Bỏ Ngài con biết theo ai ?

Đăng lúc: Thứ năm - 13/07/2017 10:41 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong

 

Bỏ Ngài con biết theo ai ?

Sức hút vô hình của âm nhạc đã lôi cuốn P.Kim ngay từ khi ông còn rất nhỏ. Năm lối chừng 6 - 7 tuổi, khi đang còn là chú bé giúp lễ tại nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt, mỗi sáng sau khi lễ xong, trong khi các bạn có những mối quan tâm khác thì riêng ông lại say sưa với cây đàn harmonium. Bài hát đầu tiên ông tiếp xúc trên đàn chính là “Con sẽ hân hoan” do linh mục nhạc sĩ Kim Long sáng tác. “Lúc đó tôi chưa từng học nhạc, chưa hề biết một nốt nhạc nào. Tôi chỉ nghe, rồi mò đánh theo hai bè”, nhạc sĩ P.Kim nhớ lại. Năng khiếu được bộc lộ từ sớm giống như một bước đệm, giúp ông bước tiếp trên con đường gắn bó với âm nhạc. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu được học nhạc tại Chủng viện Đà Lạt. Tuy chỉ là nhạc lý căn bản, nhưng cũng là tiền đề cho những kiến thức âm nhạc được ông tích lũy về sau. Từ năm 1986 đến 1994, ông cùng các nhạc sĩ bạn, bao gồm Ngọc Kôn, Thy Yên, Ân Đức, Tiến Linh, Quốc Vinh được linh mục nhạc sư Tiến Dũng đào tạo các bộ môn hòa âm, đối âm, tẩu pháp, phối dàn nhạc... Tốt nghiệp thủ khoa do hai bậc thầy Thánh nhạc Việt Nam (cha Tiến Dũng và cha Kim Long) làm giám khảo, một lần nữa, nhạc sĩ P.Kim lại càng khẳng định mối duyên của mình đối với những nốt nhạc thánh.

Thật ra, những sáng tác đầu tiên của nhạc sĩ P.Kim ra đời khi ông chỉ mới 14 - 15 tuổi, được ông ngẫu hứng viết cho các phong trào hướng đạo, thiếu nhi thánh thể. Đó là những bài hát dễ thương với phần lời và giai điệu vui tươi, dễ thuộc : “mặc áo xanh rồi mặc áo đỏ, mặc áo nọ rồi mặc áo kia” (Áo xanh áo đỏ); “một hai ba con đường ôi xa quá, mỏi chân rồi mà đường vẫn còn xa” (Một hai ba đường xa)... Đến nay, những khúc ca ấy vẫn sống và trở thành chất liệu khuấy động không khí các buổi sinh hoạt thiếu nhi, giới trẻ. Khi đã được đào sâu về kiến thức âm nhạc, ông bắt đầu có nhiều sáng tác chuyên nghiệp. Trong số các bài thánh ca của nhạc sĩ P.Kim, có nhiều bài sống đậm với thời gian bởi tạo nên sự rung động sâu xa ở người nghe. Ngoài ca khúc “Bỏ Ngài con biết theo ai”, nhạc sĩ P.Kim còn là tác giả của nhiều sáng tác được đông đảo giới mộ điệu đón nhận như “Giờ này Đức Kitô là ai”, “Một chút gì rất Chúa”... Không chỉ có tác phẩm thánh ca, ông cũng viết các bài cho dàn nhạc, dàn kèn, piano và là tác giả của một số bản hợp xướng.

Từ năm 1996 - 2011, nhạc sĩ P.Kim là Tổng giám đốc của Việt Thương Music. Đến năm 2012, ông trở thành đại diện của London College of Music thuộc University of West London và là Tổng quản trị hệ thống giáo dục Việt Thương Music (Việt Thương Music bắt đầu liên kết với London College of Music thuộc University of West London từ giữa năm 2012).

Bên cạnh vai trò nhạc sĩ, ông P.Kim còn được biết đến như một người đào tạo. Năm 2014, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Thạc Sĩ Âm Nhạc Quốc Tế London College of Music (LCM) - University of West London (UWL). Hiện tại, ông là đại diện LCM và là Tổng quản trị hệ thống giáo dục Việt Thương Music. Trong những năm vừa qua, ông đã đào tạo cấp đại học cho nhiều học viên theo chương trình âm nhạc quốc tế, để sau khi kết thúc khóa học, họ có thể tham dự các kỳ thi âm nhạc trên thế giới để lấy bằng cấp đại học LCM - UWL. Trong những khóa học này, có sự hiện diện của không ít linh mục và tu sĩ, họ tham gia để tiếp cận vùng trời kiến thức mới sau đó đem những gì đã học tập được phục vụ lại cho Giáo hội. Việc dạy học theo chương trình quốc tế tương đối vất vả, bởi đa số các học viên vẫn quen với lối tư duy cũ, họ còn nhiều ngỡ ngàng khi tiếp xúc với cái mới. Nói về công việc hiện tại của mình, ông P.Kim trăn trở: “Những điều các em được dạy trước đây thực sự đã quá cũ. Thành ra khi tiếp xúc với âm nhạc quốc tế, chuyên nghiệp và chuẩn mực hơn, các em bị bối rối. Giáo dục quốc tế mang tính khơi gợi nhiều hơn, trong khi các em luôn bị đóng đinh trong khuôn mẫu. Ví dụ khi tôi hướng dẫn cho một em viết luận văn, gặp vấn đề nào em cứ luôn hỏi mình đúng sai, sai đúng mà thực ra không thể cứ phân biệt rạch ròi sai với đúng trong đó”. Hiện tại, trong khi lo về đào tạo, nhạc sĩ P.Kim cũng đang bận rộn chuyển ngữ các giáo trình quốc tế sang tiếng Việt, một công việc cần phải đầu tư không ít thời gian và công sức.

Lấy âm nhạc làm niềm vui, nhạc sĩ P.Kim chia sẻ, ông cũng luôn muốn đem niềm vui đó để phục vụ lại cho nhà Chúa. Nhiều năm nay, P.Kim luôn là một tín hữu nhiệt thành đóng góp nhiều trong lĩnh vực thánh nhạc. Là thành viên của Ban Thánh nhạc TGP.TPHCM và là cộng tác viên thường trực với Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN, ông thường xuyên góp sức trong các buổi hội thảo tổ chức cho các ca trưởng, người đánh đàn… quy tụ từ các giáo phận. Ông cũng đứng lớp nhiều khóa dạy ngắn cho người học về Thánh nhạc. Nếu có giáo phận nào cần hỗ trợ, ông sẵn sàng sắp xếp thời gian và tới giúp họ về chuyên môn. Hằng tuần, ông còn tham gia vào việc chọn lựa các bài hát để làm thành những tuyển tập thánh ca. Vào các đêm nhạc, sự kiện liên quan đến thánh nhạc được tổ chức ở Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, nhạc sĩ P.Kim thường góp mặt để giúp dàn dựng, hòa âm phối khí. Cứ thế, dù tuổi đã cao nhưng người nhạc sĩ tài hoa vẫn hăng hái vô cùng. Ông dốc cả cái tâm cũng như những hiểu biết của mình ra để phục vụ.

Bài hát "Bỏ Ngài con biết theo ai" được viết vào năm 1978. Thời điểm đó, Giáo Hoàng Học Viện - nơi ông đang tu học - giải thể, chủng sinh phải trở lại gia đình. Cảm xúc ấy, ông đã viết và hoàn thành bài hát chỉ trong một buổi tối

Nói về tên tuổi của người nhạc sĩ đã ngoài 60 này trong lòng tín hữu, có lẽ chính những tác phẩm và đóng góp của ông trong âm nhạc đã là minh chứng rõ ràng nhất. Còn riêng về tính cách, khi tiếp xúc với ông, người đối diện sẽ cảm thấy dễ chịu bởi sự giản dị và khiêm tốn trong lời nói, trong những câu chuyện ông kể về bản thân mình. Hơn một lần, tôi hỏi ông P.Kim về tổng số các tác phẩm mà ông có được cho đến thời điểm này, nhưng chỉ nhận được câu trả lời : “Tôi không nhớ được vì không có lưu. Nhiều người quen, thân cũng có gợi ý về việc tổng hợp lại các sáng tác, tôi cũng dự tính đó chứ. Mà để cân nhắc đã, xem bài nào có thể sống được với thời gian...”. Với ông, tất cả những thành quả lao động của bản thân không ngoài mục đích để phục vụ và việc “thống kê” lại dường như ít cần thiết.

Có một quãng thời gian dài bước đi trên con đường âm nhạc, ông P.Kim vẫn chưa dừng lại. Người nhạc sĩ cần cù này vẫn ngày ngày không ngừng làm việc, trau dồi bản thân để tìm đến những chân- thiện - mỹ tô điểm cho người, cho đời. Thánh nhạc với ông gắn liền với niềm tin, nên cứ như tựa của bài hát danh tiếng của ông : “Bỏ Ngài con biết theo ai…”.

THIÊN LÝ

Sức hút vô hình của âm nhạc đã lôi cuốn P.Kim ngay từ khi ông còn rất nhỏ. Năm lối chừng 6 - 7 tuổi, khi đang còn là chú bé giúp lễ tại nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt, mỗi sáng sau khi lễ xong, trong khi các bạn có những mối quan tâm khác thì riêng ông lại say sưa với cây đàn harmonium. Bài hát đầu tiên ông tiếp xúc trên đàn chính là “Con sẽ hân hoan” do linh mục nhạc sĩ Kim Long sáng tác. “Lúc đó tôi chưa từng học nhạc, chưa hề biết một nốt nhạc nào. Tôi chỉ nghe, rồi mò đánh theo hai bè”, nhạc sĩ P.Kim nhớ lại. Năng khiếu được bộc lộ từ sớm giống như một bước đệm, giúp ông bước tiếp trên con đường gắn bó với âm nhạc. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu được học nhạc tại Chủng viện Đà Lạt. Tuy chỉ là nhạc lý căn bản, nhưng cũng là tiền đề cho những kiến thức âm nhạc được ông tích lũy về sau. Từ năm 1986 đến 1994, ông cùng các nhạc sĩ bạn, bao gồm Ngọc Kôn, Thy Yên, Ân Đức, Tiến Linh, Quốc Vinh được linh mục nhạc sư Tiến Dũng đào tạo các bộ môn hòa âm, đối âm, tẩu pháp, phối dàn nhạc... Tốt nghiệp thủ khoa do hai bậc thầy Thánh nhạc Việt Nam (cha Tiến Dũng và cha Kim Long) làm giám khảo, một lần nữa, nhạc sĩ P.Kim lại càng khẳng định mối duyên của mình đối với những nốt nhạc thánh.

Thật ra, những sáng tác đầu tiên của nhạc sĩ P.Kim ra đời khi ông chỉ mới 14 - 15 tuổi, được ông ngẫu hứng viết cho các phong trào hướng đạo, thiếu nhi thánh thể. Đó là những bài hát dễ thương với phần lời và giai điệu vui tươi, dễ thuộc : “mặc áo xanh rồi mặc áo đỏ, mặc áo nọ rồi mặc áo kia” (Áo xanh áo đỏ); “một hai ba con đường ôi xa quá, mỏi chân rồi mà đường vẫn còn xa” (Một hai ba đường xa)... Đến nay, những khúc ca ấy vẫn sống và trở thành chất liệu khuấy động không khí các buổi sinh hoạt thiếu nhi, giới trẻ. Khi đã được đào sâu về kiến thức âm nhạc, ông bắt đầu có nhiều sáng tác chuyên nghiệp. Trong số các bài thánh ca của nhạc sĩ P.Kim, có nhiều bài sống đậm với thời gian bởi tạo nên sự rung động sâu xa ở người nghe. Ngoài ca khúc “Bỏ Ngài con biết theo ai”, nhạc sĩ P.Kim còn là tác giả của nhiều sáng tác được đông đảo giới mộ điệu đón nhận như “Giờ này Đức Kitô là ai”, “Một chút gì rất Chúa”... Không chỉ có tác phẩm thánh ca, ông cũng viết các bài cho dàn nhạc, dàn kèn, piano và là tác giả của một số bản hợp xướng.

Từ năm 1996 - 2011, nhạc sĩ P.Kim là Tổng giám đốc của Việt Thương Music. Đến năm 2012, ông trở thành đại diện của London College of Music thuộc University of West London và là Tổng quản trị hệ thống giáo dục Việt Thương Music (Việt Thương Music bắt đầu liên kết với London College of Music thuộc University of West London từ giữa năm 2012).

Bên cạnh vai trò nhạc sĩ, ông P.Kim còn được biết đến như một người đào tạo. Năm 2014, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Thạc Sĩ Âm Nhạc Quốc Tế London College of Music (LCM) - University of West London (UWL). Hiện tại, ông là đại diện LCM và là Tổng quản trị hệ thống giáo dục Việt Thương Music. Trong những năm vừa qua, ông đã đào tạo cấp đại học cho nhiều học viên theo chương trình âm nhạc quốc tế, để sau khi kết thúc khóa học, họ có thể tham dự các kỳ thi âm nhạc trên thế giới để lấy bằng cấp đại học LCM - UWL. Trong những khóa học này, có sự hiện diện của không ít linh mục và tu sĩ, họ tham gia để tiếp cận vùng trời kiến thức mới sau đó đem những gì đã học tập được phục vụ lại cho Giáo hội. Việc dạy học theo chương trình quốc tế tương đối vất vả, bởi đa số các học viên vẫn quen với lối tư duy cũ, họ còn nhiều ngỡ ngàng khi tiếp xúc với cái mới. Nói về công việc hiện tại của mình, ông P.Kim trăn trở: “Những điều các em được dạy trước đây thực sự đã quá cũ. Thành ra khi tiếp xúc với âm nhạc quốc tế, chuyên nghiệp và chuẩn mực hơn, các em bị bối rối. Giáo dục quốc tế mang tính khơi gợi nhiều hơn, trong khi các em luôn bị đóng đinh trong khuôn mẫu. Ví dụ khi tôi hướng dẫn cho một em viết luận văn, gặp vấn đề nào em cứ luôn hỏi mình đúng sai, sai đúng mà thực ra không thể cứ phân biệt rạch ròi sai với đúng trong đó”. Hiện tại, trong khi lo về đào tạo, nhạc sĩ P.Kim cũng đang bận rộn chuyển ngữ các giáo trình quốc tế sang tiếng Việt, một công việc cần phải đầu tư không ít thời gian và công sức.

Lấy âm nhạc làm niềm vui, nhạc sĩ P.Kim chia sẻ, ông cũng luôn muốn đem niềm vui đó để phục vụ lại cho nhà Chúa. Nhiều năm nay, P.Kim luôn là một tín hữu nhiệt thành đóng góp nhiều trong lĩnh vực thánh nhạc. Là thành viên của Ban Thánh nhạc TGP.TPHCM và là cộng tác viên thường trực với Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN, ông thường xuyên góp sức trong các buổi hội thảo tổ chức cho các ca trưởng, người đánh đàn… quy tụ từ các giáo phận. Ông cũng đứng lớp nhiều khóa dạy ngắn cho người học về Thánh nhạc. Nếu có giáo phận nào cần hỗ trợ, ông sẵn sàng sắp xếp thời gian và tới giúp họ về chuyên môn. Hằng tuần, ông còn tham gia vào việc chọn lựa các bài hát để làm thành những tuyển tập thánh ca. Vào các đêm nhạc, sự kiện liên quan đến thánh nhạc được tổ chức ở Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, nhạc sĩ P.Kim thường góp mặt để giúp dàn dựng, hòa âm phối khí. Cứ thế, dù tuổi đã cao nhưng người nhạc sĩ tài hoa vẫn hăng hái vô cùng. Ông dốc cả cái tâm cũng như những hiểu biết của mình ra để phục vụ.

Bài hát "Bỏ Ngài con biết theo ai" được viết vào năm 1978. Thời điểm đó, Giáo Hoàng Học Viện - nơi ông đang tu học - giải thể, chủng sinh phải trở lại gia đình. Cảm xúc ấy, ông đã viết và hoàn thành bài hát chỉ trong một buổi tối

Nói về tên tuổi của người nhạc sĩ đã ngoài 60 này trong lòng tín hữu, có lẽ chính những tác phẩm và đóng góp của ông trong âm nhạc đã là minh chứng rõ ràng nhất. Còn riêng về tính cách, khi tiếp xúc với ông, người đối diện sẽ cảm thấy dễ chịu bởi sự giản dị và khiêm tốn trong lời nói, trong những câu chuyện ông kể về bản thân mình. Hơn một lần, tôi hỏi ông P.Kim về tổng số các tác phẩm mà ông có được cho đến thời điểm này, nhưng chỉ nhận được câu trả lời : “Tôi không nhớ được vì không có lưu. Nhiều người quen, thân cũng có gợi ý về việc tổng hợp lại các sáng tác, tôi cũng dự tính đó chứ. Mà để cân nhắc đã, xem bài nào có thể sống được với thời gian...”. Với ông, tất cả những thành quả lao động của bản thân không ngoài mục đích để phục vụ và việc “thống kê” lại dường như ít cần thiết.

Có một quãng thời gian dài bước đi trên con đường âm nhạc, ông P.Kim vẫn chưa dừng lại. Người nhạc sĩ cần cù này vẫn ngày ngày không ngừng làm việc, trau dồi bản thân để tìm đến những chân- thiện - mỹ tô điểm cho người, cho đời. Thánh nhạc với ông gắn liền với niềm tin, nên cứ như tựa của bài hát danh tiếng của ông : “Bỏ Ngài con biết theo ai…”.

THIÊN LÝ (cgvdt.vn)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Tin Giáo phận