Phương pháp dạy giáo lý "Người mục tử nhân lành" theo sư phạm của Montessori

Phương pháp dạy giáo lý "Người mục tử nhân lành" theo sư phạm của Montessori
Việc dạy Giáo Lý của Mục Tử Nhân Lành đã giúp cho các phụ huynh nhận ra nhân vị nơi các trẻ em và là một mầu nhiệm kín ẩn nơi chúng.

Phương pháp dạy giáo lý "Người mục tử nhân lành" theo sư phạm của Montessori

 

Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, đang thịnh hành và phổ biến phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo theo phương pháp của Montessori được rất nhiều trường mẫu giáo học hỏi thực hành và các bậc phụ huynh ưa thích giáo dục này cho con cái của mình. Vậy phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của tiến sỹ bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952) đã sáng lập và có hơn 5.000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ và một số nước khác áp dụng thành công trong hơn 100 năm qua. Montessori là phương pháp giáo dục coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Phương pháp giáo dục này coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt.

Phương pháp giáo dục Montessori giúp cho:

- Trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó trẻ tự lập, tự khám phá và tự sửa sai. Với phương pháp này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với trẻ. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

Trong Giáo hội chúng ta ngày nay không còn sử dụng phương pháp “từ chương” với những hỏi thưa thụ động mà cũng đã sử dụng nhiều phương pháp để truyền thụ giáo lý cho phù hợp theo tâm lý và từng lứa tuổi nhưng có tính hiệu quả như: Giáo lý theo phương pháp suy diễn và quy nạp – phương pháp hội thảo, trao đổi, chia sẻ và phương pháp thực nghiệm dựa trên sư phạm của Đức Giêsu là phương pháp trên đường Emmau  … Và ngày nay, có những nơi đã sử dụng phương pháp Montessori để giúp trẻ tuổi mẫu giáo và khai tâm khám phá ra Thiên Chúa bằng chính kinh nghiệm của các trẻ đó là phương pháp “Người Mục Tử Nhân Lành” cũng dựa trên sư phạm của Đức Giêsu trong Tin Mừng để các trẻ có thể tiếp xúc với Tin Mừng và Thiên Chúa sâu xa hơn.
Vậy trẻ nhỏ là ai?

Chúa Giêsu đã nói: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng vào được Nước Trời” (Mt 18,2).

“Chúa Giêsu vui mừng trong Chúa Thánh Thần và nói: Lạy Cha là Chúa tể trời đất con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng  lại mạc khải cho những kẻ bé mọn, vâng lạy Cha vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc10, 21).

Tin Mừng nói rằng những người bé nhỏ là người tham dự vào một mối liên hệ đặc biệt và có đặc quyền với nước thiên đàng và hưởng sự mặc khải của Thiên Chúa, bởi đó là điều Chúa Cha yêu thích.

Nhưng trẻ nhỏ là ai? Trẻ nhỏ sống mối tương quan với Thiên Chúa thế nào?
Là một tạo vật triển nở và tự do, là mầu nhiệm nhưng mỏng giòn, bất lực nhưng sức sống vô hạn, là một mầu nhiệm của tình yêu, có nhu cầu yêu thương vô hạn và lòng trắc ẩn là món quà của tình yêu không giới hạn trong trẻ có cái nhìn của sự suy tư với tinh thần  hoan lạc rộng mở.

Việc dạy Giáo Lý của Mục Tử Nhân Lành đã giúp cho các phụ huynh nhận ra nhân vị nơi các trẻ em và là một mầu nhiệm kín ẩn nơi chúng. Nhờ đó phương pháp này đã giúp cho các phụ huynh và những người có trách nhiệm trong cộng đoàn giáo xứ giúp cho các trẻ thăng tiến từ 3 tuổi cảm nghiệm được nơi chúng có một kho báu và bí mật của thời thơ ấu.

Việc dạy Giáo lý theo Chúa Chiên Lành được thành lập vào năm 1954 và cung cấp những lợi ích của kinh nghiệm chu đáo, liên tục sửa đổi, thích nghi và cải tiến, theo hướng dẫn khi quan sát của đứa trẻ, nhu cầu của chúng, quyền lợi, nguồn lực và tiềm năng trong đời sống tinh thần và tôn giáo. Vì vậy, đây là một phương pháp thực nghiệm, lấy cảm hứng từ phương pháp sư phạm khoa học và kinh nghiệm giáo dục của Mary Montessori: trong năm mươi năm nó đã dần dần lan rộng ở Ý, thậm chí nhiều hơn ở châu Âu, thu hút được sự ca ngợi trong nhiều cộng đồng Giáo hội.

Phương pháp này cung cấp ba con đường với giáo lý:
• -Trẻ em từ 3-6 tuổi: trẻ như nhà "thần bí"
• -Trẻ em từ 6-9 tuổi: trẻ em như "nhà sử học"
• -Trẻ em 9-12 tuổi: trẻ em như "nhà thần học."

Maria Montessori nói rằng trẻ nhỏ có khả năng thiết lập đối thoại với Thiên Chúa bắt nguồn từ thực tế bởi chúng vừa ra khỏi bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Trẻ em không phải là thùng chứa những ý muốn và kiến thức của chúng ta, làm điều này thì nhà giáo dục sẽ gây trở ngại cho bản chất và đặc biệt của trẻ, làm giảm giá trị sự độc đáo và kỳ diêu cụ thể nơi trẻ..

Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là dẫn dắt trẻ thể hiện vẻ đẹp của chúng có được, giúp chúng diển tả nơi chính mình điều kỳ diệu mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã tặng ban cho chúng. Vì thế, trong giáo dục càng trung thành với vẻ đẹp mà Tạo Hóa đã đặt ra cho chúng càng tốt.

“Giáo lý của Mục Tử Nhân Lành” là một phương pháp giáo dục tôn giáo dựa trên Kinh Thánh, Phụng vụ và các nguyên tắc Montessori.

Chất liệu xây dựng trên các nguyên tắc của giáo dục Montessori, phát triển trong năm mươi năm kinh nghiệm của bà, giúp đứa trẻ có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Thiên Chúa đối với đứa trẻ không phải là một khái niệm trừu tượng, nhưng là Đấng chúng biết sâu sắc và chúng muốn gặp gỡ một cách đặc biệt trong Chúa Kitô “Mục tử Nhân lành” là “Alpha và Omega”, Đấng thâu tóm mọi mọi thụ tạo mà nơi ấy cả trẻ nhỏ cũng có mặt.

Hình ảnh của nhà giáo dục trong giáo dục của Montessori, với phương pháp “Người Mục tử nhân lành”, giữ một vai trò khác với vai trò trong đời thường gán cho nó, nhưng là một vai trò mà trong Tin Mừng đã sử dụng thuật ngữ "đầy tớ vô dụng ".

Trong dụ ngôn này, chúng ta có thể thấy một sự ngạc nhiên nho nhỏ, qua hình ảnh và vẻ đẹp của “Người Mục tử nhân lành”,  hình ảnh của dụ ngôn  kích thích đứa trẻ hiểu biếtChúa Giêsu là Con Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Đấng cứu độ”.

Một nét gặp gỡ đặc biệt của trẻ với Chúa Giê-su “Mục Tử Nhân Lành” làm cho trẻ diễn tả vẻ đẹp của chúng hơn trong sự chăm sóc đầy tình mẫu tử với tấm lòng nhân hậu của Chúa Giêsu.

“Người Mục tử nhân lành” thường được diễn tả như hình ảnh người mẹ và chúng cảm nhận được vẻ đẹp người mẹ của chúng một vẻ đẹp mà nơi Chúa Giêsu là “người chăn chiên tốt lành ”, “người chăn chiên lý tưởng”, là Đấng kết hợp sự tốt lành và vẻ đẹp, tình yêu và sự dịu dàng, niềm vui và ánh sáng.

Phương pháp này của giáo lý vẫn luôn được thử nghiệm, vì nó được xây dựng trên nhu cầu của trẻ em khi chúng ta có trách nhiệm với chúng, để có thể phát hiện sự thích hợp của kinh nghiệm tôn giáo sống động của trẻ em khắp nơi trên thế giới, từ tất cả các nền văn hóa, của tất cả các dân tộc, con người bình thường và người khuyết tật.

Niềm vui gặp gỡ với Chúa Giêsu “Mục Tử Nhân Lành” cho thấy rằng những trẻ, chúng có khả năng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã tặng ban, chúng có khả năng đi vào màu nhiệm của cuộc đời mình đã được phú bẩm.

Như vậy giáo dục theo Chúa Giêsu “Mục tử Nhân lành” giúp trẻ đi vào khả năng thinh lặng lâu dài hơn và dừng lại suy ngẫm, và cầu nguyện tự phát, khả năng tham dự vào các cử hành Phụng vụ một cách nghiêm trang hơn.

Trên đây đã trình bày sơ qua một chút khái niệm về Phương pháp “Mục Tử Nhân Lành”. Hy vọng các anh chị em Giáo lý viên các giáo xứ và các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu thêm để giúp cho các trẻ lứa tuổi mẫu giáo và khai tâm có thể đón nhận được Thiên Chúa như Ngài muốn với khả năng kỳ diệu mà Ngài đã phú bẩm nơi trẻ. Bởi chính các em là tương lai của Giáo hội và xã hội, nếu chúng ta chú ý giáo dục đặc biệt đến lứa tuổi này chúng sẽ tự tin với niềm tin của mình khi trưởng thành và sống đức tin đó một cách sâu xa hơn. Để tránh hiểu lầm mà chúng ta thường cho rằng các trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được những điều tâm linh và các trẻ không biết gì nên chúng ta dễ dàng bỏ qua không quan tâm như chúng cần được có.

 
GLV. Anna Trần Thị Kim Oanh