mình trở thành người thân cận của người khác, đặc biệt là người cần đến lòng thương xót. Dụ ngôn của Chúa không xác định một hành vi cụ thể phải cố thực hiện (bởi vì, mấy khi mà chúng ta gặp một tình huống như vậy để thực hành), nhưng diễn tả sức năng động của lòng yêu mến mà luật nói đến:
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.
Năng động tình yêu mà dụ ngôn của Đức Giê-su muốn diễn tả:
- Không phổ quát giống như những định nghĩa mà những người làm luật cố đưa ra, để xác định ai là người thân cận.
- Vượt qua các rào cản của lề luật, và của những ranh giới hữu hình và vô hình phân cách người với người, nhóm với nhóm.
- Và diễn tả sức năng động, thúc đẩy chúng ta ra khỏi chính mình, để hướng về người khác, dù người này là ai.
3. Thiên Chúa trở nên người thân cận của chúng ta nơi Đức Ki-tô
Ngoài ra, dụ ngôn còn có một ý nghĩa khác, hình ảnh người Samari nhân hậu diễn tả cho chúng ta cách tuyệt vời chính cung cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh. Bởi vì, chúng ta cũng giống như người bị nạn bởi sự dữ, tội lỗi, bởi bạo lực, lòng ghen ghét. Lề luật miễn trừ cho thầy tư tế và thầy Lê-vi không hành động trong trường hợp này, để có thể tiếp tụ lo thánh vụ. Có thể nói, Lề Luật cũng miễn cho Ngôi Lời Thiên Chúa can thiệp; nhưng thay vì Người tránh xa một bên để đi qua, bỏ mặc loài người chúng ta dở sống dở chết, Người chạnh lòng thương, dừng lại để cứu vớt chúng ta; khi làm thế, Người đã vượt qua rất nhiều ranh giới:
- Thiên Chúa và con người.
- Trên trời và dưới đất; vĩnh cửu và thời gian.
- Thánh thiện và tội lỗi.
- Thanh sạch và ô uế.
Hơn nữa còn hạ mình trở nên giống chúng ta, không chỉ trong thân phận con người, mà con tự đặt mình trong hoàn cảnh bị hại, bởi vì trong cuộc Thương Khó, ngài tự nguyện trở thành nạn nhân, và chịu đóng đinh trên Thánh Giá, để vừa cảm thông với mọi nỗi đau khổ của loài người chúng ta, kể cả cái chết (x. Dt 4, 14-16) và vừa mở đường cho chúng ta đi vào cõi hằng sống. Như lời Thánh Vịnh diễn tả:
Đường của Chúa băng qua biển rộng,
lối của Ngài rẽ nước mênh mông,
mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.
(Tv 77, 20)
Xin cho chúng ta cảm nghiệm sâu xa Tình Yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, được thể hiện nơi Đức Giê-su, để chúng ta sống Tình Yêu này một cách chủ động ngay trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và trong môi trường sống của chúng ta, nghĩa là làm cho mình trở nên người thân cận của người khác, như Thiên Chúa đã làm cho mình trở nên người thân cận của chúng ta nơi Đức Giê-su Ki-tô.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc