Thứ Bảy Tuần 34 TN
- Thứ bảy - 29/11/2014 02:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
THỨ BẢY TUẦN 34 TN
Bài đọc (Kh 22, 1-7)
Thiên thần Chúa chỉ cho tôi là Gioan, thấy sông nước hằng sống, sáng ngời như thuỷ tinh, từ toà Thiên Chúa và Con Chiên chảy ra. Ở giữa công trường thành phố và hai bên sông, có cây sự sống sinh hoa kết quả mười hai mùa, mỗi tháng một mùa, và lá cây thì dùng cứu chữa các dân ngoại lành đã. Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Toà Thiên Chúa và Con Chiên sẽ dựng lên trong thành ấy, các tôi tớ Người sẽ phụng thờ Người. Họ sẽ chiêm ngắm tôn nhan Người, và khắc tên Người trên trán họ. Cũng không còn đêm tối nữa: họ không cần đến ánh sáng đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời nữa: vì Chúa là Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ, và họ sẽ thống trị muôn đời.
Thiên thần lại bảo tôi rằng: “Những lời này rất trung trực và chân thật. Chúa là Thiên Chúa thần trí các tiên tri, đã sai thiên thần Người đến chỉ cho các tôi tớ Người biết những sự sắp phải xảy đến. Và đây tôi vội vã tiến đến. Phúc cho kẻ vâng giữ các lời ghi trong sách này”.
Tin Mừng (Lc 21, 34-36)
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!”.
Suy niệm 1: CẦU NGUYỆN VÀ TỈNH THỨC
Nếu chúng ta chỉ còn có một ngày cuối cùng để sống, hẳn sẽ có nhiều điều trăng trối được nhắn gửi tới mọi người. Cũng vậy, nếu còn một ngày để làm việc, người ta sẽ làm nhiều chuyện tốt đẹp để lại cho đời và cho người.
Hôm nay, ngày cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng muốn nhắn gửi chúng ta một thông điệp căn bản mà quan trọng khi dùng đoạn Tin Mừng theo thánh Luca để nói về sự tỉnh thức và cầu nguyện.
Tỉnh thức và cầu nguyện là thái độ cần thiết cho ngày Chúa đến, ngày đó là ngày cuối cùng của cuộc đời con người và nhân loại.
Tỉnh thức và cầu nguyện để biết phải làm gì cho xứng hợp với Nước Trời.
Cầu nguyện và tỉnh thức để loại bỏ những thứ không cần thiết như chè chén, say sưa, mê theo khoái lạc…
Nếu còn ngày cuối cùng thì hẳn chúng ta đừng lo lắng điều gì trần thế, mà hãy chuẩn bị cho tâm hồn thật thanh thoát để được vào chung hưởng hạnh phúc Nước Trời: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức Công chính của Người, còn tất cả những cái khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
Chiếc lưới bất thần chụp xuống cho chúng ta thấy cái chết và số phận của mọi người: không ai thoát được nó. Tuy nhiên, sau đó được đem đi đâu mới là điều quan trọng. Vì thế, nó sẽ trở nên vui mừng cho những ai được đem vào nơi hạnh phúc và bình an. Ngược lại, sẽ là điều kinh hoàng và bất hạnh cho những ai bị loại ra ngoài.
Muốn được đem vào Nước Trời, thì hẳn phải tỉnh thức như chủ nhà canh trộm ban đêm; như đầy tớ mong ông chủ đi ăn cưới về; như năm cô trinh nữ khôn ngoan có đèn và dầu.
Khi cầu nguyện, chúng ta khỏi xa chước cám dỗ và có sức chiến đấu với ma quỷ; và cuối cùng, cầu nguyện để đón nhận được ơn thánh của Chúa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: hãy trung tín với sứ điệp Lời Chúa. Sống bác ái yêu thương. Không bị vướng bận quá nhiều vào của cải ở đời. Sống vô vị lợi, không đòi hưởng thụ. Không để mình bị ngủ mê trong tội hay chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, mỗi ngày chúng con phải đối diện với cái chết. Xin cho chúng con biết chuẩn bị ngày đó đến với chúng con bằng thái độ tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng. Amen.
Suy niệm 2
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo một lối sống không được phép xảy ra nơi cuộc sống của người môn đệ, trong khi chờ đợi ngày quang lâm: chè chén say sưa, lo lắng sự đời. Và đồng thời, Ngài đề nghị một thái độ cần có: tỉnh thức và cầu nguyện.
Hôm nay, bao nhiêu thứ nặng nề còn đè nặng trên cuộc sống tôi, trong tâm hồn tôi: tiền bạc, danh vọng, đam mê hưởng thụ, chức quyền …
Mong sao, trong thời khắc chờ đợi biến cố Quang lâm, tôi đừng để lòng mình ra nặng nề bởi những giá trị trần thế.
Mong sao, trong ngày Chúa đến, Ngài thấy tôi vẫn “đứng thẳng”, “ngẩng đầu”.
Suy niệm 3: TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN
“Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.” (Lc 21,36)
Suy niệm: Sống trên đời này ai lại không bị cám dỗ; ngay cả Chúa Giê-su cũng chịu ma quỷ cám dỗ nữa là…! Cuộc chiến chống lại cám dỗ do ma quỷ cầm đầu luôn là một cuộc chiến hết sức cam go. Quả thật, nó tấn công chúng ta ngày càng nhiều và tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Hơn nữa chúng ta không chỉ bị vây bọc tứ bề bởi môi trường xã hội đầy dẫy những mời mọc, khêu gợi cho một lối sống hưởng thụ buông thả, mà tệ hơn nữa, còn có những “tên nội gián” là những tham-sân-si “nằm vùng” tận đáy sâu tâm hồn chúng ta. Vì thế, lời dặn dò của Đức Giê-su hôm nay lại càng trở nên khẩn thiết hơn: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”
Mời Bạn: Một trong những thứ cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà chà đạp lên quyền lợi kẻ khác. Phương thế để chiến thắng cơn cám dỗ chính là phương thế của Chúa Giê-su. Đó là mở tung cách cửa tâm hồn mình cho Chúa Thánh Thần vào để Ngài đổ tràn vào tâm hồn ta sức sống thần linh.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày khi vừa thức dậy, tôi mở đầu một ngày sống bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần. Và trong ngày, khi bắt đầu một công việc hoặc khi gặp cơn cám dỗ, tôi cũng cầu xin Chúa Thánh Thần giúp tôi chiến đấu và chiến thắng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin thương gìn giữ con tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể tránh xa các cơn cám dỗ kẻo làm con mất ơn nghĩa với Chúa. Amen.
***
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Nơi bí tích Thánh Thể, Chúa hằng chờ mong chúng con đến với Chúa. Chúa muốn chúng con dâng trọn cuộc đời cho Chúa. Chúng con xin phó thác hồn xác cho Chúa. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức trong mọi cảnh huống cuộc đời. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và biết tuân theo thánh ý Chúa trong từng phút giây cuộc sống.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng mong muốn chúng con tỉnh thức trong thái độ sống của mình. Chúa muốn chúng con đừng vì những thú vui mau qua mà đánh mất sự sống đời đời. Chúa muốn chúng con đừng chè chén say sưa. Chúa mời gọi chúng con hãy lo tìm kiếm giá trị Nước trời hơn là lo lắng tìm kiếm của cải trần gian. Nhưng Chúa ơi, với lối sống thực dụng, chúng con đã mải mê chạy theo những đam mê gian trần. Chúng con tìm kiếm danh vọng trần gian. Chúng con còn nặng trĩu những đam mê trụy lạc. Xin tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con biết canh tân sửa đổi, biết sống trong ân tình của Chúa.
Lạy Chúa, cuộc đời này sẽ qua đi tựa như bông hoa sớm nở chiều tàn. Xin giúp chúng con biết chọn lựa giá trị vĩnh cửu hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin đừng để những thú vui mau qua làm chúng con xa lìa Chúa. Xin giúp chúng con biết tỉnh thức để luôn sống trong ân nghĩa cùng Chúa luôn. Amen.
Suy Niệm 4: Tỉnh thức cầu nguyện
Kết thúc diễn từ về ngày tận thế, Chúa Giêsu đưa ra hai thái độ sống cụ thể trong khi chờ ngày của Chúa. Thứ nhất là thái độ sống thanh thoát: "Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình đắm say tửu sắc, đa mang sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu các con, vì ngày ấy sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất". Nói khác đi, Chúa muốn chúng ta sống sứ điệp và giá trị Tin Mừng, không để mình bị mê hoặc chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, qua lo thu tích của cải như một bảo đảm an toàn cho cuộc sống mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Ðể khỏi rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị trong ngày của Chúa, Chúa Giêsu nêu ra điều kiện tiên quyết, đó là tỉnh thức và cầu nguyện: "Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức thoát khỏi những điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người". Cầu nguyện là nhìn nhận Chúa là tất cả, là đặt thánh ý Chúa trên hết. Ðồng thời, cầu nguyện là nhận biết mình yếu đuối và cậy trông vào ơn Chúa. Nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ có thái độ tỉnh thức trong đời sống thường ngày, sẽ nhạy bén với tiếng gọi của Chúa qua những biến cố cuộc sống để luôn tìm đẹp lòng Chúa.
Ngày mai chúng ta không biết sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù tịt. Xin Chúa cho chúng ta biết sống từng giây phút hiện tại, sao cho luôn được Chúa chúc lành và được tình thương Chúa che chở, để ngày Chúa đến sẽ là ngày hạnh phúc cho chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Nền văn hóa của sự chết
Hòa Lan đã dấn sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết. Ngày 28/11/2000, quốc hội Hòa Lan đã chính thức thông qua luật mới cho phép các bác sĩ được trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử. Với luật này, Hòa Lan là nước đi tiên phong trong nền văn hóa của sự chết, tuy chưa chính thức ban hành luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử.
Ngày nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng đang ngày càng bị nhận chìm trong điều thường được gọi là văn hóa của sự chết. Trong khuôn khổ của ngày Năm Thánh dành cho các giáo dân tham gia truyền giáo diễn ra tại Vatican vào tháng 12/2000, một hội nghị về những khó khăn trong cuộc sống chứng nhân giữa đời đã được tổ chức. Nhân dịp này, bà Mêrian Clindon, giáo sư luật học tại đại học Harvard, Hoa Kỳ, và từng được cử làm trưởng đoàn Toà Thánh tham dự diễn đàn phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đã trình bày cho hội nghị về nền văn hóa chết chóc đang lan rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Bà Clindon nói rằng một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất trong nền văn hóa sự chết là con người không còn màng đến các giá trị đạo đức nữa. Quan hệ gia đình ngày càng mong manh. Tình mẫu tử bị khinh miệt. Trẻ con dành ít giờ cho cha mẹ và anh chị em hơn là màn ảnh truyền hình. So với đám đông thầm lặng, nền văn hóa sự chết lại được thịnh hành hơn trong những thành phần ưu tú và lãnh đạo trong xã hội.
Ðặc trưng của nền văn hóa của sự chết ấy là sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa duy vật, duy hưởng thụ, duy khoái lạc và tục hóa.
Tựu trung, luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử là thể hiện cuối cùng của trào lưu khước từ sự sống, chối bỏ ý nghĩa của sự sống. Thật thế, sở dĩ con người có ý tìm đến cái chết là bởi vì họ không còn nhìn thấy giá trị và ý nghĩa của sự sống nữa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài hãy tỉnh thức để không chạy theo nền văn hoá của sự chết ấy. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu được đưa ra liền sau khi Ngài loan báo về ngày tận thế. Chúa Giêsu loan báo về ngày thế tận không phải để đe dọa con người, mà trái lại mời gọi con người mặc lấy thái độ tỉnh thức và tin tưởng phó thác. Ngày thế tận không phải là một biến cố khiến cho con người phải sợ hãi hay thất vọng, mà trái lại là điểm đến tất yếu của lịch sử. Ngày thế tận không phải là tận cùng của lịch sử. Trong ý nghĩa toàn bộ của lịch sử ấy, cuộc sống con người có ý nghĩa và mọi biến cố trong cuộc sống con người đều có ý nghĩa. Niềm vui, nỗi khổ, thành công, thất bại, giàu sang, nghèo hèn, sức khỏe, bệnh tật, tất cả đều có ý nghĩa và giá trị của nó. Nhận ra ý nghĩa của tất cả mọi sự trong cuộc sống, cũng có nghĩa là tuyên xưng rằng Chúa là Chúa tể của lịch sử, và như vậy, thái độ phù hợp nhất là sống mọi biến cố với tâm tình thương yêu và phó thác. Trong một xã hội chối bỏ mọi giá trị đạo đức, cuộc sống con người có niềm tin phải là một chứng tá về những giá trị vĩnh cửu. Trong một xã hội thiếu niềm tin, cuộc sống của người tín hữu phải là một ngọn đèn pha mang lại tia sáng của tin yêu và hy vọng. Trong một xã hội vắng bóng tình yêu, cuộc sống của người môn đệ Chúa Kitô phải chiếu ngời hân hoan và quảng đại. Ðó là thách đố đang được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
Nguyện xin Chúa củng cố niềm hy vọng của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 6: Tỉnh thức thật
“Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì ngày ấy ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người,” (Lc. 21, 34-36)
Ở câu 31 thánh Lu-ca đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tỉnh thức vì nước trời gần rồi, Ngài lấy lại đề tài này vì lý do ngày phán xét đến đột ngột, nên đừng để mình mê ngủ. Lời khuyên tỉnh thức, sẵn sàng là một khía cạnh cốt yếu trong sứ điệp của Đức Giêsu. Giáo hội thời đầu đã nắm bắt rất kỹ tầm quan trọng của lời cảnh giác này, câu sau đây của thánh Phao-lô có thể soi sáng cho tâm trí chúng ta hiểu rõ vấn đề này: “Theo Thần khí hướng dẫn, anh em hãy cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh và hãy tỉnh thức trong mọi lúc với mọi nhẫn nại chờ đợi” (Ep. 6, 18). Những cuộc canh thức đóng một vai trò lớn lao trong phụng vụ như thánh Phao-lô còn chứng tỏ: “Anh em hãy kiên trì cầu nguyện, hãy tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Col. 4, 2). Chuẩn bị như vậy để theo Đức Kitô tiến lên mừng lễ Phục sinh.
Những cuộc canh thức đó diễn tả đúng tư tưởng của Đức Giêsu về chủ đề tỉnh thức, vì lúc đó vấn đề luôn luôn được chú trọng là cầu nguyện mỗi khi chiều đến, vì Tin mừng luôn luôn nhắc nhở: “Chiều đến Đức Giêsu vào nơi thanh vắng cầu nguyện”. Loại canh thức này của Đức Kitô không phải như thứ canh gác của người lính canh coi chừng kẻ phục kích, cũng không phải như võ sĩ luôn luôn sẵn sàng tránh những cú đấm bất ngờ, cũng không phải như con mèo rình bắt chuột. Sự canh thức của chúng ta cũng không phải thứ âm mưu quỷ quyệt của trận chiến giữa ta với Thiên Chúa. Nếu thế thì khốn cho chúng ta.
Từ ngữ tỉnh thức diễn tả chính xác phải theo tư tưởng của Đức Giêsu, tỉnh thức có nghĩa là chăm chú có ý tứ, có ý thức, như đầy tớ khôn ngoan và trung tín, chăm chú làm việc để khi chủ về bất cứ giờ nào trong đêm khuya, nó biết chuẩn bị trước những điều cần, những gì chủ muốn, nó không để thiếu thứ gì cho chủ, người mà nó yêu mến kính trọng. Tỉnh thức như thế cũng giống như bà mẹ rất quan tâm trông coi săn sóc nhà cửa với tâm tình yêu mến, để không một cái gì ở ngoài tầm tay âu yếm của bà. Gia đình sẽ không túng thiếu cái gì, dù có bất ngờ xảy đến.
Nước Thiên Chúa hiện diện trong mỗi biến cố của lịch sử cứu độ, nó không tỏ ra nơi những tiếng sụp đổ ầm ầm của những tai họa kinh hoàng, nó đi qua nhẹ nhàng vô cảm đối với những ai không lo đề phòng. Sau hết, ngôn ngữ thật của tỉnh thức mà Chúa đòi hỏi các môn đệ, đó không phải là thứ ngôn ngữ khá tinh tế sao?
RC
Suy Niệm 7:
Trong bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục nói cho chúng ta về thời điểm cuối cùng. Như chúng ta đã nhận ra, để nói về thời điểm này, Đức Giê-su dùng nhiều hình ảnh để giúp chúng ta hiểu và sống thời điểm sau cùng ngay hôm nay:
- Trước hết, Đức Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm kia : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét” (c. 25). Như thế, trật tự mà Thiên Chúa đã thiết lập khi sáng tạo, sẽ bị phá vỡ. Nhưng đó chính là kết cục tất yếu của mọi sự, bởi vì tất cả đang hiện hữu trong thời gian, chứ không phải trong vĩnh cửu ; và để đi vào thế giới mới và vĩnh cửu tuyệt đối, mọi sự phải đi qua khoảng khắc “tan biến”. Như chính Đức Ki-tô đã phải chết, để đi vào sự sống mới.
- Bù lại với những hình ảnh gây sợ hãi, trong bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giê-su dùng hình ảnh cây vả, đâm chồi nẩy lộc, loan báo mùa hè sắp đến; và hình ảnh thật bình an của sự thay đổi luân phiên giữa các mùa, nói cho chúng ta rằng Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ đến và đem lại sự sống mới trong niềm vui khôn tả, được qui tụ mãi mãi bên Chúa và bên nhau, nhất là những người thân yêu của chúng ta trong gia đình và trong đời sống ơn gọi.
- Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dùng hình ảnh tấm lưới: “Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất” (c. 34). Hình ảnh tấm lưới làm cho chúng ta hiểu rằng, không ai tránh được thời điểm tận cùng này. Đơn giản, đó là vì qui luật của thời gian, con người có tài tránh né được nhiều điều, nhưng tuyệt đối không ai tránh được thời gian, mọi sự trong đó có sự sống của con người đều bị chi phối bởi thời gian, nghĩa là buộc phải đi tới điểm cuối: cuối tuần, cuối tháng, cuối năm phụng vụ, cuối năm dương lịch, và rồi sẽ đến thời điểm cuối của một lứa tuổi (thanh niên, trung niên, cao niên), điểm cuối của cuộc đời!
Và lời cuối của Đức Giê-su, mà Giáo Hội mời gọi chúng ta ghi nhớ trong ngày hôm nay, là ngày cuối năm phụng vụ, là lời này:
Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn,
hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến
và đứng vững trước mặt Con Người.
Tỉnh thức và cầu nguyện chính là con đường và cách sống Đức Giê-su mời gọi chúng ta sống mỗi ngày, để “thoát khỏi mọi điều sẽ xẩy đến” và đứng vững trước mặt Con Người, và nhất là làm cho chúng ta bình an và vui mừng, thay vì lo âu và sợ hãi, bởi lẽ chúng ta thuộc về Con Người, là Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta là anh chị em, là người thân của Ngài ngang qua ơn gọi đi theo Ngài, trong đời sống Ki-tô hữu hay đời sống dâng hiến.
* * *
Chúng ta cùng hướng về Đức Mẹ, vì Mẹ là mẫu gương tuyệt vời của một đời sống tỉnh thức và cầu nguyện. Xin Mẹ đồng hành và dạy dỗ chúng ta trong cách chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện, và nhất là trong cách chúng ta lắng nghe và đón nhận Ngôi Lời vào trong tâm hồn và cuộc đời chúng ta, để chúng ta cũng có thể theo Ngài đến cùng như Mẹ. Và như chúng ta vẫn xin Mẹ trong kinh Kính Mừng:
Xin cầu cho chúng con, là kẻ có tội,
khi nay và trong giờ lâm tử.
Xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong những thời điểm cuối cùng trong hành trình làm người và hành trình ơn gọi, Ki-tô hữu hay dâng hiến, của chúng ta, với tình hiền mẫu; và xin Mẹ mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta và Gia Đình Mới của Con Mẹ và cũng là của chính Mẹ.
A-men, lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến! (Kh 22, 20)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
Bài đọc (Kh 22, 1-7)
Thiên thần Chúa chỉ cho tôi là Gioan, thấy sông nước hằng sống, sáng ngời như thuỷ tinh, từ toà Thiên Chúa và Con Chiên chảy ra. Ở giữa công trường thành phố và hai bên sông, có cây sự sống sinh hoa kết quả mười hai mùa, mỗi tháng một mùa, và lá cây thì dùng cứu chữa các dân ngoại lành đã. Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Toà Thiên Chúa và Con Chiên sẽ dựng lên trong thành ấy, các tôi tớ Người sẽ phụng thờ Người. Họ sẽ chiêm ngắm tôn nhan Người, và khắc tên Người trên trán họ. Cũng không còn đêm tối nữa: họ không cần đến ánh sáng đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời nữa: vì Chúa là Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ, và họ sẽ thống trị muôn đời.
Thiên thần lại bảo tôi rằng: “Những lời này rất trung trực và chân thật. Chúa là Thiên Chúa thần trí các tiên tri, đã sai thiên thần Người đến chỉ cho các tôi tớ Người biết những sự sắp phải xảy đến. Và đây tôi vội vã tiến đến. Phúc cho kẻ vâng giữ các lời ghi trong sách này”.
Tin Mừng (Lc 21, 34-36)
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!”.
Suy niệm 1: CẦU NGUYỆN VÀ TỈNH THỨC
Nếu chúng ta chỉ còn có một ngày cuối cùng để sống, hẳn sẽ có nhiều điều trăng trối được nhắn gửi tới mọi người. Cũng vậy, nếu còn một ngày để làm việc, người ta sẽ làm nhiều chuyện tốt đẹp để lại cho đời và cho người.
Hôm nay, ngày cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng muốn nhắn gửi chúng ta một thông điệp căn bản mà quan trọng khi dùng đoạn Tin Mừng theo thánh Luca để nói về sự tỉnh thức và cầu nguyện.
Tỉnh thức và cầu nguyện là thái độ cần thiết cho ngày Chúa đến, ngày đó là ngày cuối cùng của cuộc đời con người và nhân loại.
Tỉnh thức và cầu nguyện để biết phải làm gì cho xứng hợp với Nước Trời.
Cầu nguyện và tỉnh thức để loại bỏ những thứ không cần thiết như chè chén, say sưa, mê theo khoái lạc…
Nếu còn ngày cuối cùng thì hẳn chúng ta đừng lo lắng điều gì trần thế, mà hãy chuẩn bị cho tâm hồn thật thanh thoát để được vào chung hưởng hạnh phúc Nước Trời: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức Công chính của Người, còn tất cả những cái khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
Chiếc lưới bất thần chụp xuống cho chúng ta thấy cái chết và số phận của mọi người: không ai thoát được nó. Tuy nhiên, sau đó được đem đi đâu mới là điều quan trọng. Vì thế, nó sẽ trở nên vui mừng cho những ai được đem vào nơi hạnh phúc và bình an. Ngược lại, sẽ là điều kinh hoàng và bất hạnh cho những ai bị loại ra ngoài.
Muốn được đem vào Nước Trời, thì hẳn phải tỉnh thức như chủ nhà canh trộm ban đêm; như đầy tớ mong ông chủ đi ăn cưới về; như năm cô trinh nữ khôn ngoan có đèn và dầu.
Khi cầu nguyện, chúng ta khỏi xa chước cám dỗ và có sức chiến đấu với ma quỷ; và cuối cùng, cầu nguyện để đón nhận được ơn thánh của Chúa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: hãy trung tín với sứ điệp Lời Chúa. Sống bác ái yêu thương. Không bị vướng bận quá nhiều vào của cải ở đời. Sống vô vị lợi, không đòi hưởng thụ. Không để mình bị ngủ mê trong tội hay chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, mỗi ngày chúng con phải đối diện với cái chết. Xin cho chúng con biết chuẩn bị ngày đó đến với chúng con bằng thái độ tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng. Amen.
Suy niệm 2
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo một lối sống không được phép xảy ra nơi cuộc sống của người môn đệ, trong khi chờ đợi ngày quang lâm: chè chén say sưa, lo lắng sự đời. Và đồng thời, Ngài đề nghị một thái độ cần có: tỉnh thức và cầu nguyện.
Hôm nay, bao nhiêu thứ nặng nề còn đè nặng trên cuộc sống tôi, trong tâm hồn tôi: tiền bạc, danh vọng, đam mê hưởng thụ, chức quyền …
Mong sao, trong thời khắc chờ đợi biến cố Quang lâm, tôi đừng để lòng mình ra nặng nề bởi những giá trị trần thế.
Mong sao, trong ngày Chúa đến, Ngài thấy tôi vẫn “đứng thẳng”, “ngẩng đầu”.
Suy niệm 3: TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN
“Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.” (Lc 21,36)
Suy niệm: Sống trên đời này ai lại không bị cám dỗ; ngay cả Chúa Giê-su cũng chịu ma quỷ cám dỗ nữa là…! Cuộc chiến chống lại cám dỗ do ma quỷ cầm đầu luôn là một cuộc chiến hết sức cam go. Quả thật, nó tấn công chúng ta ngày càng nhiều và tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Hơn nữa chúng ta không chỉ bị vây bọc tứ bề bởi môi trường xã hội đầy dẫy những mời mọc, khêu gợi cho một lối sống hưởng thụ buông thả, mà tệ hơn nữa, còn có những “tên nội gián” là những tham-sân-si “nằm vùng” tận đáy sâu tâm hồn chúng ta. Vì thế, lời dặn dò của Đức Giê-su hôm nay lại càng trở nên khẩn thiết hơn: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”
Mời Bạn: Một trong những thứ cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà chà đạp lên quyền lợi kẻ khác. Phương thế để chiến thắng cơn cám dỗ chính là phương thế của Chúa Giê-su. Đó là mở tung cách cửa tâm hồn mình cho Chúa Thánh Thần vào để Ngài đổ tràn vào tâm hồn ta sức sống thần linh.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày khi vừa thức dậy, tôi mở đầu một ngày sống bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần. Và trong ngày, khi bắt đầu một công việc hoặc khi gặp cơn cám dỗ, tôi cũng cầu xin Chúa Thánh Thần giúp tôi chiến đấu và chiến thắng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin thương gìn giữ con tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể tránh xa các cơn cám dỗ kẻo làm con mất ơn nghĩa với Chúa. Amen.
***
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Nơi bí tích Thánh Thể, Chúa hằng chờ mong chúng con đến với Chúa. Chúa muốn chúng con dâng trọn cuộc đời cho Chúa. Chúng con xin phó thác hồn xác cho Chúa. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức trong mọi cảnh huống cuộc đời. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và biết tuân theo thánh ý Chúa trong từng phút giây cuộc sống.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng mong muốn chúng con tỉnh thức trong thái độ sống của mình. Chúa muốn chúng con đừng vì những thú vui mau qua mà đánh mất sự sống đời đời. Chúa muốn chúng con đừng chè chén say sưa. Chúa mời gọi chúng con hãy lo tìm kiếm giá trị Nước trời hơn là lo lắng tìm kiếm của cải trần gian. Nhưng Chúa ơi, với lối sống thực dụng, chúng con đã mải mê chạy theo những đam mê gian trần. Chúng con tìm kiếm danh vọng trần gian. Chúng con còn nặng trĩu những đam mê trụy lạc. Xin tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con biết canh tân sửa đổi, biết sống trong ân tình của Chúa.
Lạy Chúa, cuộc đời này sẽ qua đi tựa như bông hoa sớm nở chiều tàn. Xin giúp chúng con biết chọn lựa giá trị vĩnh cửu hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin đừng để những thú vui mau qua làm chúng con xa lìa Chúa. Xin giúp chúng con biết tỉnh thức để luôn sống trong ân nghĩa cùng Chúa luôn. Amen.
Suy Niệm 4: Tỉnh thức cầu nguyện
Kết thúc diễn từ về ngày tận thế, Chúa Giêsu đưa ra hai thái độ sống cụ thể trong khi chờ ngày của Chúa. Thứ nhất là thái độ sống thanh thoát: "Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình đắm say tửu sắc, đa mang sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu các con, vì ngày ấy sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất". Nói khác đi, Chúa muốn chúng ta sống sứ điệp và giá trị Tin Mừng, không để mình bị mê hoặc chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, qua lo thu tích của cải như một bảo đảm an toàn cho cuộc sống mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Ðể khỏi rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị trong ngày của Chúa, Chúa Giêsu nêu ra điều kiện tiên quyết, đó là tỉnh thức và cầu nguyện: "Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức thoát khỏi những điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người". Cầu nguyện là nhìn nhận Chúa là tất cả, là đặt thánh ý Chúa trên hết. Ðồng thời, cầu nguyện là nhận biết mình yếu đuối và cậy trông vào ơn Chúa. Nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ có thái độ tỉnh thức trong đời sống thường ngày, sẽ nhạy bén với tiếng gọi của Chúa qua những biến cố cuộc sống để luôn tìm đẹp lòng Chúa.
Ngày mai chúng ta không biết sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù tịt. Xin Chúa cho chúng ta biết sống từng giây phút hiện tại, sao cho luôn được Chúa chúc lành và được tình thương Chúa che chở, để ngày Chúa đến sẽ là ngày hạnh phúc cho chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Nền văn hóa của sự chết
Hòa Lan đã dấn sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết. Ngày 28/11/2000, quốc hội Hòa Lan đã chính thức thông qua luật mới cho phép các bác sĩ được trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử. Với luật này, Hòa Lan là nước đi tiên phong trong nền văn hóa của sự chết, tuy chưa chính thức ban hành luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử.
Ngày nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng đang ngày càng bị nhận chìm trong điều thường được gọi là văn hóa của sự chết. Trong khuôn khổ của ngày Năm Thánh dành cho các giáo dân tham gia truyền giáo diễn ra tại Vatican vào tháng 12/2000, một hội nghị về những khó khăn trong cuộc sống chứng nhân giữa đời đã được tổ chức. Nhân dịp này, bà Mêrian Clindon, giáo sư luật học tại đại học Harvard, Hoa Kỳ, và từng được cử làm trưởng đoàn Toà Thánh tham dự diễn đàn phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đã trình bày cho hội nghị về nền văn hóa chết chóc đang lan rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Bà Clindon nói rằng một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất trong nền văn hóa sự chết là con người không còn màng đến các giá trị đạo đức nữa. Quan hệ gia đình ngày càng mong manh. Tình mẫu tử bị khinh miệt. Trẻ con dành ít giờ cho cha mẹ và anh chị em hơn là màn ảnh truyền hình. So với đám đông thầm lặng, nền văn hóa sự chết lại được thịnh hành hơn trong những thành phần ưu tú và lãnh đạo trong xã hội.
Ðặc trưng của nền văn hóa của sự chết ấy là sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa duy vật, duy hưởng thụ, duy khoái lạc và tục hóa.
Tựu trung, luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử là thể hiện cuối cùng của trào lưu khước từ sự sống, chối bỏ ý nghĩa của sự sống. Thật thế, sở dĩ con người có ý tìm đến cái chết là bởi vì họ không còn nhìn thấy giá trị và ý nghĩa của sự sống nữa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài hãy tỉnh thức để không chạy theo nền văn hoá của sự chết ấy. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu được đưa ra liền sau khi Ngài loan báo về ngày tận thế. Chúa Giêsu loan báo về ngày thế tận không phải để đe dọa con người, mà trái lại mời gọi con người mặc lấy thái độ tỉnh thức và tin tưởng phó thác. Ngày thế tận không phải là một biến cố khiến cho con người phải sợ hãi hay thất vọng, mà trái lại là điểm đến tất yếu của lịch sử. Ngày thế tận không phải là tận cùng của lịch sử. Trong ý nghĩa toàn bộ của lịch sử ấy, cuộc sống con người có ý nghĩa và mọi biến cố trong cuộc sống con người đều có ý nghĩa. Niềm vui, nỗi khổ, thành công, thất bại, giàu sang, nghèo hèn, sức khỏe, bệnh tật, tất cả đều có ý nghĩa và giá trị của nó. Nhận ra ý nghĩa của tất cả mọi sự trong cuộc sống, cũng có nghĩa là tuyên xưng rằng Chúa là Chúa tể của lịch sử, và như vậy, thái độ phù hợp nhất là sống mọi biến cố với tâm tình thương yêu và phó thác. Trong một xã hội chối bỏ mọi giá trị đạo đức, cuộc sống con người có niềm tin phải là một chứng tá về những giá trị vĩnh cửu. Trong một xã hội thiếu niềm tin, cuộc sống của người tín hữu phải là một ngọn đèn pha mang lại tia sáng của tin yêu và hy vọng. Trong một xã hội vắng bóng tình yêu, cuộc sống của người môn đệ Chúa Kitô phải chiếu ngời hân hoan và quảng đại. Ðó là thách đố đang được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
Nguyện xin Chúa củng cố niềm hy vọng của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 6: Tỉnh thức thật
“Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì ngày ấy ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người,” (Lc. 21, 34-36)
Ở câu 31 thánh Lu-ca đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tỉnh thức vì nước trời gần rồi, Ngài lấy lại đề tài này vì lý do ngày phán xét đến đột ngột, nên đừng để mình mê ngủ. Lời khuyên tỉnh thức, sẵn sàng là một khía cạnh cốt yếu trong sứ điệp của Đức Giêsu. Giáo hội thời đầu đã nắm bắt rất kỹ tầm quan trọng của lời cảnh giác này, câu sau đây của thánh Phao-lô có thể soi sáng cho tâm trí chúng ta hiểu rõ vấn đề này: “Theo Thần khí hướng dẫn, anh em hãy cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh và hãy tỉnh thức trong mọi lúc với mọi nhẫn nại chờ đợi” (Ep. 6, 18). Những cuộc canh thức đóng một vai trò lớn lao trong phụng vụ như thánh Phao-lô còn chứng tỏ: “Anh em hãy kiên trì cầu nguyện, hãy tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Col. 4, 2). Chuẩn bị như vậy để theo Đức Kitô tiến lên mừng lễ Phục sinh.
Những cuộc canh thức đó diễn tả đúng tư tưởng của Đức Giêsu về chủ đề tỉnh thức, vì lúc đó vấn đề luôn luôn được chú trọng là cầu nguyện mỗi khi chiều đến, vì Tin mừng luôn luôn nhắc nhở: “Chiều đến Đức Giêsu vào nơi thanh vắng cầu nguyện”. Loại canh thức này của Đức Kitô không phải như thứ canh gác của người lính canh coi chừng kẻ phục kích, cũng không phải như võ sĩ luôn luôn sẵn sàng tránh những cú đấm bất ngờ, cũng không phải như con mèo rình bắt chuột. Sự canh thức của chúng ta cũng không phải thứ âm mưu quỷ quyệt của trận chiến giữa ta với Thiên Chúa. Nếu thế thì khốn cho chúng ta.
Từ ngữ tỉnh thức diễn tả chính xác phải theo tư tưởng của Đức Giêsu, tỉnh thức có nghĩa là chăm chú có ý tứ, có ý thức, như đầy tớ khôn ngoan và trung tín, chăm chú làm việc để khi chủ về bất cứ giờ nào trong đêm khuya, nó biết chuẩn bị trước những điều cần, những gì chủ muốn, nó không để thiếu thứ gì cho chủ, người mà nó yêu mến kính trọng. Tỉnh thức như thế cũng giống như bà mẹ rất quan tâm trông coi săn sóc nhà cửa với tâm tình yêu mến, để không một cái gì ở ngoài tầm tay âu yếm của bà. Gia đình sẽ không túng thiếu cái gì, dù có bất ngờ xảy đến.
Nước Thiên Chúa hiện diện trong mỗi biến cố của lịch sử cứu độ, nó không tỏ ra nơi những tiếng sụp đổ ầm ầm của những tai họa kinh hoàng, nó đi qua nhẹ nhàng vô cảm đối với những ai không lo đề phòng. Sau hết, ngôn ngữ thật của tỉnh thức mà Chúa đòi hỏi các môn đệ, đó không phải là thứ ngôn ngữ khá tinh tế sao?
RC
Suy Niệm 7:
Trong bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục nói cho chúng ta về thời điểm cuối cùng. Như chúng ta đã nhận ra, để nói về thời điểm này, Đức Giê-su dùng nhiều hình ảnh để giúp chúng ta hiểu và sống thời điểm sau cùng ngay hôm nay:
- Trước hết, Đức Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm kia : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét” (c. 25). Như thế, trật tự mà Thiên Chúa đã thiết lập khi sáng tạo, sẽ bị phá vỡ. Nhưng đó chính là kết cục tất yếu của mọi sự, bởi vì tất cả đang hiện hữu trong thời gian, chứ không phải trong vĩnh cửu ; và để đi vào thế giới mới và vĩnh cửu tuyệt đối, mọi sự phải đi qua khoảng khắc “tan biến”. Như chính Đức Ki-tô đã phải chết, để đi vào sự sống mới.
- Bù lại với những hình ảnh gây sợ hãi, trong bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giê-su dùng hình ảnh cây vả, đâm chồi nẩy lộc, loan báo mùa hè sắp đến; và hình ảnh thật bình an của sự thay đổi luân phiên giữa các mùa, nói cho chúng ta rằng Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ đến và đem lại sự sống mới trong niềm vui khôn tả, được qui tụ mãi mãi bên Chúa và bên nhau, nhất là những người thân yêu của chúng ta trong gia đình và trong đời sống ơn gọi.
- Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dùng hình ảnh tấm lưới: “Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất” (c. 34). Hình ảnh tấm lưới làm cho chúng ta hiểu rằng, không ai tránh được thời điểm tận cùng này. Đơn giản, đó là vì qui luật của thời gian, con người có tài tránh né được nhiều điều, nhưng tuyệt đối không ai tránh được thời gian, mọi sự trong đó có sự sống của con người đều bị chi phối bởi thời gian, nghĩa là buộc phải đi tới điểm cuối: cuối tuần, cuối tháng, cuối năm phụng vụ, cuối năm dương lịch, và rồi sẽ đến thời điểm cuối của một lứa tuổi (thanh niên, trung niên, cao niên), điểm cuối của cuộc đời!
Và lời cuối của Đức Giê-su, mà Giáo Hội mời gọi chúng ta ghi nhớ trong ngày hôm nay, là ngày cuối năm phụng vụ, là lời này:
Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn,
hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến
và đứng vững trước mặt Con Người.
Tỉnh thức và cầu nguyện chính là con đường và cách sống Đức Giê-su mời gọi chúng ta sống mỗi ngày, để “thoát khỏi mọi điều sẽ xẩy đến” và đứng vững trước mặt Con Người, và nhất là làm cho chúng ta bình an và vui mừng, thay vì lo âu và sợ hãi, bởi lẽ chúng ta thuộc về Con Người, là Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta là anh chị em, là người thân của Ngài ngang qua ơn gọi đi theo Ngài, trong đời sống Ki-tô hữu hay đời sống dâng hiến.
* * *
Chúng ta cùng hướng về Đức Mẹ, vì Mẹ là mẫu gương tuyệt vời của một đời sống tỉnh thức và cầu nguyện. Xin Mẹ đồng hành và dạy dỗ chúng ta trong cách chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện, và nhất là trong cách chúng ta lắng nghe và đón nhận Ngôi Lời vào trong tâm hồn và cuộc đời chúng ta, để chúng ta cũng có thể theo Ngài đến cùng như Mẹ. Và như chúng ta vẫn xin Mẹ trong kinh Kính Mừng:
Xin cầu cho chúng con, là kẻ có tội,
khi nay và trong giờ lâm tử.
Xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong những thời điểm cuối cùng trong hành trình làm người và hành trình ơn gọi, Ki-tô hữu hay dâng hiến, của chúng ta, với tình hiền mẫu; và xin Mẹ mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta và Gia Đình Mới của Con Mẹ và cũng là của chính Mẹ.
A-men, lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến! (Kh 22, 20)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc