Các bài suy niệm Chúa Nhật 6 Phục Sinh

Đăng lúc: Thứ sáu - 29/04/2016 16:59 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

 CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH_C

Lời Chúa: Cv 15,1-2.22-29;  Kh 21,10-14.22-23;  Ga 14,23-29

——-



 

DẪN VÀO CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH – C
Cv 15, 1-2.22-29 ; Kh 21, 10-14.22-23 ; Ga 14,23-29
 Chủ đề : CHÚA THÁNH THẦN
Lời Chúa :
“Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26).
Nhập lễ :
Kính thưa cộng đòan phụng vụ,
Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật 6 Phục sinh hôm nay cho chúng ta thấy, trước khi về trời Chúa Giêsu loan báo Chúa Thánh Thần  mà Cha sai đến nhân danh Chúa Giêsu, sẽ dạy cho các Tông đồ mọi điều Ngài đã truyền dạy. Ai nghe và tuân giữ lời Ngài thì ở trong tình yêu của Ngài :
Bao điều Chúa dạy môn đồ,
Nhưng còn lãnh hội đều do Thánh Thần.
Chính Ngài soi sáng canh tân,
Sống đời con Chúa tiến gần thành đô.
Nơi Con Thiên Chúa đợi chờ,
Cha con chung hưởng mọi giờ hiển vinh.
Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, xin Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn và ban ơn giúp sức cho chúng ta, để chúng ta dám dấn thân sống cho Tin Mừng Nước Trời, qua việc sống bác ái yêu thương như Chúa đã truyền dạy. Trong tâm tình đó, giờ đây chúng ta hãy thành tâm sám hối.
Sám hối :
X. Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con yêu mến và tuân giữ lời Chúa để được Thiên Chúa yêu thương. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa Kitô, Chúa đến để đem bình an cho nhân loai. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa, Chúa ban Thánh Thần để người soi sáng hướng dẫn, và giúp sức chúng con tuân giữ điều Chúa truyền dạy.  Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
Kết: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
CĐ: Amen.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Quang.


 

Mục lục

1. Bình an và sự thật (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Trong và ngoài tình yêu (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Giữ lời hứa rất khó (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

4. Thánh Thần tình yêu được ban tặng  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

5. Muốn được bình an, hãy yêu mến và tuân giữ lời Chúa (Lm.Antôn Nguyễn Văn Độ)

6. Hành động theo tình yêu (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

7. Tại sao lại tỏ mình ra cho con?  (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

8. Định luật thương xót (Trầm Thiên Thu)

9. Bình an Thiên quốc (AM. Trần Bình An) 

10. Thừa kế di sản lòng thương xót  (JM. Lam Thy, ĐVD)

11. Ánh sáng soi đường (Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ)

12. Ai yêu mến Thầy (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

13. Chúa Thánh Thần tiếp nối con đường thương xót (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

14. Chúa Nhật 6 Phục sinh_C  (Lm. Antôn)

 

 

BÌNH AN VÀ SỰ THẬT

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
.
Trong những ngày này, việc khám khá ra nguyên nhân làm cá biển chết hàng loạt ở miền Trung khiến người dân phẫn nộ và thu hút sự quan tâm của báo giới. Thì ra công ty Formosa (Đài Loan) bấy lâu nay vẫn ngấm ngầm hàng ngày xả một khối lượng nước thải khổng lồ ra biển mà người dân không hề hay biết, đến khi “cháy nhà ra mặt chuột” thì đại diện của công ty lại có những phát ngôn vô trách nhiệm, đến mức coi thường và xúc phạm người Việt Nam, khiến dư luận dậy sóng.
 
Cũng trong những ngày này, truyền thông nói nhiều đến thực phẩm bẩn. Đây là một quốc nạn vì nó đang tồn tại trong cả nước, một “nhân tai” vì do con người dã tâm gây nên, một “đại hoạ” vì chúng gây hậu quả là giết chết tương lai của dân tộc. Những vụ việc được phanh phui chỉ là số nhỏ trong số những vụ việc gian lận đang tiếp diễn trong cuộc sống của chúng ta. Đây vẫn còn là những câu chuyện dài chưa có hồi kết.
 
Những tác hại nghiêm trọng trên đây được núp dưới nhãn mác “an toàn”, “bình an”, nhưng đó là thứ bình an giả tạo. Trong một số lãnh vực, người ta dùng chiêu bài bình an để che đậy những hành động thực chất là xấu xa, thậm chí là ác độc. Cũng cần nêu bổ sung những động ăn chơi đồi truỵ trá hình, những hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, những con sâu mọt tham nhũng làm nghèo đất nước…
 
Trong bối cảnh này, Lời Chúa nói với chúng ta về sự bình an đích thực.
 
Phụng vụ hôm nay tiếp tục đưa chúng ta về với bầu khí linh thiêng của bữa Tiệc ly. Khi chỉ còn một “số ít” những môn sinh của Chúa, Người uỷ lạo họ và hứa ban bình an đích thực cho họ. Người nói rõ, bình an mà Người ban cho họ khác với thứ bình an giả tạo, hoặc bình an vật chất mà con người vẫn ban tặng cho nhau. Sự bình an này, các môn đệ đạt được khi thực thi tuân giữ Lời Chúa.
 
Sự bình an đích thực là được Chúa ngự trong tâm hồn, nhờ đó, chúng ta được Chúa hướng dẫn và soi sáng, để nhận thức được những việc mình làm là tốt hay xấu. Qua lương tâm ngay thắng, Chúa vẫn hướng dẫn những suy nghĩ và hành động của chúng ta. Nếu biết chấp nhận để Lời Chúa soi sáng, sự gian dối sẽ không còn.
 
Người tín hữu tin có Chúa Thánh Thần hiện diện và soi sáng cuộc đời họ. Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo trợ, được Chúa Cha sai đến trần gian để giúp con người sống theo Chân lý. Sống ở đời là cuộc chiến đấu trường kỳ để đoạn tuyệt với gian dối, chọn lựa đứng về Sự thật và Ánh sáng. Chúa Thánh Thần cũng là linh hồn của Giáo Hội, là Đấng liên kết mọi thành viên của Giáo Hội trong sự hợp nhất. Bài đọc I kể lại một biến cố quan trọng trong lịch sử, đó là Công đồng đầu tiên của Kitô giáo, được tổ chức tại Giêrusalem vào khoảng năm 46 sau Công nguyên. Các tông đồ đã ý thức trách nhiệm của mình trước những ý kiến dư luận trái ngược nhau về những thực hành trong Đạo Do Thái như cắt bì, ăn thịt cúng, tuân giữ Luật ông Môisen… “Văn kiện” đúc kết của Công đồng rất đơn sơ, nhưng nêu rõ “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…”.  Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần hướng dẫn suốt bề dày của lịch sử, giữa những thăng trầm thử thách. Vì vậy, nhưng phong ba bão tố, kể cả quyền lực hoả ngục cũng không phá huỷ được.
 
Trong một thị kiến, Thánh Gioan tông đồ đã thấy những hình ảnh về Giêrusalem (Bài đọc II). Đây là một cách diễn tả hạnh phúc thiên đàng, ở đó, tình yêu, an bình và chân lý sẽ ngự trị. Không còn gian dối và mưu mô. Không còn những toan tính vụ lợi trần tục, nhưng tất cả đều được vinh quang Thiên Chúa bao trùm, trong một nghi lễ phụng vụ thiên quốc, tràn đầy hạnh phúc và niềm vui. Những ai suốt đời tận tuỵ trung thành tuân giữ Lời Chúa và gắn bó với Người, sẽ là những công dân của Thành này.
 
Bình an là quà tặng mà Chúa Phục sinh ban cho các tông đồ, ngay khi Người từ cõi chết sống lại. Bình an cũng là quà tặng mà hôm nay, Chúa đang rộng tay ban phát cho những ai tuân giữ Lời Người. Người tín hữu, sau khi nhận quà tặng của Chúa, được mời gọi để trở nên những sứ giả đem bình an đến cho thời đại mình đang sống. Nếu ý thức được như vậy, chúng ta sẽ góp phần đẩy lùi những hành động gian dối đanh huỷ hoại tương lai của dân tộc chúng ta.
.
Về mục lục

.

TRONG VÀ NGOÀI TÌNH YÊU

Tgm. Ngô Quang Kiệt

Trong những năm qua, nước ta phải trải qua hai thiên tai khốc liệt. Thiên tai gây nên những thiệt hại trầm trọng về vật chất và tinh thần. Nhưng cũng chính trong thiên tai đã xuất hiện những nét đẹp của tình người.

Qua báo đài, tôi đã thấy nhiều Đức Giám mục, Linh mục mặc quần soọc áo may-ô chèo thuyền đi thăm viếng, khích lệ các nạn nhân. Nhiều cao tăng hoà thượng vận động tín đồ Phật tử tham gia công tác cứu trợ. Nhiều nữ tu đứng ra tổ chức công việc cứu trợ có khoa học và hiệu quả. Nhiều nhà thờ, nhà chùa, tu viện trở thành nơi tiếp đón các gia đình lâm nạn. Biết bao bộ đội, công an xả thân, liều lĩnh vượt qua sóng to gió lớn để cứu hộ các nạn nhân. Cả nước hướng về những nơi hoạn nạn đã đành. Cả những anh chị em ở nước ngoài cũng đau đớn khi khúc ruột trong nước đau đớn. Nên Việt kiều ở nước ngoài cũng đã vận động quyên góp, tổ chức những đoàn cứu trợ về thăm viếng và uỷ lạo các nạn nhân bão lụt. Nhiều cơ quan thiện nguyện nước ngoài cũng nhập cuộc. Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, khuynh hướng chính trị, giai cấp đang quy tụ lại để khắc phục thảm hoạ. Toàn cầu hoá với sự bùng nổ thông tin đang làm cho các nước xích lại gần nhau. Gần gũi không chỉ về không gian, nhưng nhất là về tấm lòng. Mọi người liên đới với nhau trong việc chống lại cái ác và cùng nhau đề cao sự thiện, lòng nhân ái. Đó là dấu chỉ cho thấy Lời Chúa đang được thực hiện.

Tuần trước khi Chúa Giêsu nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau”, Người đã cấp thẻ quốc tịch cho những kẻ thuộc về Người. Căn tính của những kẻ thuộc về Người không phải là mầu da, ngôn ngữ hay phong tục tập quán, nhưng là trái tim. Người ta nhận ra thần dân của Người không phải bằng chiều cao, sức nặng, nhưng bằng tình yêu.

Hôm nay, khi nói: “Ai yêu mến Thầy thì giữ Lời Thầy. Và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy”, Chúa Giêsu đang vẽ nên biên cương Nước Chúa. Biên cương này không xác định bằng rừng núi, sông biển, nhưng bằng tấm lòng. Chúa Giêsu không giới hạn Nước Chúa trong 4 bức tường nhà thờ vì Nước Chúa là Tình Yêu. Vì thế, điều quan trọng không phải là ở trong hay ngoài nhà thờ, nhưng là ở trong hay ở ngoài tình yêu. Ai ở ngoài nhà thờ mà ở trong Tình Yêu thì người ấy đã ở trong Nước Chúa. Trái lại, những ai ở trong nhà thờ mà không có Tình Yêu, thì người ấy vẫn còn ở ngoài Nước Chúa.

Rồi xã hội sẽ chẳng còn phân biệt hữu thần với vô thần. Nhưng sẽ chỉ có một phân biệt duy nhất: hữu tâm và vô tâm. Người hữu tâm là người có trái tim rộng mở, biết chạnh lòng thương xót, biết chia sẻ, phục vụ. Người vô tâm là người lòng chai dạ đá, trái tim khép chặt, chỉ biết trau chuốt bản thân. Người vô thần mà có trái tim nhân ái thì đã thuộc về Chúa. Hữu thần mà tâm hồn tàn nhẫn độc ác thì đã bị loại trừ ra khỏi Nước Chúa rồi.

Nhìn như thế, Nước Chúa thực là rộng lắm. Những người thuộc về Nước Chúa thực là đông đảo. Những người có trái tim yêu thương tạo nên thành Giêrusalem mới như ta nghe trong bài đọc thứ I hôm nay. Thành Giêrusalem mới có cửa mở ra 4 phương tám hướng để đón nhận mọi người từ khắp nơi tuốn về. Thành không có Đền Thờ vì thành được xây bằng yêu thương. Mà ở đâu có yêu thương thì ở đó có Thiên Chúa ngự trị. Thành không cần đèn đuốc vì Thiên Chúa tình yêu là ánh sáng cho thành. Gạch xây thành là những trái tim chan chứa yêu thương nên thành trở nên một khối pha lê trong suốt, như một viên ngọc quý toả ánh sáng tới khắp muôn dân.

Trong số những người có trái tim, xây dựng nên thành Giêrusalem mới ấy, tôi thấy có nhiều người trong anh chị em. Trong những năm qua số người tham gia công tác từ thiện bác ái ngày càng đông. Người âm thầm, kẻ công khai. Người góp của, kẻ dâng công. Tôi thấy rõ là anh chị em đang phấn đấu để ở trong tình yêu. Tôi thấy rõ là anh chị em đang rèn luyện để trở nên người hữu tâm.

Xin tình yêu Chúa thanh luyện trái tim ta không ngừng, để mỗi trái tim chúng ta trở thành một viên gạch trong suốt như pha lê, góp phần xây dựng thành Giêrusalem mới cho tình yêu Thiên Chúa ngự trị. Amen.

 

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Chỉ đi lễ, đi đọc kinh thôi, đã đủ làm công dân trong Nước Trời chưa? Bạn có quan tâm giúp đỡ những người kém may mắn chung quanh bạn không?
  2. Bạn có phấn đấu để hãm dẹp tính ích kỷ, chia rẽ và phát triển tình yêu thương tha thứ trong tâm hồn bạn không?
  3. Bạn nghĩ gì về những người ngoại đạo tốt? Họ có phải là con Chúa không?
  4. Trong và ngoài Giáo Hội. Trong và ngoài tinh thần. Bạn quan tâm tới điều nào hơn?

Về mục lục

.

GIỮ LỜI HỨA RẤT KHÓ

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Hứa thì dễ nhưng giữ được lời hứa lại rất khó. Khó vì con người dễ quên lời hứa. Càng khó giữ hơn khi vì lời hứa mà bị thiệt thòi cho bản thân. Lời hứa còn dễ lãng quên  khi xa mặt cách lòng. Con người dễ bội tín, thất trung với lời hứa của mình.

Sự thất hứa không chỉ làm cho ta mất uy tín mà còn để lại nỗi đau cho người bị thất hứa. Nỗi đau của con tim quặng đau khi chờ đợi nhiều, hy vọng nhiều nên cũng thất vọng ê chê nếu lời hứa bị lãng quên.

Có một câu chuyện vỏn vẹn 136 chữ nhưng chứa đựng nội dung thật sâu sắc. Nội dung trong đó khiến mỗi người lớn phải suy ngẫm trước khi đưa ra lời hứa của mình dành cho con trẻ. 

“Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, Tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.

Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.

Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi… cả năm qua con ngoan… không hư một lần nào…”

Câu chuyện ngắn ngủi mà cảm động. Thật tội nghiệp cho đứa trẻ, nhưng cũng phải trách người lớn đôi khi vô tình làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ.

Chúa Giê-su trước khi về trời cũng chỉ mong các môn đệ hãy hứa tuân giữ lời Thầy. Tuân giữ lời Thầy sẽ được Thầy ban cho bình an. Bình an khỏi mọi lo âu sợ hãi. Bình an vì có Chúa luôn bảo vệ phù trì. Bình an vì được Chúa dẫn dắt qua những thung lũng sâu của dòng đời.

Nhưng thử hỏi trên thế gian nay có bao nhiêu người đã thực hiện lời hứa? Có mấy ai không thẹn lòng với Chúa vì đã nhiều lần bất trung với Chúa?

Giữa dòng đời hôm nay ta vẫn gặp rất nhiều người bất trung với Chúa và với nhau. Vì quyền lợi bản thân, vì hạnh phúc riêng mình mà họ đã quên lời Thầy và quên cả lời hứa với nhau. Giữa dòng đời hôm nay vẫn còn đó những người vì danh vọng mà bỏ Chúa, vẫn còn đó những người vì nuông chiều tính xác thịt mà xa lìa Chúa, vẫn còn đó tình nghĩa phu thê sao khó giữ lòng vẹn nghĩa thủy chung . . .

Nếu biết rằng thất hứa sẽ làm đau lòng người yêu, thì xin đừng làm đau lòng Chúa, đau lòng nhau vì bội tín vong ân. Nếu biết rằng: “Một lần bất tín vạn lần bất tin” thì đừng đánh mất uy tín, danh dự của mình khi nói mà không giữ lời, khi hứa mà không làm. Hơn nữa, người giữ lời hứa luôn được yêu thương, kính trọng, và nếu giữ lời hứa với Chúa còn được Chúa yêu thương chăm sóc chở che, thì tại sao chúng ta không giữ lời hứa để được yêu thương?

Xin Chúa giúp chúng ta luôn can đảm trung thành với Chúa, luôn tuân giữ lời Chúa để được Chúa quan phòng chở che. Xin Chúa cũng giúp chúng ta biết giữ lời hứa với nhau để xã hội luôn thăng tiến nhờ những con người biết giữ lời hứa và trung thành với lời cam kết của mình. Amen.

Về mục lục

.

THÁNH THẦN TÌNH YÊU ĐƯỢC BAN TẶNG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Theo thần thoại Hy Lạp, Eros là vị thần tình yêu. Thần Eros luôn mang một cây cung và những mũi tên ái tình bên mình. Khi Eros bắn những mũi tên này vào ai đó thì ngay lập tức, người đó sẽ yêu người khác giới đầu tiên gặp được nếu không phải là người có quan hệ huyết thống hay họ hàng. Do thần Eros là một đứa trẻ hay nghịch ngợm và thiếu trách nhiệm nên đã gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, làm cho nhiều người phải đau khổ.

Trong Kitô Giáo cũng nói đến một Vị Thần Tình Yêu, nhưng hoàn toàn khác với Eros. Vị Thần Tình Yêu của chúng ta chính là Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Giêsu mạc khải là Ngôi Ba Thiên Chúa và là Thiên Chúa quyền năng. Ngài không dùng mũi tên tình yêu để bắn vào trái tim, nhưng Ngài là chính Tình yêu, là ngọn lửa mến đốt cháy tâm hồn tín hữu và là Đấng Bảo Trợ hướng dẫn đời sống tín hữu. Ngài hiện hữu từ muôn thuở và hoạt mạnh mẽ trong cuộc đời Chúa Giêsu và còn tiệp tục hoạt động trong Giáo Hội và nơi mỗi chúng ta.

Hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải về Chúa Thánh Thần như là Thần của Tình yêu, là Đấng Bảo trợ an ủi và là Đấng soi sáng chỉ dạy mỗi người. Là Thần Tình yêu, vì Ngài chính là Tình Yêu nhiệm màu của Thiên Chúa, từ nơi Thiên Chúa được ban cho thế gian. Ngài trở thành tác nhân, là động lực thúc đẩy chúng ta yêu mến Thiên Chúa. Nói đúng hơn, với khả năng và giới hạn của trái tim, con người không thể yêu mến Thiên Chúa như Ngài mong đợi nếu không có Chúa Thánh Thần thúc đẩy và tác động. Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy : Chúa Thánh thần sẽ giúp chúng ta yêu mến Chúa Giêsu và thực hành lời Chúa Giêsu chỉ dạy. Thánh Thần sẽ làm cho chúng ta trở nên những người học trò ngoan khi chúng ta dám để cho Ngài soi sáng, chỉ bảo. Ngài sẽ giúp ta nhận ra sự chỉ dạy của Chúa Giêsu và thực hành trong cuộc đời. Một khi chuyên chăm lắng nghe và thực hành Lời Chúa Giêsu, chúng ta trở nên bạn, nên anh em với Chúa Giêsu và được Chúa Cha thương mến. Lời Chúa Giêsu sẽ uốn nắn cuộc sống chúng ta và Chúa Thánh Thần sẽ trang điểm cho chúng ta bằng tình yêu để chúng ta trở nên người con ngoan, dễ thương trước mặt Chúa.

Khi có lòng yêu mến và thực hành Lời Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần sẽ đốt nóng tâm hồn chúng ta, đốt cháy cả những thói hư tật xấu. Ngài trang hoàng tâm hồn tín hữu nên xứng đáng là đền thờ cho Thiên Chúa cư ngụ. Khi đó, Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha sẽ đến và ở trong tâm hồn những kẻ yêu mến Ngài. Ngược lại, khi từ chối Thánh Thần của Thiên Chúa, từ chối đón nhận và thực hành lời Chúa Giêsu, tâm hồn đó sẽ trở thành sa mạc khô cằn, không sức sống, và còn là hang ổ cho ma quỷ và sự dữ trú chân.

Là Đấng Bảo Trợ, có nghĩa là Thánh Thần được Chúa Cha sai đến để bảo vệ và trợ giúp các tín hữu. Ngài sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của ma quỷ và sự dữ, vì Ngài là sức mạnh của Thiên Chúa. Thánh Thần bảo vệ chúng ta khỏi sự khô khan chai đá trong tâm hồn vì Ngài là Tình Yêu và là Đấng đổi mới đời sống tín hữu. Thánh Thần sẽ trợ giúp để chúng ta có thể chiến đấu và chiến thắng ma quỷ, dục vọng và xác thịt. Thánh Thần giúp chúng ta hiểu Lời Chúa, giúp nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta và là Đấng đem lại sự bình an trong tâm hồn. 

Trong đoạn cuối bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã hứa để lại cho các môn đệ một món quà hết sức đặc biệt, đó là sự bình an. Chúa Giêsu khẳng định rằng, bình an của Chúa khác hẳn sự bình an theo kiểu thế gian. Bình an của thế gian chỉ là sự an bình ở bên ngoài, trên bề mặt, giống như mặt nước phẳng lặng nhưng dưới sâu, bên trong, lại là dòng chảy cuồn cuộn. Bình an của Chúa Giêsu là sự bình an từ trong tâm hồn lan tỏa ra bên ngoài. Đó là sự bình an của những tâm hồn sạch tội, có lương tâm ngay thẳng, có một cuộc sống không gian dối.

Hơn nữa, bình an Chúa Giêsu ban cho các tông đồ là sự bình an vì tin rằng Chúa không bao giờ lìa xa chúng ta, Ngài luôn hiện diện bên cạnh và bên trong mỗi người. Ngài không còn hiện diện bằng thể xác với các môn đệ, nhưng Ngài vẫn hiện diện bằng quyền năng và sự bảo vệ của Ngài. Một khi sống với Chúa bằng tình yêu mến, chúng ta sẽ luôn nhìn thấy Ngài đang hiện diện bên chúng ta.

Các tông đồ là những người đã đón nhận Chúa Thánh Thần từ nơi Chúa Giêsu, từ đó, các ông mạnh dạn và miệt mài làm việc trong sự hiện diện của Chúa Phục Sinh và hoạt động trong sự hướng dẫn của Thánh Thần. Mỗi khi có khó khăn hoặc có vấn đề nảy sinh trong Giáo Hội, các tông đồ lại nại đến Chúa Thánh Thần như là cố vấn kỳ diệu, là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết định của mình.

Sách Công vụ cho thấy một vấn đề lớn nảy sinh trong Giáo Hội sơ khai, khi những người dân ngoại tin vào Chúa Giêsu ngày càng đông. Vấn đề được những người bảo thủ đặt ra là : Những người dân ngoại tin theo chúa Giêsu cũng phải chịu phép cắt bì và tuân giữ luật Môsê. Ông Phaolô và Barnaba đã cử người đến gặp Simon Phêrô và các tông đồ để trình bày vấn đề và xin ý kiến của vị thủ lãnh Giáo Hội. Phêrô và các anh em tông tồ tại Giêrusalem đã họp lại và đưa ra một quyết định hết sức quan trọng : Thánh Thần và chúng tôi quyết định : Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết.

Quyết định này là quyết định hết sức quan trọng. Kể từ đây, Giáo Hội sơ khai hoàn toàn tách khỏi Do Thái Giáo và các sinh hoạt theo tục lệ đạo Do Thái để bước vào giai đoạn mới. Quyết định này không phải là của riêng các tông đồ, nhưng là do Thánh Thần và chúng tôi quyết định. Điều đó chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn hoạt động cách cụ thể và sinh động trong Giáo Hội, giúp Giáo Hội đi theo đúng con đường của Chúa Giêsu.

Cho đến ngày nay, Thánh Thần Tình yêu và Bình an vẫn đang hoạt động mạnh mẽ trong Giáo Hội và nơi mỗi tín hữu. Thánh Thần đang thôi thúc Giáo Hội không mệt mỏi để đem tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho thế giới. Nếu như Thánh Thần Thiên Chúa là nguồn tình yêu không bao giờ vơi cạn đã được trao ban cho Giáo Hội, thì Giáo hội cũng không ngừng nghỉ thông chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người. Cùng với Đức Thánh Cha, vị cha chung của Giáo Hội hôm nay, Giáo Hội đang cùng nhau đi ra khắp mọi ngõ ngách của xã hội, đi tới những vùng ven, đến với những người sống bên lề xã hội, những người di dân, để chia sẻ và nâng đỡ, an ủi họ.

Là những Kitô hữu, tất cả chúng ta đều đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lãnh Bí tích Rửa tội. Chúng ta được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta và sẵn sàng vâng nghe sự soi sáng của Ngài. Cuộc sống bộn bề, sức ép của cơm áo gạo tiền và những cám dỗ của xã hội khiến nhiều người đã không còn nghe được tiếng nhắc nhở và sự soi sáng của Thánh Thần. Thánh Thần nhắc cho chúng ta nhớ những Lời Chúa dạy và các giới răn lệnh truyền của Chúa. Hãy tin tưởng, mạnh dạn làm theo sự hướng dẫn của Ngài. Thánh Thần thêm sức mạnh để chúng ta dám chọn lựa sống và hành động theo đúng luật Chúa, đừng cưỡng lại sự trợ giúp của Ngài.

Miền Tây và nhiều nơi trong cả nước ta đang bị nắng hạn, ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây khô cháy, các dòng sông bị nước mặn xâm nhập hủy hoại mùa màng và các hệ động thực vật ven sông. Tâm hồn con người nếu không có Thánh Thần Tình Yêu cũng sẽ bị khô hạn, nứt nẻ như vậy. Từ chối sự hiện hiện diện soi sáng của Thánh Thần, tâm hồn chúng ta không chỉ như một vùng cằn cỗi chết chóc, mà những dòng nước mặn là dục vọng, ích kỷ, gian ác sẽ xâm lấn cuộc đời và hủy hoại tâm hồn chúng ta.

Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Chúa Thánh Thần trên chúng ta, Ngài là Thần Bảo Trợ sẽ bảo bọc, trợ giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần chúng ta biết tin tưởng cầu xin sự hướng dẫn của Ngài. Thánh Thần sẽ nhắc cho chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu truyền dạy, chỉ cần chúng ta để tâm lắng nghe và thi hành. Ngài là vị Thần Tình yêu và Bình an xin cho chúng ta cũng biết mở lòng để cho Ngài ngự vào tâm hồn. Xin Ngài uốn nắn trái tim và cuộc sống chúng ta, để chúng ta có được một trái tim yêu mạnh mẽ, một tâm hồn rộng mở và trở thành sứ giả đem bình an của Chúa đến cho thế giới. Amen.

Về mục lục

.

MUỐN ĐƯỢC BÌNH AN, HÃY YÊU MẾN VÀ TUÂN GIỮ LỜI CHÚA

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Khi đến “giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha”  (Ga 13,1), với trọn tình Thầy trò, Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết, cụ thể như truyền cho các môn đệ một Điều răn mới (x. Ga 15,12). Mới là vì Chúa Giêsu là người đầu tiên thực hiện bằng việc tự hiến nộp mình cho thế nhân. Mới là vì yêu đến thí mạng vì người mình yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13-14). Mới là vì tình yêu hướng đến người khác, khiến họ ra khỏi chính mình, đi đến với tha nhân. Kế đến Người bảo họ : “các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34), vì đây là dấu chỉ để người ta “nhận biết các con là môn đệ của Thầy” (Ga 13,35).

 Vẫn trong bầu khí tâm sự với các môn đệ, Chúa phán bảo họ rằng : “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23). Thật không đơn giản, lời di chúc này có ý nói : các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc lời Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là : khi yêu mến Chúa Giêsu, các môn đệ sẽ tuân giữ lời Chúa truyền, cụ thể là thực hành các giới răn Chúa để lại. Có thể hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng lời Thầy truyền, tôn trọng các lời Thầy là thể hiện lòng mến Thầy nên tuân giữ.

Một điều sẽ xẩy đến cho những ai tuân giữ lời Chúa Giêsu là sẽ được Chúa Cha và chính Người yêu mến, đồng thời chọn làm nơi ở như lời Chúa nói : “Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”, nghĩa là người ấy là đền thờ Thiên Chúa ngự. Thiên Chúa sẽ ở với người ấy. Thánh Tông Đồ Phaolô nói rõ: “Được Chúa Giêsu ngự trong lòng anh em nhờ bởi lòng tin” (Eph 3,17). Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bằng lòng đến ở nhà những người tin, yêu mến và tuân giữ lời Chúa. Đó là lý do tại sao, sau khi hoàn tất các công việc Chúa phán : “Đây là nơi Ta nghỉ ngơi đời đời mãi mãi, Ta sẽ ngự tại đó vì Ta muốn!” (Tv 131,14) …

Tiếp theo, Người mạc khải cho các ông về Chúa Thánh Thần : “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26). Đồng thời hứa ban bình an cho các ông. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giêsu sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Bình an do Chúa tặng ban khác với bình an do thế gian ban tặng. “Bình an” của Chúa Giêsu ban không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, đây là thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ. Chúa Giêsu chính là nội dung của bình an; hiểu cách khác: Người chính là nguồn bình an, Người ban cho các ông chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa lối hiểu của con người.

Chúa Giêsu trấn an các ông : “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14,26). Tại sao Chúa Giêsu nói những lời ấy? Thưa là vì trước sự ra đi của Thầy Chí Thánh, các môn đệ cảm thấy cô đơn, lo sợ và bất an. Các ông lo cho chính mình, sợ bị bỏ rơi, sợ phải sống cô đơn, và bằng một lời hứa Chúa Giêsu nâng đỡ các ông : “Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con” (Ga 14,2).

Chúng ta lắng nghe những lời của Chúa Giêsu: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14, 26). Thử hỏi, cuộc sống của chúng ta sẽ ra như sao, nếu không có Chúa, nếu không thực hành và liên lỉ sống đức tin, củng cố bởi Ðức Cậy, hướng về Trời Cao, nơi con người có thể gặp Chúa Kitô? 

Vậy, đừng xao xuyến lo âu vì những bất ổn của địa cầu, của tình anh em hữu nghị đổi thay, hay con người thay lòng đổi dạ. Hãy phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, như trẻ thơ trong vòng tay của mẹ. Vì thế giới này là tạm bợ, con người là thay đổi, không phải là chổ nương thân. Chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm được nguồn vui tột đỉnh của tâm hồn.

Ước chi lời khuyên của Chúa Giêsu hôm nay thấm nhập vào trong tâm trí chúng ta, như là nguồn mạch của bình an, thanh thản và niềm vui. Nếu Chúa Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống chúng ta còn lo sợ hãi gì? Tại sao không tin tưởng vào Thiên Chúa, là Cha Đức Giêsu, Cha chúng ta và tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta? Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khó nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền.

Lạy Chúa Giê su, Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, thầy ban bình an của thầy cho các con…”. Xin đoái thương ban cho chúng con ơn hiệp nhất và bình an theo ý Chúa muốn, để ngay ở đời này chúng con đã được nếm hưởng hạnh phúc bất diệt Chúa giành cho chúng con nhờ sự chết và phục sinh của Chúa. Amen.

Về mục lục

.

HÀNH ĐỘNG THEO TÌNH YÊU

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Nhật tuần trước, Phúc âm kể về những lời tâm huyết của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Phúc âm tuần này tiếp nối những lời tâm huyết ấy: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”. Chúa Giêsu đã hứa rằng, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa các môn đệ và ban bình an cho các ông: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Sự hiện diện của người vắng mặt. Đó là cảm nghiệm mà chỉ có những người yêu nhau mới nhận ra mà thôi. Sau khi Phục sinh khải hoàn, Chúa Giêsu đã trở nên con người của mọi thời đại. Chúa hiện diện trong những ai yêu mến Ngài: “Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy”. Chúa hiện diện trong những ai thực hành và giữ lời Ngài: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy… Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”. Ngài hiện diện cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi cùng đến thăm và ở lại trong những ai yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ lời Ngài: “Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ…. Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến… Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”.

  1. “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”

Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ đi theo và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến, không đi theo thì không có Ngài, nên không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Chúa ta sống trong Ngài: “Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em”. Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài “Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta” (Ga 15,10).

Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà biết mình có yêu Ngài hay không: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”. Điều răn của Chúa là gì? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 12,34). Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Như vậy, câu nói “nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” có nghĩa là “nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau”. Ai yêu thương những người lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác, ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự yêu mến Thiên Chúa. Thánh Gioan đã diễn giải điều này: “Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4,20).

  1. “Anh em có lòng yêu thương nhau”

Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu được thánh Gioan ghi chép lại trong hai chương 13 và 14, cuối cùng Chúa đúc kết trong một lời khuyên ân cần : “Nếu ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy”. Lời trọng tâm của chương 13 và 14 là: “Chúng con hãy yêu thương nhau”. Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa. Ai không có đặc trưng ấy thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ “hữu danh vô thực”, giả hiệu mà thôi.

Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài, là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí, thể hiện nơi những việc làm cụ thể là yêu thương nhau.

Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có đức tin và tình yêu. Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: “Ngày đó, anh em sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy,Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy.Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy.Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến.Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy”.

Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện.

Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?

Vị tu sĩ đáp: có chứ.

Người thanh niên hỏi: Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?

Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.

Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?

Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.

Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi : Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?

Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn.

Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Trong truyện thánh Tử đạo Martinô Thọ có chép: “Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác… Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ”. Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Ngài quả là người yêu mến Chúa thật và đã đáng Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời.

Lạy Chúa, con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là con tuân giữ giới răn yêu thương của Chúa. Xin cho con xác tín rằng tình yêu của con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày. Xin giúp con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn. Amen.

Về mục lục

.

TẠI SAO LẠI TỎ MÌNH RA CHO CON?

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Trong bài diễn từ tiễn biệt rất dài (từ cuối chương 13 cho tới hết chương 17 của Phúc âm Gio-an) Đức Giê-su đã mất nhiều công sức để trấn an các môn đệ Người; chắc hẳn lúc đó các ông đang trong rơi vào tình trạng rất bồn chồn lo lắng, tương tự như một nhóm học sinh gần tới ngày ra trường phải ôn thi: các ông mong ghi nhớ hết mọi lời Thầy dạy, nhớ tới từng chi tiết, nhưng lại có nguy cơ quên mất điểu hệ trọng chính yếu nhất; và điều chính yếu đó không phải là những bài học từ chương về các điều Thầy dạy dỗ, nhưng là bộc lộ bản chất đích thực của Thầy Giê-su – Lời tối hậu của Thiên Chúa. Việc bộc lộ này rõ ràng chỉ dành cho các môn đệ là những người thâm tín đã theo Thầy suốt bằng ấy năm: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Nếu nắm bắt được nội dung lời trăn trối này, chúng ta sẽ có cơ may thấu hiểu được cái cỗi lõi của niềm tin Ki-tô hữu chăng?

Nắm giữ Lời là điều tối quan trọng trong việc duy trì tương quan với Thầy Giê-su, kể cả khi Người đã ra đi: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy”. Lời đó chắc chắn không chỉ đơn thuần là các bài thuyết giảng mà Người đã từng tuyên giáo trên khắp các nẻo đường xứ Ga-li-lê và Giu-đê trong ròng rã ba năm trời; trong số đó có những bài thật ý nhị và độc đáo, chẳng hạn bài bàn về các mối phúc hay các câu chuyện dụ ngôn…; thế nhưng, cho dầu có tuân giữ được mọi lời Ráp-bi Giê-su giảng dạy đi nữa, thì điều đó cũng đâu có thể làm cho “Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. Lời đây hẳn là một điều gì rất đặc biệt mà Người đã từng khảng định: “không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”. Lời mà Người nhân danh Chúa Cha đến trần gian để nói lên cho bằng được, và chỉ có thể nói cho các môn đệ thâm tín nhất là những kẻ đã tin theo Người mà thôi.

Tuy nhiên Lời này sẽ không hề dễ hiểu, ngay cả đối với các môn đệ! Hồi đó, cho tới lúc Thầy Giê-su sắp ra đi, các môn đệ vẫn luôn cảm thấy khó chấp nhận bài học này: mỗi lần Thầy Giê-su đề cập tới sự tự hiến Thập Giá và đau khổ mà Người sẽ phải chịu tại Giê-ru-sa-lem, không một ai trong số họ không lớn tiếng phản đối, can ngăn. Nhất là khi Người khảng định: ai nhìn thấy Thầy tự hiến là nhìn thấy Chúa Cha, nhìn thấy vinh quang đích thực của Cha… thì không một môn đệ nào có thể hiểu nổi (xem Ga 14:8-11). Đức Giê-su biết rất rõ điều đó; cần phải có một can thiệp đặc biệt, can thiệp của Thần Khí; các môn đệ cần tới một đấng Bảo Trợ, Đấng “sẽ được sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”. Phải, để hiểu được Lời của Giê-su Thập Giá, hiểu được Tình Yêu tự hiến và cứu đô của Thiên Chúa, dứt khoát cần tới sự can thiệp của Thánh Thần. Người thường thì chỉ có thể hiểu được các lời khuyên dạy, các câu chuyện dụ ngôn, các lời dạy dỗ đầy khôn ngoan từ miệng Ráp-bi Giê-su phán ra, nhưng để hiểu chính con người và hành động của Giê-su Ki-tô là Lời của Thiên Chúa, nhất là khi Lời đó được vang lên, không phải trên bục giảng mà là trên Thập Giá, thì trí khôn con người, cho dầu có xuất chúng tới mấy đi nữa (kể cả bộ óc kỳ tài như Albert Einstein chẳng hạn), cũng không thể nào nắm bắt được.

Ồ, thật vậy sao? Ngay cả một Linh mục lớn tuổi như tôi mà vẫn cứ đinh ninh rằng: để hiểu và giữ lời Chúa thì chỉ cần một chút thông minh, một chút thiện chí; và thông minh – thiện chí cũng là điều tôi vẫn thường lớn tiếng đòi kêu gọi anh chị em tín hữu phải có. Có lẽ chính vì thế mà, cho tới giờ này, tôi có thấu hiểu gì về Lời Tình Yêu – Thập Giá đâu… và các giáo hữu nghe tôi giảng có lẽ cũng chẳng hiểu được gì hơn! Tôi chăm chú suy tư, lo đọn bài giảng hơn là dành thời giờ cầu nguyện, lo trình bày cho khôn khéo hơn là tin tưởng vào tác động của Đấng Bảo Trợ đang ngự trong tâm hồn các tín hữu; trên tòa giảng, tôi lo tạo ấn tượng trên các thính giả của mình, hơn là tìm cách đóng trên họ dấu ấn của Thần Khí.

Và dấu ấn của Lời đó trong Thần Khí thì thật rõ ràng: “Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi… Thầy để lại bình an cho anh em… Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Lời Thầy Giê-su – Lời Thiên Chúa xót thương không bao giờ là lời đe dọa; Lời đó không tạo áp lực ép buộc, cũng chẳng tạo căng thẳng lo âu! Lời Thầy Giê-su sẽ luôn lan tỏa an bình, thư thái cho cả những tâm hồn đã phạm phải những tội tầy trời nhất; “Ta không kết án, hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa!” Nếu vậy, tôi – một linh mục của Đức Ki-tô có thật sự mang Lời bình an này tới tâm hồn mọi tín hữu, nhất là những tâm hồn chìm đắm trong tội lỗi đang rất cần tới Lời an ủi hơn bất cứ điều gì khác? Và để làm được điều đó: không một ai khác có thể giúp tôi, hơn là Thánh Thần, Đấng ủi an.

Lạy Chúa Giê-su là Lời đích thực của Thiên Chúa Cha giầu lòng xót thương, xin đổ Thần Khí xuống trên con, để con hiểu được Lời Tình Yêu, nhất là mỗi khi con cử hành Thánh Lễ. Nếu chính con chưa một lần hiểu và giữ được Lời Tình Yêu đích thực, nhất là qua biểu lộ của Thánh Thể – Thập Giá, thì làm sao con có thể mở miệng loan truyền Lời Chúa cho anh chị em tín hữu? Có thể con đã giảng lời Giê-su quá nhiều, nhưng đã giảng Lời-Chúa quá ít. Xin chỉnh đốn tình trạng thiếu sót trầm trọng này nơi con! Xin đổ tràn ngập tâm hồn con thứ bình an độc đáo của Chúa, phát xuất từ cảm nghiệm bản thân về lòng Chúa Xót Thương, để con – linh mục của Chúa cũng có thể loan báo và thông truyền Tin Mừng đầy an ủi này cho mọi người, nhất là cho các tội nhân bất hạnh và bị đọa đầy. A-men.

Về mục lục

.

ĐỊNH LUẬT THƯƠNG XÓT

Trầm Thiên Thu

Luật vị nhân sinh, nhân sinh bất vị luật. Con người có trước luật, nhưng con người sa ngã nên sinh ra luật. Điều đó chứng tỏ con người rất ngang ngược, vì “cái tôi” lúc nào cũng rình nổi dậy. Hai con người đầu tiên đã bất tuân Thiên Luật, con cháu muôn đời cũng chưa chừa, vẫn máu kiêu ngạo. Do đó, lúc này thì “nhân sinh vị luật”, nếu không có luật thì xã hội loạn hết.

Lĩnh vực nào cũng cần có luật, chí ít cũng là nội quy. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp. Ngay cả cái mà chúng ta gọi là Tự Do cũng vẫn có luật, có giời hạn của tự do. Không thể lợi dụng tự do để tự tung tự tác. Tương tự, yêu thương cũng có luật, thương xót cũng có luật. Yêu cho tha thiết, xót phải thật lòng, thương vô điều kiện. Ông Abe Shinzō, thủ tướng Nhật Bản, ngồi quỳ khi nói chuyện với người cao tuổi, hình ảnh thật đẹp và đáng để chúng ta học tập!

Thánh Phaolô nói: “Anh em đng mc n gì ai, ngoài món n tương thân tương ái; vì ai yêu người thì đã chu toàn L Lut. Đã yêu thương thì không làm hi ngườiđng loi; yêu thương là chu toàn L Lut” (Rm 13:8 và 10). Nếu không thì sao ? Có “vấn đề” ngay thôi: “Người không được ct bì trong thân xác mà vn chu toàn LLut, ngườy s lêán bn, vì bn có L Lut ghi chép hn hoi và bđã được ct bì, mà vn vi phm L Lut” (Rm 2:27).

Đúng vậy, như Chúa Giêsu đã nói với nhóm Pharisêu: “Nếu cáông đui mù thì cácông đã chng có ti. Nhưng gi đây cáông nói rng: Chúng tôi thy, nên ti cácông vn còn! (Ga 9:41). Người Việt cũng có câu tục ngữ: “Khôn cho người ta rái (s), di cho người ta thương, d d ương ương t cho người ta ghét.

Trình thuật Cv 15:1-2. 22-29 cho biết tầm quan trọng của lề luật. Hồi đó, có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: “Nếu anh em không chu phép ct bìtheo tc l Môsê, anh em không th được cđ. Rõ ràng giữ luật là việc làm cần thiết. Giữ luật là chứng tỏ vâng lời.

Lúc đó, ông Phaolô và ông Banaba chống đối và tranh luận khá gay go với họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phaolô, ông Banaba và một vài người khác lên Giêrusalem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này. Bấy giờ các Tông Đồ và các kỳ mục, cùng với toàn thể Hội Thánh, quyết định chọn mấy người trong các ông, để phái đi Antiôkhia với ông Phaolô và ông Banaba. Đó là ông Giuđa, biệt danh là Basaba, và ông Xila, những người có uy tín trong Hội Thánh.

Tranh luận là điều cần, không phải là để biết ai mạnh hay yếu, ai giỏi hay không, nhưng là để làm sáng tỏ vấn đề, sáng tỏ sự thật.

Các ông trao cho phái đoàn bức thư này: “Chúng tôi nghe biết có mt s người trong chúng tôi, không được chúng tôi u nhim, mà lđnói nhng điu gây xáo trn nơi anh em, làm anh em hoang mang. Vì thế, chúng tôđã đng tâm nht trí quyếđnh chn mt s đi biu, và phái h đến vi anh em, cùng vi nhng người anh em thân mến ca chúng tôi là ông Banaba và ông Phaolô, nhng ngườiđã cng hiến cuđi vì danh Đc Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vy chúng tôi công Giuđa và ông Xila đếtrình bày trc tiếp nhng điu viết sau đây: Thánh Thn và chúng tôđã quyết đnh không đt lên vai anh em mt gánh nng nào khác ngoài nhng điu cn thiết này: là kiêng ăđ đã cúng cho ngu tượng, kiêngăn tiết, ăn tht loài vt không ct tiết, và tránh gian dâm. Anh em cn thn tránh nhng điđó là tt ri. Chúc anh em an mnh”.

Ngoại tại chứng tỏ nội tại. Cách ăn mặc có thể biểu lộ tâm tính. Ánh mắt có thể biểu lộ tâm hồn. Có đầy mới tràn! Vì thế, đừng coi thường bề ngoài, nhưng cũng chớ chú trọng bề ngoài. Thái quá thì bất cập. Đàng nào cũng khả dĩ nguy hại. Trung dung mới là khôn ngoan. Nên tự xét xử hơn là để Chúa phải xét xử (1 Cr 11:31-32).

Luật là nguyên tắc đúng được công nhận, và luật khả dĩ thể hiện Thánh Ý Chúa. Cầu nguyện là một cách giữ luật của con người, đặc biệt là các Kitô hữu: “Nguyn Chúa Tri d thương và chúc phúc, xin to ánh tôn nhan rng ngi trên chúng con, cho c hoàn cu biếđường li Chúa, và muôn nước biếơn cđ ca Ngài (Tv 67:2-3). Cầu xin cho mọi người “biết đường lối Chúa” là biết luật Chúa, và nhờ đó mà “biết ơn cứu độ của Ngài”. Kỳ lạ quá!

Luật là biện pháp cai trị, nhưng luật Chúa cai trị bằng luật yêu thương, luật thương xót. Cảm nhận sâu sắc nên tác giả Thánh Vịnh phải lên tiếng: Ước gì muôn nước reo hò mng r, vì Chúa cai tr c hoàn cu theo l công minh, Người cai tr muôn nước theo đường chính trc và lãnh đo muôn dân trên mđt này. Ước gì chưdân cm t Ngài, ly Thiên Chúa, chư dân phđng thanh cm t Ngài (Tv 67:5-6).

Ước mơ không chỉ cho riêng mình, mà còn phải ước mơ cho mọi người. Đó mới là đi đúng định luật thương xót của Thiên Chúa: “Nguyn Chúa Tri ban phúc lc cho ta! Ước chi toàn cõđt kính s Người! (Tv 67:8). Mình vui mà người khác đau khổ thì niềm vui của chúng ta chưa trọn vẹn, và đó là ước mơ vị kỷ. Thiên Chúa cấm sống ích kỷ. Sống thương xót là sống bao dung. Bao dung là “buông dao”, chứ không là “bung dao”. Rất đơn giản!

Tha thứ để được thứ tha, yêu thương để được thương yêu, xót thương để được thưng xót. Hệ lụy tất yếu theo luật Chúa. Có vậy mới khả dĩ gặp Chúa. Tác giả Thánh Vịnh đặt vấn đề: “Ai được lên núi Chúa? Ai đượ trong đn thánh ca Người? (Tv 24:3). Chắc chắn chỉ có những người “tay sạch, lòng thanh, chẳng mê ngẫu tượng, không thề gian, nói dối” (Tv 24:4). Ai biết thương xót là nhân từ như Chúa (Lc 6:36) và là người diễm phúc (Mt 5:7).

Thị nhân Gioan tường thuật thị kiến: “Đang khi tôi xut thn thì ngườđem tôi lên mt ngn núi cao hùng vĩ, và ch cho tôi thy Thành Thánh, là Giêrusalem, t tri, tnơi Thiên Chúa mà xung, chói li vinh quang Thiên Chúa. Thành rc sáng tđáquý tuyt vi, như ngc thch trong sut ta pha lê. Thành có tường rng và cao, vi mười hai ca do mười hai thiên thn canh gi, và trên các ca có ghi tên mười hai chi tc con cáÍt-ra-en. Phíđông có ba ca, phía bc ba ca, phía nam ba ca và phía tây ba ca. Tường thành xây trên mười hai nn móng, trêđó có tên mười hai Tông Đ ca Con Chiên (Kh 21:10-14). Quang cảnh vô cùng kỳ lạ, chúng ta không thể hiểu hết bằng trí óc phàm nhân. Tuy nhiên, chúng ta có thể cảm thấy sung sướng và hy vọng tràn trề về Quốc Gia Siêu Nhiên là Nước Trời, là Thiên Đàng.

Thị nhân Gioan cho tiết lộ thêm: “Trong thành, tôi không thy có Đn Th, vì Đc Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đn Th ca thành. Thành chng cn mt tri, mt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa to rng, vàCon Chiên là ngđèn chiếu soi” (Kh 21:22-23). Chúa Giêsu là Ánh Sáng Siêu Nhiên, là Thái Dương Công Chính, là Vinh Quang Đời Đời, mọi thứ ánh sáng khác đều bắt nguồn từ đó. Tuyệt vời!

Trình thuật Ga 14:23-29 là một phần trong trong “những lời cáo biệt” của Đức Giêsu, như những lời trăn trối của Ngài, trước khi Ngài đón nhận chén cay đắng nhất.

Ngài nói với các môn đệ: “Ai YÊU MN Thy thì s GI li Thy. Cha Thy s yêu mến ngườy. Cha Thy và Thy s đến và  li vi ngườy. Ai KHÔNG YÊU MN Thy thì KHÔNG GI li Thy. Và li anh em nghe đây không phi là ca Thy, nhưng là ca Chúa Cha, Đng đã sai Thy. Cáđiđó, Thđã nói vi anh em, đang khi cò vi anh em. Nhưng Đng Bo Tr là Thánh Thn Chúa Cha ssai đến nhân danh Thy, Đng đó s dy anh em mđiu và s làm cho anh em nh li mđiu Thđã nói vi anh em. Với nhân tính, Ngài cũng cảm thấy lưu luyến và buồn khi phải chia tay người thân, và chắc hẳn lúc đó các môn đệ cũng buồn lắm. Nhưng Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần đến để an ủi và nâng đỡ họ trong mọi hoàn cảnh.

Ai theo Chúa Giêsu và giữ lệnh truyền của Ngài thì sẽ an tâm vui sống, vì chính Ngài là nguồn bình an, là nền hòa bình đích thực. Thật vậy, chính Ngài đã xác định:“Thđ li bình an cho anh em, Thy ban cho anh em bình an ca Thy. Thy ban cho anh em KHÔNG theo kiu thế gian. Anh em ĐNG XAO XUYN cũng ĐNG S HÃI. Anh em đã nghe Thy bo: Thy ra đi và đến cùng anh em. NU anh em yêu mến Thy thì hn anh em ĐàVUI MNG vì ThĐI V cùng Chúa Cha, bi vìChúa Cha CAO TRNG hơn Thy. Bây gi, Thy nói vi anh em trước khi s vic xy ra, đ khi xy ra, anh em tin.

Phàm nhân yếu đuối và hèn mọn, nhưng lại thật hạnh phúc khi được Thiên Chúa củng cố niềm tin. Chúa Giêsu minh định: “Chính Thy là con đường, là s tht và làs sng. Không ai đến vi Chúa Cha mà không qua Thy (Ga 14:6). Ngài còn là Ánh Sáng soi cho thế gian biết đường đi nước bước: “Tôi là ánh sáng đến thế gian(Ga 8:12; Ga 12:46). Ánh sáng đối nghịch với bóng tối. Ánh sáng luôn cần thiết để chúng ta khả dĩ nhận biết mọi thứ.

Nhưng làm sao phân biệt? Chuyện kể rằng… Người thầy hỏi các học trò: “Làm sao biết lúc nào là thđim tách bit ngày và đêm?. Một trò trả lời: “Thưa thy, nếu nhìn t xa mà chúng ta có th phân biđược con trâu và con bò”. Thầy lắc đầu. Một trò khác cho biết: “Thưa thy, nếu nhìn t xa mà chúng ta có th phân biđược cây xoài và cây táo. Thầy vẫn lắc đầu. Lại một trò khác trả lời: “Thưa thy, nếu nhìn t xa mà chúng ta có th phân biđược con gà và con v. Cứ thế, mỗi trò có một nhận xét khác nhau, nhưng thầy vẫn bảo là không đúng.

Cuối cùng, thầy nói: “Đó là lúc người ta có th nhn ra nhau bng tình đng loi, lòng yêu thương, lòng thương xót. Có ánh sáng tình yêu thì người ta có th nhn biết mi th. Cách phân biệt thật tuyệt vời!

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết sng trong Ánh Sáng Tình Yêu ca Ngài bng cách thc thi lòng thương xóđi vi tha nhân, nht là đi vi nhng người hèn mn. Con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng cđ nhân loại. Amen.

Về mục lục

.

BÌNH AN THIÊN QUỐC

AM. Trần Bình An

Cô Nguyễn Thanh Thúy sinh năm 1957, đến từ Lâm Đồng, dự thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam bằng ca khúc Riêng một góc trời của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Hình ảnh cô với trang phục đơn sơ, ngồi đánh đàn guitar trên sân khấu lộng lẫy củaVietnam’s Got Talent 2016, khiến giám khảo Trấn Thành bấm nút chọn cô, vì muốn tìm hiểu về người đàn bà hát có gương mặt khắc khổ này.

Khi Trấn Thành hỏi: “Cô đang làm công việc gì?” Cô Thúy đáp:“Dạ! Thí sinh vừa làm vườn, vừa là thầy thuốc chuyên ấn huyệt, bấm huyệt giúp những trẻ bại liệt đi đứng được, từ thiện hoàn toàn. Dù hoàn cảnh của thí sinh còn gặp nhiều khó khăn, ở trên đồi, không có điện, không có nước xài, nhưng vẫn quyết cứu trẻ khuyết tật. Ở trên đồi, hai chị em gái còn độc thân. Thí sinh thì 60 tuổi, em gái 50 tuổi, ở chung trên một cái đồi hoang vắng. Không có điện để mình biết thông tin này nọ kia đâu, nhưng mà có một vị ở Sài Gòn, vị đó giờ là kỹ sư – thân nhân của trẻ khuyết tật mà trước đây thí sinh từng ấn huyệt. Thân nhân của trẻ gọi điện thoại lên hỏi: “Cô Thúy ơi! Cô Thúy có muốn dự thi hay không?” Thế là thí sinh nói: “Cô muốn lắm, nhưng mà cô chỉ có cây đàn ghi-ta mới được người ta tặng thôi! Khi biết tin được mời lên thi, 2g, 3g sáng rọi đèn pin, soi từng bước từng bước đi xuống đồi, để đến quốc lộ 20 đón xe khách đi lên trên đây. Mà phải đi chậm chậm, mang ở sau một một cái ba lô quần áo rồi cái cây đàn ghi-ta. Vừa đi vừa niệm Phật là đừng trơn té, vì lớn tuổi rồi, trơn té là gãy xương thôi, mà gãy xương thì không dự thi được.” Bằng Kiều hỏi: “Cô cho con hỏi lý do nào mà cô lại đi thi được không ạ?”

Cô Nguyễn Thanh Thúy đáp: “Thi để hi vọng được lãnh một phần thưởng nho nhỏ nào đó thôi. Chứ mình không hi vọng mình sẽ đạt phần thưởng nhiều tiền, lớn tiền đâu. Có thể mình có chút tiền để xây một cái bể chứa nước mưa, vì trên đồi đào hai cái giếng, mà không có nước. Rồi mua một cái bình ắc-quy nho nhỏ, rồi mình thắp đèn ở trong nhà, thắp đèn trên bàn Phật”.

Giám khảo Trấn Thành hỏi: “Ở trên đó (Lâm Đồng) có ai giúp đỡ cô không?” Cô Nguyễn Thanh Thúy kể:“Thỉnh thoảng những người giàu ở Sài Gòn hay gởi quà từ thiện. Quà trong đó có gạo, bột ngọt hay là dầu ăn, hay đường vậy đó. Chùa thấy thương, thì chùa gọi điện qua để nhận. Nhận thì thí sinh là người vác gạo lên vai nè, rồi xách đi 4-5 cây số đi lên dốc trên đồi. Tại vì em gái thì 50 tuổi vẫn còn độc thân, hai chị em độc thân từ nhỏ đến lớn, nhưng mà em gái thì không dám ra ngoài, vì có một lần bị côn đồ ở trên đồi sàm sỡ. Đi xuống đồi thì phải đi ngang một đoạn đường vắng, nên em gái không dám đi. Thành ra thí sinh phải là người đi!”

Trấn Thành thốt lên: “Cuộc sống của cô cơ cực quá!”Cô Nguyễn Thanh Thúy: “Không sao đâu, không sao đâu! Cứ bình tĩnh sống!”

Cả Trấn Thành và Bằng Kiều đều hết sức tâm đắc và ấn tượng với cách “bình tĩnh sống” của cô Thúy…Cả ba giám khảo đều quyết định cho cô Nguyễn Thanh Thúy vào vòng sau. Trấn Thành gửi gắm: “Chúc cô luôn yêu đời như vậy và hãy luôn luôn bình tĩnh sống.”(Thu Nguyệt, Không sao đâu bình tĩnh sống, Tuoitre.com)

Nghe những lời bộc bạch chân chất, đơn sơ của chị Nguyễn Thanh Thuý, ba vị giám khảo đều chạnh lòng trước những ước vọng, mong muốn cụ thể, nhỏ nhoi, thường tình, chẳng hề dám đũa mộc chòi mâm son, cao sang, dư giả. Chỉ mong sắm được bể chứa nước sinh hoạt và một cái bình ắc quy thắp sáng. Thế thôi.

“Không sao đâu, không sao đâu! Cứ bình tĩnh sống!”Câu nói của chị biểu lộ một tâm hồn an nhiên tự tại, bình an và hạnh phúc. Chẳng đố kỵ, cũng chẳng ganh đua, bon chen với đời. Lấy việc từ thiện, bấm huyệt, chữa trị miễn phí trẻ em khuyết tật, làm nguồn vui trong cuộc đời ẩn dật, khiêm tốn. Mặc dầu chị chưa là Kitô hữu, nhưng đã sống trọn vẹn tinh thần Kitô chân chính. Xả kỷ vị tha, cứ mãi cho đi, để chỉ nhận lại tình thương của các cháu bé bại liệt.

Bình an nhờ vâng Lời Chúa

“Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy,” Thương ai thì nghe theo và thực hiện ước muốn người yêu. Dĩ nhiên, sẽ làm ngược lại nếu không thương yêu. Vì vậy, Đức Giêsu đã đúc kết một điều kiện duy nhất để theo Người, để yêu Người. “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta.” (Mc 8, 34) Vì vâng lời Người, yêu mến Người, ông Simon Phêrô và các bạn chài đã dám từ bỏ bản thân, từ bỏ mọi sự, công danh sự nghiệp, mà theo Người. Hay các ông Giakêu, ông Mátthêu cũng đã mau mắn bỏ cả tiền bạc, thu nhập, chức tước, danh lợi, quyền lực, mà hăng hái đi theo Người.

Vật chất của cải, ham muốn, hưởng thụ, cám dỗ thế gian, phù phiếm xa hoa, ảo ảnh, đều là những chướng ngại vật, những rào cản đến với Chúa. Hơn nữa, tìm kiếm và chiếm đoạt những thứ đó còn làm hao tâm tổn sức, tạo nên những cơn khủng hoảng nghiêm trọng, những nỗi stress dày vò liên tục suốt cả cuộc đời.

Đắm chìm trong vũng lầy phàm trần nhơ nhuốc đó, lạc lối trong mê lộ huyền ảo, vô tận đó, làm sao thoát khỏi kiếp nô lệ cho phù vân? Làm sao thanh thoả được tâm hồn? Làm sao được bình an? Hơn nữa, còn thì giờ nào, cơ hội nào nghĩ đến Chúa và tha nhân?

 “Ai đến với Thầy, và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc.” (Lc 6, 47-48) Thực hành Lời Chúa là nhận được bình an, yên vui, vì Lời Chúa che chở, bảo vệ, chống đỡ khỏi lũ lụt, bão táp, khỏi những thách đố nguy hiểm.

“Chúng ta có nguy cơ làm nô lệ cho đầu óc tiền tài và kinh tế, là thứ làm giáng cấp từ “cái-là” (being) sang “cái-có” (having).” Đó lời ĐGH Biển Đức XVI cánh báo trong diễn văn Benedict XVI trước các vị lãnh đạo nhà nước Liban, các chức sắc tôn giáo, các đại biểu thuộc các tổ chức thế giới, toàn thể nhân dân Liban cũng như cho những ai quan tâm đến việc kiến tạo hòa bình, ngày 14/9/2012.

Bình an nhờ Chúa ngự đến

Bình an là nhờ hiệp thông chặt chẽ với Thiên Chúa. Đức Giêsu hằng kết hợp với Đức Chúa Cha qua việc cầu nguyện liên tục. Vì thế, Người luôn giữ được bình tĩnh khi ứng xử với những kẻ dữ, toán tính ám hại. Bình an của Đức Giêsu kết tinh từ sự vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, vì Người được dưỡng nuôi bằng chính Thánh Ý: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Ðấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Ga 4, 34) Nay Người thương ban bình an của Người cho các môn đệ, những người tình nguyện theo Chúa, cùng vâng theo Thánh Ý.

“Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy.” Nhờ hồng ân Đức Chúa Thánh Thần, người Kitô hữu trở nên đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Đền thờ hiệp nhất trong tình yêu sẽ ban bình an cho người tôn thờ, tin yêu, trông cậy, như Đức Giêsu đã thương yêu cầu chúc: Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con.

Bình an còn nhờ tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Sống kết hiệp thân mật với Đức Giêsu, nghiêm nhặt tuân giữ cùng trung thành thực hành Lời Chúa, tín hữu Kitô mới thật sự được bình an, hoan lạc và sinh hoa thơm trái ngọt nhân đức.“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.” (Ga 15, 5)

Bình an nhờ Thánh Thần khai sáng

Bình an còn tiếp tục ở lại với Kitô hữu, khi được Đức Chúa Thánh Thần soi sáng, khai tâm trước những vấn nạn, bế tắc, nan giải trong cơn lốc cuộc đời biến động.“Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con.”

Đức Chúa Thánh Thần luôn sẵn sàng giải mã Lời Chúa theo đúng Thánh Ý. Ngài sẽ khai thông, hoá giải tất cả bế tắc, dẫu khó khăn, bất khả thi với nhiều người, với cả cộng đoàn. Điển hình như bất đồng về việc tuân giữ Lề Luật Do Thái với người tân tòng.  “Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an.” (Cv 15, 28-29) Nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Linh chiếu dọi, các cộng đoàn Antiôkia, Syrie và Cilicia đều đồng tâm chấp thuận và bình an bội phần.

“Thưa: “Vâng” là dễ, nhưng hãy xem Chúa Giêsu theo tiếng gọi cho đến chết trên thánh giá. Hãy bỏ mình, vác thánh giá mỗi ngày và đóng đinh mình trên thánh giá ấy.” (Đường Hy Vọng, số 73)

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, khấn xin thương xót luôn mở tai, mở lòng chúng con lắng nghe Lời Chúa và tích cực đem áp dụng vào đời. Xin Người biến đổi, cảm hoá, thánh hoá chúng con, xứng đáng trở nên đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự đến. Xin ban Đức Chúa Thánh Thần đến khai tâm chúng con, thấm nhuần sâu sắc Lời Chúa, cùng hoàn toàn xin vâng Thánh Ý Chúa, để chúng con xứng đáng hưởng sự bình an của Chúa.

Khấn xin Mẹ Maria cầu bầu, dìu dắt, giúp đỡ chúng con biết từ bỏ bản thân, luôn vác thập giá theo chân Chúa, mãi theo Chúa cho đến trọn đời. Amen.

Về mục lục

.

THỪA KẾ DI SẢN LÒNG THƯƠNG XÓT

JM. Lam Thy ĐVD.

Mặc dù Đức Giê-su đã tiên báo cuộc Thương Khó tới ba lần (Lần thứ nhất: Mt 16, 21-23; Mc 8, 31 -33; Lc 9, 22; Lần thứ hai: Mt 17, 22-23; Mc 9, 30 -32; Lc 9, 43-45; Lần thứ ba: Mt 20, 17-19; Mc 10, 32 -34; Lc 18, 31 -34), nhưng các môn đệ vẫn hoang mang lo lắng, vì thế trước khi bước vào cuộc khổ nạn là cái chết trên Thập tự, Người phải trấn an: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” (Ga 14, 1-4).

Tuy vậy, nhưng các môn đệ vẫn băn khoăn thắc mắc. Ông Tô-ma thì hỏi: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?”; ông Phi-líp-phê thì nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”; còn ông Giu-đa (không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt) thì lại hỏi: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” (Ga 14, 6.8.22). Bài Tin Mừng hôm nay (CN VI.PS-C – Ga 14, 23-29) là trich đoạn trình thuật Lời Đức Giê-su trả lời ông Giu-đa: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14, 22-26).

Đến cuối phần những lời dặn bảo, khi thấy quân dữ đã tới gần (“Thủ lãnh thế gian đang đến” – Ga 14, 30), Đức Ki-tô nhấn mạnh: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.” (Ga 14, 27-29). Toàn bộ những lời dặn bảo này phải được coi là một di chúc của Lòng Thương Xót để lai di sản thừa kế cho các môn đệ và nói chung là các tín hữu. Xin cùng tìm hiểu:

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại. Di sản thừa kế không chỉ là nhà cửa, tiền bạc hay những đồ quý giá, nhưng còn là những giá trị tinh thần và đạo đức nữa. Tất cả những thứ đó thường được ghi lại trong di chúc (lời dặn bảo, ủy thác) của người đã chết. Trường hợp người để lại di chúc không biết chữ thì nhờ người thân viết giúp, cũng có thể tập họp con cái quây quần bên giường bệnh nghe lời dặn dò sau cùng. Với trường hợp Đức Giê-su thì cũng vậy, trước khi bước vào cuộc Thương khó và cái chết thập giá, Người đã tập họp các môn đệ trong “bữa ăn cuối cùng: bữa Tiệc Ly” (Mt 26, 17-19; Mc 14, 12 -16; Lc 22, 7-13). Trong bữa ăn đó, Người đã trao lại cho các môn đệ một di sản thừa kế “không như thế gian ban tặng”, đó là ân huệ tình yêu và bình an. Đây chính là ân sủng phát sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã được Ngôi Lời Nhập Thể – hiện thân của Lòng Thương Xót – lập đi lập lại trong “những lời dăn bảo sau cùng” của Người vào bữa Tiệc Ly.

Xét theo kiểu trần gian “sinh ký tử quy” (sống gửi thác về) thì không những đây là những di ngôn (lời nói để lại) của người sắp chết, mà còn được coi là di ngôn của người sắp trở về cõi trường sinh. Đức Giê-su sắp tử nạn trên thập giá, để về cùng Chúa Cha trên Nước Trời vinh hiển, thì những di ngôn của Người chính là di chúc để lại những di sản thừa kế cho các thế hệ tín hữu kế nghiệp là Giáo Hội. Nói cụ thể thì đây chính là di chúc của Lòng Thương Xót. Trong di chúc này, Đức Ki-tô đã để lại 2 tài sản vô cùng cao quý: Đó là Tình Yêu và sự Bình An. Hai tài sản đó xuất phát từ Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng thể hiện cụ thể nhất nơi Ngôi Ba Thánh Thần và vì thế, Đức Giê-su mới truyền dạy: ”Thầy sẽ xin Chúa Cha ban cho anh em Đấng Bảo Trợ đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.” (Ga 14, 16-17).

Giáo lý Hội Thánh Công Giáo (số 735-736) đã lý giải ân huệ cao quý này: “Thánh Thần ban cho chúng ta “bảo chứng” hoặc “ân huệ mở đầu” của Gia Sản (x. Rm 8, 23; 2Cr 1, 21) là chính sự sống của Ba Ngôi Chí Thánh. Sự sống này là yêu thương “như Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta” (x. 1Ga 4, 11-12). Tình yêu này (Đức Ái của 1Cr 13) là nguyên lý đời sống mới trong Đức Ki-tô. Chúng ta có thể sống được như thế, vì chúng ta đã “nhận được sức mạnh của Thánh Thần” (Cv 1, 8). Nhờ quyền năng của Thánh Thần, con cái Thiên Chúa có thể làm được những viêc tốt lành. Đấng đã tháp chúng ta vào Cây Nho thật, sẽ giúp chúng ta trổ sinh “hoa quả của Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, quảng đại, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5, 22-23). “Thánh Thần là sự sống của chúng ta”; chúng ta càng từ bỏ ý riêng (x. Mt 16, 24-26), “Thánh Thần càng hướng dẫn đời ta” (Gl 5, 25).” Người tín hữu cần ý thức 2 chiều kích bất khả phân ly của Di sản Thừa kế, đó là Tình Yêu và sự Bình An:

1- Di sản Tình Yêu: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8.16) và Tình Yêu là hồng ân tuyệt diệu chứa đựng tất cả các ơn khác. Tình yêu này “Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5).”  Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu ngay từ khởi nguyên: Dựng nên con người có nam có nữ và ban cho họ toàn bộ công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật. Cũng vì tình yêu, khi con người bất trung, sa vòng tội lỗi, Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của họ, bằng việc sai Đức Giê-su đến dạy cho loài người nhận biết tinh yêu của Thiên Chúa và sẵn sàng hiến thân chịu chết trên thập giá để cứu độ những ai tin và đi theo con đường yêu thương của Người, như Người đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). (GLHTCG, số 733).

Không những vậy, mà trong quá trình thực hiện Lòng Thương Xót, Đức Ki-tô còn dạy các môn đệ phải yêu thương nhau, vì đó là dấu hiệu để người ngoài nhận ra họ thực sự là môn đệ của Người (Ga 13, 35); đồng thời hãy thi hành lời Người truyền là: luôn luôn tha thứ cho những người đã xúc phạm đến mình (“Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” – Mt 18, 22); thậm chí còn yêu thương cả kẻ thù (“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” – Mt 5, 44; Lời cầu xin tha cho kẻ đã đóng đinh giết Người trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” – Lc 23, 34). Cuộc đời của Đức Giê-su đầy những hành động yêu thương: chữa lành các bệnh tật như bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt, đui mù, câm điếc (Mt 4, 23-25); nhân bánh ra nhiều nuôi những kẻ đói được ăn no (Lc 9, 12-17); thiết lập bí tích Thánh Thể để ban sự sống đời đời (Ga 6, 48-51) và dù có trở về cùng Chúa Cha nhưng vẫn “ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).

Tất cả đều nêu bật ý nghĩa: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta… Thiên Chúa là Tình Yêu: Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.” (1Ga 4, 10.16). Rõ ràng Tình yêu là “nhận về” và “cho đi”, chúng ta đã nhận về từ Thiên Chúa biết bao ân sủng, nhưng Người không đòi chúng ta phải đáp trả, mà Người muốn: “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy.” (Mt 10, 8), cũng bởi vì “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35). Thánh Phao-lô đã nhận chân được vấn đề khi ngài viết cho tín hữu Cô-rin-tô: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết… Ngài đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình.” (2Cr 5, 14-15).

2- Di sản Bình An:  Giáo hội quy định mỗi Thánh lễ là một cuộc tái hiện Hy Tế Thập Giá (“Hy tế của Đức Ki-tô chỉ diễn ra một lần là đủ. Thế nhưng trong Thánh Lễ, hy tế ấy được hiện tại hóa và thông ban hiệu quả cho chúng ta: “Mỗi lần hy tế thập giá, qua đó Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm Chiên lễ Vượt Qua của chúng ta, được cử hành trên bàn thờ, thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện” (LG 3). Thánh lễ là một hy tế vì hiện tại hóa hy tế thập giá, vì tưởng niệm và ban phát các hiệu qủa của hy tế này.” – Giáo lý HTCG, số 1364-1366).

Trong mọi Thánh lễ, sau khi đọc lời kinh cầu nguyện bình an cho mọi người và cho Giáo Hội, vị chủ tế chúc: “Bình An của Chúa hằng ở cùng anh chị em!” Tiếp liền lời chúc đó là lời mời gọi “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau” để bày tỏ lòng yêu mến và hòa hợp với nhau, trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa. Suy niệm Lời Chúa sẽ thấy mỗi khi Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ, Người đều chúc: “Bình An cho anh em!”, và trong bài Tin Mừng hôm nay, Người xác định sự Bình An do Người ban tặng không phải là sự Bình An tạm thời của thế gian, nhưng là sự Bình An thật, sự Bình An bền vững trong tâm hồn có Chúa ngự. Sự Bình An thật trong Chúa giúp người tín hữu luôn biết sống tin tưởng và phó thác mọi sự trong tay Chúa, dù khi được mọi sự như ý hay khi gặp những khó khăn, nghịch cảnh, hay những bách hại vì Đức Tin. Đó cũng là sự Bình An thật  trong tâm hồn có thể cảm nghiệm được khi sống trong sạch, sống theo các giới răn của Chúa và hòa hợp yêu thương mọi người trong tình yêu Chúa.

Tóm lại, tuy tách ra 2 di sản cho dễ phân tích học tập, nhưng hồng ân Tình Yêu và Bình An vẫn chi là một di sản tột cùng cao quý mà các môn đệ được thừa kế từ Lòng Thương Xót. Cứ nhìn vào thế giới hiện tại sẽ thấy Tình Yêu và Bình An luôn gắn kết với nhau, tuy hai mà một. Vâng, vì sao mà thế giới luôn luôn có chiến tranh (từ chiến tranh cục bộ trong một quốc gia đến chiến tranh giữa các nước với nhau), rồi thì khủng bố, áp bức, bóc lột… xảy ra nhan nhản khắp nơi? Đó chẳng phải vì thiếu tình yêu, thiếu vắng lòng thương xót đó sao? Không có Tình Yêu thì không thể có Bình An, mà không có Bình An thì đào đâu ra hạnh phúc đích thực?

Hóa cho nên có thể kết luận: Di sản Lòng Thương Xót đươc trao ban trong di chúc của Đức Giê-su không gì khác hơn là chính “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy” (Ga 14, 26). Và đó cũng là lý do “Những lời cáo biệt – Những lời dặn bảo sau cùng” của Đức Ki-tô – hiện thân của Lòng Thương Xót – trong bữa Tiệc Ly, được Phụng vụ Giáo hội xếp vào Chúa nhật VI/PS trước lễ Thăng Thiên (CN VII/PS). Người Ki-tô hữu chì có thể đón nhận di sản Tình Yêu và Bình An – di sản thừa kế Lòng Thương Xót – khi thực sự được Thánh Linh bảo trợ. Vâng, “Thánh Thần ban cho chúng ta “bảo chứng” hoặc “ân huệ mở đầu” của Gia Sản (x. Rm 8, 23; 2Cr 1, 21) là chính sự sống của Ba Ngôi Chí Thánh.” (Giáo lý HTCG, số 735).

Ôi! “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, nhờ mầu nhiệm Ðức Ki-tô sống lại, Chúa đã thương đổi mới chúng con cho đáng hưởng sự sống đời đời. Xin làm cho mầu nhiệm ấy sinh hoa kết quả tốt đẹp trong tâm hồn chúng con, và làm cho thần lương chúng con vừa lãnh nhận trở nên nguồn sinh lực dồi dào. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.  Amen.” (Lời nguyện hiệp lễ Chúa nhật VI Phục Sinh).

Về mục lục

.

ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG

Lm. Phạm Thanh Liêm

Chúng ta đang ở Chúa Nhật thứ sáu phục sinh, thứ năm tới là lễ Chúa Thăng Thiên nếu nơi đó không dời vào Chúa Nhật tới, và Chúa Nhật tới nữa là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

Ai yêu Ta thì giữ Lời Ta

Theo Tin Mừng, Đức Yêsu nói với các tông đồ rằng: “Ai yêu mến Ta thì giữ lời Ta, Cha Ta sẽ yêu mến người đó, và chúng ta sẽ đến và ở với người đó”.

Yêu mến ai, thì vâng lời người đó, làm theo điều người đó muốn. Không vâng lời ai, là không yêu người đó, ít nhất là không yêu đến độ bỏ ý riêng mà vâng lời. Thánh Y-nhã nói: “tình yêu hệ tại ở việc làm hơn tại lời nói”. Chúa Yêsu đã nói: “không phải những người nói ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời, nhưng là những kẻ làm theo ý Thiên Chúa” (Mt.7, 21).

Ai vâng nghe Lời Chúa, được Thiên Chúa ở cùng, và người đó trở thành dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện cho người khác nữa.

 

Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự

Đấng Bầu Chữa, Thánh Thần được Thiên Chúa Cha gởi tới nhân danh Chúa Yêsu, sẽ dạy các tông đồ mọi sự, và sẽ nhắc nhớ các tông đồ những gì Đức Yêsu đã nói với các ngài.

Chính trong Thánh Thần và nhờ Thánh Thần, Đức Yêsu ban bình an của Ngài cho chúng ta. Bình an Chúa Yêsu ban cho chúng ta, không ai có thể cướp được, ngay cả những người quyền thế có thể giết người, cũng không thể cướp được bình an ấy. Bình an Chúa ban, là hậu quả của xác tín được Chúa thương yêu vô cùng. Người có ơn bình an Chúa ban, cảm nhận Chúa là tất cả đối với mình. Ngài là Đấng không gì có thể đánh đổi được, Ngài là “mối lợi tuyệt vời” mà người được ơn nhận ra.

Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta. Ngài dạy chúng ta mọi sự, Ngài giúp chúng ta làm những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Thánh Thần giúp chúng ta tự do với tất cả. Trong bài đọc thứ nhất, một số Kitô hữu gốc Do Thái đòi các Kitô hữu gốc dân ngoại phải cắt bì, vì họ cho rằng có như vậy, các tín hữu dân ngoại mới được cứu độ. Để bảo vệ và làm sáng tỏ Tin Mừng, Phao-lô vàBarnabas đã quyết làm sáng tỏ vấn đề: Kitô hữu được cứu độ không do cắt bì nhưng do tin vào Đức Yêsu. Và “quyết định dưới tác động Thánh Thần” của các tông đồ đồ, là các Kitô hữu không phải cắt bì. Thánh Thần giúp chúng ta sống trong bình an và tình yêu, chứ không sống trong sợ hãi hay nô lệ. Thánh Thần Thiên Chúa, làm chúng ta tự do đích thực.

 

Ánh sáng soi thành là Con Chiên

Để có thể nhìn thấy vật gì đó, vật đó cần ánh sáng chiếu rọi và hình ảnh được phản chiếu vào mắt, nhờ vậy người ta có thể nhìn được. Con Chiên là đèn soi thành, Đức Yêsu là ánh sáng, là tiêu chuẩn giúp người ta nhận định được đâu là điều hay để làm và điều xấu để tránh.

Thế gian có tiêu chuẩn riêng của nó, và những người theo thế gian sống theo tiêu chuẩn thế gian: tiền bạc, danh vọng, địa vị. Hậu quả của việc đi tìm tiền bạc, danh vọng, không là hạnh phúc đích thực. Tiền bạc, danh vọng, khoái lạc, có “xiềng xích” riêng của nó, nó có thể trói buộc con người và biến con người thành nô lệ.

Ước gì mỗi người nhận ra Đức Yêsu là “đường, sự thật và sự sống”, và để Chúa trở thành tiêu chuẩn và ánh sáng cho từng người, để chúng ta được tự do đích thực.

 

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

  1. Theo Chúa, bạn được giải phóng khỏi nô lệ điều gì?
  2. Bạn có kinh nghiệm Thiên Chúa gần gũi với bạn không? Xin bạn chia sẻ.
  3. Ai yêu mến Ta thì giữ lời Ta! Điều nào Chúa dạy khó nhất đối với bạn? Tại sao?

Về mục lục

.

AI YÊU MẾN THẦY

Lm. DĐH

Câu thành ngữ quen thuộc ai cũng biết : trời sinh voi, trời sinh cỏ. Đối lại, cha ông chúng ta cũng có câu : siêng làm thì có, biếng nhác thì không. Thực ra, sống trên đời ai mà không mơ ước được hạnh phúc, thành công, vì thế, chân lý mà mọi người cần lưu ý hơn cả vẫn là : biết học, biết hành. Chẳng ai chăm chỉ làm việc mà phải chết đói, cũng không thể lười biếng, sáng say chiều xỉn mà được gọi là người giầu sang phú quý. Sống thế nào là hợp tình hợp lý, hẳn nhiều người đã tìm ra qui luật là biết “mến yêu”.

Sống trên đời, bậc làm cha mẹ, thầy cô ở trường lớp, luôn có ý dạy dỗ con, giáo dục trò, hiểu, và sống có tình, có nghĩa, trong các tương quan gia đình xã hội. Cũng nhằm hướng con cháu đừng đặt nặng về giá trị vật chất, tiền nhân chúng ta có chia sẻ một kinh nghiệm : người ta bà con vì tổ vì tiên, không ai bà con vì tiền vì gạo. Hôm nay đây, bắt đầu với cụm từ “ai yêu mến Thầy”, Đức Giêsu tổng hợp tương quan tình yêu giữa Cha – Con – và Thánh Thần, yêu mến là trung tâm nối kết những ai thuộc về Đức Kitô.

Sống sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười ở hẹp người chê. Sống như thế nào gọi là có tình có nghĩa, sống như thế nào để minh chứng : tôi đang yêu mến Thầy Giêsu ? Con không chê cha mẹ khó, chó không chê gia chủ nghèo, liệu câu thành ngữ đó có thôi thúc chúng ta biết đến truyền thống yêu thương, trung thành với gia đình không ? Với khả năng tự nhiên, người ta sẽ cho cuộc sống ở đời thật mông lung và phức tạp, đâu phải dễ gì mà chúng ta biết sống chữ tình chữ hiếu trước phận làm con. Cùng một số kiến thức, dễ gì chúng ta biết cư xử tốt đối với mọi người. Trong tâm tình thầy – trò, Đức Giêsu khai mở cho các môn đệ về vị trí hoạt động của Thánh Thần sẽ đến và ở với những ai yêu mến Thầy.

Người đời vẫn quan niệm rằng : ngọc không mài không sáng, người không học không thông. Ở trong Đức Giêsu mà không biết sống mến yêu, không thể gọi là học trò, không đáng để gọi là môn đệ, và cũng không thể nhận biết Đấng phù trợ là Thánh Thần sẽ đến. Đức Giêsu thấy và biết các môn đệ không thể sống mà thiếu tình yêu, Ngài ban tình yêu cho các môn đệ, khác với tình yêu của thế gian. Nếu không ở trong Đức Giêsu, người ta sẽ cho rằng yêu là khổ, không yêu là lỗ; thực ra tình yêu thật không có lỗ hay khổ, tình yêu của thế gian mới có lời có lỗ.

“Ai yêu mến Thầy, thì giữ lời Thầy, và Cha thầy sẽ yêu mến người ấy”. Tình yêu Đức Giêsu nói đến quả là chặt chẽ, đến độ Thánh Thần mà Chúa Cha sai đến sẽ nhắc nhớ và dạy dỗ anh em mọi điều. Tính vững chắc ấy còn có sự hiện diện của tình yêu Ba Ngôi, Các Ngài sẽ ở mãi trong những ai yêu mến và tuân giữ Lời của Đức Kitô. Hôm nay đây, những người yêu mến Thầy Giêsu, tuân giữ Lời Thầy Giêsu không những ở trong nhà thờ, vì mọi hoạt động yêu thương đều có Thánh Thần hướng dẫn phục vụ.

Trong khung cảnh yêu mến hiệp thông, Chúa Giêsu còn hứa để lại bình ban, ban tặng bình an cho các môn đệ, cho những ai sống giới luật yêu thương. Bình an của Chúa khác với bình an thế gian, nghĩa là bình an được xây dựng bằng tình bác ái, bằng việc tuân giữ Lời Thầy và có tình yêu của Ba Ngôi. Nếu dựa trên quy luật tiền trao cháo múc, người ta chỉ mua được bình an của thế gian, thứ bình an được trao đổi bằng tiền, bỏ tiền ra thuê vệ sĩ hầu tìm lấy bình an tạm thời. Chúa Giêsu nhắc nhớ “tuân giữ Lời Thầy” mới đúng là đích điểm của người môn đệ, bình an thật là nghe được Thần Chân Lý chỉ dạy, hiểu và sống tinh thần của Thầy Giêsu.

Ngày hôm nay, nhiều người đã biết đặt ra những câu châm ngôn sống rất hay : giầu có không phải là những gì bạn có trong tài khỏan, ngân hàng, mà là những gì bạn có trong tim. Rất có thể mỗi chúng ta đã từng khẳng định tôi yêu mến Thầy Giêsu, tôi hằng tuân giữ Lời Thầy, nhưng tâm hồn tôi chưa bình an, hoặc là tôi mới yêu bằng môi miệng, hoặc tôi mới có thứ bình an tạm thời của thế gian. Học đi đôi với hành, là áp dụng đức ái Kitô vào từng hoàn cảnh sống của mỗi người, học và hành theo mẫu gương Đấng Kitô không phải là mưu cầu danh lợi.

Chúa Giêsu mãi là Thầy, là chuẩn mực yêu thương, mỗi người theo Chúa làm môn đệ không thể thụ động, dù tài năng đức độ thời giờ còn giới hạn. Nói một đàng, làm một nẻo, biết yêu mến Thầy mà không tuân giữ lời Thầy, thì mới chỉ yêu mình, chỉ là tình yêu một chiều của thế gian. Hiểu, biết, và sống, luôn là dấu chỉ của người trưởng thành, tình yêu và ơn bình an là sự hòa hợp người môn đệ Đức Kitô trong Chúa Cha và Thánh Thần. Thao thức của Chúa Giêsu là mọi người trở nên môn đệ của Ngài, biết vâng nghe Thánh Thần tình yêu hướng dẫn và sống trọn vẹn tinh thần người môn đệ yêu mến như Thầy Giêsu. Amen.

Về mục lục

.

CHÚA THÁNH THẦN TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Trình thuật Tin Mừng hôm nay tiếp nối tuần trước trong bối cảnh bữa Tiệc Ly và nó nằm trong diễn từ ly biệt giữa Đức Giêsu và các môn đệ.

Trong diễn từ này, Đức Giêsu loan báo cuộc ra đi của Ngài bằng con đường thương xót theo ý Chúa Cha qua cái chết trên thập giá cho các môn đệ. Tuy nhiên, lời loan báo này đã làm cho các ông xao xuyến, hoang mang vì mất đi điểm tựa.

Nhưng, Đức Giêsu, nhân cơ hội này, đã giúp cho các ông hiểu rõ hơn về một cuộc hiện diện khác, cuộc hiện diện thần linh, nhiệm mầu.

Để cho sự hiện diện này được khăng khít, người môn đệ phải đi trên con đường của Thầy đã đi. Phải chung nhịp đập xót thương với Thầy. Chìa khóa để đi vào sự hiệp thông trọn vẹn ấy chính là yêu mến và tuân giữ Lời của Ngài.

Đây là con đường tình yêu của Thầy và trò. Đây cũng là đường thương xót để đến với tha nhân. Chúa Thánh Thần sẽ tiếp nối con đường xót thương ấy qua việc bào chữa, an ủi và trong vai trò khai trí mở lòng, nhằm giúp các ông hiểu tường tận những Lời Đức Giêsu đã dạy, để họ cũng thi hành cùng một hành vi xót thương đến với tha nhân như chính bản thân đã cảm nghiệm.

  1. Tuân giữ Lời và thi hành là yêu mến cách trọn vẹn

Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan đã khéo léo trình bày tâm trạng hỗn độn, hoang mang, sợ hãi của các môn đệ khi nghe tin Thầy của họ sắp sửa ra đi để chịu chết. Họ lo sợ bởi tính  háo thắng, ham danh, muốn được ưu đãi, trọng thị, mong được hưởng những đặc quyền, đặc lợi theo kiểu trần gian…. những lý tưởng đó sắp bị tan thành mây khói.

Đến đây, chúng ta hiểu thêm một điều nữa, đó là: vì những lựa chọn rất tầm thường đó chỉ đạo tâm tưởng của các môn đệ, nên những điều Thầy của họ giảng cũng như những việc Ngài làm… đã không ăn nhập gì với mục đích cũng như chẳng giúp các ông nhận ra sứ vụ Thiên Sai, đầy thương xót của Đấng Cứu Thế!

Thấu hiểu tâm trạng và diễn biến tâm lý nơi các học trò, nhất là nỗi hãi vì sự liên lụy đến cái chết của mình, nên Đức Giêsu đã trấn an: “Đừng xao xuyến và buồn sầu”(Ga 14,27). Ngay sau đó, Ngài đưa ra một chỉ dẫn để giữa các ông và Ngài có một mối thông hiệp cách chặt chẽ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy tuân giữ các giới răn của Thầy” (Ga 14,5). Việc tuân giữ và thi hành Lời của Thầy, ấy là thước đo chính xác và cụ thể nhất lòng yêu mến của các ông đối với Ngài. Đồng thời, khi tuân giữ Lời của Thầy, các ông sẽ hướng đích cuộc đời mình dưới cái nhìn sứ vụ. Như thế, giữa trăm chiều thử thách trông gai, và ngay cả cái chết, các ông vẫn vui mừng và sẵn sàng thốt lên: “Không có gì tách chúng tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô”; và:“Đối với tôi sống là sống cho Đức Kitô và chết là một mối lợi”. Hơn nữa, khi yêu mến và giữ lời của Thầy, họ sẽ được hưởng trọn vẹn lòng thương xót, đến độ không còn gì có thể so sánh bằng, bởi nơi tình yêu ấy, có sự hiện diện và xót thương của cả Ba Ngôi Thiên Chúa: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Chúng Ta sẽ đến và ở lại với người ấy”(Ga 14,23).

  1. Chúa Thánh Thần tiếp nối con đường thương xót

Để cuộc đời và sứ vụ của các môn đệ sang một trang mới, nên ngoài việc Đức Giêsu chỉ cho các ông tuân giữ Lời của Ngài, thì việc loan báo về Chúa Thánh Thần trong vai trò là Đấng An Ủi, Bào Chữa… là điều hết sức quan trọng.

Vì thế, Đức Giêsu đã nói với các ông:  “Thầy ra đi thì có lợi cho các con. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với các con; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với các con”(Ga 16,7).

Khi Chúa Thánh Thần đến, Người sẽ làm cho sự hiện diện của Thầy trò trong trạng thái “cách mặt, nhưng gần lòng”, bởi vì: “Đấng Bào Chữa là Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại mọi điều  Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26).

 Thật vậy, như đã nói: nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần là tiếp nối đường thương xót của Đức Giêsu trong vai trò dạy dỗ và nhắc lại những điều Đức Giêsu đã loan báo lúc tại thế. Khi  nhắc cho các ông điều Đức Giêsu đã nói không phải chỉ là ôn lại, nhưng theo cách hiểu của Thánh Kinh là: khám phá ra ý nghĩa lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố phục sinh. Qua việc tiên báo này, Đức Giêsu sẽ hiện diện trong Lời của Ngài cách cụ thể qua vai trò Trung Gian của Chúa Thánh Thần. Vì thế, mặc dù ra đi, nhưng lòng lại gần lòng hơn bao giờ hết, và các môn đệ không bao giờ bị cảnh mồ côi đơn chiếc, vì: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (x. Ga 14,18).

Để đảm bảo lời hứa, nhất là giúp cho các môn đệ được can đảm, trung thành đi đến cùng con đường thương xót mà Đức Giêsu muốn các ông tiếp bước trong lòng mến, nên Đức Giêsu hứa ban cho các ông sự bình an riêng của Ngài. Đây là sự bình an đặc biệt, bình an nội tâm, một sự bình an tuyệt hảo mà chỉ Thiên Chúa mới có và mới ban tặng cho chúng ta: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng”(Ga 14,27).

Lời dạy và những ân ban của Đức Giêsu cho các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng là lời mời gọi và nhắc nhớ mỗi người chúng ta trong tư cách là người môn đệ của Đức Giêsu trong Giáo Hội của Ngài.

  1. Sứ điệp Lời Chúa

Sống trong một xã hội đang bị đe dọa đủ thứ, nhất là sự xáo trộn về giá trị đạo đức trong mọi lãnh vực…! Ơn bình an đích thực dường như vắng bóng trong xã hội. Có lẽ con người không còn đủ niềm tin vào thực tại cuộc sống, bởi lẽ, sự “tử tế” gần như là một cái gì đó xa xỉ nếu không muốn nói là người ta không thích nhắc đến, bởi khi nhắc đến, họ sợ cái “bụng” bị đói!

Trong một môi trường “ô nhiễm” do nạn thượng tôn “ông chủ bụng” mà trà đạp lên sự “tử tế” như vậy, nhiều người muốn sống đàng hoàng cũng khó, bởi vì: “Thật thà, thẳng thắn thì thường thua thiệt”; “Gian tham lọc lừa lại lên lương”. Người ta coi:“Chân Lý và chân giò bằng nhau”; “Lương Tâm, lương thực và lương tháng cùng giá trị”!

Từ thực trạng trên, người nghèo trở thành đối tượng nhắm đến cho những nhu cầu bất chính nơi một số “Chủ nhân ông”. Từ đó gây nên sự bất an trong xã hội.

Nguyên nhân chính yếu đó là: họ đã không có lòng thương xót, đã tách Lời Chúa ra khỏi cuộc sống. Quan điểm: “Kính nhi viễn tri”; hay: “Mũ ni che tai” đối với Lời Chúa là điều mà nhiều người trong chúng ta chọn lựa.

Vì thế, họ sợ phải sống theo Lời Chúa dạy.  Không dám đối diện với sự thật và lòng xót thương. Khước từ cũng như trối bỏ chân lý, nên không dám sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: hãy ngoan ngùy dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Luôn trung thành tuân giữ và yêu mến Lời Chúa. Đem Lời Chúa vào cuộc sống. Để Lời Chúa trở thành “khuôn vàng thước ngọc”; là “kim chỉ nam”, đem lại sự hợp nhất, yêu thương, tha thứ, biến đổi, nhất là sự bình an. Đây cũng là dấu chỉ của người đang đi trong đường lối thương xót của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến và làm cho tâm hồn chúng con nóng lên ngọn lửa yêu mến Chúa. Amen.

Về mục lục

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận