Các bài suy niệm Lễ Thăng Thiên

Đăng lúc: Thứ năm - 05/05/2016 14:33 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN_C

Lời Chúa:  Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Lc 24, 46-53

——-



DẪN NHẬP

Cv 1, 1-11 ; Ep 1, 17-23 ; Lc 24, 46-53
Chủ đề : MẦU NHIỆM THĂNG THIÊN
Lời Chúa : “Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại và đặt Người ngự bên hữu mình trên trời ” (Ep 1, 20).
Nhập lễ :
Kính thưa cộng đòan phụng phụng,
Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật Chúa Thăng Thiên hôm nay cho chúng ta thấy, sau khi hoàn thành sứ mạng loan báo Thiên Chúa là Cha yêu thương, và làm chứng về tình yêu thương của Cha đối với mọi người. Chúa Giêsu rời khỏi các môn đệ mà lên trời. Chúa lại trao cho Giáo hội loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa cho hết thảy mọi người :
Về trời khi đã hoàn thành,
Cứu nhân, độ thế hành trang cao vời.
Quản cai làm chủ đất trời,
Rồi sau xuống thế vào thời cánh chung.
Hân hoan hạnh phúc vô cùng,
Giảng rao, tin tưởng, đợi trông Thánh Thần.
Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta làm chứng về tình yêu cứu độ của Chúa bằng đời sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu Chúa, để sau khi hoàn thành sứ mạng ở trần gian, chúng ta cũng được về trời với Chúa. Trong tâm tình đó, chúng ta hãy thành tâm sám hối.
Sám hối :
X. Lạy Chúa, Chúa đã trải qua con đường thập giá để bước vào vinh quang phục sinh. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa Kitô, Chúa ngự bên hữu Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X. Lạy Chúa, Chúa trao cho Giáo Hội loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ. Xin Chúa thương xót chúng con.
Kết: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
CĐ: Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn văn Quang.

 
 
 

 

Mục lục

1. Một khởi đầu mới (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Niềm hy vọng Nước trời (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Quê hương chúng ta là quê trời (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

4. Tương lai tốt đẹp (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

5. Hướng lòng về thượng giới (Lm. Inhaxiô Trần Ngà)

6. Định hướng  (Trầm Thiên Thu)

7. Chúa Lên Trời  (Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)

8. Chúa về quê (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

9. Lòng thương xót tuôn trào từ trời cao (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

10. “Hãy là chứng nhân của Thầy (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

11. Thăng thiên – Một biến cố lịch sử siêu việt (JM. Lam Thy, ĐVD)

 

MỘT KHỞI ĐẦU MỚI

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Khi nói đến lễ Chúa Giêsu lên trời hay lễ Thăng Thiên, chúng ta thường chỉ nghĩ đó là  thời điểm kết thúc sứ mạng cứu chuộc của Chúa Giêsu. Phụng vụ hôm nay, nhất là bài Tin Mừng, lại quy hướng chúng ta về với một khởi đầu mới, trong lạc quan và hy vọng. Không phải vô cớ mà cả ba bài Tin Mừng cho chu kỳ ba năm A,B,C đều là những đoạn kết của các Tin Mừng nhất lãm. Đây là những kết “mở”, dẫn chúng ta sang một khởi đầu mới.
 
Trước hết, đó là khởi đầu của sứ mạng truyền giáo được Chúa Giêsu uỷ thác cho các môn đệ. Sứ mạng này có điểm xuất phát là Giêrusalem, là thành thánh và là trung tâm của Do Thái giáo. Sứ điệp mà các môn đệ được trao phó là lời kêu gọi sám hối. Chúng ta hãy nhớ lại, đây cũng là nội dung lời rao giảng đầu tiên khi Chúa Giêsu khởi sự loan báo Tin Mừng: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!”. Có điều khác biệt là bây giờ Chúa Giêsu không còn hiện diện hữu hình nữa, mà Người hiện diện qua các chứng nhân. “Chính anh em là chứng nhân về những điều này”. Một thời đại mới đã khai mở, đó là thời của các chứng nhân, cũng là thời của Giáo Hội. Qua các ông, mọi người nhận ra Đức Giêsu đang sống và đang hiện diện trong các cộng đoàn Đức tin.
 
Tuy Chúa Giêsu không hiện diện thể lý giữa các môn đệ, Người lại hứa ban cho các ông “quyền năng từ trời cao ban xuống”. Quyền năng này là Chúa Thánh Thần. Vậy, đây là khởi đầu của một thời đại mà Thiên Chúa tuôn đổ Thần Khí của Ngài trên mọi tạo vật, để hướng dẫn và thánh hoá mọi xác phàm, nhất là những môn đệ. Điều này đã được thực hiện vào ngày lễ Ngũ Tuần, khi các môn đệ đang cầu nguyện xung quanh Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. “Quyền năng từ trời cao” đã biến đổi các ông, ban cho các ông sức mạnh và nghị lực, nhờ đó, các ông không còn sợ hãi, mạnh dạn mở tung các cửa và can đảm rao giảng về Chúa Giêsu phục sinh.
 
Được trang bị bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các ông đã lên đường. Đây là cuộc chia tay với Thày, đồng thời cũng là khởi đầu một cuộc lên đường mới. Tác giả Tin Mừng Luca diễn tả: “Các ông trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa”. Sứ điệp mà các ông lãnh nhận để rao giảng phát xuất từ Giêrusalem, nơi có Thiên Chúa hiện diện theo quan niệm của người Do Thái. Từ nơi này, ánh sáng Lời Chúa lên đường cùng với các ông, với tư cách là nhân chứng của Đấng Phục sinh, để chiếu toả đến tận cùng thế giới. Lời căn dặn của Chúa được ghi trong sách Tông đồ Công vụ còn cho thấy “không gian” của sứ vụ tông đồ rất rộng lớn bao la: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
 
Tác giả sách Công vụ Tông đồ, cũng là Thánh Luca, là một nhân chứng mắt thấy tai nghe, giờ phút chia tay giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Sau những lời căn dặn, Chúa Giêsu đã lìa họ mà về trời cao. Tác giả dùng chữ “được cất lên”, cùng với chi tiết đám mây bao phủ. Trong truyền thống Cựu ước, đám mây là yếu tố diễn tả các cuộc “thần hiện” của Đức Giavê (x. Xh 13,21-22); của Con Người (x. Dn7,13). Đức Giêsu, mặc dù vắng bóng, vẫn luôn luôn hiện diện trong Giáo Hội. Như vậy, cuộc “lại đến” của Chúa được các sứ thần áo trắng diễn tả, không phải là một cuộc trở lại, nhưng đúng hơn, là sự tỏ mình lần cuối để minh chứng sự hiện diện ấy.
 
Xem ra có mấy vị trong số các tông đồ vẫn còn quan niệm lệnh lạc về sứ vụ thiên sai của Đức Giêsu. Vì vậy mà họ hỏi Chúa: “Thưa Thày, có phải bây giờ là lúc Thày khôi phục vương quốc Israen không?“. Xưa cũng như nay, độc giả không khỏi ngỡ ngàng trước câu hỏi đó. Thế mới thấy rằng để canh tân tư duy và quan niệm của con người không phải là điều dễ dàng. Bốn mươi ngày sau biến cố Phục sinh, các ông đã nhiều lần gặp Chúa, mà quan niệm về Đấng Thiên sai của các ông vẫn chưa thay đổi. Trước sự tăm tối của lòng trí con người, tác giả Thư Do Thái khích lệ chúng ta “Hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền. Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín” (Bài đọc II).
 
Mười ngày sau lễ Thăng Thiên, Mùa Phục sinh sẽ khép lai. Như đã nói ở trên, Lễ Thăng Thiên không phải hồi kết thúc nhưng là một khởi đầu mới cho sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa của mỗi chúng ta, với tư cách là tín hữu. “Không ai cho người khác cái mình không có”, chúng ta chỉ có thể trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Giêsu, một khi chúng ta vững niềm xác tín nơi Người, nhận ra sự hiện diện của Người trong đời sống chúng ta. Lễ Thăng Thiên cũng nhắc cho chúng ta, quê hương đích thật của chúng ta là trên trời. Chúa Giêsu đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta. Tin yêu và gắn bó với Người ở đời này, chắc chắn chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc với Người ở đời sau.
 
Hãy cùng nhau lên đường trong hân hoan hy vọng, vì Chúa Phục sinh ở cùng với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế!

Về mục lục

.

NIỀM HY VỌNG NƯỚC TRỜI

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Có nhiều người nghĩ thế giới chỉ bó gọn trong trái đất và con người chỉ thuộc về mặt đất. Nhưng không phải thế. Hôm nay, Chúa Giêsu lên trời là một bằng chứng cho niềm hy vọng của ta.

Việc Chúa Giêsu lên trời bảo cho ta biết rằng ngoài trái đất còn có trời. Ngoài cõi nhân sinh nhỏ hẹp còn có cõi thần linh bao la. Ngoài cuộc sống trần gian mau qua còn có cuộc sống thiên đàng vĩnh cửu.

Chúa Giêsu về trời là niềm hy vọng cho ta. Mai sau ta cũng sẽ được về trời với Người. Vì chính Người đã hứa: “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy”.

Chúa Giêsu đã liên kết ta thành một thân thể với Người. Người là đầu. Chúng ta là chi thể. Đầu tiến đến đâu thì chi thể cũng sẽ tiến đến đấy.

Chúa Giêsu dạy ta biết rằng ta là con của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Con sẽ được ở trong nhà cha mẹ. Chúng ta sẽ được ở nhà Cha trên trời là tự nhiên.

Tuy nhiên Chúa Giêsu chỉ về trời sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ Đức Chúa Cha trao phó cho Người ở trần gian. Nhiệm vụ đó là loan báo cho mọi người biết Chúa là Cha yêu thương mọi người. Nhiệm vụ đó là làm chứng về tình yêu thương của Cha đối với mọi người.

Hôm nay, trước khi về trời, Chúa Giêsu uỷ thác nhiệm vụ đó lại cho ta. Ta phải tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng yêu thương cho mọi người. Đem niềm hy vọng đến cho kiếp người.

Với niềm hy vọng đó, người Kitô hữu chân đạp đất nhưng lòng vẫn hướng về trời cao. Niềm hy vọng đó giải thoát ta khỏi nô lệ vào mặt đất nhờ đã biết rõ vật chất chỉ là phương tiện sẽ mau chóng qua đi. Niềm hy vọng đó nâng cuộc sống con người lên vì từ nay ta hiểu rằng định mệnh loài người không phải như loài súc vật, nhưng ngang hàng với thần linh. Niềm hy vọng đó đó làm cho cuộc sống của ta có ý nghĩa, vì Chúa tạo dựng nên con người không phải để con người tàn lụi đi theo quy luật của vật chất mà để con người phát triển, tồn tại đến vô biên, không phải bị kết án vào những đau khổ vất vả trần gian, nhưng đã được tiền định hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng. Niềm hy vọng đó cho ta thêm động lực phục vụ tha nhân tận tâm hơn vì đó chính là sứ mang Chúa trao phó. Niềm hy vọng đó khuyến khích ta tích cực xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì đó chính là điều kiện cho ta được vào Nước Trời.

Lạy Chúa, xin giúp con chu toàn nhiệm vụ ở trần gian để sau này con được về trời với Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Ham hố tiền bạc, danh vọng, chức quyền, khoái lạc làm đời sống ta nặng nề, không vươn lên cõi tâm linh được. Bạn thấy mình bị nặng nề về ham mê nào?
  2. Đời sống là một nỗ lực bay lên cao. Có khi nào bạn cảm thấy mình thoát khỏi những ràng buộc tầm thường để nhẹ nhàng bay lên không?
  3. Đời sống là một bổn phạn phải chu toàn. Bạn nghĩ gì về điều này?

Về mục lục

.

QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA LÀ QUÊ TRỜI

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : “Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong… “. Và sau đó ” Người lên Trời ” (x. Cvtđ 1, 1- 11).

Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha“. Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria, Mẹ Người, các môn đệ và nhất là tâm sự với các nhiều điều trước khi về Trời.

Chúa về Trời, làm cho các Tông đồ nhớ lại “nhiệm vụ” đã được giao phó: “Các con là nhân chứng về những sự việc ấy” (Lc 24,48). Nhiệm vụ  được ủy thác từ đây, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.  Lời Chúa nói với các ông : “Các con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (…). và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy …cho đến tận cùng trái đất“(Cv 1,8). Lời ấy vẫn còn rất thời sự và thật cấp bách, tiếp tục vang lên cách mạnh mẽ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Ðây là lệnh truyền chứ không phải là lựa chọn. Hết thảy mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa.

Chúa về Trời, Vinh quang Ba Ngôi được hiển hiện

Biến Cố Chúa Lên Trời là một thể hiện Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; một sự thể hiện chỉ cho chúng ta biết cùng đích cho cuộc hành trình của cá nhân và vũ trụ. Mặc dù thể xác con người sẽ trở về bụi đất, nhưng trọn cả “chủ thể được cứu chuộc” bước theo Chúa Kitô mà về cùng Chúa Cha.

Trong lời chào từ biệt của Chúa Kitô Phục Sinh với các tông đồ, chúng ta nhận ra trước hết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa Cha, Ðấng đã loan báo trong Kinh Thánh về cái chết và sống lại của Chúa Con, nguồn mạch của sự tha thứ và giải thoát. Và cũng trong những lời mà Chúa Kitô Phục Sinh nói ra, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nguồn sức mạnh và là chứng tá cho các Tông đồ. Như thế, trọn cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong chính giây phút Giáo hội được khai sinh.

Chúa về Trời, niệm hy vọng của chúng ta

Sau khi đã thân hành xuống thế, đi vào lịch sử của con người, bước vào trong bóng sự chết, Chúa Giêsu đã phục sinh và trở về trong vinh quang mà từ thuở đời đời Người đã có với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, hầu đưa nhân loại đã được cứu chuộc về với Chúa.

Nay Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x.Bài giảng lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, ” Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25). Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Giáo hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Giêsu ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.

Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời. 

Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, chúng con xin Mẹ bảo vệ và gìn giữ chúng con là con cái Mẹ. Xin Mẹ dạy chúng con biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng con cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Về mục lục

.

TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

  1. Viễn tượng tương lai

Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người có thể thay thế ông và nói: Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.

Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn.

Người thứ hai mang về một viên ngọc quý.

Người thứ ba trở về tay không. Ngạc nhiên vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu? Anh điềm tĩnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia môt vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể một cuộc sống sung túc tốt đẹp.

Tù trưởng nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.

Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp, đó là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.

  1. Chúa Giêsu Lên Trời

Hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).

Chúa Giêsu lên trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận.Trên trời cao, các thiên thần và triều thần thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ : “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.

Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính…đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có thánh cả Giuse, thánh Gioan Tiền hô, Tổ phụ Abraham, Giacop, Môisê, thánh Giop, vua Đavid, các tiên tri, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về thiên quốc.

Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv 47, 2-3, 6-9).

Chúa về trời vì chính Người đã từ trời xuống thế: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã từ trời xuống” (Ga 3,13). Người đến nhân gian để nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người.

  1. Hiện diện mới

Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. 

Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.

  1. Trao Sứ Vụ

Chúa về trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ.  Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. 

Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.

Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội. Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1Ga1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông công giáo. Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông công giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.

Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại, vốn là một phần thiết yếu của cuộc sống, cách riêng đối với những người trẻ” (Sứ điệp Truyền thông 49). Trong Sứ điệp Truyền thông 50, ngài viết: “Truyền thông có sức mạnh bắc những nhịp cầu, thúc đẩy gặp gỡ và hoà nhập, làm cho xã hội được phong phú. Đẹp biết bao khi thấy mọi người thận trọng lựa lời và cử chỉ, để vượt qua những hiểu lầm, để chữa lành những ký ức đau thương và xây dựng hoà bình và hoà hợp. Lời nói có thể bắc những nhịp cầu nối giữa các cá nhân, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này là có thể được, cả trong thế giới vật chất và thế giới kỹ thuật số… Email, tin nhắn, mạng xã hội và trò chuyện cũng có thể là những hình thức truyền thông đầy tính nhân văn. Không phải là công nghệ xác định truyền thông có xác thực hay không, mà là trái tim con người và khả năng của con người biết sử dụng một cách khôn ngoan các phương tiện sẵn có. Các mạng xã hội có thể giúp cho những mối tương quan được dễ dàng và thúc đẩy thiện ích của xã hội”.

Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Người sẽ dùng internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ,Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới.

Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.

Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. “Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa kèm theo một trách nhiệm lớn lao”; “Internet có thể được sử dụng một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội lành mạnh và mở ra để sẻ chia” (Sứ điệpTruyền thông 50). Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.

Về mục lục

.

HƯỚNG LÒNG VỀ THƯỢNG GIỚI

Lm. Inhaxiô Trần Ngà 

Khi con người chỉ biết nhìn xuống…

Người phụ nữ có biệt danh là ‘bà Năm khòm’ đã trở thành nhân vật quá quen thuộc đối với những ai hay lui tới công viên của thành phố nầy. Đã lâu lắm rồi, từ sáng tới chiều, ngày nầy qua ngày khác, người ta thấy bà lầm lũi cúi gập người xuống để tìm nhặt những đồng tiền lẻ mà khách nhàn du đánh rơi đâu đó trong công viên. Hình như nghề nầy đem lại cho bà nguồn thu nhập tương đối khá, nên ngày nào bà cũng khom người xuống và căng mắt tìm kiếm miệt mài như con kiến cần cù chăm chỉ nhất.

Vì ngày nào bà cũng cúi gập người xuống, đôi mắt lúc nào cũng đăm đăm nhìn sát mặt đất để tìm kiếm những đồng tiền rơi nên rốt cuộc, cần cổ của bà cụp xuống, lưng còng hẳn đi đến nỗi bà không còn ngửng lên nhìn trời được nữa. Vì thế, người dân quanh đó gán cho bà biệt danh là “bà Năm khòm.”

Thế là mặc dù kiếm được khá tiền, nhưng bà đã đánh mất cuộc sống. Bà chỉ biết có mặt đất mà không biết có bầu trời. Bà chỉ biết ky cóp những đồng tiền lẻ mà chẳng biết gì đến thế giới bao la muôn màu muôn vẻ chung quanh!

Hình ảnh người đàn bà còng lưng trong mẩu chuyện trên đây là biểu tượng cho những người chỉ biết có thế giới vật chất mà không màng gì đến thế giới thiêng liêng.

Nếu không được ánh sáng phục sinh và cuộc thăng thiên vinh hiển của Chúa Giê-su soi sáng, con người chỉ có thể thấy gần mà không thể thấy xa; chỉ biết chú mục vào cuộc sống phù du đời nầy mà lãng quên cuộc sống mai sau; chỉ biết vun quén của cải vật chất tạm bợ trần gian mà không lo tích lũy cho kho tàng vĩnh cửu; chỉ biết kiếm tìm lạc thú chóng qua mà lãng quên hạnh phúc trường cửu muôn đời…

Nếu không được ánh sáng phục sinh chiếu dọi, con người dễ dàng ngoảnh mặt với Trời, quay lưng lại với Thiên Chúa, khước từ thế giới thiêng liêng!

Họ xem mặt đất nầy là quê hương duy nhất. Họ xem nấm mồ như điểm đến cuối cùng của cuộc sống, như nhận định của thi hào Nguyễn Du:

“Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.”

 

Hãy ngước nhìn lên                                               

Sự kiện Chúa Giê-su lên trời mở ra cho loài người một viễn tượng mới: Thế giới loài người không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ vật chất nhưng còn mở vào cõi vô biên. Cuộc đời con người không chấm dứt trong nấm mồ tối tăm nhưng vượt qua đó để tiến vào vĩnh cửu.

Như ấu trùng ve sầu chui ra khỏi những lớp đất tăm tối, lột bỏ chiếc vỏ chật hẹp để đón chào thế giới mới, cất tiếng ca vang dưới ánh nắng mặt trời, con người cũng được mời gọi vượt lên trên thế giới hữu hình, phá bỏ lớp vỏ vật chất bó chặt đời mình để vươn vai trở thành tạo vật mới, sống một đời sống mới.

Thánh Phao-lô nhắc nhở chúng ta hãy hướng về đích xa:

“Quê hương chúng ta ở trên trời” (Phi-lip 3, 20).

Thế nên: “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” (Col 3, 1-4) và “đừng chú tâm đến những sự vật hữu hình nhưng đến những thực tại vô hình, vì những sự vật hữu hình là phù vân, vô hình mới trường cửu” (2 Cr 4, 18 ).

Sự kiện Chúa Giê-su lên trời kêu gọi chúng ta hướng về đích cao: đừng chỉ lo phần xác mà quên mất phần hồn, không chỉ biết đời nầy nhưng còn phải chuẩn bị cho đời sau.

Chỉ cúi nhìn xuống đất mà không biết ngẩng lên nhìn trời là đánh mất cuộc sống.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Sau cuộc khổ hình đầy đau thương và bi thảm, Chúa đã được phục sinh vinh hiển và lên trời trong vinh quang.

Xin cho biến cố trọng đại này nhen lên trong lòng chúng con niềm hy vọng lớn lao là:  Nếu hôm nay chúng con thực thi lời Chúa mỗi ngày, thì mai đây chúng con sẽ cùng được phục sinh vinh hiển như Chúa.

Về mục lục

.

ĐỊNH HƯỚNG

Trầm Thiên Thu

Định hướng là việc cần làm trong cuộc sống. Lĩnh vực nào cũng cần được định hướng đúng đắn để khả dĩ có kết quả tốt nhất. Về tâm linh, Chúa Giêsu đã định hướng cho những ai muốn thuộc về Ngài: “Chính Thy là con đường, là s tht vàlà s sng. Không ai đến vi Chúa Cha mà không qua Thy (Ga 14:6). Đặc biệt hơn, Ngài định hướng sống cho chúng ta qua Điều Răn Mới: Yêu thương nhau (Ga 13:34-35; Ga 15:12 và 17). Thật kỳ lạ là yêu thương khả dĩ “che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4:8).

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã định hướng cách sống cho chúng ta để chúng ta cố gắng sống tốt, chờ Ngài trở lại đón chúng ta. Ngài về trời trước để dọn chỗ cho chúng ta (Ga 14:2-3), nhưng Ngài vẫn ở bên chúng ta cho tới tận thế (Mt 28:20).

Chúa Giêsu về trời, chúng ta ở lại. Đó là cuộc chia tay đầy ý nghĩa. Tất nhiên cuộc chia tay nào cũng đầy lưu luyến, bịn rịn, đôi khi còn buồn thảm. Nhưng cũng có những cuộc chia tay khiến người ta vui mừng và hy vọng, đặc biệt nhất là cuộc chia tay giữa Chúa Giêsu và các môn đệ vào ngày Ngài về trời. Chúng ta vui mừng và hy vọng, không hề mồ côi, vì chính Ngài đã hứa: “Đng Bo Tr là Thánh Thn Chúa Cha s sai đến nhân danh Thy, Đng đó s dy anh em mđiu và s làm cho anh em nh li mđiu Thđã nói vi anh em (Ga 14:26).

Vương Quốc Thiên Chúa không phải ở thế gian này, nhưng người ta lại tưởng Chúa Giêsu là nhà cách mạng lỗi lạc, chính trị gia đại tài, đang tìm cách khôi phục vương quốc trần gian. Do đó, người ta đã hỏi dò Ngài: “Thưa Thy, có phi bây gilà lúc Thy khôi phc vương quÍt-ra-en không? (Cv 1:6). Nhưng Ngài đã thẳng thắn xác định: “Anh em không cn biết thi gi và kỳ hn Chúa Cha đã toàn quyn sđt, nhưng anh em s nhđược sc mnh ca Thánh Thn khi Người ng xung trên anh em. By gi anh em s là chng nhân ca Thy ti Giêrusalem, trong khp các min Giuđê, Samari và cho đến tn cùng tráđt (Cv 1:7).

Vừa nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt họ, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Họ ngơ ngẩn, không biết vì tiếc Chúa hay tiếc cảnh lạ nữa. Đang lúc họ còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi mất hút, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hi nhng người Galilê, sao còđng nhìn lên tri? Đc Giêsu, Đng va lìa b cáông vàđược rước lên tri, cũng s ng đến y như cáông đã thy Người lên tri (Cv 1:11). Hoàn hồn. Nhéo tay thấy vẫn đau lắm.

Quả thật là lạ lùng và kỳ diệu, phàm ngôn không thể diễn tả! Nói cho ngay thì cũng thấy buồn khi Ngài đi xa, nhưng chúng ta vẫn tràn trề hy vọng, vì chúng ta không hề bị bỏ rơi, không như kẻ lang thang vô định. Như Ngài nói, Ngài đi để dọn chỗ cho chúng ta, và Ngài còn gởi Chúa Thánh Thần đến nâng đỡ chúng ta từng ngày. Lợi ích nhân đôi đấy!

Thật là vui mừng, và trong niềm hy vọng đó, tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “V tay đi nào, muôn dân hi! Mng Thiên Chúa, hãy ct tiếng hò reo! Vì Đc Chúa là Đng Ti Cao, Đng kh uý, là Vua C thng tr khđa cu (Tv 47:2-3). Thật hạnh phúc khi chúng ta được nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa như vậy.

Niềm vui mừng nối tiếp, niềm hy vọng được kéo dài và lan tỏa: “Thiên Chúa nglên, rn rã tiếng hò reo, Chúa ng lên, vang di tiếng tù và. Hãđàn ca, đàn ca lên mng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca na kính Vua ta! Thiên Chúa là Vua toàn cõi đa cu, hãy dâng Người khúđàn ca tuyt m. Thiên Chúa là Vua thng tr chưdân, Thiên Chúa ng trên toà uy linh cao c (Tv 47:6-9).

Rất rạch ròi, Thánh Phaolô cho biết: “Đc Kitô đã chng vào mt cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh y ch là hình bóng ca cung thánh tht. Nhưng Ngườđã vào chính cõi tri, đ gi đây ra đng trước mt Thiên Chúa chuyn cu cho chúng ta. Người vàđó, không phđ dâng chính mình làm ca l nhiu ln, như v thượng tế mi năm phđem theo máu ca loài khác mà vào cung thánh (Dt 9:24-25).

Tại sao vậy? Thánh Phaolô giải thích: “Ngườđã phi chu kh hình nhiu ln, t khi thế giđược to thành. Nhưng nay, vào k kết thúc thi gian, Ngườđã xut hin ch mt ln, đ tiêu dit ti li bng vic hiến tế chính mình. Phn con người là phi chết mt ln, ri sau đó chu phán xét. Cũng vy, Đc Kitô đã t hiến tế ch mt ln,đ xoá b ti li muôn người. Người s xut hin ln th hai, nhưng ln này không phđ xoá b ti li, mà đ cđ nhng ai trông đi Người” (Dt 9:26-28).

Vì vậy, “nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta được mạnh dạn bước vào cung thánh” (Dt 10:19). Chúng ta vô cùng hạnh phúc vì được Chúa trao ban cho quyền đó, dù chúng ta hoàn toàn bất xứng. Và còn hơn thế nữa, chính “Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người. Chúng ta lại có một vị tư tế cao trọng đứng đầu nhà Thiên Chúa” (Dt 10:20-21). Vì thế, Thánh Phaolô căn dặn chúng ta: “Hãy tiến li gn Thiên Chúa vi mtlòng chân thành và mđc tin trn vn, vì trong lòng đã được ty sch mi vết nhơ ca lương tâm, còn ngoài xáđã được tm ra bng nước tinh tuyn. Hãy tiếp tc tuyên xưng nim hy vng ca chúng ta cách vng vàng, vì Đng đã ha là Đng trung tín (Dt 10:22-23).

Sống đức tin và thực thi lòng thương xót là việc làm cần thiết, nhưng phải kiên trì và không ngừng canh tân. Thật vậy, có thể nói rằng sống đức tin là mối phúc thứ 9 mà chính Chúa Giêsu đã xác nhận: “Phúc thay nhng người không thy mà tin! (Ga 20:29). Về phương diện này, chúng ta phải cảm ơn Tông Đồ Thomas, vì nếu lòng tin của ông cũng “mềm” như người khác thì làm gì có mối phúc này!

Sống đức tin là thể hiện đức tin một cách sống động và cụ thể. Sống đức tin là sống đạo, chứ không chỉ dừng lại ở việc giữ đạo hoặc chỉ giới hạn từ cửa nhà thờ vào phía trong. Giữ đạo thì không khó, có thể nói là dễ, nhưng sống đạo thì không dễ chút nào và phức tạp lắm, cần phải thực sự can đảm và dứt khoát.

Chúa Giêsu nói: “Có li Kinh Thánh chép rng: Đng Kitô phi chu kh hình, ri ngày th ba, t cõi chết sng li; phi nhân danh Người mà rao ging cho muôn dân, bđu t Giêrusalem, kêu gi h sám hđ đượơn tha ti (Lc 24:46-47). Chẳng có niềm hạnh phúc nào mà vắng bóng đau khổ, chẳng có niềm vui nào thiếu khoảng buồn. Chúa Giêsu là Thiên Chúa mà còn chịu đau khổ đến tột cùng mới có thể vinh thắng, thế thì chúng ta không thể không đau khổ khi sống đạo.

Sống đạo là làm chứng về Đức Kitô, về Tình Yêu của Thiên Chúa, về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, vì chính Ngài đã truyền lệnh cho mỗi chúng ta: “Chính anh em là chng nhân v nhng điu này (Lc 24:48).

Chúa Giêsu chia tay các môn đệ để về trời, cuộc chia tay không buồn thảm mà lại chứa chan niềm hy vọng: “Thy s gi cho anh em điu Cha Thđã ha. Còn anh em, hã li trong thành cho đến khi nhđược quyn năng t tri cao ban xung(Lc 24:49). Nói xong những lời đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Đang khi chúc lành, Ngài rời khỏi các ông và được đem lên trời.

Thánh Luca tường thuật rõ ràng: “By gi cáông bái ly Người, ri tr li Giêrusalem, lòng đy hoan h, và hng  trong Đn Th mà chúc tng Thiên Chúa (Lc 24:52-53). Đức Kitô chịu chết nhưng phục sinh khải hoàn và lên trời, chúng ta cũng hy vọng được sống lại và lên trời vĩnh cư với Ngài. Đó là niềm hy vọng thật và niềm hạnh phúc khôn tả!

Như một bài luận có ba phần – nhập đề, thân bài và kết luận. Tương tự, cuộc đời cũng có ba khoảng – tuổi thơ, tuổi trẻ và tuổi già. Có thể có người chỉ có tuổi thơ mà không có tuổi trẻ và tuổi già, có người có tuổi thơ và tuổi trẻ mà không có tuổi già. Tuy nhiên, ai cũng có ba khoảng này: quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nhân vô thập toàn. Vì vậy, đừng quay lại quá khứ mà nuối tiếc hoặc tự trách mình thái quá, hãy hướng tới tương lai để vươn lên. Ai nghĩ gì, mặc họ. Hãy cứ là chính mình. Đừng đếm những gì đã mất, hãy quý trọng những gì hiện đang có, và định hướng mới về những gì khả dĩ đạt được trong tương lai. Tại sao? Quá khứ không bao giờ trở lại, nhưng tương lai có thể bù đắp cho những gì đã mất mát.

Thiên Chúa chí công, không thiên vị bất kỳ ai (Gl 2:6; Cv 10:34). Cửa này khép lại thì sẽ có cửa khác mở ra. Hãy vững tin vào Ngài. Thánh Gioan Kim Ngôn (cũng gọi là Kim Khẩu, 347-407, Ioannes Chrysostomos) xác tín: “Thiên Chúa lượng đnh đau kh theo mc cn thiết cho chúng ta. Cứ an tâm, vì Thiên Chúa đã quan phòng và tiền định, nghĩa là Ngài đã định hướng riêng từng người. Đừng chê trách hoặc đề cao bất cứ ai. Mỗi người đều có vị trí nhất định theo Thánh Ý Chúa, với mục đích là để làm vinh danh Ngài.

Ly Thiên Chúa nhân t và giàu lòng thương xót, xin cm t Ngàđã đnh hướng cho chúng con, xin giúp chúng con can đm sng đo và th hiđc tin trong tng hơi th ca cuđi chúng con trên thế gian này. Nh đó, chúng con không ch hy vng mà còđnh hướng sng là v tri vĐc Kitô, sau khi chúng con hoàn tt cuc hành trình đc tin trên trn gian này. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô Phc Sinh, Thiên Chúa cđ ca chúng con. Amen.

Về mục lục

.

CHÚA LÊN TRỜI

Lm. Phạm Thanh Liêm

Đức Giêsu lên trời, nhưng Ngài vẫn ở với con người cho đến tận thế. Xin cho ki-tô hữu được nên giống Đức Giêsu mỗi ngày một hơn.

Đức Giêsu lên trời

Sách Công Vụ Tông Đồ cho thấy Đức Giêsu đã hiện ra với các tông đồ suốt bốn mươi ngày sau khi Ngài sống lại. Trong thời gian này Người đã ăn uống với các ngài, dạy dỗ các ngài nhiều điều; rồi đến thời đã định, Người đã lên trời trước mắt các ông.

Phải hiểu điều này như thế nào, khi người thời nay biết trái đất tròn; như vậy, trời phía trên đầu của người ở Việt Nam, lại là hướng dưới chân của người ở Mỹ, và ngược lại. Một phi hành gia bay lên vũ trụ, trời là khoảng không đối với họ! Tin Mừng Đức Giêsu theo thánh Matthêu cho thấy Đức Giêsu không lên trời, nhưng ở lại với con người cho đến ngày tận thế: “Này đây Thầy ở cùng anh em cho đến ngày tận thế” (Mt.28, 20). Làm sao trả lời cho con người ngày nay về việc hai trình thuật dường như trái ngược nhau?

“Lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”, là một cách nói dùng để chỉ Đức Giêsu được siêu tôn ngang bằng Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng vô hình, làm gì có tay phải tay trái như con người. Đây là cách nói nhân hình, nghĩa là, nói về Thiên Chúa theo kiểu con người. Để hiểu đúng, không được hiểu theo nghĩa đen. Đức Giêsu lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, nghĩa là, Đức Giêsu là Thiên Chúa.

Các ngươi là chứng nhân về những điều này

Không phải tất cả mọi người đều được thấy Đức Giêsu Phục Sinh. Chỉ có một số người được chọn, mới được diễm phúc này, và họ trở thành chứng nhân của Chúa Phục Sinh. Các tông đồ là những người được thấy Chúa, và các Ngài đã là những chứng nhân anh dũng của Đấng Phục Sinh qua việc dùng chính mạng sống mình để làm chứng. “Ngu gì” để chết cho điều không thật hoặc không quan trọng! Sẵn sàng chết để làm chứng Đức Giêsu đã phục sinh, làm cho điều các tông đồ rao giảng “đáng tin”.

Các tông đồ đã chết. Các ki-tô hữu là những môn đệ của Đức Giêsu, đến lượt mình, các ki-tô hữu được mời gọi trở thành chứng nhân của Chúa Phục Sinh cho con người thời đại hôm nay.

Các tông đồ đã chết để làm chứng cho Chúa Phục Sinh. Ki-tô hữu hôm nay được mời gọi để sống yêu thương, như dấu chứng Thiên Chúa đang hiện diện và hành động nơi ki-tô hữu trong thế giới này. Yêu, đòi phải hy sinh, và cũng là một cách “chết” cho người yêu.

Nên giống Đức Giêsu

Đức Giêsu là thượng tế, là của lễ và bàn thờ. Lời Thiên Chúa nhập thể vì yêu con người, Ngài đã chết để đền tội con người, để con người không phải chết vì tội mình nữa nhưng được sống, vì có người đã chết thế cho mình.

Đức Giêsu dùng chính máu Ngài để thanh tẩy tội lỗi con người. Ngài thương cảm con người với những yếu đuối và giới hạn của họ. Ngài đã trải qua tất cả những gian nan thử thách, để con người có can đảm tới với Ngài.

Là người, anh chị em với nhau. Mỗi người phải trở nên một “Giêsu khác” để thông cảm và nâng đỡ anh chị em mình. Mỗi người được mời trở nên giống Đức Giêsu, bằng “yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

  1. Theo bạn, Đức Giêsu Phục Sinh bây giờ đang ở đâu? Xin giải thích.
  2. Trong đời tu hoặc đời sống ki-tô hữu, người ta thường nói tới “cái chết không đổ máu”, bạn hiểu điều này như thế nào? Cho thí dụ.
  3. Người nên giống Đức Giêsu nhất, là người có những đức tính nào?

Về mục lục

.

CHÚA VỀ QUÊ

 Lm. Tạ duy Tuyền

Có câu thơ viết rằng:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay ?…

 

Đây là mấy câu thơ tuyệt đẹp của Hàn Mặc Tử. Nó đẹp bởi nó gợi lên một bức tranh quê đầy thơ mộng, lãng mạn. Một đêm trăng có gió, có mây, có cả bóng hình người con gái đưa đò sang sông.

 

Nó gợi nhớ cho ai xa quê một kỷ niệm, một nỗi niềm riêng. Xa quê nên chạnh lòng nhung nhớ. Xa quê nên chỉ mong được trở về tao phùng bên mái nhà xưa. Nỗi nhớ ấy dường như luôn da diết trong lòng.

Ai mang quê hương vào trong nỗi nhớ

Để chiều này da diết quá đi thôi !

Đôi quang gánh nghèo trên vai chị bán xôi

Chợt thương sao đôi vai gầy của mẹ.

Nỗi nhớ quặng vào tim khi nhớ người thân. Mong đem mưa về làm mát cho vườn cau, cho luống trầu xanh vì ở đó có bóng hình của Nội đầy yêu thương.

Khói bếp nhà ai thân thương quá đổi!

Nhớ khói lam chiều khuất bóng hàng Cau

Ai mang mưa về tưới mát vườn rau

Chợt thưong sao luống Trầu xanh của Nội!.

 

Hai tiếng quê hương không chỉ gợi nhớ về một nơi chốn mà còn là một cõi linh thiêng. Nơi ấy chất chứa bao kỷ niệm ngọt ngào như chùm khế ngọt mà ai đi xa cũng mong được trở về. Trở về mái nhà xưa hay trở về khung cảnh đồng nội thân thương đều là nỗi nhớ nhung da diết trong lòng người xa quê.

 

Thế nên, xa quê ai cũng mong trở về. Ai cũng mong kết thúc công việc, hay kết thúc hành trình để “áo mão về quê” hay “vinh quy bái tổ”. Dầu sao, xa quê ai cũng mong, cũng cầu được sớm trở về quê hương.

 

Hôm nay, chúng ta mừng ngày Chúa Giê-su vinh thắng trở về Quê Trời. Ngài về Quê Trời sau 33 năm dãi dầu mưa nắng chốn dương gian. Ba mươi ba năm sống xa Quê Trời đến cư ngụ giữa chốn nhân gian để thi ân, để phục vụ trong yêu thương. Ngài đã làm tất cả để cho danh Chúa Cha cả sáng. Ngài luôn tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa. Ngài đã kết thúc hành trình dương gian trong chén đắng vâng phục Chúa Cha để danh cha cả sáng. Ngài đã hoàn tất chuyến đi cuộc đời khi hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao là cứu độ nhân gian qua hiến tế đồi Calve.

 

Cuộc vinh thắng trở về Quê Trời của Chúa Giê-su cũng là niềm vui và là niềm hy vọng cho hành trình cuộc đời chúng ta. Một hành trình không vô định nhưng có điểm tới là quê Cha trên trời. Chính Chúa Ky-tô đã soi lối mở đường cho chúng ta. Chính Ngài đã đi trước để dọn chỗ cho những ai tin theo Người. Từ nay u sầu sẽ gặp niềm vui. Từ nay những đau khổ đời này không còn làm cho con người thất vọng, nhưng ánh vinh quang phục sinh của Chúa đã mang lại niềm hy vọng và lạc quan cho cuộc đời chúng ta.

 

Cuộc vinh thắng trở về quê trời của Chúa Giê-su là cuộc khài hoàn vì Ngài đã trải qua đau khổ mới tới vinh quang. Hay nói cách khác, cuộc vinh quy bái tổ nơi quê trời cần lắm nhưng công lao mà chúng ta đã làm nơi dương thế. Đó là những hy sinh, những từ bỏ con đường xấu, từ bỏ con đường thênh thang để đi vào con đường hẹp, con đường của nói không với tội và sống tuân hành theo thánh ý Thiên Chúa.

 

Hôm nay nhìn Chúa về trời. Các tông đồ cảm thấy lòng trào dâng niềm vui. Xa xăm nơi cuối chân trời chỉ còn vang vọng lời Thầy chí Thánh Giê-su: “Anh em hãy làm chứng nhân cho Thầy. Khởi từ Giê-rusalem cho đến tận cùng thế giới”. Xin cho mỗi người chúng ta đang khi hướng lòng về trời cao cũng biết chu toàn sứ vụ trần thế trong niềm hân hoan, ngõ hầu “Ra đi tay ôm bó lúa đi gieo – Ngày trở về miệng reo vang câu hát mừng. Amen.

Về mục lục

.

LÒNG THƯƠNG XÓT TUÔN TRÀO TỪ TRỜI CAO

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Nhà du hành vũ trụ người Nga sau khi trở về từ trạm không gian đã tuyên bố : Tôi không thấy thiên đàng ở đâu cả ! Trái lại, nhà tư tưởng Pascal sau khi nhìn vào kính thiên văn, ông đã nói : Tôi thấy Thiên Chúa bay ngang qua ống kiếng của tôi  ! Gần đây hơn, các nhà khoa học Mỹ khi nghiên cứu về sự hình thành vũ trụ đã tuyên bố : Chúng tôi đã thấy dấu vết bàn tay của Thiên Chúa.

Sự hiện diện và vắng mặt của Thiên Chúa trong cuộc sống và trong thế giới luôn là một thách thức đối với niềm tin của nhiều người. Có người cho rằng, Chúa Giêsu lên trời là chấm dứt tất cả sứ mạng của Ngài, Ngài không còn liên hệ gì với thế gian này nữa và cũng không còn ảnh hưởng nhiều trên cuộc sống cá nhân người tín hữu nữa. Các bài đọc của ngày lễ Chúa Giêsu lên trời hôm nay muốn khẳng định một giáo lý hết sức quan trọng : Chúa Giêsu kết thúc sứ mạng của Ngài tại trần gian, nhưng Ngài không bỏ thế giới này. Ngài không cắt đứt mối liên hệ với con người, nhưng chỉ là thay đổi cách thức hiện diện và hoạt động mà thôi. Ngài không hiện diện với con người bằng thân xác hữu hình như trước đây nữa, nhưng Ngài hiện diện cách vô hình, song lại có thể can thiệp cách mạnh mẽ để bảo vệ con người. Chúa Giêsu đã từng mang thân phận con người, nên đã thuộc về thế giới này, Ngài không thể bỏ con người. Ngài về trời, tức là Ngài trở về trong vinh quang của một một vị Thiên Chúa, như một hoàng đế chiến thắng trở về trong tiếng ca khải hoàn và trong vinh quang. Ngài vẫn tiếp tục yêu thương dẫn dắt chúng ta.

Các tông đồ là nhưng người đã hiểu và đã tin vào sự hiện diện vắng mặt này cùa Chúa Giêsu, nên các ông vẫn hăng say làm việc như là Chúa vẫn đang hiện diện cụ thể bên các ông. Đoạn mở đầu Sách Công Vụ Tông Đồ cho thấy những bước ngoặt quan trọng làm thay đổi các tông đồ. Tác giả lược lại vắn tắt cuộc đời tại dương thế của Chúa Giêsu Nazaret. Ngài chính là vị Thiên Chúa đến ở với con người, Ngài đã sống và rao giảng Tin Mừng trong toàn cõi Giuđêa, cuối cùng Ngài đã chết và đã sống lại. Sau khi sống lại, Ngài đã hiện ra trò chuyện, ăn uống với các tông đồ và Ngài nói trước cho các ông về việc Ngài sẽ rời khỏi các ông và sẽ trao ban Thánh Thần cho các ông.

Chúa về trời, Ngài thay đổi cách thức hiện diện với nhân loại. Ngài không hiện diện bằng thể xác như trước đây, nhưng Ngài hiện diện bằng quyền năng Thánh Thần của Ngài, Đấng Ngài sai đến từ nơi Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu không muốn các tông đồ bị bó hẹp trong những lợi ích, ranh giới quốc gia nhỏ hẹp, không chỉ nghĩ đến việc khôi phục vương quốc Israel, nhưng Ngài đã mở ra cho các tông đồ một chân trời mới rộng lớn hơn, vượt mọi ranh giới quốc gia, để hòa mình vào thế giới, trong quyền năng và kế hoạch của Thiên Chúa. Một khi được đón nhận quyền năng của Chúa Thánh Thần, các tông đồ không còn bị giới hạn bởi bất cứ rào cản nào, nhưng phải trở thành chứng nhân của Chúa, khởi đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất. Trong sứ mạng này, Chúa Giêsu hứa sẽ ở bên các ông và cùng hoạt động với các ông nhờ Thánh Thần của Người.

Tác giả sách Công Vụ kể tiếp : Chúa Giêsu được cất lên ngay trước mặt các tông đồ và có đám mây quyện lấy Người khiến các ông không còn thấy Người nữa. Như thế, Kinh Thánh muốn nhấn mạng rằng : Chúa Giêsu được cất lên, không phải là đi vào một hành tinh xa xôi, nhưng Ngài vẫn ở trên cao ngay trước mắt các tông đồ và mỗi chúng ta. Chỉ vì bị giới hạn bởi mắt thịt, bị che khuất bởi những đám mây là giới hạn của con người, bởi những hào nhoáng của vật chất, khiến chúng ta không thể nhìn thấy Ngài.

Sách Công Vụ kể tiếp : Lúc các ông còn mải nhìn lên trời, thì có hai thiên thần mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói : Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ?  Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông về trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời. Thánh Gioan còn ghi thêm cảm nhận và tâm trạng của các tông đồ : Các ông bái lậy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ và hằng ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

Cho đến lúc này, chứng tỏ các tông đồ đã nhận ra Thầy của mình chính là Thiên Chúa, vì thế, họ bái lậy Người như họ vẫn bái lậy Thiên Chúa của Israel. Họ chia tay Chúa Giêsu không phải trong buồn thảm, nhưng trong sự hân hoan vui mừng. Các tông đồ hân hoan vui mừng vì từ nay, Chúa Giêsu sẽ hiện diện với các ông trong từng lời nói và hành động. Các ông sẽ không còn co cụm tại Gierusalem, cũng không chỉ đứng ngước mắt nhìn trời, nhưng Chúa muốn các ông trở về với cuộc sống thường ngày để nói cho mọi người và chỉ cho mọi người thấy Chúa đang hiện diện và hoạt động trong các ông.

Mừng lễ Chúa lên trời, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc chúng ta đã trở về trong vinh quang của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng, vì đã từng chia sẻ thân phận với con người, Ngài dễ dàng cảm thông với thân phận con người chúng ta. Giờ đây, trong vinh quang của Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn hiện diện, che chở và dẫn dắt thế giới và mỗi người ta qua mọi chặng đường cuộc sống.

Tuy tin vào Chúa Giêsu, Đấng quyền năng đang hiện diện, nhưng khi gặp thử thách, nhiều người vẫn  bị chao đảo. Những khi rơi vào vực thẳm tăm tối không lối thoát, chúng ta cảm thấy dường như Chúa vẫn im lặng, Chúa vẫn ẩn mặt làm ngơ. Có những người trong cơn cùng cực đã oán trách : Chúa ở đâu ? Chúa có thấy nỗi khổ của tôi không ? Nhiều người khác đã sống như thể là Thiên Chúa không còn hiện diện trong cuộc đời của họ. Vì thế, họ sống một cuộc sống buông xuôi, không cầu nguyện, thiếu tin tưởng, họ cho rằng tự mình có thể giải quyết được tất cả mọi sự mà không cần Thiên Chúa.

Vì không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, nhiều người đã sống như kẻ không niềm tin, không hi vọng, sống trong buồn chán, hoặc sống cách buông thả. Người khác lại sống như thể không có Chúa bên mình, nên họ gian dối, quanh co và làm những điều bất công gian ác.

Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, một cô gái, con một vị giảng thuyết nổi tiếng trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô như sau : Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy ?

Thiếu nữ này trả lời thật thâm thúy : “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người “quân tử” nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình ? Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh …, tôi nghĩ rằng, mọi sự đã bắt đầu với việc người ta đề nghị không nên đọc kinh cầu nguyện nữa. Và chúng ta đã đồng ý”.

Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới nhiều sự ác và biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh và Giáo Hội nói. Thật kỳ lạ là chúng ta nói với nhau đủ điều, đủ chuyện, nhưng khi nói về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ và ngại ngùng.

Chúa lên trời, Ngài để lại sự nghiệp của Ngài cho chúng ta và muốn chúng ta tiếp tục sứ mạng của Ngài. Xin cho chúng ta luôn nhận ra sự hiện diện của Chúa trong mọi hoàn cảnh và xin Chúa giúp ta trở thành người không mệt mỏi nói về Chúa cho anh chị em. Amen.

Về mục lục

.

“HÃY LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY”

Jos. Vinc. Ngọc Biển 

Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Đức Giêsu lên trời. Việc Đức Giêsu lên trời đã chấm dứt cuộc đời trần thế và sứ mạng của Ngài trên trần gian theo ý muốn của Chúa Cha.

Tuy nhiên, sứ mạng ấy tiếp tục được chuyển trao cho các Tông đồ là những chứng nhân của tất cả những gì đã thấy và đã cảm nghiệm, để các ông ra đi làm chứng nhân cho Ngài.

Sứ mạng ấy cũng được trao phó cho mỗi người chúng ta trong vai trò là người thuộc về Đức Kitô.

  1. Ý nghĩa của việc Đức Giêsu lên trời

Sự kiện Đức Giêsu về trời cho chúng ta thấy: Ngài đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha. Đã chu toàn sứ mạng cứu độ con người qua cái chết trên thập giá. Ngài đã sống lại để làm chứng những lời Ngài đã loan báo. Và, hôm nay, Ngài lên trời để đem lại cho chúng ta niềm hy vọng mai ngày cũng được về trời với Ngài như lời Ngài đã nói: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12,26).

Việc Đức Giêsu lên trời cũng là lúc kết thúc những cuộc gặp gỡ bằng xương bằng thịt và mở ra một cuộc gặp gỡ thiêng liêng, vượt lên trên không gian và thời gian. Sự kiện này không chấm dứt mọi hoạt động của Ngài trên trần thế. Nhưng qua đó, Đức Giêsu hiện diện cách phổ quát: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Ngài hiện diện nơi Lời của Ngài và trong Bí tích Thánh Thể, qua Giáo Hội và nơi các chứng nhân. Vì thế, Đức Giêsu trở về với Chúa Cha, nhưng Ngài lại khai mở ra cho các Tông đồ và Giáo Hội một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của việc cảm nghiệm, loan báo và làm chứng về Đấng Phục Sinh. 

  1. Sứ mạng của các Tông đồ sau khi Chúa Giêsu lên trời 

Đức Giêsu về trời, Ngài trao ban sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội, khởi đi từ các Tông đồ. Lệnh truyền của Đức Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15), để “muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19), phải là lời mời gọi, một lệnh truyền cấp thiết hơn bao giờ hết! Bởi lẽ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (x. Ga 17,18; 20,21).

Vì thế, khi Đức Giêsu đã lên trời, thì cũng là lúc các Tông đồ phải xuống núi, phải ra đi để đến với muôn dân như lời Ngài đã truyền. Các ông ra đi để tuyên xưng niềm tin của mình vào Đấng đã chết và đã phục sinh; Đấng là đường, là sự thật và là sự sống; Đấng đã yêu thương con người, đã chết và đã sống lại vì hạnh phúc và phần rỗi của con người. Đấng ấy đã lên trời để đem lại niềm hy vọng cho những ai tin vào Ngài cũng được lên trời như các ông đã thấy Ngài lên trời. 

Chính trong giây phút này, các ông nhận lãnh sứ mạng xây dựng Giáo Hội, một Giáo Hội có Thiên Chúa là Chủ và có nhau là anh em; một Giáo Hội yêu thương, hiệp nhất; một Giáo Hội công bằng, nhân ái. 

  1. Sứ mạng loan báo Tin Mừng của mỗi chúng ta

Lời của Đức Giêsu khi xưa nhắn gửi các Tông đồ: “Anh em hãy là nhân chứng cho Thầy đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8) cũng là lời mời gọi cho mỗi người Kitô hữu hôm nay.

Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về và nhận lãnh sứ mạng ngôn sứ từ nơi Đức Giêsu. Công cuộc ấy chẳng mấy tốt đẹp theo kiểu con người suy nghĩ. Vì thế, Đức Giêsu đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Lc 21,17). Và “hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: “Tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,29). Nhưng hãy học nơi các Tông đồ: càng bị sỉ nhục, bắt bớ và tù đày, các ông lại càng “hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Bởi xác tín rằng “… trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33; x. Rm 8,35-37).

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm chèo thuyền ra chỗ“nước sâu” để thả lưới…; cũng như tiến ra những vùng “ngoại biên” để đem Ánh Sáng Lời Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.

“Nước sâu” ở đây chính là những nơi tội lỗi, gian tham, lọc lừa. Nó cũng là thái độ của những con người thù ghét, cấm cách, bắt bớ những người tin vào Đức Giêsu hay là một thái độ thờ ơ, lãnh đạm với niềm tin Kitô Giáo.

Còn “ngoại biên” chính là những người vô gia cư; trẻ em mồ côi, những cụ già không nơi nương tựa… những người đói khát bần cùng, những người không có tiếng nói…

Những nơi ấy, rất cần các Kitô hữu can đảm, trung thành, bất chấp khó khăn, thử thách, để sẵn sàng làm chứng cho sự thật, công bằng. Mặt khác, nơi tâm hồn người tông đồ phải luôn mang trong mình trái tim của chính Thiên Chúa, để lòng thương xót của Ngài được lan tỏa đến những con người kém may mắn đang sống ở bên lề xã hội.

Lạy Chúa Giêsu, hôm nay Chúa về trời, Chúa đã trao phó cho các Tông đồ và Giáo Hội phải loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Xin Chúa cho mỗi chúng con ý thức được điều đó và sẵn sàng ra đi làm chứng cho Tin Mừng của Chúa trong lòng xã hội hôm nay, dầu có phải chịu đau khổ, thử thách. Amen.

Về mục lục

.

THĂNG THIÊN – MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỦ SIÊU VIỆT

Lam Thy

Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo (số 660) viết: “Biến cố Thăng Thiên, vừa lịch sử vừa siêu việt, đánh dấu sự chuyển tiếp từ vinh quang này đến vinh quang kia.” Nói việc Chúa Giê-su Ki-tô thăng thiên mang tính lịch sử vì nó đã xảy ra trong một thời điểm nhất định (năm 33 – thế kỷ I công nguyên), ở một nơi chốn cụ thể (núi Ô-liu gần Bê-ta-ni-a, giáp phía đông thành Giê-ru-sa-lem của It-ra-en – xc Lc 24, 50-51; Cv 1, 12). Còn nói biến cố này mang tính siêu việt là muốn nói đến tính chất siêu linh vượt trên tất cả các biến cố trần thế.

 

Biến cố lịch sử siêu việt Thăng Thiên đã được Đức Giê-su tiên báo và dạy bảo rất kỹ từ trước: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” – Ga 14, 1-3). Tuy nhiên, khi biến cố đó xảy ra thì các môn đệ vẫn bày tỏ thái độ hoang mang lo sợ, điển hình như cảnh: “Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa”, và thế là các Tông đồ cứ “đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi” (Cv 1. 9-10).

 

Các Tông đồ đã được “thực mục sở thị” mầu nhiệm thăng thiên của Thầy mình, cũng tức là đã được củng cố đức tin vững vàng về mầu nhiệm Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, xuống thế làm người, chịu khổ hình thập giá vì tội lỗi loài người, đã sống lại và thật sự lên trời vinh hiển. Những việc làm, những Lời dạy của Thầy đã là hiện thực 100%; vậy thì còn “đăm đăm nhìn theo bóng dáng Thầy” làm chi nữa? Cái tâm trạng băn khoăn lo lắng để rồi thì cứ “đăm đăm nhìn theo bóng dáng Thầy” nó cũng chẳng khác gì cảnh Thầy dạy: ”Thầy đi đâu thì anh em đã biết đường rồi”, thì ngay lập tức hỏi lại: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14, 4-5). Tuy không dám nói ra, nhưng chắc chắn trong lòng các môn đệ vẫn băn khoăn thắc mắc: “Thầy lên trời, vậy trời ở đâu, và tại sao Thầy lại nói Thầy về với Chúa Cha ở trên trời mà vẫn “ở cùng anh em mọi ngày cho đến ngày tận thế” (Mt 28, 20 )? Và vì thế nên cứ “đăm đăm nhìn theo bóng dáng Thầy”.

 

Tâm trạng các tông đồ cũng là tâm trạng chung của con người, bởi cho đến thế kỷ XXI văn minh tiến bộ vượt bậc này, khoa học vẫn chưa chứng mình được trời ở đâu.  Nếu đã tin chắc trái đất tròn, đặt giả thử biến cố thăng thiên xảy ra ở mặt địa cầu phía đối nghịch với Ít-ra-en (như ở Việt Nam, chẳng hạn), thì  Đức Giê-su sẽ bay lên trời theo hướng ngược lại với hướng mà các Tông đồ cứ “đăm đăm nhìn theo”. Vậy thì trời ở đâu, ở phía trên đầu các môn đệ tại Giê-ru-sa-lem hay phía trên đầu các dân tộc Á Đông? Điều đó cho thấy biến cố Chúa lên trời chỉ là một cách Thiên Chúa mạc khải cho con người dễ hiểu mà thôi. Còn thực chất trời không phải là một không gian cố định nào và kể từ khi Chúa phục sinh thì Người không còn bị giới hạn bởi thân xác phàm tục nữa, mà là cùng lúc Người vẫn kết hợp mật thiết với Ngôi Cha và Ngôi Ba, đồng thời Người còn ở khắp mọi nơi “cả trên trời, dưới đất và trong nơi âm phủ nữa”. Như vậy là đã rõ, trời không phải là ở chỗ này hay chỗ kia, ở trên cao hay dưới thấp, mà là ở khắp mọi nơi.

 

Quả thật “Trời” chỉ là một tình trạng chớ không phải là nơi chốn hay khoảng không gian cố định. Hiểu theo Ki-tô giáo thì “Trời” chỉ là tình trạng của con người được kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa, là nguồn sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc vô biên, nguồn chân thiện mỹ, vinh quang tuyệt đối. Vì thế, việc Đức Giê-su lên trời có nghĩa là Người trở về với Chúa Cha, mang theo nhân tính mà Người đón nhận khi trở thành người trần trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và nhập thế; để từ đó đưa nhân tính ấy kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi. Với biến cố thăng thiên, Đức Giê-su muốn đưa các môn đệ vào không gian mầu nhiệm để họ kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa, được thông hiệp sự sống kỳ diệu, nguồn chân thiện mỹ vô tận với Người. Người đã đưa họ lên trời vì Người là Đầu và các môn đệ là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người. (xc GL/HTCG, số 659-667).

 

Cũng trong ý nghĩa siêu việt đó, Đức Giê-su còn giao cho các môn đệ một nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Nước Trời ngay trong lòng xã hội trần thế này, để cho mọi người tin vào Đấng Cứu Độ cũng được chia sẻ sự sống kỳ diệu, nguồn chân thiện mỹ vô tận và hạnh phúc vô biên của Thiên Chúa. Các môn đệ phải trở thành chứng nhân của Đức Ki-tô Phục Sinh (“Chính anh em là những chứng nhân về những điều này” – Lc 24, 48), nhờ sự kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su và những đặc sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Cha hứa ban cho họ. Vì thế, càng kết hợp với Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu càng cảm nghiệm được tình trạng thiên đàng và cũng là tình trạng Nước Trời (GL/HTCG, số 1023-1029). Khi Giáo hội hướng dẫn người tín hữu sống thánh thiện để được “nên thánh giữa đời” (lên Thiên đàng, lên trời ngay ở trần gian này) là có chủ ý giúp giáo dân “cảm nghiệm được tình trạng thiên đàng và cũng là tình trạng Nước Trời” vậy. Chỉ đến khi nào “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20), thì mới hiểu được Lời dạy: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28, 20).

 

Rõ ràng vấn đề quan trọng không phải là “cứ đăm đăm nhìn theo bóng dáng Thầy”, để mà tiếc nuối, hoặc để mà thắc mắc xem trời ở đâu và Thầy lên trời sẽ cư ngụ chỗ nào; mà là hãy nhớ lại lời Thầy đã truyền: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28, 19). Vì thế, nên “Các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.” (Mc 16, 20). Sở dĩ các Tông đồ tiên khởi làm được như vậy, chính là nhờ biến cố “ngày lễ Ngũ Tuần” tiếp liền với biến cố lịch sử siêu việt Thăng Thiên đã giúp cho các ngài có một lòng tin sắt đá vào Thầy của mình, bởi “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.” (Mc 16, 17-18).

 

Có thể kết luận: “Thiên Chúa đã muốn dùng mạc khải để bày tỏ và thông ban chính mình Ngài cùng những ý định muôn đời của Ngài liên quan đến phần rỗi nhân loại, “nghĩa là cho họ được tham dự vào các ân thiêng hoàn toàn vượt khỏi trí khôn loài người”. Chính nhờ Thiên Chúa mạc khải mà “tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa tự nó vốn không vượt quá khả năng lý trí con người, trong hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, đều có thể biết được cách dễ dàng, chắc chắn mà không lẫn lộn sai lầm”. (Hiến chế Tín Lý về  Mạc Khải “Dei Verbum”, số 6). Rõ ràng Thiên Chúa đã vì Tình Yêu đến với con người bằng con đường mạc khải (mạc khải liên tiếp mầu nhiệm Lòng Thương Xót Nhập Thể => mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh => mầu nhiệm Thăng Thiên và Hiện Xuống); vậy thì tại sao con người lại không đến với Thiên Chúa bằng con đường đức tin?

 

Vâng, chính đức tin là con đường giúp con người tìm gặp Thiên Chúa để “khám phá ra một số ‘con đường” giúp nhận biết Người. Những con đường này còn được gọi là “bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa”, không theo nghịa bằng chứng khoa học tự nhiên, nhưng theo nghĩa những “luận chứng đồng quy và có sức thuyết phục”, giúp con người biết chắc có Thiên Chúa.” (Giáo lý HTCG, số 31). Từ đó “con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do “dâng lên Thiên Chúa mạc khải sự qui phục hoàn toàn của lý trí và ý chí”, đồng thời sẵn lòng chấp nhận mạc khải Ngài ban cho. Ðể được niềm tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho “mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý”. Và để việc hiểu biết mạc khải được sâu rộng thêm mãi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng kiện toàn đức tin qua các ơn của Ngài.” (Hiến chế “Dei Verbum”, số 5)

 

Ôi! Lạy Chúa, xin cho con biết sống đức tin của mình một cách chân thực. Vì quả thật rất nhiều khi con tuyên xưng đức tin của mình thật hùng hồn trước mặt mọi người, nhưng đời sống con lại chứng tỏ con chẳng tin bao nhiêu, thậm chí có nhiều khi con còn hoài nghi cả chính mình về một niềm tin con đã chọn cho đời mình! Vậy mà con lại luôn miệng chia sẻ niềm tin ấy cho mọi người, khiến người nghe cảm thấy những lời con nói chỉ là những sáo ngữ trên môi miệng, những lời giả dối… Thật chẳng khác “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23, ).

 

Ôi! Lạy Chúa! Xin ban Thánh Linh giúp con thật sự sống những điều con tin, và rao giảng những điều con sống. “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho cộng đoàn chúng con biết hoan hỷ vui mừng mà dâng lời cảm tạ, vì hôm nay, Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển. Là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường dẫn chúng con vào Nước Chúa khiến chúng con là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thăng Thiên).

Về mục lục

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận